PDA

View Full Version : Tàn nhang - St



delta
03-21-2008, 10:07 AM
Tàn nhang

Giới thiệu

Dường như dư thừa khi xếp tàn nhang trong nhóm bệnh tật, vì tàn nhang không ảnh hưởng sức khoẻ. Tuy nhiên, tàn nhang có thể gây ra những rối loạn đáng kể mà chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là những đốm hình tròn, phẳng đặc trưng bởi kích thước cỡ đầu đinh. Những đốm này xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên da, đặc biệt sau khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng và đặc biệt ở những người có nước da trắng.

Tàn nhang có nhiều màu – có thể đỏ, vàng, nâu sậm, nâu nhạt, nâu, hay đen – nhưng chúng luôn luôn đậm hơn màu da xung quanh do lắng đọng sắc tố gọi là melanin.

Có những loại tàn nhang nào ?

Cơ bản có hai loại : Chấm tàn nhang và nốt ruồi son

Chấm tàn nhang : những đốm phẳng màu đỏ hay nâu nhạt và đặc trưng xuất hiện trong những tháng hè nhiều ánh nắng và biến mất hay phai nhạt trong mùa đông. Tàn nhang này thường thấy ở những người có nước da sáng và trong một vài gia đình, chúng có tính di truyền. Che chắn trong thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để chặn lại sự xuất hiện những tàn nhang dạng chấm.

Nốt ruồi son : trẻ em có thể xuất hiện một đốm nâu sậm, nâu hay đen có khuynh hướng tối hơn chấm tàn nhang và không mất hay phai màu trong mùa đông. Đốm dạng này được xem như là nốt ruồi đơn thuần. Tính di truyền của nốt ruồi thì hiếm và chúng thường xuất hiện từng nốt đơn độc.

Đốm gan hay đốm đồi mồi là gì ?

Những nốt ruồi son xuất hiện ở người già thường được gọi là “đốm gan” hay “đốm đồi mồi”. Cả hai từ là nhầm lẫn. Trong khi tàn nhang có khuynh hướng xuất hiện bất kỳ lúc nào, nó không là dấu hiệu của tuổi già. Thay vì chúng xuất hiện ở những vùng phơi bày với ánh sáng ở những người có chiều hướng di truyền. Vì vậy, chúng không ý nghĩa chỉ tuổi tác.

Từ “đốm gan” thì hoàn toàn đánh lạc hướng. Những đốm này không có bất cứ điều gì liên quan đến gan. Chúng chỉ là những nốt ruồi son thường thấy ở người già những người này tiếp xúc với ánh mặt trời mà không che chắn đầy đủ.

Thỉnh thoảng, những nốt ruồi son ở người già trở thành màu nâu, tổn thương vảy khô gọi là dày sừng bã đậu. Những u tiết bã nhờn của da là lành tính. Chúng thường nâu và có thể có màu khác và thay đổi từ nâu nhạt đến đen. Kích thước có thể thay đổi từ một phần cm đến 1 cm đường kính.

Dày sừng bã đậu trông giống như sáp. Chúng trông có vẻ như án hồ trên da hay như vết nến chảy trên da. Dày sừng bã đậu có thể xảy ra cùng vị trí tàn nhang nhưng nguyên nhân không phải là ánh sáng mặt trời, chúng có thể xuất hiện ở những vùng được che phủ. Khi chúng xuất hiện lúc đầu, những u thường bắt đầu từ một u gồ ghề, nhô lên. Cuối cùng, chúng dày hơn và gồ ghề hơn, bề mặt có nhiều mụn cóc.

Những người có ít nhất vài dày sừng bã đậu giống như tàn nhang dạng nốt ruồi son, chúng có khuynh hướng nhiều hơn theo tuổi già. Thỉnh thoảng chúng được coi là dấu hiệu sống thọ.

Tàn nhang phát triển như thế nào ?

Mặt trời và ánh nắng mặt trời phát ra những tia cực tím (UV). Sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lớp ngoài cùng của da trở nên dày hơn và những tế bào sắc tố trong da sản xuất sắc tố melanin nhiều hơn.

