PDA

View Full Version : Bà chủ..... - Phạm Thùy Chi



binhncs
05-26-2005, 05:55 AM
Cuối cùng, tôi 'chịu' gã và nhận chức bà chủ của một khu nhà vư?n khá thơ mộng. Một bà chủ chẳng phải vợ ông chủ vì không có cưới xin, không công khai, mặc ai muốn hiểu sao thì hiểu. Gã có vợ, mấy đứa con đã lớn cả. Chúng vào hùa với mẹ gầm ghè tôi nhưng không làm gì được vì cái 'uy' của gã. Từ đó, cứ lãnh thổ của ai ngư?i đó quản. Vợ con gã làm chủ một dinh thự lớn ở phố cùng một số cửa hàng kinh doanh đồ điện. Còn tôi chịu trách nhiệm cai quản khu nhà vư?n với hơn chục phòng tr?. Gã thích đi đâu thì đi, đến đâu thì đến. Với tôi, đi?u đó chẳng mấy quan tr?ng. Tôi theo gã chẳng qua để đánh đổi một cuộc sống vật chất. Cái giá rất sòng phẳng. Trong hợp đồng này không có tình yêu, nhớ nhung và những gì đại loại như thế.

Phòng ngủ của tôi quét vôi màu nắng. ?ó là tôi bảo gã sửa sang lại trước khi tôi đến. Những căn phòng còn lại vẫn được giữ nguyên một màu xám nh? khó g?i tên, khiến căn phòng quét vôi mới trở nên lạc lõng, trơ tr?i và có vẻ hơm hĩnh. Ngày trước, cạnh nhà tôi là một ngôi nhà nh? màu nắng. Chủ nhân là hai ngư?i chẳng giàu có gì nhưng rất yêu nhau. Với tôi, màu của căn nhà ngư?i láng gi?ng kia lại rạng rỡ hơn bất cứ sắc nắng nào trên trần thế, để từ đó ngấm ngầm mơ ước. Nhưng té ra, tôi có thể g?i thợ quét bao nhiêu lớp vôi mầu vàng tùy thích mà không thể khiến nó trở thành căn nhà rạng rỡ trong ký ức.

Cửa sổ phòng ngủ mở ra một khoảng vư?n rộng. Một nhánh bàng như thể chia tay tự giới thiệu mình. Cây bàng vươn lên từ đất, vững chãi và trầm tư, làm điểm tựa cho cành lá lòa xòa trong mưa, trong nắng, trong ngày và đêm. Có cảm giác chỉ cần làn gió nhẹ thoảng tới, chiếc lá đ? rực kia sẽ sà xuống cửa sổ để nói với tôi bằng ngôn ngữ riêng của nó. ?i?u đó khiến lòng tôi dịu xuống. Chỉ có một đi?u khó chịu, mỗi khi cánh cửa sổ mở ra, dù muốn hay không tôi cũng phải nhìn thấy dãy phòng cho khách tr?, như một cái gai mà ngư?i ta cố quên đi càng không thể quên được. Với tôi, sự hiện diện của những phòng tr? kia không những làm lợn cợn vẻ nên thơ của khu vư?n mà còn gợi lên cảm giác l?m lợm chẹn ngang cổ khi tôi quyết định 'lên ngôi' bà chủ như thế này. Mỗi ngày mở cửa là mỗi ngày bắt buộc tôi tự nhìn vào tâm can của mình để đối diện với một sự khuất phục.

Những căn phòng tr? được xây dựng kiên cố nhưng vẫn không thể nào che dấu nét tạm bợ. Bởi nó chẳng thuộc v? ai. Ai yêu mến chúng? Những ngư?i ở tr? rồi sẽ ra đi, còn với kẻ kia chúng chỉ là một phương tiện kiếm ti?n.

