PDA

View Full Version : Nước Nô Ni, nước Mãng Cầu hay nước Vối -Trịnh Ngọc Huy, MD



delta
02-05-2008, 05:49 PM
Nước Nô Ni, nước Mãng Cầu hay nước Vối

Trịnh Ngọc Huy, MD

Trong vòng mấy năm gần đây, phong trào uống nước nôni để trị bá bệnh đã bành trướng một cách rộng rãi trong cộng đồng Việt Nam. Từ một loại trái cây mọc rơi rụng ở các đảo Polynesians và Hawaii mà dân bản xứ không thèm nhặt lượm, nôni đã biến thành gần như một loại thần dược trị bá bệnh từ nhức đầu, nhức xương, nhức bắp thịt, đau phong thấp, bệnh cao huyết áp, bệnh máu cao, mỡ trong máu, cho tới chữa các loại ung thư, trị dứt bệnh tiểu đường, cho tới luôn cả bệnh AIDS ở Hoa Kỳ. Thêm vào đó Nôni còn được quảng cáo chữa luôn bệnh cận thị, viễn thị, người bị liệt lâu năm có thể cử động lại được, làm rụng xương mọc nhánh (bone spur), da phỏng mà chà với nước Nôni sẽ lành. Với các lời quaỦng cáo trên thì nước Nôni đúng là một thần dược "miracle drug" như các thày mãi võ sơn đông hồi xưa thường hay quảng cáo khi biểu diễn trước công chúng "thần dược thuốc trong uống ngoài xoa, uống đâu khỏi đó". Loại thuốc "công hiệu như thần" này bao năm qua tác giả với hành nghề y khoa chỉ hân hạnh đọc thấy được trong các truyện kiếm hiệp tàu với "cửu linh dược" ngàn năm mới có một, uống vô có thể cửu chuyển luân hoàn đả thông 12 kinh mạch, âm dương nhất hợp, cải tử hoàn sinh chứ chưa có bao giờ được diễm phúc xài hay kê toa được một loại thuốc như vậy. Như vậy nước nôni là gì? Có thật sự có các đặc tính nhiệm màu, một thuốc chữa bá bệnh như trên không mà tại sao hầu hết các nhà nghiên cứu gia, khoa học và bác sĩ không ai phổ biến và đề cập đến?

Nguồn gốc trái Nôni: Nôni được gọi là trái nhầu theo tiếng Việt gần đây là loại trái mọc ở trên cây phần đông ở các đảo Polynesians thuộc địa của Pháp, và cũng có ít ở các quần đảo Hawaii, Á châu và Úc châu. Tên chuyên khoa của trái nôni là Morinda Citripelia. Trái Nôni vỏ màu xanh có các chấm đen như mắt giống như trái mãng cầu của Việt Nam (hình 1). Dân quần đảo qua cha truyền con nối tin rằng nước của trái nô ni có khả năng chữa bệnh được nhiều bệnh tật khác nhau như ung thư, phong thấp, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, đau đầu (cũng giống như dân Việt ta tin là nhân sâm giúp chữa bệnh, tăng cường lực của cả thằng lớn lẫn thằng bé).

Đặc tính chữa bệnh của nước Nônỉ: Năm 1972 tiến sĩ Ralph Heinicke của Đại học Hawaii tuyên bố rằng ông tìm ra trong Nôni có hóa chất điều tố hữu cơ mà ông đặt tên là Xeronixe. Ông cho rằng chất điều tố này có đặc tính giúp cho tế bào (cell) có thể tự sưỦa chữa khi bị hư và già (cell aging). Một vài nghiên cứu nho nhỏ khác sau đó cho thấy nước nôni làm chậm tăng trưởng bệnh ung thư phổi của chuột và có đặc tính làm bớt đau nhức trong chuột (chứ không phải trong người). Một điều cần nhấn mạnh là các nghiên cứu trên không được xác định hay thử lại bởi các khoa học gia hay các bác sĩ khác và kết quả thí nghiệm chỉ ở trong phòng thí nghiệm với tế bào và chuột mà thôi. Chưa có một cuộc nghiên cứu khoa học nào dùng thuốc nôni với người để chữa bệnh cả. Một điều hiển nhiên là chuột khác hẳn với người, cho nên từ thuốc chữa chuột hay "giết chuột" mà mang nó áp dụng vào cho người mà không nghiên cứu gì cả thì hơi đáng sợ.

Nếu thuốc nôni không được nghiên cứu hay có giá trị chữa bệnh. Tại sao lại có thể thành phong trào uống nước "thánh" nôni chữa bệnh?

Vào khoảng đầu năm 1996, công ty Morinda ở Utah được thành lập với mục đích buôn bán và nhập cảng nước Nôni. Hệ thống của công ty Morinda được thiết lập theo phương pháp kim tự tháp (Pyramid system), bắt chước theo như kiểu Amway hay Mary Kay. Theo hệ thống này bất cứ người nào cũng có thể làm đại lý mua bán nước Nôni để kiếm lời, bán càng nhiều thì hoa hồng càng cao và tiền vốn mua nước Nôni càng thấp. Và nếu người đại lý A mà tuyển được người đại lý B, và người đại lý B tuyển thêm được 10 đại lý khác thì người đại lý A sẽ được ăn thêm một phần tiền hoa hồng của người đại lý B và của cả 10 đại lý được tuyển bởi người đại lý B và dĩ nhiên người đại lý được tiền hoa hồng của 10 người đại lý mình tuyển. Thành ra kiểu bán theo kiểu làm lời giây chuyền như vậy thì người đại lý bán nôni ai cũng lời cả và dụ được càng thêm nhiều đại lý thì lời thêm lời, tạm dịch từ tiếng Mỹ của câu "win-win situation", nhưng cho người tiêu thụ thì là "chuyển bại thành sụi" tức "no win situation". Với chủ trương "trước kiếm cháo sau làm giàu mà không cần vốn" cho nên hãng Morinda đã có hàng trăm, hàng ngàn người đã không những trở thành nhà đại lý mà còn là tay chiêu dụ thêm đại lý viên cho hãng bán nước Nôni. Thêm vào họ còn trở thành "những chứng nhân" công nhận các đặc tính nhiệm màu của nước Nôni, mà ngay chính dân bản xứ không biết và không có một nghiên cứu khoa học nào được thực hiện chứng minh cả. Một số nhà đại lý còn thêm tí mắm tí muối khi quaỦng cáo vì "tiện đâu nói đó" hoặc thực ngiệm câu "lời nói đâu mất tiền mua, lựa lời mà nói cho lừa người nghe"; cho nên chỉ trong thời gian ngắn, nước nôni đã trở thành ít thuốc nhiệm màu chữa bá bệnh. Hãy tươỦng tượng nếu có một nhà quảng cáo thương mại tài ba nào đó mà có thể quảng cáo nước đậu nành chữa trăm bệnh như thần và làm cho đậu nành từ 80 cents lên tới 40 đồng thì tiền lời sẽ biết bao là kể.

Tại sao phong trào Nôni bị xẹp?

Năm 1998, attorney generals của các tiểu bang Arizona, California, New Jersey và Texas đã kiện công ty Morinda ra tòa về tội lạm dụng quảng cáo nước Nôni bậy bạ. Chính phủ xem Nôni chỉ được coi là một loại nước giải khát chứ không được quảng cáo là một thuốc nước để chữa bệnh từ tiểu đường, phong thấp, trĩ, trầm cảm v.vẦ Hãng Morinda đã phải điều đình, bồi thường phạt vạ với công tố viện và phải đồng ý với các điều khoản sau:

Không được quảng cáo Nôni là thuốc hay là một sản phẩm có thể chữa hay ngăn ngừa được bất cứ bệnh gì nếu không có sự đồng ý của bô. Thực và Dược phẩm (Foods and Drugs Administration).

Không được quảng cáo Nôni là sản phẩm bồi dưỡng sức khỏe cho tới khi có bằng chứng hay nghiên cứu chứng minh có giá trị như vậy.

Không được quảng cáo bằng cách dùng các lời tuyên bố theo kinh nghiệm "chứng nhân sống" của người dùng nước nôni là chữa được bệnh.

Morinda phải hoàn trả tiền cho các thân chủ nếu họ mua nước Nôni vì theo các quảng cáo chữa bệnh.

Bên Âu Châu hãng Morinda cũng bị bô. Thực Phẩm Quốc Gia nước Phần Lan (Finland) ra hiệu luật cấm nhập cảng, xuất cảng, buôn bán, phân phối nước Nôni vì quảng cáo ma là nước Nôni có thể chữa và phòng ngừa bá bệnh. Quảng cáo còn bậy bạ thêm nữa là khuyên người tiêu thụ cần phải uống bao nhiêu chai mới chữa được mỗi bệnh khác nhau và còn khuyến khích ngưng hay giảm thuốc mà bác sĩ cho bệnh nhân để chữa bệnh nếu uống nước Nôni. Bô. Thực phẩm đã ra quyết định trên để bảo vệ sức khỏe và tài chánh của người tiêu thụ, không bị lường gạt vì quảng cáo thương mại.

Nước Nôni trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ:

Người Việt mình về bắt chước và thương mãi thì không thể thua kém gì ai, cho nên cũng như cộng đồng dân bản xứ Hoa Kỳ, nước Nôni cũng bành trướng mạnh mẽ trong cộng đồng Việt Nam có phần hơn nữa là khác, nhất là tại các vùng đông dân cư Việt như quận Cam (Orange county), quận hạt Santa Clara county, Houston, v.v mấy năm nay. Hiện nay thì người Việt tiêu thu. Nôni cũng "xìu xuống" có thể là nhiều lý do. Thứ nhất đây là một phong trào thời đại (fad) cho nên cũng như bất cứ một phong trào nào khác thí dụ như dịch Chim Cút ơ? Việt Nam, phong trào uống nước đu đủ chữa ung thư, phong trào nhân điện cũng sẽ là "tưng bưng khai trương, âm thầm đóng cửa"; thứ hai là hãng Morinda bị giới hạn của luật pháp cho nên không thể quảng cáo bậy bạ tùm lum nữa; thứ ba và có thể là lý do quan trọng nhất là phần đông giới tiêu thụ uống vài chục chai, tốn vài trăm đồng không thấy hết bệnh thành ra không mua tiếp để uống nữa vì sợ tiền mất tật vẫn mang.

Tuy nhiên hiện nay trong cộng đồng Việt cũng còn một số các tiệm quảng cáo bán nước Nôni đặc biệt đặc chế tại gia theo phương pháp gia truyền cho nên bảo đảm nguyên chất, tinh khiết với Nôni nhập cảng chính gốc từ quần đảo Polynesians (vì theo quảng cáo của Morinda và tiến sĩ Heinicke, Nôni phải từ quần đảo Polynesians mới tốt và có đặc tính chữa bệnh tốt hơn là Nôni ơ? Hawaii hay là chỗ khác). Các quảng cáo nghe đọc hơi khôi hài và khó tin vì giống như quảng cáo thức ăn các tiệm phở: nước lèo trong, ít mỡ, tinh khiết không xài bột ngọt, rau sống tinh khiết hái từ vườn. Thức ăn thì có thể quảng cáo được như vậy vì người tiêu thụ dù không phải là một nhà châm nếm thức ăn cũng có thể khen chê nước lèo hay thức ăn nước uống có mặn mà, chua ngọt, hoặc có hợp với khẩu vị của mình hay không. Còn thuốc thì làm sao người bêảnh có thể nếm thuốc và biết thuốc có công hiệu hết bệnh hay không nếu không đi khám bệnh. Còn nhà chuyên chế thuốc gia truyền tại gia không có chứng minh là thuốc mình bán ra hay cách mình pha chế có hiệu nghiệm hay là thuốc bị hư trong khi "nấu chiên", có nghiên cứu thật sự là nước thuốc pha chế tại nhà chữa được bệnh hay không. Thêm vào đó làm sao người tiêu thụ biết được là Nôni chế gia truyền tại gia được nhập cảng từ đâu; có thật sự là Nôni được chế biến từ trái Nôni hay là từ trái khổ qua, vì trông cũng hao hao giống trái Nôni, mà theo các cụ mình có câu "thuốc đắng giã tật", cho nên nước càng đắng là càng nguyên chất và mau khỏi bệnh. Nên nhớ vấn đề pha chế thuốc là cả một công trình khoa học nghiên cứu cần sự phối hợp của các khoa học, bác sĩ, tiến sĩ với bao năm nghiên cứu và tìm hiểu, không phải đơn giản như vắt nước trái cây. Ngay cả làm mắm tôm, nước mắm còn cần cả một kỹ nghệ công ty và kinh nghiệm. Nếu một trái cây thật sự có tính chất chữa bệnh, nếu nấu lên hay vắt ra để lâu thì chất đó có thể bị hủy hoại, không còn tính chất chữa bệnh nữa. Thêm vào đó khi uống vào trong người, nước acid và dung dịch trong bao tử, ruột non và gan có thể làm tan và hủy hoại các đặc tính này vì đó là nhiệm vụ tiêu hóa của các bộ phận trong cơ thể, bài tiết thức ăn và tiêu hủy độc tố để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể; thành ra đồ ăn thơm ngon đủ loại vô trong miệng qua hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn phức tạp sẽ thành chất hôi thối ra đường hậu môn. Cho nên đó là lý do tại sao các thuốc được chế tạo hình dạng khác nhau: thuốc viên, thuốc bọc, thuốc nước để bảo vệ đặc tính của thuốc không bị tiêu hủy bởi hệ thống tiêu hóa. Có thuốc không uống được mà phải qua đường chích và qua nước biển vô thẳng trong máu. Cho nên nước Nôni được vắt hay pha chế nguyên chất tới đâu, các đặc tính chữa bệnh cũng có thể không còn vì bị huỷ hoại bởi hệ thống tiêu hóa; thành ra nước thần Nôni uống vào sẽ ra đường tiểu như nước mía mà thôi.

