PDA

View Full Version : Anh Việt -Sao Biển ( Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Anh Việt )



delta
03-19-2008, 09:55 AM
Cõi Nhạc Anh Việt - Riêng Một Góc Trời Quê Hương

Từ hàng ngũ những người văn nghệ sĩ một thuở lên đường theo gió mùa chinh chiến chống Pháp thời 1945, nhạc Sĩ Anh Việt đã khơi nguồn giòng nhạc của ông qua những cảm thức, những rung động của người trai thời loạn trước những chuyển động của lịch sử.

Từ nhạc phẩm đầu tay sáng tác vào mùa thu 1945:Bến Kiên Giang" - Quê hương ông, đến "Bến Cũ," đến "Một chuyến đi," đến "Lỡ chuyến Đò," đến "Thơ Ngây"... giòng nhạc của Anh Việt hiện ra và chảy tới như một nhánh sông lãng mạn, ngọt mềm, thuần khiết một cảnh thổ Việt Nam yêu dấu, trong bối cảnh khói lửa chiến tranh.

Hình ảnh của những nàng thôn nữ trong những đêm trăng ngà ngọc, hay sự quạnh quẽ hắt hiu một chiều vàng bên bến sông, vắng lạnh một con đò... đã là những sáng tác bất hủ làm nên một tên tuổi Anh Việt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Thẩm định về những tên tuổi đã hình thành những nhạc phẩm để đời cho dân tộc cho thế hệ mai sau, trong đó có sự so sánh giữa Phạm Duy và Anh Việt. Thi sĩ Du Tử Lê viết: nếu cõi nhạc Phạm Duy là cõi nhạc của những sắt cầm cọ sát, của những chia lìa bật máu, của những tiếc thương đắm chìm địa ngục, thì cõi nhạc của Anh Việt lại là cõi nhạc của những nỗi niềm mong manh, của những giao ước chung thân, của những thiên đường thề nguyện.

Đúng vậy, chỉ cần nghe một thanh âm, một cung bực từ nhạc phẩm "Bến Cũ" hay "Thơ ngây: từ đâu đó cất lên, người nghe đã cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Cả một vùng trời quá khứ hiện ra ở trước mặt. Cả một giòng sông dĩ vãng để về theo ký ức mà trái tim ta đã dành cho một mái tóc, một đôi mắt, một khuôn mặt, một dáng dấp, một môi cười, ở một thành phố, một nơi chốn... mà ta đã choàng những vòng hoa tưởng tiếc.

Suốt một chu kỳ dài 20 năm (từ 1945 đến 1965) qua những biến chuyển của thời cuộc, và những biến cố của lịch sử, giòng nhạc của Anh Việt với những nhạc phẩm "Chiều Trong Rừng Thẳm," "Lỡ Chuyến Đò," "Một Chuyến Đi" và nhất là "Bến Cũ," "Thơ Ngây" đã bão hòa vào lòng quần chúng từ Bắc chí Nam. Bởi vì khi chiến tranh bủa rập đôi cánh đen của những con quái vật khổng lồ trên bầu trời Việt Nam vào thập niên 50, khi tình yêu của những người trẻ vừa qua tuổi dậy thì, chỉ còn là những vành khăn tang, quấn vội vã trên mái đầu xanh, thì cõi nhạc lãng mạn của Anh Việt xuất hiện như một cơn mưa xanh mát rượi như một giòng suối trong ngọt mềm, làm dịu cơn đau của thời thế, khỏa lấp sự kinh hoàng của chiến cuộc. Giống như "một thời để yêu và một thời để chết" - của nhà văn Remarque - đã viết trong tiếng Kinh chiều, khi nhìn thấy một cặp tình nhân gửi hồn nhau trong đáy mắt, trên đường hành quân ngược xuôị Những sáng tác của Anh Việt ở cuối thập niên 40 khi còn trai trẻ cho đến những thập niên 80-90 sau này trên bước đường lưu vong nơi hải ngoại, đã khiến ông như một sứ giả của tuổi trẻ. Bởi vì nhạc của ông với những âm giai đặc thù, với những ngôn ngữ trữ tình, với những điệp khúc mênh mang một cõi trời riêng biệt ẩn dấu trong mỗi một tâm hồn tuổi trẻ. Nói chung nhạc tình ca Quê Hương của Anh Việt không chỉ mang lại cho chúng ta một dòng sông nghìn trùng rộn rã buồn vui, mà còn mang lại cho chúng ta cả một miền quá khứ, ở đó chồng chất những kỷ niệm của đời ta, ở đó đong đầy những ân tình trọn nghĩa.

Tình yêu theo nghĩa rộng - không đóng khung ở một đôi lứa - thực sự muôn đời là một đồng tiền hai mặt. Mặt hạnh phúc và khổ đaụ Mặt thiên đường và địa ngục. Mặt hạnh ngộ chia lìạ Mặt hoan lạc và căm hận. Giòng nhạc của Anh Việt đã làm đầy cả hai mặt tương phản đó của tình yêu. Để chân dung tình yêu hiện ra như một thân thiết, như một an ủi, một vỗ về. Với nhạc tình của Anh Việt, người sứ giả của tình yêu qua nhạc phẩm đằm thắm "Thơ Ngây" ông đã mang đến cho tuổi trẻ Việt Nam thập niên 50 những giòng sữa thương yêu ngọt ngàọ Hơn thế nữa, ông là người đã mở một cánh cửa khác - cánh cửa thi ca và nhạc tình, cho tình yêu tuổi trẻ có nơi trở về, có chốn cư ngụ, giữa lúc mà cái luồng nhạc sát khí đằng đằng từ Trung Cộng từ Liên Xô bắt đầu xập xình "sol, đố, mì" thổi vào Việt Nam. Những sáng tác của Anh Việt vào thời điểm đó, sau khi đã bỏ khu chiến trở về thành, là những sáng tác mang hình ảnh của nắng mưa lầm lỡ, mây gió chia lìa, của thủy chung một đời, của thương yêu trọn kiếp.

Sau này những sáng tác của ông tuy có cao hơn, diệu vợi hơn, phong phú hơn trong tiết tấu và lời nhạc, nhưng người nghe vẫn nhận ra ngay dấu ấn Anh Việt trong cõi nhạc mênh mang, mẫn cảm của riêng ông, cho dù ông không ký tên.

Nhớ lại đêm Hội Ngộ "Anh Việt và Lê-Trọng Nguyễn" - hai tên tuổi lẫy lừng của nhạc vàng Việt Nam, đã là thần tượng của tôi và cũng là của rất nhiều người thế hệ trước, vào đầu thập niên 90, trong một tối mùa đông, tại tư thất của nhạc sĩ Anh Việt, khi tôi vừa mới sang Hoa Kỳ.

Đêm mùa đông năm đó, mưa phủ kín lòng đêm. Trời đã sang mùa lập đông. Căn phòng nhỏ nhạt nhòa trong vùng ánh sáng ngẩn ngợ Tiếng dương cầm rơi rớt, mênh mang gợi nhớ những giọt nắng chiều ngày cũ. Người nhạc sĩ ngồi đó, tay vờn trên phím đàn, nét mặt câm sầu như đá núi, mắt rưng rưng buồn thấp thoáng một giòng sông. "Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa. Khi đến cuối thôn chân bước không hờn. Nhớ sao là nhớ bóng người ngày xưa...

Lê Trọng Nguyễn đó, với "Nắng Chiều" một thuở nào của thính phòng Sài Gòn và Tokyo. Nhưng bây giờ, của thập niên 90, nhạc phẩm "Nắng Chiều" bồng bềnh, nổi trôi vào cõi nhớ vô cùng của tiết tấu dương cầm. Đẹp, lãng mạn, trữ tình.