Khách tr? của tôi phần lớn là sinh viên. Có vài ngư?i công nhân và duy nhất một cô gái làm ngh? bán bia... ôm. Những ngư?i đến tr? thư?ng ghép hai hoặc ba ngư?i để ở một phòng cho đỡ ti?n. Riêng cô gái bán bia ôm ở một mình. Cô ta không có bạn cùng ở hay không muốn cùng ở với ai tôi không được rõ. Chỉ thấy cô ch?n căn phòng cuối lối đi, cũ kỹ và tồi tàn. Tôi biết chắc là cô ch?n nó, bởi vì còn mấy phòng tốt hơn vẫn để trống.

Xem trong sơ đồ và danh sách ngư?i thuê nhà, tôi biết cô gái bia ôm tên Vân. Thư?ng mỗi buổi sáng, cô ở nhà. Nếu không giặt giũ gì cô đóng tịt cửa lại, chẳng giao tiếp với ai. Khoảng ba gi? chi?u cô 'đi làm' và đến tận khuya mới trở v?. Tôi để ý đến Vân không vì cô là gái bia ôm mà bởi vì cô là một gái bia ôm lạ lùng. Hôm đến thu ti?n nhà, tôi ngạc nhiên bởi cách bài trí căn phòng của cô. Tuy đơn sơ nhưng trang nhã, tự tin. Những bông cẩm chướng xòa xuống gợi một cảm giác cô đơn đau nhói. Không dưng tôi cảm thấy bối rối. Cảm giác không còn tin vào bản thân trở lại khứa vào da thịt khiến tôi bải hoải, rã r?i. Chắc là Vân hiểu nhưng không nói gì. Cô nhìn tôi bằng một cái nhìn cảm thông. Thoạt tiên, tôi phản ứng bằng một cơn giận dữ nhưng rồi tôi nhớ lại cái hợp đồng bất thành văn quỷ quái của cuộc đ?i mình, đôi tay xuôi xuống.

Sao thế nhỉ? Một ngư?i dưới đáy xã hội như cô ta mà vẫn còn tin vào bản thân ư? Vậy sao Vân không tự mình thay đổi số phận? Tôi không biết Vân đã h?c đến lớp mấy, gia cảnh thế nào và vì sao lại làm cái ngh? hèn kém, khiến ngư?i ta không thể đối xử với cô bình đẳng như với những ngư?i khác ngay từ trong ý nghĩ. Coi thư?ng, đó là sự đồng hành với những ngư?i đối diện với cô, kể cả những kẻ ti?n chùa rửng mỡ đến quán bia của các cô, chịu cái giá cắt cổ để được những cô gái như cô ngồi cạnh, mơn trớn. Những gã đàn ông vỗ ngực tự xưng 'thượng đế' đôi lúc cũng làm ra vẻ tìm hiểu thân phận của các cô gái nhưng chẳng cần câu trả l?i. H?i chỉ để mà h?i.

Thực ra, các gã kia chẳng có tư cách và lý do gì để có thể h?i. Những gã đàn ông ấy, mỗi khi đã dùng thân xác phụ nữ làm trò mua vui giải trí bất cứ dưới hình thức nào chăng nữa, cũng là đồi bại lắm.

Những gã khốn nạn! Tôi rùng mình nhớ lại bộ mặt nung núc những thịt và mỡ của sếp, đến cuộc giằng co trong phòng lạnh đóng kín và hậu quả là một chiếc cúc áo của tôi văng ra. Chuyện sẽ chẳng ai hay, sếp có thể được bảo toàn danh dự nếu chị tạp vụ không tình c? vào phòng sếp quét d?n, bắt gặp tôi đâm bổ ra với gương mặt hoảng hốt. Và trong khi quét d?n chị nhặt được chiếc cúc áo. Thế là tôi bị sa thải vì 'không đáp ứng được yêu cầu của công việc'. Tiếp sau đó là những ngày thất nghiệp, lê chân khắp cái thành phố nh? bé kiếm việc làm. Việc gì cũng được, miễn lương thiện. ở đâu ngư?i ta cũng bảo ch?. ủy là một cách tế nhị của câu trả l?i 'không'.

