PDA

View Full Version : X- Xin đưa chúng con ra khỏi sự dữ



Dan Lee
12-28-2007, 01:05 AM
LỄ THÁNH GIA THẤT (A)

XIN ĐƯA CHÚNG CON RA KHỎI SỰ DỮ

Huấn ca: 3:2-7,12-14; TV 128; Colossê 3: 12-21; Matthêu 2: 13-15,19-23

Các Thầy Giảng thân mến,

Ngay sau lể Giáng Sinh, việc buôn bán bớt nhộn nhịp trong các cửa hàng, và sản phẩm mua bán chuyển sang hàng hóa mùa xuân. Các kệ trưng bày sản phẩm lể Giáng sinh đều được dọn dẹp lại để mừng năm mới. Nhưng trong nhiều nhà thờ và nhiều gia đình công giáo máng cỏ vẩn còn được trưng bày, vì mùa Giáng Sinh chưa chấm dứt. Hôm nay chúng ta nhìn vào hang đá, một khung cảnh yên lặng, an bìinh, gợi nhớ cho chúng ta bao kỷ niệm đầy yêu thương. Khung cảnh một đứa bé thơ và cha mẹ, rồi ba vua mang quà đến, đôi khi còn lại vài thiên thần.

Bài phúc âm hôm nay đưa chúng ta ra khỏi khung cảnh an bình của hang đá. Ba Vua đã ra đi. Theo phúc âm thánh Matthêu trình bày về Thánh Gia Thất trong hoàn cảnh lịch sử của người Do Thái. Người Do Thái hay người Kito hữu đọc phúc âm có thể hiểu ngay sự lo sợ của cha mẹ hài nhi và dân Israel. Ông Herod cảm thấy quyền hành của ông ta có nguy cơ bị sụp đổ vi đứa bé mới sinh. Vì trước đó ba Vua có đến thăm Herod để hỏi xem Vua dân Do Thai vừa sinh ra ở nơi nào. Vi vậy Herod lại càng lo sợ hơn khi ba Vua không trở lại để xem họ có tìm ra đứa bé không. Herod ra lệnh giết tất cả các đứa bé trai mới sinh để tránh khỏi mọi hiểm họa cho quyền hành của ông. Sau khi ba Vua ra đi, và vì cuộc sát hại của Herod, thánh gia thất phải di tản. Cả gia đình đưa nhau đi xuống Ai Cập, cũng như dân Israel lúc trước xuống Ai cập để rồi bị đàn áp.

Cũng như lúc xưa ông Moisen đưa dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, thi Chúa Giêsu cũng sẽ ra khỏi đất Ai Cập để cứu dân Ngài. Chúa Giêsu sống y như lich sử dân Do Thái thuở xưa, và Matthêu dùng lời ngôn sứ Ôsê để diễn tả :"…Ta đã goi Con Ta ra khỏi Ai Cập "(11:1). Cũng như xưa Thiên Chúa đã cứu dân Ngài ra khỏi ách nô lệ của Vua Pharaon, thi bây giờ Thiên Chúa đang che chở cho đứa bé và cha mẹ nó khỏi bị sự đe dọa của Herod.

Theo phúc âm thánh Matthêu. đứa bé sinh ra sẽ được đặt tên là "Emanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (1:23). Vậy "Chúa ở cùng chúung ta" như thế nào? Chúa đã sống như những người di cư chạy khỏi nơi sinh sống vì chiến tranh hay vì sợ hãi. "Thánh Gia Thất" phải chạy loạn để được sống an bình. Khi chúng ta nhìn vào xã hội hiện nay, thánh Matthêu muốn chúng ta quan tâm tới những người nghèo khổ bi áp bức. Thiên Chúa đang ở về phía họ. Và đây là lời dạy xuyên suốt trong phúc âm thánh Matthêu. Ở những đọan cuối, chúng ta sẽ nghe Chúa nói rõ hơn nữa :"Vì khi Ta đói các con cho Ta ăn, khi Ta khát các con cho Ta uống. Khi ta không nhà ở các con đón nhận Ta. "(Mt 25:35)

Trong lễ Thánh Gia Thất hôm nay chúng ta có thể trang hoàng thêm nhiều sao sáng lộng lẫy. Nhưng Phúc âm không muốn chúng ta làm như vậy, vì làm như thế là chúng ta đã rời xa hình ảnh thực tế của đời sống Thiên Chúa làm người trong xã hội chúng ta. Thật thế, lúc đầu chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa gặp nhiều trở ngại, ngay từ lúc Chúa Giêsu mới sinh ra và trong suốt cuộc đời Ngài.

