Log in

View Full Version : Luật Quốc Tịch VN Nên Sửa Đổi Như Thế Nào Để Phù Hợp Với Việt Kiều?



violet09
02-29-2008, 10:12 PM
Luật Quốc Tịch VN Nên Sửa Đổi Như Thế Nào Để Phù Hợp Với Việt Kiều?


2008.02.29
Trường Văn, phóng viên đài Á Châu Tự Do

Vào giữa tháng 2 vừa qua, các chuyên gia về luật pháp và các viên chức Bộ Tư Pháp Việt Nam đã tham dự một hội nghị để thẩm định thành quả sau 9 năm thi hành Luật Quốc Tịch. Có nhiều ý kiến tranh cãi về chiều hướng sửa đổi luật quốc tịch để đệ trình Quốc Hội duyệt xét vào tháng 5 tới đây.

Việt kiều thường gặp khó khăn trong việc phân định các nghĩa vụ và quyền lợi đối với Việt Nam theo Luật Quốc Tịch hiện hành. RFA file photo.
Để tìm hiểu thêm chi tiết, Trường Văn đã phỏng vấn Thạc sĩ Nguyễn Thi Yên - Phó Trưởng Khoa Luật Quốc Tế kiêm Tổ Trưởng Tổ Bộ Môn Công Pháp Quốc Tế, Trường Đại Học Luật Sài Gòn.

Trước tiên bà Nguyễn Thị Yên cho biết:

Bà Nguyễn Thị Yến: Vấn đề quốc tịch nó mang cái tính chất chủ quyền quốc gia cho nên là các quốc gia có quyền quy định là một quốc tịch hay hai quốc tịch. Điều 3 của Luật Quốc Tịch năm 9182 của Việt Nam có quy định một điều khoản mang tính chất rất là tuyên ngôn là "nhà nước Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch", thế nhưng mà trên thực tế thì cái tình trạng hai quốc tịch của công dân chúng ta là đã xảy ra.

Có một số liệu năm 2005 của một đề tài nghiên cứu về quốc tịch đã nói là thống kê có khoảng trên 3 triệu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà hầu hết trong số những người này là rơi vào tình trạng hai quốc tịch. Thế thì khi mà rơi vào cái tình trạng hai quốc tịch thì theo quan điểm của một số nước người ta cho rằng nó trái với tính chất chủ quyền quốc gia bởi vì cả hai nước đều coi người có hai quốc tịch đó là công dân của mình.

Và nhiều khi trong mối quan hệ trên trường quốc tế thì nhiều khi nó là vấn đề nhạy cảm, cho nên đôi khi cái quan hệ giữa các quốc gia trở nên không thân thiện do cái vấn đề tình trạng là coi cái người X nào đó là công dân của mình.

Chính vì lẽ đó cho nên nhiều người mới đưa ra vấn đề là nhà nước xem xét. Có lẽ sắp tới đây nhà nước sẽ xem xét về vấn đề này, tuy nhiên tôi quan điểm là vẫn cứ thừa nhận một quốc tịch thôi và chúng ta chỉ giải quyết những tình trạng thực tế về vấn đề hai quốc tịch.

Trường Văn: Vậy theo ý bà thì việc giải quyết trên thực tế vấn đề hai quốc tịch như thế nào ạ?

Bà Nguyễn Thị Yên: Vấn đề giải quyết về mặt thực tế tình trạng hai quốc tịch ở đây thường những quốc gia hữu quan, ví dụ công dân Việt Nam cư trú ở bên Mỹ thì rơi vào tình trạng có hai quốc tịch, vì vậy giữa Việt Nam và Mỹ nên ký với nhau một hiệp định để giải quyết cái tình trạng này.

Làn sóng người rời bỏ Việt Nam ra đi thì mấy ai người ta gửi đơn cho chủ tịch nước để người ta xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của Mỹ, hoặc là khi họ thấy rằng họ có hai quốc tịch thì họ xin từ bỏ một quốc tịch là phải gửi đơn và đựoc chủ tịch nước quyết định bao giờ cho thôi quốc tịch mới đựơc thôi quốc tịch.

Bà Nguyễn Thi Yên
Khoản 1 của Điều 6 của cái luật ký kết và gia nhập điều ước quốc tế của Việt Nam quy định là cái điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia sẽ có hiệu lực ưu tiên thực hiện trong tình trạng nó trái với pháp luật Việt Nam. Vậy thì chúng ta giải quyết vấn đề điều ước quốc tế đối với những nước hữu quan như vậy thì chúng ta có thể giải quyết đựơc tình trạng triệt để hoặc chưa triệt để cái tình trạng hai quốc tịch.

Quan điểm của tôi là vẫn giữ nguyên vấn đề một quốc tịch, nhưng mà nếu cái tình trạng hai quốc tịch nó xảy ra chúng ta phải ký điều ước quốc tế với nước hữu quan đó để giải quyết tình trạng này. Và đặc biệt nữa là để ngăn chận tình trạng hai quốc tịch xảy ra chúng ta đưa một tuyên ngôn là không cho phép tình trạng công dân Việt Nam có hai quốc tịch.

Nhưng mà chúng ta lại không ngăn chận tình trạng đó, ví dụ người ta xin thôi quốc tịch thì người ta phải gửi đơn và chủ tịch nước bao giờ ký một quyết định cho thôi quốc tịch thì người đó mới được thôi quốc tịch; thay vào đó nên là cho cả tình trạng đương nhiên mất quốc tịch, ví dụ làn sóng người rời bỏ Việt Nam ra đi thì mấy ai người ta gửi đơn cho chủ tịch nước để người ta xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của Mỹ, hoặc là khi họ thấy rằng họ có hai quốc tịch thì họ xin từ bỏ một quốc tịch là phải gửi đơn và đựoc chủ tịch nước quyết định bao giờ cho thôi quốc tịch mới đựơc thôi quốc tịch.

Thế cái tự nguyện tự giác của người đi xa tổ quốc thì việc làm này cũng là vấn đề rất phức tạp cho họ. Cho nên sửa đổi luật quốc tịch là quy định thêm là cho phép công dân Việt Nam cư trú ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đã có công ăn việc làm ổn định ở nước ngoài, từ bao nhiêu năm trở lên đó, thì coi như người đó không còn có quốc tịch Việt Nam nữa, đương nhiên sẽ mất quốc tịch. Thế thì điều đấy chúng ta sẽ ngăn chận được tối đa tình trạng hai quốc tịch.

Trường Văn:Thưa, có nhiều ý kiến cho rằng những người Việt Nam định cư ở nước ngoài và con cái của họ vẫn có quốc tịch Việt Nam theo như luật quốc tịch hiện hanh, như vậy thì những người trẻ đó có phải thi hành những nghĩa vụ đối với nhà nước Việt Nam, như là nghĩa vụ quân sự, hay không?

Bà Nguyễn Thị Yên: Theo cái tuyên ngôn của Điều 3 là một, thứ hai là cái quy định từ Điều 7 đến Điều 19 thì trong trường hợp cha mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hay là trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và sinh con ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hay là ở trong lãnh thổ Việt Nam thì đứa trẻ đó đương nhiên có quốc tịch Việt Nam. Vậy thì nếu như theo lý thuyết này là nó có hai quốc tịch đấy.

Thực tế ra thì hiện nay nếu như các em đó mà vẫn cư trú ở bên Mỹ thì trên thực tế chưa bao giờ nhà nước gọi họ về để đi thi hành nghĩa vụ quân sự. Nhưng mà nếu như mà theo quy định của luật thì về mặt pháp lý là vẫn phải thi hành những nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam và là một cái quyền công dân của Việt Nam.

Nếu như giữa Việt Nam và Mỹ không thoả thuận với nhau một điều ước quốc tế quy định rõ về vấn đề này thì về mặt pháp lý thì nó vẫn có nghĩa vụ đó đó anh, nhưng mà về mặt thực tế tôi chưa thấy một hiện tượng nào là đang ở bên Mỹ mà bị gọi về Việt Nam để thi hành nghĩa vụ quân sự trong trường hợp người có hai quốc tịch đó anh.

Nếu mà xét về mặt lý thì họ vẫn có quyền đó anh. Và đặc biệt nếu mà tình trạng chiến tranh xảy ra họ tổng động viên các đối tượng đó ngay lập tức luôn, tôi nghĩ như vậy. Nhưng mà trong thời bình này thì cái trường hợp ấy trên thực tế chắc cũng không xảy ra.

Trường Văn:Đối với trường hợp những người không quốc tịch thì Việt Nam giải quyết như thế nào?

Theo Bạn, Luật Quốc Tịch Việt Nam nên được sửa đổi như thế nào để phù hợp với thực tế đời sống Việt kiểu và các thông lệ quốc tế? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Bà Nguyễn Thi Yên: Chúng tôi quan tâm tới tình trạng không quốc tịch bởi vì đấy là liên quan tới vấn đề nhân quyền. Chúng tôi muốn chấm dứt tình trạng không quốc tịch mà ở Việt Nam ta hiện nay cái tình trạng này cũng rất là nhiều.

Một ví dụ như thế này, một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng không quốc tịch mà luật quốc tịch Việt Nam quy định là gì? "Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì sinh ra ở trong lãnh thổ Việt nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có thể có quốc tịch Việt Nam với một điều kiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đứa trẻ."

Thế trong tình trạng ở đây khi cha mẹ đứa trẻ rơi vào tình tạng là khi sinh con ra họ có ý đồ ly hôn nhau và họ cứ muốn nuôi đứa con đó và họ đều không thừa nhận, ví dụ người cha đó ở nước ngoài không chấp nhận cho người con là có quốc tịch Việt Nam, và người mẹ thì muốn chốn có quốc tịch giống như mình là quốc tịch Việt Nam, và hai người không thoả thuận được với nhau về vấn đề cho nó hưởng quốc tịch nước ngoài hay hưởng quốc tịch Việt Nam, thì dẫn đến là đứa trẻ này rơi vào tình trạng không quốc tịch.

Hay là như cái tình trạng sau hiện tượng Pol Pot - Yeng Sari thực hiện tội ác diệt chủng thì có một số người dân Campuchea sang lánh nạn ở Việt Nam. Chúng ta cũng cho phép họ tị nạn vè vấn đề chiến tranh như thế, nhưng mà sau này những đối tượng này không về Campuchea và rồi luật của Campuchea coi những người này không còn quốc tịch Campuchea nữa, và họ xin vào quốc tịch của chúng ta thì chúng ta thấy cái hiện tượng này còn là vấn đề hết sức nhạy cảm cho nên họ rơi vào tình trạng là không quốc tịch, rất là nhiều.

Trường Văn:Xin chân thành cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Tiếng Việt

VietLang
03-01-2008, 09:10 PM
Thật sự vấn đề có quốc tịch hai nước cũng không đến nỗi nào miễn là chính phủ hai bên đều chấp nhận.

VL sinh ở Việt Nam, tất nhiên là công dân Việt. Sau khi vào quốc tịch Mỹ, hình như là không có đệ giấy bỏ quốc tịch Việt thì phải. Có hai quốc tịch đâu có sao.