Hy v?ng kiếm được việc làm càng mong manh hơn khi ngư?i ta không ti?n bạc, không cả một 'chỗ dựa'. Tôi quyết tâm sống tự lập mỗi khi nghĩ đến mẹ vò võ như một chiếc bóng ngay chính trong ngôi nhà mình. Cái hôm ba quát vào mặt mẹ rằng' tao làm ra ti?n, tao có quy?n đưa gái v? nhà... đừng lộn xộn...' Hôm đó mẹ tự tử.

Thế mà nhi?u lần mẹ nói với tôi sẽ tự tử, tôi chỉ cư?i nhạt. Cái kiểu cư?i có vẻ như ngạo đ?i nhưng thực ra cũng mang lại cho ngư?i ta chút ít ni?m an ủi. Và tưởng rằng có thể an ủi được mẹ. Nhưng chẳng hiểu vì sao, cứ mỗi lần mẹ rên rỉ v? đi?u đó, tôi lại liên tưởng đến xác cô gái trong một vụ tự tử mà tôi chứng kiến. Cô gái chấm dứt cuộc sống của mình bằng cách nhảy xuống sông. Ngư?i ta bảo, vì uất ức quá mà trầm mình. Xác chết được vớt lên đặt trên bãi c? trong cơn nắng gay gắt của một ngày cuối hè. Cô ta nằm đó, thân phận b?t bèo câm lặng một cách thiêng liêng cách biệt với những ngư?i tò mò xúm quanh...

May mà mẹ không biết. Ngư?i ta kịp đưa mẹ đến bệnh viện 'súc' sạch đống thuốc mẹ nuốt vào dạ dày. Nếu không, với cả tôi, mẹ cũng sẽ trở nên bí mật trong cái thể xác câm lặng vĩnh viễn. Mặc kệ tất cả, mặc kệ...

Phải tự lập. Tôi đành xin tiếp thị bia. Cũng may ngư?i ta chấp nhận ngay vì tôi có một ngoại hình khá. Thực ra công việc tiếp thị bia b?t trong nhà hàng của các cô gái gặp không ít khó khăn. H? phải làm sao luôn luôn tươi cư?i mà không lơi lả, đứng đắn nhưng không nghiêm nghị quá... Nói chung, phải thiết lập một khoảng cách cần thiết để tránh sự sàm sỡ của một số thượng đế... mà vẫn m?i được khách mua hàng.

Một hôm, tôi bị thằng choai choai ngật ngưỡng bất ng? th?c tay bẹo đùi. Tôi giáng cho hắn một cái tát rồi b? việc. Sau cú đó, tôi 'gật' gã.

Tôi quen gã cũng chính trong nhà hàng. Gã đợi ai đó. Tôi đến m?i gã dùng loại bia của hãng tôi tiếp thị. Gã chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân như thể ngư?i ta đang đánh giá cân nhắc một món đồ nào đó mà ngư?i ta có dự định sẽ mua với bộ mặt lộ vẻ ưng ý. Sau vài lần như thế, gã bảo muốn có tôi làm 'vợ lẽ', rằng tôi sẽ là bà chủ một cơ ngơi khá. Gã nói v? đi?u đó một cách chậm rãi chính xác từng chữ, dư?ng như để tôi nhận diện sự việc thật rõ ràng trước khi đồng ý hợp đồng với gã.