Tóm lại, tới nay không có một chứng minh khoa học hay nghiên cứu nào cho thấy nước Nôni có khả năng chữa bệnh ung thư, tiểu đường, phong thấp, cao áp huyết, bị cholesterol, dị ứng, hay bệnh loạn tim, da sần sùi thành nõn nà cho con người (may ra trong chuột) mà chỉ hoàn toàn qua các lời quảng cáo, truyền khẩu đồn đãi. Bô. Thực và Dược phẩm chỉ công nhận và cho phép nước Nôni là một nước uống (beverage) như nước coke, nước cam chứ không phải là thuốc chữa bệnh. Nghĩa là nước nôni được coi như nước đường, nước mía, hay nước vối.

Các nhà quảng cáo hiện nay vẫn còn quảng cáo mà không sợ luật vì luật cấm quảng cáo không được phổ biến rộng rãi trong báo chí và hệ thống truyền thanh của người Việt. Công tố viên người Hoa Kỳ không đọc được tiếng Việt và cũng không để ý lắm việc buôn bán của một cộng đồng thiểu số, cho nên đồng bào ta vẫn còn có cơ hội uống Nôni cầu may.

Viết tới đây và nhìn hình trái nôni tác giả thèm nên phải đi uống ngay một ly nước mãng cầu vì trông cũng giống như trái nôni. Sinh tố mãng cầu ngon ngọt, hợp khẩu vị, bổ dưỡng, lại thêm tinh khiết vì xay tại chỗ (theo đúng câu quảng cáo của tiệm phở gần nhà), mà lại rẻ chỉ có $2 một ly thay vì $40 một chai Nôni. Ít nhất uống một ly mãng cầu thay vì uống nước Nôni, tác giả để dành được vài chục đồng để mua thuốc bổ uống cho bổ người, bổ xương hoặc để bao vợ con đi ăn phở, uống sinh tố mãng cầu. Như vậy thì đời sống thêm đậm đà và có lý hơn. Nếu hứng lên thì tác giả có thể nghiên cứu về trái mãng cầu mà phải là loại nhập cảng từ Việt Nam. Biết đâu trong mãng cầu có chất trường sinh bất lão hay có tính chất chữa bệnh thần tình hơn trái Nôni mà chưa ai khám phá ra được. Nếu "may tay phải lời" thì tác giả sẽ được nổi tiếng mà nước Việt sẽ thoát bị nghèo khổ vì chỉ cần trồng và xuất cảng mãng cầu là đủ giàu!

Bác sĩ Trịnh Ngọc Huy Chuyên khoa Bệnh Tiêu Hóa và Gan. Bác sĩ Huy tốt nghiệp Y khoa tại Northwestern University School of Medicine; tốt nghiệp Chuyên khoa Bệnh Nội Thương tại UCLA/VA Wadsworth và Chuyên khoa Bệnh Tiêu Hóa và Gan tại UC Irvine. Bác sĩ Huy hiện đang hành nghề tư tại San Jose, California.