Mỗi người phản ứng khác nhau với ánh nắng mặt trời. Lấy ví dụ ngoại lệ như, không có sắc tố tự nhiên trong da ở người mắc bệnh bạch tạng do khiếm khuyết về chuyển hoá melanin. Mặt khác, người có nước da tối thì ít nhạy cảm với ánh nắng mặt trời so với người có nước da sáng .

Tuy nhiên, người có nước da tối không phải tuyệt đối chống lại được ánh nắng mặt trời , nước da họ có thể trở nên rám nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài. Người có tóc nâu hay hạt dẻ thì mẫn cảm hơn, những người này thường có màu da sáng.

Không quan tâm đến màu da, do những sắc tố melanin trong da là nguyên nhân gây tàn nhang. Tàn nhang là do lắng đọng nhiều melanin ở một đốm trong da.

Di truyền tàn nhang quan trọng như thế nào ?

Câu trả lời hiện nay : “rất quan trọng “. Trong nghiên cứu những cặp sinh đôi, bao gồm sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng, phát hiện ra ở những cặp sinh đôi cùng trứng, chúng có những nét giống nhau như số tàn nhang. Mà những cặp sinh đôi khác trứng không giống nhau. Sự xác định rõ ràng này cho thấy tàn nhang bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Thực tế, sự khác nhau của tàn nhang cho thấy yếu tố di truyền có vai trò đáng kể.

Ý nghĩa về mặt y học của tàn nhang như thế nào ?

Tàn nhang thực sự thì không ảnh hưởng sức khoẻ. Đối với cả hai loại chấm tàn nhang và nốt ruồi son, chúng tuyệt đối vô hại.

Sự chú ý nhiều đến tàn nhang khi nhầm lẫn chúng với những bệnh sau (chúng nặng hơn):

Nốt ruồi son ác tính : Đây là bệnh hiếm xảy ra thường ở trên mặt người già có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng nhiều. Sau nhiều năm, nếu không điều trị bệnh này có thể diễn tiến thành ung thư da ác tính.

Melanom : Đây là dạng ung thư da rất nguy hiểm có thể xuất hiện ở những người trẻ và có hay không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng 40-50% melanom phát triển từ nốt ruồi. Tuy nhiên, so với tàn nhang thì melanom có khuynh hướng lớn hơn, đen hơn và không có hình dạng màu sắc nhất định như một tàn nhang bình thường.

Ung thư tế bào đáy : Đây là ung thư da thường gặp nhất. Nó thường đỏ hay óng ánh, nhưng thỉnh thoảng nó trở nên nâu làm nhầm lẫn với tàn nhang.

Khuyến cáo

Bất kì người nào có một hay nhiều đốm sắc tố mà không chắc chắn tàn nhang thì nên đi khám bác sĩ hay bác sĩ chuyên về da đánh giá chúng, để yên tâm hơn. Bởi vì những tài liệu mô tả hay hình ảnh không thể chuyển đạt đủ thông tin giúp bệnh nhân tự chẩn đoán. Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Có thể phòng ngừa tàn nhang như thế nào ?

Nhiều người không thích có tàn nhang hay những người đã bị tàn nhang rồi thì muốn bỏ chúng.

Phòng ngừa tàn nhang hiển nhiên tốt hơn là để chúng xuất hiện và sau đó cần điều trị. Do đó, những người có yếu tố di truyền bị tàn nhang dễ dàng – nên che chắn bất cứ khi nào thích hợp và hạn chế tiếp xúc tối thiểu với ánh nắng mặt trời. Điều này có hai mục đích – ngăn chặn phát sinh tàn nhang và quan trọng hơn nữa là giảm nguy cơ ung thư da.

Tàn nhang có chiều hướng tiến triển cùng với ung thư da nhạy cảm với ánh nắng. Tàn nhang là dấu hiệu báo động ở những người có làn da dễ bị tổn thương do ánh nắng và ung thư da.

Điều trị tàn nhang như thế nào ?

Điều trị tàn nhang hiện nay thì an toàn và có hiệu quả :

Kem làm trắng – Là hợp chất chứa hydroquinon và acid kojic có thể sử dụng không cần chỉ định. Nồng độ hydroquinon cao hơn ( trên 2% ) thì cần có chỉ định. Những chất này có thể làm phai màu tàn nhang nếu dùng thích đúng cách liên tục trong nhiều tháng.