Công bằng mà nói, gã chẳng làm gì để tôi phải ghét. Gã chu cấp cho tôi cuộc sống vật chất thừa thãi, giữ l?i hứa để tôi làm 'bà chủ' khu nhà vư?n, hàng tháng thu ti?n khách tr?, muốn làm gì tùy thích gã không động tới. Chỉ có đi?u, mỗi lần lên giư?ng cùng gã, cảm giác như muốn nôn ?e bởi nhơ nhớp tiết ra từ chính bản thân. Tôi tập cho mình có thể đánh mất cảm giác, có thể trơ lỳ ra, nhưng không kết quả, chỉ có thể mím môi nhắm tịt mắt lại, ch? đợi lúc gã kết thúc, với luận điệu tự an ủi, rằng gã đã thẳng thắn và sòng phẳng. Còn tôi, cũng đã tự nguyện chấp nhận trò đổi chác chẳng do ai ép buộc, cũng như tự nguyện gục mặt xuống để h?a cho mình một kiểu đi lầm lũi.

Vân thì khác. Vân có dáng đi rất ấn tượng. Lưng, cổ và đầu đ?u thẳng khiến những bước đi thanh thoát. Cũng như cách bài trí căn phòng, dáng đi của cô toát lên một sự tự tin và cô đơn quá. Tôi lấy làm lạ lùng. Cốt cách kiêu hãnh kia lại có thể chung chạ với cái mà bản thân mà cô khinh bỉ.

?êm n?, Vân trở v? khá muộn so với thư?ng lệ. Cô có vẻ say, tra mãi chiếc chìa khóa mà không làm được. Lại một sự lạ nữa. Tuy là gái cùng ngồi với khách nhưng chưa bao gi? cô uống. Cô cư?i nhạt kể: '?ổ cha nó hết xuống gầm bàn để rồi cứ đầu chai mà chém. ?ó là công việc của tụi em mà'. 'Ngư?i ta chịu mất ti?n dễ dàng thế sao?'. 'Thì cũng phải hy sinh chút đỉnh, quàng tay qua vai hoặc ôm cổ chẳng hạn, cốt nhất là rót vào tai chúng những l?i thật trơn. Còn khoản kia 'em' nào đồng ý với khách thì cuốn nhau đến một xó xỉnh nào đó ai mà biết được'...

Tôi giúp Vân vào phòng. Cô bảo tôi ngồi xuống, cô kể đi?u này. Cô ngước nhìn tôi, miệng cư?i mà mắt lại đang khóc. Những gi?t nước mắt không chịu lăn ra cứ tràn tr? trong mắt lấp lánh. Tôi nhận thấy ngay, đó không phải là nỗi đau, trái lại, nó đồng nghĩa với nụ cư?i và còn cao hơn cả nụ cư?i, đó là ni?m hạnh phúc. Hạnh phúc khiến ngư?i ta khóc phải là một hạnh phúc lớn lao lắm.

'Ông ấy đã tin tôi. Có một ngư?i đã thực sự đau lòng trước hoàn cảnh và số phận của tôi' - Lúc này, Vân như đang nói với chính mình chứ không phải là kể cho tôi nghe nữa. Nhưng tôi vẫn ngồi đó, như thể bị dán chặt xuống chiếc ghế.

- Lúc ông ấy bước vào cùng những ngư?i khác, thằng đại ca rỉ tai em bảo, phải tiếp đón con ngư?i chững chạc kia cho chu đáo. Ông ta là nhà văn đấy. Nhà văn đây cũng cóc cần. ?ã bước chân vào chốn này thì cùng h? hàng với nhau cả. Ông ta còn là một ông già cơ đấy. Càng già bao nhiêu lại càng đáng khinh bấy nhiêu. Lúc em bắt đầu dùng khăn ướp lạnh lau mặt cho ông ta theo bài bản, ông li?n ngăn lại và bảo.

- Con không cần phải làm như thế.

- Thì ông đến đây làm gì?

- ?ể biết.

Chẳng hiểu sao lúc đó em nổi xung lên, trợn mắt h?i:

- Vậy ông có biết vì sao tôi lại đi làm cái ngh? này không?

- Ta nghe đây - Ông nhìn em như một ngư?i cha độ lượng nhìn đứa con.

Và thế là em kể hết, kể cho ông nghe đi?u kinh khủng mà em đã phải trải qua. Cái đi?u mà chưa bao gi? em hé răng cho ai biết. Cái nguyên nhân khiến em bán linh hồn cho ma quỷ.

Ông ngồi lặng lẽ. Lúc lâu sau, ông rút trong túi áo ngực đưa cho em một chiếc phong bì bảo đó là ti?n nhuận bút của ông vừa nhận sáng nay, thế rồi ông đi. Em chỉ còn biết ngồi trơ ra đó, nhìn theo. Ông cúi đầu đi mải miết. ?ược một lúc thì rẽ sang phố khác, và em chẳng nhìn thấy ông nữa.

- Thế đám ngư?i cùng đến với ông ấy?

- H? đang say sưa, chỉ bảo kệ ông ấy. Ông ấy hơi bị gàn gàn đấy.

- Thế ông không khuyên dạy một đi?u gì sao?

- Không. Ông chỉ bảo, v? đi con. Vậy thôi. Nhưng mặt ông ấy lạ lắm, như thể là nỗi đau đớn, em cam đoan với chị đấy, một nỗi đau đớn. Thế là em ngồi đó uống và uống. Chẳng ngon lành gì, đắng lắm, nhưng em vẫn uống'.

Một cái gì đó đang vỡ ra. Ngay chính bản thân tôi cũng cảm nhận được. Vân run run mở xách, lấy từ trong đó ra chiếc phong bì, gi?ng trầm xuống như một l?i thì thầm: 'Em đã bán linh hồn cho ma quỷ. Và đây, chính là món ti?n chuộc'.

Mấy hôm sau, Vân trả phòng. Và ra đi...

Không ng? rằng, một ngư?i ở tr? ra đi lại có thể tác động mạnh đến cuộc sống của tôi như thế. Như bị cảm, tôi lên cơn sốt, lúc nóng lúc lạnh, tâm tư thảng thốt. Tôi đóng cửa nằm lì trong phòng, đôi lúc lên cơn mê sảng. Trong cơn mê, tôi thấy mình là một vận động viên trong cuộc thi chạy đư?ng dài. Những ngư?i tham dự cuộc thi đang cố gắng để v? đích, cái đích dư?ng như ở ngay trước mắt nhưng thực ra vẫn còn xa lắm. Ngư?i ta chạy, chạy mãi, kẻ trước ngư?i sau. Riêng tôi khó nh?c nhấc những bước chân nặng n? và cuối cùng tôi b? cuộc. Vài ngư?i chạy qua tôi, nhìn tôi bằng những con mắt xa lạ. Nhưng rồi có một đôi mắt với tôi thân thuộc lắm, đôi mắt với những đư?ng hằn mệt m?i, đau đáu nhìn tôi. Mẹ! Tôi vùng vẫy, cố tỉnh dậy, nhưng dư?ng như ai đó níu lấy tôi. Gương mặt Vân lòa nhòa. Vân h?i, bao gi? tôi ra kh?i nhà tr??

Lần này tôi tỉnh được. ?ầu nặng trĩu. Cảm thấy ngột ngạt, tôi mở toang cửa sổ. Chiếc lá đ? rực hôm nào đã không còn. Thay vào đó là chiếc lá xanh non mơn mởn. Có nghĩa, trong lúc tôi trải qua những cơn mê thì chiếc lá đ? cũng trải qua th?i kỳ sống để giã biệt thân cành. Thì ra, những chiếc lá cũng có cuộc sống riêng của chúng. Còn tôi lại không dám sống bằng chính cuộc sống của mình với bao nỗi đau, hạnh phúc và khát v?ng...

Cũng giống như chiếc lá đ? trước kia, chiếc lá xanh non rung rung theo gió, như tự giới thiệu mình. Chiếc lá hình con mắt như thể nhìn tôi h?i, tôi là ai?