PDA

View Full Version : S - Sứ Điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là sự sống và là sự sống lại.



Dan Lee
03-07-2008, 07:55 PM
Ngày 9 tháng 3, 2008: CHÚA NHẬT THỨ NĂM MÙA CHAY, NĂM A.

Sách Tiên Tri Êdêkien 37:12-14;Thư gửi Rôma 8:8-11 và Phúc Ân Gioan 11:1-45

Sứ Điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là sự sống và là sự sống lại.

Câu hỏi giáo lý

1. Tại sao chỉ có Thiên Chúa bất tử?

Chỉ có Thiên Chúa tự hữu, không ai tạo dựng Chúa cả. Không được tạo dựng có nghĩa là không có bắt đầu và không có kết thúc. TC. vượt ngoài hạn định của thời gian. Mạc Khải về Thiên Chúa tự hữu hay bất tử tìm thấy trong Cựu Ước, như trong Sáng Thế Ký 21:33, Abraham gọi Chúa là Thiên Chúa bất tử hay trong Xuất Hành chương 3, Chúa hiện ra với Môsê và bảo “Ta là Đấng mà Ta là”. Chúa Giêsu cũng cho biết Ngài có trước Abraham” (Gioan 8:58). TC. là Chúa của kẻ sống, nơi Ngài và ai tin Ngài sẽ không có sự chết (Matcô 12:25-27)

2. Chúa đã cho bao nhiêu người sống lại từ cõi chết?

Con gái Ông Giairô, trưởng hội đường (Matcô 5:21-43, Matthêu 9:18-26 và Luca 8:40-56).

Con trai bà góa thành Naim, Phúc Âm Luca 7:11-17

Ladarô Betania, bạn Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay (Gio. 11:1-45)

Chính Chúa tự mình sống lại, được tường thuật trong Matthêu 28:8-20; Matcô 16:9-20; Luca 24:13-49; Gioan 20:11-21:25; Tông Đồ Công Vụ 1:1-11 và trong I Corintô 15:3-9

3. Chắc chắn có vô số người chết trong thời Chúa Giêsu, tại sao Chúa chỉ cho ba người sống lại?

Chúa đã làm 10 phép lạ chữa bệnh, 12 phép lạ trừ quỷ và 3 phép lạ phục sinh người chết. Chắc chắn số người bị quỷ ám, số bệnh nhân và số người chết nhiều gấp nhiều lần những người được Chúa cứu chữa. Chúa không có ý làm phép lạ để cứu tất cả, nhưng chỉ đủ để lời giảng “Thời giờ đã điểm và Nước Thiên Chúa đã gần!” được ứng nghiệm. Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế đã đến và ở giữa chúng ta. Ai tin Chúa, đều được cứu độ và đều được cứu sống. Như vậy, mọi người đều được chữa bệnh, được trừ quỹ và được phục sinh. Đó là phép lạ.

Áp dụng

1. Con người được tạo dựng “giống như Chúa!”

Chúng ta giống Chúa hay như Chúa như thế nào?

2. Lễ đám tang có đặt nến Phục Sinh trước quan tài người chết?

Giáo Hội muốn nói với chúng ta điều gì?

3. Cách chia buồn thiết thực nhất với người chết và với gia đình người chết là dự lễ an táng và xin lễ cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Người Việt Nam có thói quen xin lễ cầu nguyện cho kẻ chết trong tháng 11, tháng các linh hồn. Các bạn trẻ nên tiếp tục truyền thống xin lễ cầu cho kẻ chết. Đó là hiếu lễ, là cách trả ơn đối với người quá cố. Đó cũng là cách thể hiện niềm tin vào sự phục sinh, vào sự bất tử của linh hồn.

LM. Phêrô Trần Thế Tuyên