Bây giờ, nơi xứ người, ngoài việc phải vật lộn với đời sống vật chất cho gia đình, một phần đời Anh cho tình bằng hữụ Một trong những người bạn cũ cùng một thuở lên đường chống Pháp, với khói đàn khi mái tóc còn xanh. Đó là nhạc sĩ Anh Việt, tác giả nhạc phẩm bất hủ "Bến Cũ." Lê Trọng Nguyễn từ Nam Cali đã điện thoại lên cho biết, ông sẽ có mặt trong buổi trình diện nhạc thính phòng vào chiều thứ Bảy này tại thành phố Santa Clara để chung vui ngày kỷ niệm nửa thế kỷ sáng tác của người bạn nghệ sĩ, và cũng để nghe lại nhạc phẩm "Bến Cũ" qua tiếng hát Ái Vân, một giọng hát giống như Thái Hằng một thuở nào năm 49-50 ngoài hậu phương.

"Bến ấy ngày xưa nhớ nhung biệt ly! Gió cuốn mây trôi về đâu?... Thấy bóng người về đâu?... Thấy bóng người về hay chưa?... Xa nhau bến xưa rồi đây... Chia ly thế thôi từ đây... Sầu chết bên lòng còn nặng nhớ mong..."

Ôi! "Bến Cũ" của thập niên 50, bây giờ trên bước chân lưu đày, tha phương cầu thực, người nghe nhạc phẩm mới thấy khắc khoải chờ mong một ngày về "Bến Cũ." Ngay chính tác giả, trong mái ấm gia đình, bên người vợ cảm thông và chan chứa ân tình - nàng thơ Tố Oanh - khi ngồi vào đàn, tìm về "Bến Cũ," trong những âm thanh thoi thóp, cũng long lanh giọt buồn trên khóe mắt. Niềm cảm hứng lại vơi, đầy, giữa Anh Việt và Lê Trọng Nguyễn trong "đêm tái ngộ." Tiếng dương cầm thay cho lời tâm sự, nhạc cất lên như phá vỡ không gian, Anh Việt bốc hứng tặng nàng thơ Tố Oanh, tặng Lê Trọng Nguyễn, tặng bằng hữu những sáng tác mới nhất của Anh - 17 ca khúc gợi nhớ quê hương. Thật không ngờ, Anh Việt còn đầy sức sáng tạo đến thế. Bao nhiêu năm im hơi lặng tiếng, bao nhiêu năm diện bích phong kiếm quy điền, bao nhiêu năm bình thản của một giòng sông, một bóng cây trong thơ Quang Dũng như Thanh Nam viết: "Chưa chắc cây cao hồ đã im, sông sâu hồ dễ sóng êm đềm, cây cao chừng đợi giờ giông bão, sông đợi mùa dâng sóng nước lên..." Thế nên, bao năm thầm lặng, cây đã gió lên, sông đã sóng về, từ trong bóng tối tiếng nhạc Anh Việt đã bừng bừng vang dậỵ Không còn là "Bến ấy, ngày xưa người đi, vấn vương biệt lỵ.." cũng không phải "khi ấy em còn thơ ngây. Đôi mắt chưa vương lệ sầu," cũng không phải điệu nhạc thanh bình lạc lõng "Đây ngày tươi sáng muôn chim cùng hót tưng bừng..." mà là những âm thanh được cất lên từ trái tim rướm máu của một người Việt Nam đã bị đánh bật ra khỏi quê hương.

Những âm thanh đó mang tên "Nhớ Quê Hương." Đó là nỗi tủi hờn của một kiếp tha hương, niềm bâng khuâng của một người không thể nào cắt lìa quá khứ, những xót đau của thân phận lưu đày ngày đêm thương nhờ quê hương và cũng là những ước vọng của một ngày trở về quê cũ.

Bây giờ đây, trước thềm Thế kỷ 21, tâm hồn của Anh Việt, cõi nhạc Anh Việt, chuyển biến sang cõi tâm linh. Ông muốn đưa tâm hồn con người vào Thiền Ca. Ông muốn dùng nhạc làm điểm tựa cuộc sống để con người có thể đạt được đến chân thiện, mỹ.

Đó là hoài vọng của một người nghệ sĩ chân chính trước, những xô bồ, phức tạp, nhức nhối của đời sống.

Những người đã có một lần, nghe nhạc Anh Việt, nghêu ngao hát nhạc Anh Việt ở miền thơ ấu, ở thuở thiếu thời, ở những ngày chinh chiến điêu linh, đã từng yêu mến tác giả, đã từng thuộc nằm lòng một nhạc phẩm nào đó của tác giả, có thể đến tham dự chương trình nhạc thính phòng kỷ niệm nửa thế kỷ âm nhạc của Anh Việt, vào lúc 2 giờ chiều thứ Bảy ngày 11 tháng Mười Hai năm 1999 tại Santa Clara Convention Center, để hàn huyên cùng Anh Việt, để bầy tỏ một cảm tình sâu đậm đối với một người nghệ sĩ đã dâng hiến sự nghiệp âm nhạc của mình cho dân tộc, cho lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Một chiều Đông 1999.


Việt Mercury, 10/12/99
Sao Biển


(Nhà báo Sao Biển, tên thật Trần Ngọc Thanh, hiện đang hành nghề tại San Jose.)

Người gửi: Lê Phan
__________________

delta
03-19-2008, 09:56 AM
Nhạc sĩ Anh Việt
( 1927-2008)

Bài viết: Nguyễn Ðình Toàn

LTS.- Nhạc sĩ Anh Việt, tức cựu Ðại Tá Trần Văn Trọng, nguyên cục trưởng Cục Quân Cụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa từ trần vào ngày 15 Tháng Ba 2008 tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 81 tuổi.

Sau đây là bài viết của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Ðình Toàn về nhạc sĩ quá cố Anh Việt, mà chúng tôi trân trọng giới thiệu.


Nếu hai thập niên 1940-1950 được coi là phồn thịnh của tân nhạc Việt Nam, thì phần đóng góp của Anh Việt không phải là nhỏ.

Vào thời ấy, buổi sáng người ta có thể nghe thấy Ngọc Bảo và Tâm Vấn hát “Bến Cũ” của Anh Việt trên đài phát thanh Hà Nội, buổi chiều hay đêm khuya người ta lại có thể nghe tiếng Anh Ngọc/Minh Trang, Mạnh Phát/Minh Diệu, Trọng Nghĩa/Ngọc Hà hát “Lỡ Chuyến Ðò”, “Một Chuyến Ði”, “Chiều Trong Rừng Thẳm” của ông trên sóng của các đài phát thanh Huế, Pháp Á hay Sài Gòn. Ấy là chưa kể có đài còn dùng nhạc của ông để làm nhạc hiệu nữa

Hầu hết các ca khúc của Anh Việt đều là tình ca.

Và, tình của chúng ta nói chung, trong thập niên 50, thường nói về những cuộc chia ly, nỗi nhớ nhung xa cách, ước mong một ngày yên bình được trở về chốn cũ, nối lại tình xưa...

Nhạc của Anh Việt cũng vậy.

Nhưng với cái ngọt ngào của âm điệu, thơ mộng của lời ca, ông đã biến các ca khúc của mình trở thành những bài hát điển hình của một thời đại.


