PDA

View Full Version : Thánh lộ Chúa con luôn vững bước



Dan Lee
12-14-2007, 11:59 PM
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG A

THÁNH LỘ CHÚA CON LUÔN VỮNG BƯỚC

Is 35: 1-6a,10; Tv 146; Ja 5: 7-10; Mt 11: 2-11

Các Thầy Giảng thân mến,

Hôm nay ngôn sứ Iasia tả những người đang đi trên "thánh lộ". Họ đi đâu vậy? Họ không đi chơi vào ngày lễ, họ cũng không đi thăm bạn bè hay gia đình vào dịp cuối tuần. Sự thật họ là những người đi về nhà.(Rất tiếc là đoạn bài đọc không thêm đến câu 8 và 9, vì 2 câu ấy nói họ đi trên "quan lộ", và quan lộ ấy còn được gọi là "thánh lộ", những người được cứu rổi sẽ đi trên con đường đó).

Dân Chúa đến từ khắp mọi nơi trên địa cầu. Bài đọc hôm nay không chỉ nói đến những người bị đi đày ở Babylon, mà còn nói đến tất cả chúng ta. Thiên Chúa đang gọi họ về nhà, và vũ trụ cũng chia sẽ niềm vui với họ " Sa mạc cùng đất khô cằn sẽ hân hoan với họ.." Chính thế, cảnh vật chung quanh đều thay đổi, đất sa mạc, và đất khô cằn sẽ tưng bừng nở hoa để người đi đường được mừng vui hớn hở trong cuộc hành trình.

Tuần trước trong bài đọc thứ nhất (Is11:8), chúng ta thấy cảnh vật thay đổi. Con người và thú rừng sống với nhau một cách hoà bình ("trẻ em vừa bú vừa chơi với rắn hổ mang"). Nhưng bài đọc hôm nay lại nói đến đất trời đầy hân hoan mừng đón dân Chúa trở về Sion. Đất trời trước kia là sa mạc hoang vu nay trở thành đồng xanh cỏ mướt để dân Chúa đi qua một cách dễ dàng không mệt mõi. Tại sao thế? Vi họ là những người đã mệt mỏi, di không vững, đã bị mất hết tinh thần, tâm tính chán chường. Vì họ đã sống chung đụng với những dân tộc không cùng một đức tin với họ, và lại còn chống đối Thiên Chúa của ho.

Chúng ta phải reo hò lên "Vinh quang thay Thiên Chúa " cho mọi người đều biết, vì Thiên Chúa đã đến Ngài dọn một "thánh lộ" cho chúng ta đi qua. Thiên Chúa khai quang mọi sự cho đường về của họ được thảnh thơi, không mệt mỏi. Câu cuối cho chúng ta thấy một hình ảnh rất tốt đẹp "buồn rầu than van không còn nữa". Dân Chúa sẽ mừng reo bước qua lẽ công chính, và những đau khổ sẽ lọt ra cửa sau.

Đức tin trình bày trong cựu ước dựa vào đất đai, vì Thiên Chúa đã hứa với dân Ngài là họ sẽ được sống trên mảnh đất phì nhiêu. Họ sẽ được sống yên lành. Ngôn sứ Iasia nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa dựng nên trời đất vũ trụ để giúp chúng ta sống với tinh thần cộng đoàn đùm bọc, cùng dắt nhau về nhà cha của chúng ta trên trời. Bởi thế thường những hình ảnh về đất đai, vũ trụ được dùng để giúp chúng ta hiểu những ơn thánh của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Đạo Công Giáo là đạo dựa vào thiên nhiên vũ trụ, vì các bí tích là những dấu chỉ hành động của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta. Chúng ta dùng nước, muối, bánh, rượu v.v... trong nghi lễ thánh. Hiện nay những người bảo vệ thiên nhiên giúp chúng ta ý thức là người thời nay đang tàn phá thiên nhiên mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Hãy tưởng tượng nếu một ngày nào đó chúng ta không tìm ra nước để làm phép rữa tội thì chúng ta nghỉ sao? Và nếu chỉ có nước dơ bẩn thôi thì chúng ta nghĩ gì về phép rữa để làm sạch tâm hồn chúng ta? Chẳng lẻ chúng ta phải đi mua nước chai về để làm phép rữa tội chăng?