Chúng ta nên cất những tấm thiệp chúc Giáng Sinh có những hinh ảnh rất đẹp về khung cảnh Giáng Sinh, và đưa ra tấm thiệp chỉ có một cặp vợ chồng trẻ với một đứa bé đỏ hỏn đang chạy di tản với nét mặt đầy sợ hãi lo âu. Hình ảnh di tản của Thánh Gia hiện nay chúng ta đã thấy nhiều trên báo chí hay truyền hình cảnh chạy loạn của người Phi châu ở Darfur, hay người Iraq, Afghanistan, Syria, Liban, Palestine hay ở nhiều nơi khác nữa, hoặc những người chạy trốn qua biên giới Hoa Kỳ. Hình như khắp cùng thế giới ngày nay ở đâu cũng có người chạy loạn. Ở Hoa Kỳ có người chạy vì bão Katrina không được giúp đỡ đầy đủ, và đến ngày hôm nay họ vẫn chưa được trở về nhà cũ ở Louisiana và Mississipi. Nếu chúng ta nghĩ lại đến cảnh Thánh Gia di tản thì chúng ta nên nghỉ đến biết bao gia đình cũng đang di tản. Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse là họ hàng của những người di tản.

Thánh Matthêu lại tiếp tục viết thêm là sau khi Herod chết rồi Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria tưởng là đã được yên ổn trở về quê họ, nhưng họ vẫn còn sợ vì "Átken nối nghiệp cha là Herod cai trị xứ Judea". Như chúng ta cũng thường thấy chuyện này trong xã hội chúng ta, một người thống trị chết đi thì có người khác lên thay thế. Chúng ta hãy nhìn sự sợ hãi được diễn tả trong phúc âm hôm nay. Cặp vợ chồng trẻ sau cùng quyết định trở về Nazareth chứ không về lại Bêlem là quê thật của họ. Nazareth thuộc xứ Galilê là xứ người ngoại, không phải xứ người Do Thái.(Mt.4:15) Họ là người xứ Judêa. Vậy bây giờ về sống ở xứ người, nói giọng khác người bản xứ họ sẽ cảm thấy thế nào? Họ cũng giống những người di cư bây giờ, vì đi đến đâu thì người địa phương lại thắc mắc về họ. Đôi khi họ cũng muốn trở về quê cũ, có dòng họ, bạn bè cũ để có đời sống quen thuộc như trước kia.

Câu chuyện của Thánh Gia bắt đầu với việc hứa hôn của Maria, sự có thai bất ngờ. Và từ đó việc đám cưới về nhà chồng và sinh con ra đều bất thường cả. Bao nhiêu thay đổi trong chương trình của họ, và bây giờ phúc âm lại đưa thêm một bất ngờ khác nữa: Thiên thần bảo thánh Giuse :"Hãy chổi dậy, đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn qua Ai Cập..." Tuy họ ở trong cảnh lo sợ, nhưng chúng ta cũng biết chắc là Thiên Chúa che chở cho họ. Thiên Chúa điều khiển tất cả mọi sự, và chính Thiên Chúa đưa đường dẫn lối cho họ.

Hiện nay vấn đề "di cư" là một sự kiện nóng ở Hoa Kỳ, và được nhắc đến trong tất cả những cuộc bàn luận về chính trị. Nhưng đây không những chỉ là một vấn đề chính trị, kinh tế và pháp luật, mà còn là vấn đề con người và bản vị. Vì nó có ảnh hưởng đến bao nhiêu người nghèo khó; nên giáo hội có lên tiếng bênh vực. Các Giám Mục dựa vào lời dạy của giáo lý hội thánh về công lý xã hội, có lên tiếng cho rằng chính sách về di dân có sai sót và cần được sữa chữa lại. Các Giám Mục kêu gọi giúp 11 triệu người không có giấy tờ hợp lệ, hay đang làm việc tạm bợ trong chương trình đưa người nước ngoài vào làm việc, được hợp thức hóa giấy tờ để được làm việc an toàn và để sau này gia nhập quốc tịch, vì có rất nhiều người bị bọn lợi dụng đưa họ qua biên giới với giá bóc lột. Giáo Hội kêu gọi sự công chính để giúp người di tản được thực hiện thủ tục nhập cảnh hợp pháp. và cùng lúc ấy cũng kêu gọi sự bảo vệ biên giới quốc gia.

Vấn đề di cư đang rất rối rắm, nên chúng ta không nên vội đổ lỗi và gọi những người ấy là "bất hợp pháp". Họ là những người đã làm những việc mà tổ tiên chúng ta trước kia đã làm, là tìm một nơi để cho gia đình con cháu được sống yên ổn làm ăn.

Lễ Thánh Gia Thất nhắc chúng ta nghĩ đến vấn đề di cư. Ngay từ đầu kinh thánh là lịch sữ của một dân tộc du mục thường di cư tìm chổ lập nghiệp. Có thể là vì Thiên Chúa gọi bảo họ ra đi, hay vì dân Chúa bị bắt buộc phải di tản đến một nơi đất khách quê người. Thánh Gia Thất là một gia đình di cư và phúc âm cho chúng ta thấy là Chúa Giêsu không nơi gối đầu yên ổn.

Chuyễn ngữ Fx Trọng Yên,OP.
Lm Jude Siciliano OP