Chiều vàng lại đem nhớ tiếc thương
Ðây người sang với con đò xưa
Và chiều chiều thôn nữ vấn vương
Duyên tình xưa êm thấm còn đâu
Người của bốn phương
Người đã ra đi có nhớ bao giờ
Dù duyên thề ước đắm với giấc mơ
Ðường tơ vấn vương
Ðem gieo thắm tươi vào đau thương
Và cố quên tình người bơ vơ
(Lỡ Chuyến Ðò)


Anh Việt cho biết về tiểu sử của mình như sau:

“Sinh trưởng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long giữa lúc cao trào kháng Pháp dành độc lập đang bùng lên. Buổi niên thiếu sống trong khung cảnh ruộng lúa phì nhiêu với sóng triều biển cả của những chiều gió lộng với dòng Kiên Giang in bóng trăng vàng và cũng là nơi còn ghi chiến tích oanh liệt của anh hùng Nguyễn Trung Trực chống giặc Pháp, nêu gương tiết liệt với ngàn thu”.

Chính ở đây Anh Việt đã viết các ca khúc “Bến Kiên Giang”, “Chiều Trong Rừng Thẳm”, “Một Chuyến Ði”, “Lỡ Chuyến Ðò”.......

Có điều hơi lạ Anh Việt là người Nam, tình yêu của ông đối với sông nước, ruộng đồng nơi mình sinh trưởng thật đằm thắm, nhưng nhạc của ông không có vẻ gì là sản phẩm của một người gốc gác miền Nam cả.

Nhà văn Nguyễn Trọng Trạc bày tỏ cảm tưởng khi nghe lại các ca khúc của Anh Việt như sau:

“Những bài hát cũ gợi lại cả trời xưa cũ, thời xưa cũ, những rung động xa xưa, cũng nhắc đến cả một chiều dài phức tạp của lịch sử đất nước Việt Nam cận đại. Anh đã khởi đi trong những ngày quật cường của quần chúng, đã sống cuộc sống giang hồ của một nghệ sĩ, đã góp tiếng lòng với quê hương, và cũng đã có tâm trạng của một kẻ bị lưu đầy”.

Còn nhà văn Thanh Nam đã mượn thơ Quang Dũng để viết về Anh Việt:

Chưa chắc cây cao hồ dễ im
Sông sâu hồ dễ đã êm đềm
Cây cao chừng đợi giờ giông tố
Sông đợi mùa dâng sóng nước lên

Có vẻ như Anh Việt muốn viết anh hùng ca, nhưng chất lãng mạn đã lấn át mọi cái khác, nên cuối cùng ông chỉ còn lại những bài tình ca.

Ngoài ngàn dặm đoàn người ra đi
Trong sương lạnh lòng trai bền chí
Ra biên quan xa xăm ngàn phương
Và còn vọng tiếng hát trong sương
Người theo ngàn gió
Biệt ly buồn nhớ
Chờ đợi bao năm
Sống với âm thầm
Chốn ấy xa xăm người đi
Chiếc bóng bên song chờ chi
Tha phương ngoài ngàn quan san
Từ bao lần lá thu tàn...
(Một Chuyến Ði)


Bài hát hùng tráng nhất của Anh Việt là bài “Chiều Trong Rừng Thẳm”. Bài hát này có thể coi như tiếng vang của tâm hồn ông đối với các nhân vật lịch sử và quê hương riêng, ông ấp ủ trong hồn. Chính nỗi bi tráng của bài hát trở thành hùng tráng:

Trong rừng xa vắng âm u nhuộm ánh dương mờ
Tiếng gió rít lên ngàn cây xác xơ
Chuông chùa vang nhắc ngân lên như những oan hồn
Rừng còn mang hận mãi trong hoàng hôn
Mây nặng u hoài
Thây ngập bên rừng
Tiếng gió hòa bi ai
Ðây là nấm mồ
Bao nhiêu quân Nam hy sinh vì quốc dân
(Chiều Trong Rừng Thẳm)

Bài tình ca ngọt ngào và trọn nghĩa nhất của Anh Việt có lẽ là bài “Thơ Ngây”. Ðây cũng là bài hát được nhiều ca sĩ chọn để trình bày nhiều hơn cả trong số các nhạc phẩm của ông.

