PDA

View Full Version : Vì Sao Lại Mau Quên - Minh Lý



delta
01-09-2008, 04:46 PM
Vì Sao Lại Mau Quên

Bước sang năm mới, chắc chắn Nhạc Việt sẽ xuất hiện không ít những ca sĩ, nhạc sĩ mới, nhưng với số lượng như vậy liệu khán giả có nhớ và điểm mặt được từng người?

Người ta thường nói “Thời thế tạo anh hùng”, và phải chăng đó cũng là lý do tại sao mà những năm 60 đến 90 thế kỉ trước làng giải trí nhất là âm nhạc Việt xuất hiện không ít những tên tuổi mà đến giờ mọi người đều nhớ như ca sĩ Vũ Dậu- mẹ ca sĩ Khánh Linh ngày nào, hay một Lê Dung giọng hát cao ngất với “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, hoặc một lớp những giọng hát như Lệ Thu, Thanh Tuyền, Chế Linh, Thái Châu,…đã lưu dấu trong lòng công chúng cho tới hôm nay. Những tên tuổi ấy khi nhắc tới người ta sẽ nhớ đến một ca khúc riêng, một nét nổi bật nhất và không lẫn vào nhau được. Đó chính là phong cách, cá tính âm nhạc và khả năng tự biết “định dạng” mình.

Còn đời sống âm nhạc hiện giờ thì sao? Than ôi. Ca sĩ thì nhiều đấy, không đếm xuể. Mỗi khi bắt gặp một cái tên mới, một album mới toanh, công chúng lại kháo với nhau những câu đại loại như thế này: “Ca sĩ đó là ai vậy? Từ đâu xuất hiện? Có gì mới không hay cũng chỉ vậy thôi?!...” Phải tốn rất nhiều câu hỏi mới tìm ra được ca sĩ đó là ai, nhưng để định vị gương mặt ấy trong làng giải trí với một dòng nhạc sở trường thì hầu như không thấy đâu cả. Như ca sĩ Mỹ Lệ có nói: “Hôm nay, Mỹ Lệ thấy các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Nhưng khi số lượng quá đông, để tìm kiếm được sự chú ý của công chúng thì thật là khó khăn. Do đó, các bạn ít ra phải có tố chất của người nghệ sĩ và nỗ lực thật nhiều và hát hết mình mới có cơ may trụ dược trong lòng khán giả…”


http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/VietNhim_MyLe.jpg
CS Mỹ Lệ

Hồi tưởng lại cách đây 10 năm, khi hàng loạt ca khúc như: Nỗi nhớ dịu êm, Giã từ dĩ vãng, Em và tôi, Hương Ngọc Lan, Giọt sương trên mi mắt,…bức phá dòng nhạc nhẹ trong cả nước thì kéo theo đó là rất nhiều những cái tên được khẳng định. Trong buổi đầu còn nhiều khó khăn nhưng các ca sĩ ấy hôm nay tạo ra thương hiệu riêng như Phương Thanh với một chút khàn và rất “máu” khi hát, Thanh Lam bước đến ngưỡng của một Diva điêu luyện,…Phải chăng, khi cái gì thiếu thì rất cần, mà khi quá nhiều và dư thừa thì làm người ta chán?

Thật sự mà nói, nhìn là đời sống tinh thần trong mấy năm gần đây, nhà nhà muốn làm “phòng thu”, người người nuôi mộng thành “ca sĩ” dù chưa biết là có khả năng hay không?. Hát và phát hành một album theo ý thích là xong, cùng với sự hỗ trợ của các phòng thu, công ty giải trí ngày càng nhiều thì hỏi làm sao người người không đổ xô đi làm “ca sĩ” chứ?

Nhật Hạ-một ca sĩ hải ngoại có trao đổi: “Nhật Hạ thấy đời sống âm nhạc trong nước hôm nay sôi nổi ghê lắm, rất nhiều hoạt động. Và cơ hội để làm một ca sĩ cũng rất nhiều, và mọi điều kiện đều có sẵn. Không như cái thời Nhật Hạ đi hát, thiếu thôn nhiều thứ và điều đó làm mình phải cố gắng. Nhật Hạ thấy các bạn trẻ hôm nay không chú ý nhiều đến nét cá tính của mình mà chiều lòng khán giả nhiều quá. Có thể đó là lý do làm các bạn khó thành công…”

Còn ca sĩ Lê Uyên thì cho rằng: “Có thể làm ca sĩ hay nhạc sĩ không khó trong bối cảnh đầy đủ tiện nghi như hiện nay, nhưng làm sao để người ta nhớ rất khó. Lê Uyên ủng hộ các bạn trẻ, vì họ rất năng động và đáng yêu nhưng Lê Uyên cũng thấy các bạn hơi lười biếng, không thích có cái riêng, mượn người này một tí, người kia một tí ghép lại thành của mình. Và điều đó thì nghệ thuật sẽ đào thải ngay…”. Rất nhiều người có nỗi băn khoăn và “ sự mau quên” của khán giả hôm nay. Câu trả lời ở ngay chính trong sự tự ý thức của mỗi người khi đến với nghệ thuật âm nhạc.

Minh Lý

:idea: