PDA

View Full Version : Tôn Giáo Và Sức Khoẻ - Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ



delta
02-07-2008, 12:24 PM
Tôn Giáo Và Sức Khoẻ

Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ

Niềm tin và tôn giáo có từ hàng ngàn năm xưa, không bao giờ có thể hủy diệt. Tôn giáo đã được bàn luận và phân tích trên nhiều bình diện. Những khảo cứu y học tìm hiểu vai trò của tôn giáo đối với sức khỏe, cũng cho thấy tôn giáo tạo nhiều ảnh hưởng quan trọng trên sức khỏe, cả mặt thể chất lẫn mặt tinh thần.

Hơn 40% người Mỹ đi nhà thờ, chùa mỗi tuần, gần ba phần tư (3/4) số người được hỏi cho biết, niềm tin tôn giáo tạo nền tảng cho lối suy nghĩ của họ đối với cuộc đời, và 95% tin vào Thượng Đế. Người ta càng coi niềm tin là quan trọng lúc họ bệnh nă.ng. Trong một khảo cứu, đa số những người bệnh tán đồng và muốn bác sĩ hỏi xem họ có niềm tin tinh thần hoặc tôn giáo nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ khi họ bệnh nă.ng.

Các bác sĩ thường ít để ý đến khía cạnh tôn giáo trong việc trị liệụ Nhiều bác sĩ xem giáo lý tôn giáo không phù hợp với những lý thuyết của y học hiện đạị Ít nhất, sự khác biệt về quan điểm liên quan đến những vấn đề thuộc về niềm tin tinh thần giữa những người bệnh và các bác sĩ khiến nhiều người bệnh không hài lòng với y giớị Theo một thăm dò, hầu hết những người bệnh trong bệnh viện đã muốn bác sĩ của họ hỏi họ cả về những niềm tin tôn giáo khi thảo luận đường hướng trị liệu với họ, song chỉ có 10% các bác sĩ làm vậỵ

Đáng ngại hơn, khi người bác sĩ không quan tâm tới niềm tin tinh thần và tôn giáo của người bệnh, bác sĩ có thể bỏ sót những yếu tố biết đâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của người bê.nh.


Kết quả các khảo cứu


1. Tôn giáo có thể tăng cường sức khỏe:

Gần như mọi khảo cứu y học xem xét về vấn đề niềm tin tôn giáo đều thấy rằng tôn giáo giữ một vai trò có lợi cho sức khỏẹ Một khảo cứu cho thấy những người có tôn giáo có áp huyết thấp hơn, và ít bị những biến chứng do cao áp huyết gây ra hơn người không có niềm tin tôn giáọ Các tác giả thực hiện khảo cứu nghĩ điều này là do những người theo tôn giáo trong cuộc khảo cứu có thể đã tuân theo những điều có lợi cho sức khỏe như bỏ rượu và thuốc lá. Nhưng ngoài ra, các tác giả khảo cứu cũng giả định có thể còn những yếu tố khác góp phần vào việc ổn định áp huyết của những người này, chẳng hạn như họ cảm thấy tâm hồn họ yên tịnh hơn và đời sống họ có mục đích hơn những người không tin vào tôn giáọ

Trong một khảo cứu, những người đi chùa, nhà thờ hoặc các cơ sở thờ phượng tôn giáo khác, khi được theo dõi trong vòng 6 đến 12 tháng, ít bị tàn tật (disability) hơn người không đi, trong gần hết quãng thời gian theo dõi 6-12 tháng nàỵ

Điều thú vị, là những ích lợi của tôn giáo đem lại cho sức khỏe không chỉ giới hạn trong số những người sống mực thước theo đúng những cách sống tốt cho sức khỏẹ Một khảo cứu cho thấy những người hút thuốc lá tự cho rằng họ không tin vào tôn giáo, dễ bị cao áp huyết 7 lần nhiều hơn những người hút thuốc lá có tôn giáo, và những người hút thuốc lá hiếm khi đi nhà thờ dễ bị cao áp huyết 4 lần nhiều hơn người hút thuốc lá nhưng đi nhà thờ đềụ

2. Tôn giáo làm giảm buồn sầu:

Tin tưởng vào tôn giáo có vẻ có tác dụng bảo vệ, chống lại sự buồn sầu và tự tử. Một nghiên cứu thực hiện trong số dân cư ở vùng Maryland cho kết quả, người không đi nhà thờ có khuynh hướng tự tử 4 lần nhiều hơn người đi nhà thờ thường xuyên. Một bác sĩ cũng thấy trong đám dân cư ông khảo sát, việc có đi nhà thờ hay không, liên hệ nhiều với tỉ lệ tự tử, hơn bất cứ yếu tố nào khác, kể cả yếu tố có việc làm hay không.

Niềm tin đạo cũng có thể giúp người ta ít dùng rượu hoặc những chất gây nghiện. Trong một khảo cứu thực hiện dài hạn với những sinh viên y khoa nam, những sinh viên bảo rằng họ không theo một tôn giáo nào khi được hỏi lúc đang theo học trường thuốc, 20 năm sau, so với các sinh viên có tôn giáo, dễ dùng rượu đến mức quá độ (alcohol abuse) nhiều hơn. Một khảo cứu lớn làm ở North Carolina tìm ra rằng việc nghiện ngập rượu xảy ra ít hơn với những người đi nhà thờ hàng tuần và những người xem là họ đã trở lại đạo, đã "tái sinh" ("born again").

Một khảo cứu khác tìm thấy niềm tin vào tôn giáo cũng giúp những người bệnh tránh được buồn sầu khi mang bệnh nă.ng.

3. Tôn giáo và tuổi thọ:

Với kết quả của các khảo cứu kể trên, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu tìm được bằng chứng rằng tôn giáo cũng có thể giúp con người sống lâu hơn.

Một khảo cứu trên toàn quốc Mỹ cho thấy người tham gia các hoạt động tôn giáo, trung bình, thêm được 7 năm vào tuổi thọ, và với người Mỹ da đen, con số là 14 năm sống lâu hơn. Một nghiên cứu trước đó, làm trong 28 năm trên hơn 5.000 cư dân quận Alameda ở California, cho thấy những người tham gia hoạt động tôn giáo hàng tuần hoặc hơn, ít chết hơn người không tham dự 23%. Thêm vào đó, một khi người ta bắt đầu tham gia các hoạt động tôn giáo, họ thường cùng lúc, chọn những cách sống lành mạnh hơn: bỏ thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn, nới rộng các hoạt động xã hội của họ, và ít ly di..


Diễn dịch kết quả của các khảo cứu


Mỗi sự kiện có thể được diễn dịch theo nhiều cách. Thí dụ, trước các sự kiện lịch sử, chúng ta cố nhìn, hiểu, và diễn dịch với con mắt trung thực, song người Cộng sản, thường dùng lý luận Mác-Lê để bóp méo, diễn dịch với mục đích tuyên truyền.

Thực hiện các khảo cứu không dễ, và kết quả các khảo cứu cũng có thể diễn dịch theo nhiều cách. Vấn đề đặt ra, nhiều khảo cứu tìm hiểu ảnh hưởng của tôn giáo với sức khỏe có thể đã thiếu căn bản về cách thực hiện. Chẳng hạn, nhiều khảo cứu chỉ hỏi người được khảo cứu đạo gì, hoặc một vài thái độ đơn giản về tôn giáo, và như vậy có lẽ không đủ, có lẽ cần phải tìm hiểu thêm thực sự người ấy cảm nhận đạo như thế nào, và thực thi niềm tin ra saọ

Người ta cũng có thể bàn cãi rằng, ngược lại, sức khỏe ảnh hưởng đến việc tham dự các hoạt động tôn giáo, người khỏe mạnh đi nhà thờ, chùa đều hơn. Buồn sầu, nghiện thuốc, các bệnh thể chất, hoặc sự tàn tật dễ khiến người ta thu mình ở nhà, xa lánh xã hội bên ngoài, và tất nhiên ít đi đến nhà thờ, chùạ

Thêm vào đó, tôn giáo có thể giúp sức khỏe qua nhiều cách khác nữa: bằng cách hỗ trợ tinh thần hoặc hỗ trợ xã hội (social or psychological support); giúp người ta nhìn những căng thẳng (stress) với một thái độ lạc quan hơn, và như vậy bớt được những hậu quả không tốt do sự căng thẳng gây ra; hoặc khuyến khích người ta tránh làm những việc có hại như dùng rượu quá đô..

