PDA

View Full Version : Nấm Linh Chi và Sỏi Túi Mật - Thu Thuỷ



delta
02-05-2008, 05:29 PM
Nấm Linh Chi và Sỏi Túi Mật

Thu Thuỷ


Chữa sỏi túi mật bằng cách ăn nhiều nấm

Nấm linh chi có thể làm nên những điều kỳ diệu.

Vì không tin tài mổ xẻ của các đồng nghiệp, một bác sĩ ngoại khoa hàng đầu của Anh đã tự chữa chứng sỏi túi mật bằng cách ăn nhiều nấm mua từ siêu thị. Kết quả là sau 3 tháng, những hòn sỏi đã biến mất.Vị bác sĩ này nói: "Nếu chứng sỏi mật tái phát, tôi sẽ không ngần ngại dùng chế độ ăn nhiều nấm. Tuy nhiên, tôi không thể khuyên các bệnh nhân của mình dùng một phương pháp điều trị chưa được nghiên cứu. Khoa học vẫn chưa thể giải thích trường hợp khỏi bệnh của tôi". Theo ông, chế độ ăn nghèo chất béo có thể góp phần tạo nên kết quả này.Phương pháp dùng nấm chữa bệnh cũng nhận được sự ủng hộ từ các chuyên gia nghiên cứu y học tiếng tăm khác của Anh. Bác sĩ John Wilkinson, Đại học Tổng hợp Middlesex, nói: "Ở Trung Quốc, nấm được sử dụng để chữa bệnh từ hằng nghìn năm nay. Tới bây giờ, phương Tây mới nhận thức được tầm quan trọng của thảo dược. Thế hệ tiếp theo của thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ là nấm ăn".Bác sĩ Wilkinson cho biết, nấm đồng thông thường có tác dụng làm tan sỏi mật, dù điều này còn chưa được chứng minh. Trong khi đó, nấm linh chi tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị viêm khớp nhờ các tác nhân chống viêm tên là ftriturpinoids, có tác dụng tương tự corticoid.

Nấm shitake

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, nấm linh chi và nấm shitake có tác dụng kích thích hệ miễn dịch. Nước uống chế biến từ các loại nấm này thường được người Trung Quốc dùng để chữa viêm khớp, bệnh cúm và cảm mạo thông thường.Những điều kỳ diệu của cây cỏ Bác sĩ ngoại khoa Colin Johnson, Bệnh viện đa khoa Southampton, lại tỏ ra tin tưởng vào một biện pháp điều trị khác. Ông nói: "Tôi đã thấy những bệnh nhân nhịn ăn và uống dầu ôliu để trị bệnh sỏi mật. Túi mật sẽ co lại và đẩy sỏi ra ngoài".Bác sĩ Wilkinson hiện đang tiến hành nghiên cứu về tác dụng kích thích hệ miễn dịch của khoai tây châu Phi. Những nghiên cứu mới nhất ở Nam Phi (sắp được đăng tải) cho thấy tác dụng này có được là nhờ chất lignans trong khoai. Chất này cũng có ở củ nghệ.

Thu Thủy (theo BBC)