Tretinoin - Thỉnh thoảng dùng kết hợp với kem làm trắng, tretinoin (vitamin A acid, Retin-A) cũng có tác dụng làm tàn nhang nhạt màu nếu dùng trong thời gian dài.

Phẫu thuật lạnh - Một nguồn sáng lạnh với nitrogen lỏng được sử dụng điều trị tàn nhang.

Laser - Nhiều loại laser đặc biệt là laser ánh sáng xanh, có thể làm sáng lên và xoá đi tàn nhang một cách an toàn và hiệu quả. Giống như phẫu thuật lạnh, đây là phương pháp đơn giản và an toàn với tỉ lệ thành công cao và nguy cơ sẹo thấp.

Giá trị của tàn nhang ?

Tàn nhan cũng có thể có những giá trị của chúng mà một trong số đó nằm ở thơ ca. Nếu không thì làm sao Oliver Wendell Holmes(1809-1894)-một bác sĩ, giáo sư và nhà văn người Mỹ đã có thể viết lên những vần thơ sau:

Gia đình! Những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt miền Tây.

Ðiều mà cả thế giới đầy biến động này cuồng lên vì tìm kiếm

Có phải trên cái chấm nhỏ này không, hỡi Anh quốc?

"Còn gì nữa"-trừ một vết tàn nhang vô hại .

Tóm lược về tàn nhang

Tàn nhang có thể nhầm lẫn với những nốt ruồi hay những dạng đốm da khác.

Tàn nhang tự chúng hoàn toàn vô hại và không bao giờ thành ung thư da.

Người ta đôi lúc lầm lẫn tàn nhang với những bệnh da nặng khác.

Ngược lại, những bệnh da nặng khác như ung thư da có lúc bỏ qua do lầm tưởng là tàn nhang.

Bất cứ người nào có một hay nhiều đốm sắc tố mà không chắc chắn là tàn nhang thì nên đến gặp bác sĩ để họ đánh giá

Điều trị hiệu quả sẽ làm nhạt màu hay xoá đi tàn nhang, giúp bệnh nhân không còn lo lắng buồn phiền nữa.

delta
03-21-2008, 10:08 AM
Tàn nhang dễ nhầm với bệnh da nguy hiểm

Tàn nhang thực sự không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nặng hơn như nốt ruồi ác tính, ung thư da... Vì vậy nếu bạn có một hay nhiều đốm sắc tố mà không chắc chắn là tàn nhang thì nên đến bác sĩ da liễu để khám.

Tàn nhang là một khuyết tật nhỏ ngoài da, liên quan chủ yếu tới sự tăng trưởng sắc tố ở lớp đáy và lớp trung bì. Nó là những chấm nhỏ màu nâu hình tròn, phẳng có đường kính dưới 0,5 cm, thường thấy ở vùng da mặt, cổ vai và mu bàn tay sau khi tiếp xúc với ánh nắng.

Tàn nhang thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn; có tính di truyền. Tuổi càng cao, các nốt tàn nhang càng sẫm màu hơn. Bệnh tăng về mùa hè và giảm về mùa đông. Tàn nhang chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây hại sức khỏe.

Nốt tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ đi khi cơ thể khỏe mạnh. Do đó, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, vấn đề chủ yếu là phải tăng cường sức khỏe toàn thân. Tàn nhang có nhiều màu: đỏ, vàng, nâu sậm, nâu nhạt, nâu hay đen...; chúng luôn luôn đậm hơn màu da xung quanh do lắng đọng sắc tố melanin.

Cần phân biệt tàn nhang với nốt ruồi - những chấm tăng sắc tố (màu đen) gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tàn nhang cũng rất dễ nhầm với nám má - những đốm, dát màu nâu đường kính rộng vài cm, thường xuất hiện ở 2 má, vùng thái dương và trán của phụ nữ có thai, mãn kinh hoặc đang uống thuốc tránh thai. Ngoài ra, cũng cần phân biệt tàn nhang với các bệnh lý sau:

Nốt ruồi son ác tính: Đây là bệnh hiếm xảy ra, thường ở trên mặt người già có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng nhiều. Sau nhiều năm, nếu không điều trị, bệnh này có thể diễn tiến thành ung thư ác tính.