Tất nhiên, sẽ cần thêm nhiều khảo cứu được thực hiện với những phương pháp tốt hơn để kiểm nghiệm yếu tố tôn giáo trong vấn đề sức khỏe, đo lường chiều sâu và sự quan trọng của niềm tin ở những người được khảo cứụ


Bác sĩ với vấn đề tôn giáo


Các bác sĩ thường ít để ý đến khía cạnh tôn giáo trong tâm hồn người bệnh, không đề cập đến vấn đề tôn giáo khi thảo luận với người bê.nh. Nhà thương nào cũng có dịch vụ tôn giáo, song thường các bác sĩ không biết hoạt động của các vị chuyên làm công việc tôn giáo (chaplains, clergy) ra sao, giúp được những gì cho người bê.nh. Vì các bác sĩ không được giảng dạy về điều này trong lúc đi học.

Tuy nhiên, ngày nay, tại nhiều trường y khoa, khi đi thăm viếng những người bệnh trong nhà thương, các vị chuyên làm công việc tôn giáo có các sinh viên y khoa đi theo, và giảng cho các sinh viên nghe về sự chết và hấp hốị Thực ra, tại hơn một nửa số trường y khoa tại Mỹ, nay có các lớp dạy về vấn đề niềm tin tinh thần trong y học, trong đó, nhiều lớp được xem là có tính cách bắt buộc. Trong những lớp này, người sinh viên được hướng dẫn cách hỏi người bệnh về niềm tin của họ (spiritual history), cách xem xét kết quả của các tài liệu khảo cứu, cũng như cách thảo luận về những vấn đề niềm tin tinh thần liên quan đến sự chết và lúc hấp hốị

Vậy, các bác sĩ chúng ta cũng nên để ý đến việc đặt ra những câu hỏi tế nhị về tôn giáo hoặc niềm tin tinh thần với những người bệnh của chúng ta, để có thể giúp được họ nhiều hơn, nhất là ở những người có thể đang đặt nặng lòng tin vào tôn giáo, như người bệnh nặng hoặc đau đã lâu ngàỵ Chẳng hạn như hỏi: "Ông (bà) có nghĩ là tôn giáo sẽ giúp ông (bà) trong lúc bệnh tật?" ("Is religion helpful to you in handling your illness?"), hoặc hỏi một câu có tính cách mở rộng hơn: "Thường thì những gì hay giúp được ông (bà) vượt qua được những lúc khó khăn trong cuộc đờỉ" ("What gets you through the tough times in your lifẻ"). Nếu người bệnh trả lời "có", hoặc "sự tin tưởng, niềm tin tinh thần, hay tôn giáo" cho hai câu hỏi trên, bác sĩ có thể hỏi tiếp, "Tôi có thể làm gì để giúp ông (bà) trong lãnh vực nàỷ".

Nhiều người bệnh không xem tôn giáo là quan trọng và không muốn bàn đến niềm tin tinh thần trong khi được chữa tri.. Tuy nhiên, với hơn 70% số người bệnh xem tôn giáo là căn bản của cuộc đời, nếu bác sĩ không để ý đến niềm tin tinh thần của họ, người bệnh có thể cảm thấy không được quan tâm đúng mức. Với người xem tôn giáo là quan trọng, các bác sĩ nên tìm cách hỗ trợ niềm tin của họ, và nhờ các vị chuyên lo công việc tôn giáo (chaplains, clergy) giúp ho.. Các bác sĩ nên để ý nhận ra tầm quan trọng của niềm tin và tôn giáo đối với nhiều người bệnh, vì những yếu tố này rất có thể sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của ho..

Người Cộng sản cho tôn giáo là thuốc phiện. Nếu quả vậy, đây là loại thuốc phiện nhân ái rất tốt cho sức khỏe, hơn hẳn loại thuốc phiện Mác-Lê thúc dục nhân loại điên cuồng đấu tranh giai cấp, tàn sát lẫn nhau, bỏ tù hành hạ nhau (để xây dựng một "thiên đường Cộng Sản" hạ giới!!!), rất hại cho sức khỏẹ


BS. Nguyễn Văn Đức