PDA

View Full Version : T - Tin Mừng Chúa Nhật thứ bốn mùa Thường Niên: Những giá trị nước Trời



Dan Lee
02-04-2008, 09:02 PM
Tin Mừng Chúa Nhật thứ bốn mùa Thường Niên: Những giá trị nước Trời

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật IV Thường Niên. Bài Tin Mừng Chúa Nhật nói về Tám Mối Phúc và bắt đầu với câu danh tiếng:”Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.”

Lời công bố về “những kẻ nghèo tinh thần” thường bị hiểu lầm ngày nay, hay là được đọc với một nụ cười khoan dung, dường như đó chỉ là một cái gì để cho những kẻ ngây thơ tin mà thôi. Và, trên thực tế, Chúa Giêsu không bao giờ nói suông, “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó!” Người không bao giờ mơ tưởng nói một cái gì như vậy.

Phần thứ hai là quan trọng: Người nói, “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì nườc trời là của họ.” Đó là một cái gì khác. Tư tưởng của Chúa Giêsu hoàn toàn bị hiểu lầm và bị coi thường khi chỉ trưng ra một nửa câu công bố của Người. Khốn cho sự cách ly mối phúc khỏi lý do của nó.

Xin trưng dẫn một ví dụ văn phạm, điều giả sử như có ai đọc một tiền đề (protasis) và không theo nó với một kết đề (apodosis). Giả như có người nói: “Nếu ngày nay anh gieo,” sau đó không nói gì thêm. Điều đó có nghĩa gì? Không gì cả!

Nhưng nếu anh nói thêm: “Ngày mai anh sẽ gặt,” lúc đó mọi sự sẽ rõ ràng. Cũng vậy, nếu Chúa Giêsu chỉ nói: “Phúc cho những kẻ có tâm hồn nghèo khó,” lời đó nghe phi lý. Nhưng khi Người thêm: “Vì nước trời là của họ, “tất cả đều có nghĩa.

Nhưng phúc nước trời đem đến “sự đảo ngược tất cả các giá trị”, là cái gì? Đó là của cải không bao giờ mất, ăn trộm không thể lấy được, không thể bị mối mọt. Đó là của cải không bị bỏ lại cho những kẻ khác trong giờ mình chết, nhưng là điều mình mang theo. Đó là “kho tàng ẩn giấu” và là “viên ngọc quí” mà muốn sở hữu nó Tin Mừng nói nên bỏ mọi sự khác.

Sự đến của nước này đã gây nên một thứ “khủng hoảng chính trị” của sự nhập khẩu hàng hóa toàn cầu, một sự tái tổ chức cấp tiến. Sự đến đó mở ra những chân trời mới; một ví dụ nhỏ như vào năm 1400s, một thế giới mới—America—được khám phá, và những quyền lực giữ độc quyền thương mại với phương Đông—ví dụ Venice—thình lình thấy mình không được chuẩn bị và đi vào trong cơn khủng hoảng. Những giá tri xưa của thế giới—tiên bạc, quyền thế, uy thế—bị thay đổi, bị tương đối hóa, dầu những thứ đó không bị loại bỏ, do sự đến của nước này.

Bấy giờ cái gì xảy ra cho người giàu? Một người để dành nột số tiền lớn và chỉ trong một đêm trị giá tiền lưu hành hạ xuống 100%. Buổi sáng ông thức dậy thành người vô sản, cho dầu ông không biết điều đó. Người nghèo, đàng khác, có một cái lợi với sự đến của nước Chúa, bởi vì, không có gì phải mất, họ sẵn sàng hơn đón nhận một tình trạng mới của công việc và không sợ sự thay đổi. Họ có thể đầu tư mọi sự trong hệ thống tiền lưu hành mới. Họ sẵn sàng hơn để tin.

Nhưng chúng ta nghĩ khác. Chúng ta tin rằng những thay đổi đáng kể là những thay đổi thấy được và có tính xã hội, không phải là những thứ xảy ra trong đức tin. Nhưng ai đúng? Trong thế kỷ cuối chúng ta đã kinh nghiệm những cuộc cách mạng theo kiểu này, nhưng chúng ta cũng thấy dễ dường nào, sau một thời gian, chúng kết thúc bằng cách làm tái xuất hiện, với những người giữ vai trò chủ đạo khác, cũng một tình huống bất công mà họ đã nói muốn loại trừ.

Có những mức độ và những phương diện thực tế không thấy được với những con mắt trần tục, nhưng chỉ với sự trợ giúp của một ánh sáng đặc biệt. Ngày nay, với những vệ tinh trong không gian, những ảnh chụp tia hồng ngoại của toàn thể những vùng địa cầu và xem ra những vùng đó khác biệt là dường nào trong ánh sáng của những tia sáng này!

Bài Tin Mừng, và cách riêng, mối phúc của chúng ta về người nghèo, cho chúng ta một hình ảnh về thế giới tắm gội trong một ánh sáng đặc biệt, trong một loại ánh sáng “tia hồng ngoại”. Nó giúp chúng ta thấy cái gì ở dưới, hay bên kia, mặt tiền. Nó cho phép chúng ta phân biệt cái gì còn lại với cái đã qua.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách