PDA

View Full Version : M - Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần



Dan Lee
03-02-2008, 11:28 AM
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (21)

211. “Ớ giáo dục, ngươi mang tên là kiên nhẩn!”

Nếu trẻ em và con cái chúng ta được các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ biết dùng tình thương và kiên nhẩn để hướng dẫn chúng, để giáo dục chúng, thì lần lần chúng sẽ luyện được đức tính hieân ngang, tinh thần sống hoà hợp, lạc quan.

Các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ hãy luôn tâm niệm trong lòng rằng tương lai của trẻ ngày mai tuỳ theo sự giúp đỡ và hướng dẫn của họ hôm nay. Và họ hãy luôn ghi nhớ rằng một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của giáo dục là sự kiên nhân, như lời một nhà giáo dục kia phát biểu: “Ớ giáo dục, ngươi mang tên là kiên nhẩn!”

212. “Các con đừng sợ!”

Sợ làm chúng ta trở nên yếu hèn, nhu nhược, nhường bước trước khó khăn, đầu hàng trước trở ngại, thoả thuận để được yên thân, bằng lòng đi theo con đường mòn dễ dãi, ưa sống cô độc, mất lòng tự tin, do dự luôn mãi, không dám nhận lãnh trách nhiệm, không dám hành động can trường, mà nếu có hành động thì hành động một cách liều lĩnh, bướng bĩnh, thất thường, ngu xuẩn.

Chúa Giêsu luôn dạy con cái của Ngài đừng sợ: “Các con đừng sợ!”, “Có Thầy, các con làm gì cũng được.”

Vì thế, vị thánh nào cũng có xác tín như sau: “Tôi và một vài xu thì tôi không làm gì được. Nhưn khi tôi có Chúa thì với một vài xu, tôi làm gì cũng được.”

213. Sự thật oai hùng và quý giá

Sư thật oai hùng. Sự thật không bao giờ thất bại.

Mưu mẹo thế nào cũng đầu hàng trước sự thật vì với thời gian, sự gian xảo thế nào cũng bị bại lộ, sự giả trả thế nào cũng bị vạch trần, sự xảo quyệt thế nào cũng bị lên án.

Sự thật quý giá. Bạn thân của chúng ta tuy quý, nhưng sự thật còn qúy hơn bạn thân của chúng ta nhiều.

Chúng ta hãy luôn yêu mến sự thật, hãy luôn yêu mến chân lý. Chúng ta hãy luôn can đảm tìm đủ mọi cách để nói lên sự thật, nói một cách khách quan, nói một cách khiêm tốn, nói một cách thành tâm và xác tín.

214. Sự thật mất lòng, nhưng mất lòng trước, lại được lòng sau.

Bạn thật thì dễ bất bình với chúng ta vì bạn thật mới dám nói sự thật, mà sự thật thì thế nào cũng làm chúng ta đau lòng không ít thì nhiều.

Nhưng bạn thật là vị ân nhân thật sự của chúng ta vì biết mở lối để chúng ta biết được sự thật của chúng ta. Có người nói: “Người bạn cau mày với ta thì tốt hơn người thù mĩm cười với ta.”

Chúng ta hãy bình tĩnh và khiêm nhượng trong trường hợp chúng ta bị ai đó làm mất lòng vì sự thật. Rồi thế nào chúng ta cũng phục người đó vì người đó đã can đảm làm mất lòng chúng ta, và đó là điều đem lại ích lợi lớn lao cho chúng ta.

215. Ai ai cũng sai lầm!

Bạn không thể nào kiếm ra cho tôi được một người không sai lầm ở trên đời nầy.

Tiên có khi đoạ, thánh có khi lầm. Ngạn ngữ Latinh có câu: “Errare humanum est!” (Ai ai cũng sai lầm!).

Sai lầm của người khác không làm tôi bỡ ngỡ.

Sai lầm của người khác là một bài học quý giá cho tôi.

216. Hãy tập luôn nhìn thấy luật nhân quả trong mọi sự.

Vô nguyên nhân, bất thành hiệu quả. Cái gì cũng phải có cái lý của nó.

Khi óc chúng ta thấm nhuần chân lý quan trọng nầy, chân lý rõ ràng rằng: có lửa mới có khói, có đầu mới có đuôi, có người làm ra mới có sản phẩm, có cái chi đó mới làm cho ta buồn, có lý do gì đó mới làm cho ta vui, …thì trí óc chúng ta được mở rộng thêm, trái tim chúng ta được khoáng đạt hơn, cuộc đời chúng ta được bình tĩnh và hạnh phúc hơn. Chúng ta không còn cư xử một cách độc tài, mù quáng, ích kỷ. Chúng ta không còn vô thần nữa, không còn vô lý nữa, không còn vô duyên nữa.

Và khi chúng ta tìm rõ nguyên nhân của mọi sự việc, của mọi sự kiện, chúng ta thấy cuộc đời của chúng ta cũng như của mọi người xung quanh chúng at rất đáng sống, rất tốt đẹp, rất tuyệt vời!