Từ âm điệu đến lời ca có một vẻ gì đó nũng nịu, làm dáng, nhưng vẫn giữ được vẻ nghiêm trang, trong sáng, không quá trớn để trở thành bỡn cợt hay giả dối:

Khi ấy em còn thơ ngây
Ðôi mắt chưa vương lệ sầu
Cười đùa trong muôn ánh trăng
Ðắm xinh đôi môi hồng thắm
Em ngắm mây hồng hay dòng nước trong
Thấy lòng ngẩn ngơ như tìm một bóng ai
..............
Rồi một hôm
Có chàng trai trẻ đến nơi này
Ðời em có một lần
Là lần tim em thấy yêu chàng...
(Thơ Ngây)

Anh Việt có vẻ là một người sống kín đáo. Ông ít xuất hiện ở nhưng nơi công cộng, dù cho đó có là nơi người ta mang nhạc của ông ra trình diễn. Hoặc giả ông cũng có tới dự nhưng tự lẫn vào đám đông, như những khán giả vô danh khác.

Ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong chế độ cũ của chúng ta ở Sài Gòn xưa, nhưng cũng ít người biết ông.

Từ sau biến cố 75, sống ở hải ngoại, người ta cũng không thấy ông tuyên bố điều này điều khác, ở chỗ nọ chỗ kia.

Chắc ông chọn sự im lặng.

Những người yêu nhạc ông hoàn toàn kính trọng sư im lặng của ông, và xin gửi tới ông một bông hồng tạ ơn về nhưng gì ông đã cống hiến cho âm nhạc Việt Nam.

Bến Cũ
Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly
Gió cuốn mây trôi về đây
Thấy bóng người về hay chăng?
Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh đi thế thôi từ đây
Sầu chết bên lòng
Hồn nặng nhớ mong
Biết đi sầu em mong
Nhưng ngàn dân đang ngóng
Dưới trời gió mưa
Làn gió chiều đưa
Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh như bóng mây hồng trôi
Về chốn xa vời
Lòng nặng nhớ mong
Cố quên sầu thương đi
Anh nguyền đi theo gió
Chớ buồn khóc chi
Càng khổ người đi
Bến ấy chiều sương chờ mong
Vấn vương lòng ta
Gió cuốn mây trôi về đâu
Cố nén sầu lòng bao năm

Nguyễn Ðình Toàn

delta
03-19-2008, 09:57 AM
Ság Tác Anh Việt
_________________

Ai xuôi biên thùy
Bến cũ
Chiều trong rừng thẳm
Lỡ chuyến đò
Lúa vàng
Một chuyến đi
Rồi ngàn sau
Thơ ngây

delta
03-19-2008, 10:03 AM
http://www.kekho.com/vietnhimimages/VoVietChung-silk.jpg
http://www.kekho.com/TruongVietNet/BenCu_ThuyDuong.wma

Bấm Vào Nghe Nhạc

Download (http://www.kekho.com/TruongVietNet/BenCu_ThuyDuong.wma)
:alert:
Bến Cũ
Sáng Tác: Anh Việt
Lời: Ngọc Quang
Trình Bày : Thuỳ Dương
@
Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly
Gió cuốn muôn phương về đây, thấy bóng người về hay chăng?
Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh đi thế thôi từ đây
Sầu chết bên lòng
Hồn nặng nhớ mong

Biết đi sầu em mong
Nhưng ngàn dân đang ngóng
Dưới trời gió mưa
Làn gió chiều đưa

Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh như bóng mây hồng trôi
Về chốn xa vời
Lòng nặng nhớ mong

Cố quên sầu thương đi
Anh nguyện đi theo gió
Chớ buồn khóc chi
Càng khổ người đi

Bến ấy chiều sương chờ mong vấn vương lòng ta
Gió cuốn mây trôi về đâu
Cố nén sầu lòng bao năm