Melanom: Một dạng ung thư da rất nguy hiểm có thể xuất hiện ở những người trẻ. Khoảng 40-50% melanom phát triển từ nốt ruồi. Tuy nhiên, so với tàn nhang thì melanom có khuynh hướng lớn hơn, đen hơn và không có hình dạng màu sắc nhất định như một tàn nhang bình thường.

Ung thư tế bào đáy: Là ung thư da thường gặp nhất. Nó thường đỏ hay óng ánh, nhưng thỉnh thoảng nó trở nên nâu làm nhầm lẫn với tàn nhang.

Có hai loại tàn nhang

Chấm tàn nhang: Những đốm phẳng màu đỏ hay nâu nhạt, xuất hiện trong những tháng hè nhiều ánh nắng và biến mất hay phai nhạt trong mùa đông. Tàn nhang này thường thấy ở những người có nước da sáng và trong một vài gia đình, chúng có tính di truyền. Che chắn trong thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để ngừa sự xuất hiện những tàn nhang dạng chấm.

Nốt ruồi son: Trẻ em có thể xuất hiện một đốm nâu sậm, nâu hay đen có khuynh hướng tối hơn chấm tàn nhang và không mất hay phai màu trong mùa đông. Đốm dạng này được xem như là nốt ruồi đơn thuần. Tính di truyền của nốt ruồi hiếm và chúng thường xuất hiện từng nốt đơn độc.

Tàn nhang có khuynh hướng xuất hiện bất kỳ lúc nào, nó không là dấu hiệu của tuổi già. Thỉnh thoảng, những nốt ruồi son ở người già trở thành màu nâu, tổn thương vảy khô gọi là dày sừng bã đậu. Dày sừng bã đậu trông giống như sáp, có thể xảy ra cùng vị trí tàn nhang nhưng nguyên nhân không phải là ánh sáng mặt trời, chúng có thể xuất hiện ở những vùng được che phủ.

Điều trị và phòng ngừa

Tàn nhang có chiều hướng tiến triển cùng với ung thư da nhạy cảm với ánh nắng. Đây cũng là dấu hiệu báo động cho những người có làn da dễ bị tổn thương do ánh nắng và ung thư da.

Có thể sử dụng các hóa chất làm nhạt màu tàn nhang (như sử dụng ôxy già, thủy ngân), phương pháp này tự làm ở nhà cũng được. Một số trường hợp có thể dùng phương pháp laser. Nếu tàn nhang mọc nhiều và sậm màu, việc điều trị cần đến một số thuốc, mỹ phẩm... với sự chỉ định hướng dẫn, rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị tàn nhang bằng hóa chất như bôi dung dịch chỉ có thể làm nhạt bớt màu, chứ không thể ngăn chặn sự xuất hiện các nốt tàn nhang mới. Phương pháp đốt điện, dùng tia laser hoặc đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng có thể xóa các nốt tàn nhang, nhưng nếu làm không cẩn thận sẽ rất dễ để lại trên da những vết sẹo thâm hoặc sẹo giảm sắc tố, làm giảm thẩm mỹ.

Chính vì thế, việc phòng ngừa luôn tốt hơn là để tàn nhang xuất hiện rồi sau đó điều trị. Những người có yếu tố di truyền bị tàn nhang nên che chắn bất cứ khi nào thích hợp và hạn chế tiếp xúc tối thiểu với ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp ngăn chặn phát sinh tàn nhang và quan trọng hơn nữa là giảm nguy cơ ung thư da.

Cần tránh nắng bằng cách đội nón mũ rộng vành, đi găng tay, dùng kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn 15 (bôi vào vùng da hở trước khi ra nắng 20-30 phút), tránh làm việc ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Ngoài ra, có thể dùng kem làm trắng da chứa hydro quinone 2% hoặc vitamin A vào các buổi tối trước khi đi ngủ

delta
03-21-2008, 10:09 AM
Tàn nhang - khó chữa dễ ngừa

Nốt tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ đi khi cơ thể khỏe mạnh. Do đó, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, vấn đề chủ yếu là phải tăng cường sức khỏe toàn thân.