216. Sợ học và không sợ học

Chúng ta đừng bao giờ sợ học, vì quyết học thì thế nào cũng học được, vì việc học dành cho mọi người (già cũng như trẻ), vì học vào thời gian nào cũng được (không bao giờ muộn cả.)

Nhưng đíưng trước sự học, chúng ta cũng sợ vì càng học nhiều, chúng ta thấy mình vẫn còn kém cõi, vì học càng cao, chúng ta vẫn thấy mình còn ngu dốt.

217.Hạnh phúc thật chỉ có nơi Chúa Giêsu

Con người luôn chạy theo hạnh phúc: nhắm mắt chạy theo một cách say mê. Hạnh phúc của con người là ba chữ T: tiền, tình và tự do.

Nhưng con người không bao giờ được thoả mãn. Con người giống như người khách lạ đến bến xe. Ông ta nghe bên tai đủ mọi tiếng quảng cáo: xe nầy tốt, xe kia tốt. Tài xế nào nói cũng hay. Nhưng khi lên xe, ông mới biết là xe xấu.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lên xe của Ngài để đi trên con đường hạnh phúc thật, và ai theo Ngài sẽ được hạnh phúc thật. Vì sao? Vì Chúa Giêsu chính là sự hạnh phúc thật, chính là con đường hạnh phúc thật.

218. Hãy chú ý rèn nghị lực

Khi chúng ta rèn được nghị lực trong một thời gian, có thể là vài tháng, có thể là vài năm, chúng ta có thể ngẩng đầu lên cao, có thể cất tiếng hát to, có thể tự nhủ mình rằng với lòng hy vọng vào ơn Trời ban, chúng ta có thể làm được những việc khó khăn, những việc mà nhiều người khi gặp thì chào thua, bỏ cuộc.

Chúng ta không kiêu ngạo đâu vì lúc đó, chúng ta thực hiện câu làm cho thánh Augustinô trở nên phi thường: “Quod isti et istae, cur non ego?” (Người nầy người nọ làm được, sao tôi làm không được?)

219. Đừng bao giờ bán danh dự của mình! Đừng bao giờ làm mất danh giá của mình!

Danh dự trước hết. Danh giá trên hết.

Ai làm mất danh dự của chúng ta, chúng ta vẫn yêu thương và kính trọng họ: có thể họ hiểu lầm, có thể họ chưa hiểu rõ, có thể họ bị ai manh tâm lôi kéo và xúi giục.

Phần chúng ta, chúng ta hãy tìm đủ mọi cách để gìn giữ danh dự và danh giá của chúng ta trước hết và trên hết, bất cứ nơi đâu và trong bất cứ lúc nào.

220. Ba giai đoạn để một buổi họp được ích lợi thật sự

1. Giai đoạn thứ nhất: Nhập đề buổi họp (phần của người chủ trì buổi họp)

a) Tập trung sự CHÚ Ý: “Thưa Quý Vị, … “

b) Giới thiệu ĐỀ TÀI và MỤC ĐÍCH của buổi họp (đề tài …. sẽ được thảo luận…)

2. Giai đoạn thứ hai: Thảo luận và Thoả hiệp trong buổi họp

a) Vấn đề 1 (tên vấn đề)

- trình bày vấn đề (người có trách nhiệm)

- thảo luận vấn đề (mỗi người đều góp hết ý của mình khi đến phiên)

- thỏa hiệp vấn đề trước khi sang vấn đề khác (mọi người đồng ý về điểm nào đó)

b) Vấn đề 2 (tên vấn đề)

- trình bày vấn đề (người có trách nhiệm)

- thảo luận vấn đề (mỗi người đều góp hết ý của mình khi đến phiên)

- thỏa hiệp vấn đề trước khi sang vấn đề khác (mọi người đồng ý về điểm nào đó)

c) Vấn đề 3 …….

3. Giai đoạn thứ ba: Kết đề buổi họp trong một biên bản rõ ràng; nếu cần, mọi tham dự viên đều ký vào biên bản đó – biên bản nầy sẽ được gởi đến sớm nhất cho các tham dự viện để theo dõi và giám sát. (phần của người chủ trì buổi họp)

a) “Trong ….. tiếng đồng hồ, chúng ta đã thảo luận … vấn đề liên quan đến đề tài…”

b) “Về vấn đề 1, chúng ta đã quyết định… (về vấn đề 2, chúng ta đã quyết định… / về vấn đề 3, chúng ta đã quyết định…)…”

c) “Chúng tôi xin thành thật cám ơn Quý Vị đã đến dự buổi họp hôm nay và đã giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề về đề tài… một nhanh chóng. Nếu Quý vị không có điều gì thắc mắc nửa, chúng tôi xin tuyên bố bế mạc buổi họp.”

LM Nguyễn Vinh Gioang