PDA

View Full Version : Nhiều Người Lao Ðộng Xin Rút Ðơn Ði Mã Lai Vì Sợ Chết



violet09
03-09-2008, 08:50 AM
Nhiều Người Lao Ðộng Xin Rút Ðơn Ði Mã Lai Vì Sợ Chết


3/8/2008

Tin Hà Nội - Nhiều người đã làm thủ tục và tốn tiền lệ phí để xin đi Mã Lai làm mướn với hy vọng thoát đói khổ đã rút lại đơn xin đi. Chuyện này đang xảy ra sau khi tin tức cho thấy hơn một trăm công nhân Việt Nam đã đột tử tại Mã Lai trong năm qua. Theo bản tin từ trong nước, đại diện tòa Ðại sứ Cộng Sản Việt Nam tại Mã Lai là Vũ Ðình Toàn vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại thị trường Mã Lai, đề cập đến các biện pháp góp phần giảm thiểu số lao động bị chết trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Nhân vật này nhắc nhở đám công ty nhà nước kiếm ăn qua xuất khẩu lao động rằng cần phải khảo sát điều kiện làm việc và sinh hoạt trước khi đưa lao động đi; bảo đảm khám sức khỏe cho người lao động; trau dồi kiến thức cho người lao động về phòng, tránh các trường hợp tai nạn lao động, tai nạn giao thông; phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, đồng thời ra lệnh phải tăng cường cán bộ quản lý lao động tại Mã Lai. Chỉ sau khi 315 người chết tại Mã Lai từ năm 2004 đến nay bị nêu ra trên báo mới thấy cơ quan ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam lên tiếng vuốt đuôi. Cục Xuất Khẩu Lao Ðộng Cộng Sản Việt Nam nói về các nguyên nhân chết người này là biến chứng của các bệnh tim mạch, nhưng có nhiều lời tố cáo cho thấy người Việt Nam bị đưa sang Mã Lai để làm các công việc nặng nhọc ít tiền hoặc trong các môi trường có hóa chất độc hại. Nhiều người phải ngâm mình trong các thùng hóa chất.



Trong số 315 công nhân Việt Nam chết ở Mã Lai, không thấy họ được bồi thường lao động mà chỉ là những số tiền nhỏ hỗ trợ tùy tâm của doanh nghiệp. Cục Quản Lý lao động ngoài nước hôm nay lên tiếng báo động mục tiêu xuất cảng 31 ngàn lao động sang Mã Lai trong năm 2008 có nguy cơ phá sản do những tác động tâm lý không nhỏ đối với người lao động. Nhiều người đã hoàn tất các thủ tục làm việc, đàm phán với các bên nhưng nhiều người sau đó cũng đã rút lui. Hiện có khoảng 130,000 công nhân Việt Nam làm ở Mã Lai đem về một lượng không nhỏ ngoại tệ cho nhà cầm quyền Hà Nội. Trong số này, có khoảng 20,000 là công nhân đi sang theo đường du lịch rồi ở lại làm lậu. Muốn đi ra ngoại quốc làm công, nông dân và các người nghèo khổ ở Việt Nam phải đóng những khoản lệ phí rất lớn cho nhà nước với hy vọng đổi đời. Nhiều người đã phải cầm thế ruộng vườn nhà cửa vay nợ ngân hàng, nhưng số tiền kiếm được lại ít hơn số tiền được nêu ra trong các bản hợp đồng trước khi đi. Ðó là chưa kể sự bóc lột sức lao động và sự đối xử tàn tệ mà họ phải chịu đựng. Nhiều bản tin báo chí trong nước cho thấy họ đã bị các công ty xuất khẩu lao động của nhà nước lừa gạt hoặc bỏ rơi từ khi họ bước chân tới xứ người. Cộng sản Việt Nam có tòa đại sứ tại Mã Lai và có hãng máy bay quốc doanh bay thẳng đến Kuala Lumpur hàng ngày, nhưng không chịu giúp đỡ gì những người này hoặc mua vé cho họ về nước, mà đòi nước sở tại phải chịu hết chi phí nên Mã Lai cũng bất cần và cứ để mặc cho số phận những người này bấp bênh ráng chịu.