Tàn nhang là một khuyết tật nhỏ ngoài da, liên quan chủ yếu tới sự tăng trưởng sắc tố ở lớp đáy và lớp trung bì. Nó là những chấm nhỏ màu nâu hình tròn, phẳng có đường kính dưới 0,5 cm, thường thấy ở vùng da mặt, cổ vai và mu bàn tay sau khi tiếp xúc với ánh nắng.

Tàn nhang thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn; có tính di truyền. Tuổi càng cao, các nốt tàn nhang càng sẫm màu hơn. Bệnh tăng về mùa hè và giảm về mùa đông. Tàn nhang chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây hại sức khỏe.

Nhạy cảm với ánh sáng

Cần phân biệt tàn nhang với nốt ruồi - những chấm tăng sắc tố (màu đen) gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tàn nhang cũng rất dễ nhầm với nám má - những đốm, dát màu nâu đường kính rộng vài cm, thường xuất hiện ở 2 má, vùng thái dương và trán của phụ nữ có thai, mãn kinh hoặc đang uống thuốc tránh thai.

Cần nhấn mạnh tàn nhang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nhưng nốt tàn nhang thường xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn - hiện rõ trên mặt da trong những ngày hè nắng gắt. Ngược lại, vào mùa đông ít nắng, tàn nhang thường giảm bớt và có thể lặn đi hoàn toàn.

Tàn nhang có nhiều màu: đỏ, vàng, nâu sậm, nâu nhạt, nâu hay đen, nhưng chúng luôn luôn đậm hơn màu da xung quanh do lắng đọng sắc tố gọi là melanin.

Có hai loại tàn nhang

Chấm tàn nhang: Những đốm phẳng màu đỏ hay nâu nhạt, xuất hiện trong những tháng hè nhiều ánh nắng và biến mất hay phai nhạt trong mùa đông. Tàn nhang này thường thấy ở những người có nước da sáng và trong một vài gia đình, chúng có tính di truyền.

Che chắn trong thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để ngừa sự xuất hiện những tàn nhang dạng chấm.

Nốt ruồi son: Trẻ em có thể xuất hiện một đốm nâu sậm, nâu hay đen có khuynh hướng tối hơn chấm tàn nhang và không mất hay phai màu trong mùa đông. Đốm dạng này được xem như là nốt ruồi đơn thuần.

Tính di truyền của nốt ruồi hiếm và chúng thường xuất hiện từng nốt đơn độc. Thỉnh thoảng, những nốt ruồi son ở người già trở thành màu nâu, tổn thương vảy khô gọi là dày sừng bã đậu. Dày sừng bã đậu trông giống như sáp, có thể xảy ra cùng vị trí tàn nhang nhưng nguyên nhân không phải là ánh sáng mặt trời, chúng có thể xuất hiện ở những vùng được che phủ.

Dễ nhầm với một số bệnh nguy hiểm

Tàn nhang thực sự không ảnh hưởng sức khỏe nhưng chúng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nặng hơn gồm:

Nốt ruồi son ác tính: Đây là bệnh hiếm xảy ra, thường ở trên mặt người già có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng nhiều. Sau nhiều năm, nếu không điều trị bệnh này có thể diễn tiến thành ung thư ác tính.

Melanom: Một dạng ung thư da rất nguy hiểm có thể xuất hiện ở những người trẻ và có hay không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng 40% - 50% melanom phát triển từ nốt ruồi. Tuy nhiên, so với tàn nhang thì melanom có khuynh hướng lớn hơn, đen hơn và không có hình dạng màu sắc nhất định như một tàn nhang bình thường.

Ung thư tế bào đáy: Là ung thư da thường gặp nhất. Nó thường đỏ hay óng ánh, nhưng thỉnh thoảng nó trở nên nâu làm nhầm lẫn với tàn nhang.

Các bác sĩ khuyến cáo bất kỳ người nào có một hay nhiều đốm sắc tố mà không chắc chắn là tàn nhang thì nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám bệnh.

Điều trị và phòng ngừa

Tàn nhang có chiều hướng tiến triển cùng với ung thư da nhạy cảm với ánh nắng. Đây cũng là dấu hiệu báo động cho những người có làn da dễ bị tổn thương do ánh nắng và ung thư da.

Có thể sử dụng các hóa chất làm nhạt màu tàn nhang (như sử dụng ôxy già, thủy ngân), phương pháp này tự làm ở nhà cũng được; một số trường hợp có thể dùng phương pháp laser; trong tàn nhang mọc nhiều và sậm màu, việc điều trị cần đến một số thuốc, mỹ phẩm... cần phải có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị tàn nhang bằng hóa chất như bôi dung dịch chỉ có thể làm nhạt bớt màu, chứ không thể ngăn chặn sự xuất hiện các nốt tàn nhang mới. Phương pháp đốt điện, dùng tia laser hoặc đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng có thể xóa các nốt tàn nhang, nhưng nếu làm không cẩn thận sẽ rất dễ để lại trên da những vết sẹo thâm hoặc sẹo giảm sắc tố, làm giảm thẩm mỹ.

Chính vì thế việc phòng ngừa luôn tốt hơn là để tàn nhang xuất hiện rồi sau đó điều trị. Những người có yếu tố di truyền bị tàn nhang - nên che chắn bất cứ khi nào thích hợp và hạn chế tiếp xúc tối thiểu với ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp ngăn chặn phát sinh tàn nhang và quan trọng hơn nữa là giảm nguy cơ ung thư da.

Ngoài ra, có thể dùng kem làm trắng da chứa hydro quinone 2% hoặc vitamin A vào các buổi tối trước khi đi ngủ.

delta
03-21-2008, 10:11 AM
Xoá tàn nhan

Tuổi đôi mươi, vài vết tàn nhang trên đôi má hồng sẽ làm thiếu nữ càng thêm duyên dáng. Tuy nhiên, vết tàn nhang quá to và dày lại khiến nhiều người phiền lòng, nghe mách thuốc gì cũng bôi hoặc uống. Các dược sĩ giới thiệu 2 loại thuốc trị tàn nhang dưới đây.


Thuốc uống: Rượu thuốc và thuốc hoàn

Công thức: Nhung (hươu hoặc nai) thái lát mỏng 40g, hoài sơn (tốt nhất là củ mài núi, thái mỏng phơi khô) 50g, làm thành bột thô (giã dập, to bằng mảnh ngô xay). Cho vào bình sạch, có nắp đậy kín rồi đổ vào hơn 1 lít rượu 35o (1.100ml). Ngâm trong 10 ngày, cứ 2 ngày lắc bình một lần, sau đó gạn rượu sang một chai khác, đổ bã ra ép cho hết rượu (nước rượu ép ra để riêng dùng trước). Bã đem phơi hoặc sấy cho ráo nước rồi thêm mật ong đủ ngọt làm thành 50 viên hoàn.

Liều dùng: Mỗi ngày uống rượu thuốc 2 lần. Mỗi lần 10ml pha loãng với nước cơm hoặc nước sôi để nguội (nếu không uống được rượu) sáng và tối. Thuốc hoàn uống 1 viên vào buổi trưa.

Thuốc đắp mặt
Tỏi ta bóc vỏ 10-20g. Giã nát tỏi rồi thêm một chén nước sôi 30-60ml nghiền kỹ, lọc lấy nước bỏ bã. Cho bột mì khoảng 20-40g (tuỳ theo diện tích da bị tàn hương hẹp hay rộng) đánh kỹ, tạo thành hồ sền sệt. Bôi hồ tỏi lên da nơi bị tàn hương (tránh giây vào mắt) thành một lớp mỏng đều. Để yên 40-60 phút sẽ khô, khi đó bóc bỏ lớp hồ tỏi đi.

Mỗi ngày đắp thuốc một lần vào buổi tối trước khi tắm. Sau khi lột thuốc đắp, tắm rửa bình thường.

Tẩy mùi tỏi bằng nước chè xanh: Rót một cốc nước chè tươi xanh, dùng bông thấm nước tẩm đẫm nước chè, cọ nhẹ vào chỗ bôi hồ tỏi (nếu không có chè tươi, pha chè lá hoặc chè búp hơi đặc cũng được) sẽ hết mùi.

Chế độ ăn uống
Ăn nhiều rau quả, uống đủ nước hàng ngày, tránh táo bón.