PDA

View Full Version : Nấc Nấc cụt và cách chữa



delta
03-17-2008, 11:08 AM
Nấc Nấc cụt và cách chữa

Nấc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ thai nhi đến người lớn, một khó chịu thông thường và khá phổ biến. Phản xạ nấc phát sinh từ hệ thần kinh trung ương, khi thần kinh phế vị bị kích thích thì gây ra sự co thắt không chủ ý của cơ hoành.

Thanh thiệt hay còn gọi là lưỡi gà cũng co lại và che kín thanh quản và hầu làm cho không khí không đi vào khí quản được nữa, 2 dây thanh đới rung lên cho nên ta nghe thấy tiếng nấc. Thông thường, sự kích thích dây thần kinh phế vị có liên quan đến bữa cơm thịnh soạn, ăn quá nhanh hay uống ừng ực một lượng lớn nước, nhất là nước nóng nên làm căng dạ dày.

Vai trò của các yếu tố tâm lý cũng không thể coi nhẹ (tức giận, cảm động), đôi khi là những yếu tố có tính chất quyết định. Những cơn nấc có thể kéo dài nhiều phút hay nhiều giờ, tuy ít gặp.

Một số mẹo để làm cho cơn nấc chấm dứt nhưng chỉ có hiệu quả với những trường hợp nấc nhẹ:

- Nhịn thở: Hít sâu để lồng ngực phồng lên với khí hít vào, không hít bằng mũi mà bằng mồm. Làm động tác này nhiều lần. Sự tăng áp lực trong lồng ngực giúp cắt cơn nấc. Uống một hơi một cốc nước mát.

- Chỉ áp dụng các mẹo nói trên cho trẻ đã biết nghe lời và biết làm đúng cách. Nếu trẻ tỏ ra lúng túng thì người lớn cần ở bên trẻ và đánh lảng để trẻ quên cho đến khi cơn nấc qua đi.

- Khi cơn nấc đã qua, tránh uống nước nóng hay nước có ga.

- Trẻ bú mẹ bị nấc thường do nuốt quá nhanh hay nuốt cả không khí, nên tìm cho trẻ loại núm vú có thể điều chính tốc độ chảy của sữa.

- Nếu nấc kéo dài hay tái phát thì cần hỏi ý kiến thầy thuốc bởi vì có thể liên quan đến một nguyên nhân thực thể nào đó: thường gặp là thoát vị ở lỗ cơ hoành, bất thường về vận động của thực quản hay một bệnh nhiễm khuẩn, do đó phải điều trị theo nguyên nhân.

delta
03-17-2008, 11:09 AM
Chặn đứng cơn nấc cụt

Để hết nấc, bạn có thể lấy một cục đá lạnh để ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất. Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối cũng là giải pháp hữu hiệu.

Nấc cụt không gây nguy hiểm cho ai; nhưng nó thật tai hại nếu đến không phải lúc, chẳng hạn như khi bạn đang tỏ tình, phỏng vấn tìm việc hay đang đọc diễn văn trước công chúng.

Cơn nấc đến không có gì báo trước. Y học ngày nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao cơ thể lại có loại phản ứng kỳ lạ này, chỉ biết chứng này thường đến do hậu quả của việc ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh (mắc nghẹn), hoặc lượng không khí bị nuốt vào bao tử nhiều quá.

Để thoát khỏi cơn nấc cụt, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm nấc cụt, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái nấc cụt tiếp nối ngay sau hơi thở này.

- Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.

- Ngược đầu lại và uống một ly nước: Lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ly nước ngược. Nói đơn giản hơn là: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cục, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.

- Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi: Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều. Bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây.

- Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục (mẹo vặt này có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân).

Ngoài những phương pháp rất hữu hiệu kể trên (có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân), bạn cũng có thể thử các mẹo vặt dưới đây với hiệu quả khoảng 50%:

- Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục.

- Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), âm phần cứng và mềm gặp nhau.

- Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.