Hiện nay không phải ai trong chúng ta cũng đang gặp khó khăn đi trên đường đời. Trong số những người tiến về quê trời có người mạnh, có người yếu, Người mạnh được khuyên nên "đưa tay giúp người yếu". Chúng ta là thành phần của một cộng đoàn đang cùng nhau hành hương về quê thật. Hãy nhìn chung quanh chúng ta, xem có ai cần sự giúp đỡ, cần một lời khuyên, cần thuốc để thêm nghị lực, cần một ít thực phẩm cho gia đình, hay cho một nhóm người được gia nhập vào sống trong cộng đoàn để cùng đi với chúng ta.

Những đoạn sách của ngôn sứ Isaia nhắc tôi nghĩ đến những bậc cha me có con bi sợ hãi sau khi té bị trấy sướt. Cha mẹ thường ẵm con vào lòng, cho ngồi trên bắp đùi để nói nhỏ rằng: "Đây, mẹ đây sẽ không sao đâu con". Nhưng đứa bé bị thương vẫn còn sợ sệt và vẫn nghĩ là mọi sự chưa được tốt đâu. Nhưng lời nói nhỏ nhẹ và trìu mến của cha mẹ đã an ủi em bé và thêm hy vọng cho em. Rồi em cũng tin là cha me nói thật. Và em sẽ cam thay được an ủi mặc dù đầu gối vẫn còn đau và máu còn chảy. Như chúng ta, chúng ta vẫn thường đọc lời kinh sau: "chúng con ở nơi khóc lóc than thở nài…". Chúng ta không biết và không trông thấy được tương lai sẽ như thế nào. Nhưng chúng ta nghe lời an ủi nhẹ nhàng của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia, và chúng ta giữ niềm hy vong.

Trên trái đất này không có mấy nơi được đầy hoa lá xanh tươi đâu."Đất sa mạc và đất cằn khô" không có gì để hân hoan cả. Và thế giới này còn biết bao nhiêu người đang sống trong cảnh “ sa mạc” màn trời chiếu đất, đau khổ về tình cảm cũng như về vật chất và tinh thần. Nhiều người đang đau buồn và than khóc. Những lời kêu than của nhiều người chung quanh chúng ta gây nên những hình ảnh đau buồn, và sự thật là như thế. Nhưng lời của ngôn sứ Isaia vẫn mạnh dạn nói lên tuong lai mờ mịt của chúng ta. Còn có nhiều chuyện sẽ đến mà chúng ta chưa biết được. Kinh thánh hôm nay, cho chúng ta những hiện tượng khác hẳn những hiện tượng của địa cầu nơi chúng ta đang sống với đầy u ám tối tăm. Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta rằng "các con ơi, đây, Chúa đây, rồi mọi sự sẽ không sao đâu". Nhưng những bài đó cũng cho chúng ta một khái niệm về tương lai và cũng an ủi chúng ta là Thiên Chúa quyết định hoàn thành công việc tạo dựng của Ngài liên tục đến lúc cuối bởi lòng thương yêu vô bờ bến của Ngài. Thiên Chúa sẽ thưởng công cho những việc làm tốt lành và nhờ đó sẽ thắng mọi sự dữ đã xảy ra.

Vậy thử hỏi chúng ta có nên buông tay ngồi đợi đến lúc Thiên Chúa giải quyết mọi đau khổ cho chúng ta hay không? Không đâu, vì theo kinh thánh mà chúng ta được nghe mỗi tuần; chính những gì chúng ta phải làm trong thời gian hiện tại sẽ nói lên tương lai của chúng ta. Chúng ta phải cố gắng sống đổi mới để sau này Thiên Chúa sẽ đem đến an vui cho chúng ta. Trong lúc chờ đợi, chúng ta phải làm những gì như lời các ngôn sứ và lời Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Thiên Chúa chúng ta muốn. Nhờ đó, chúng ta hãy thực hiện cuộc sống đầy thương yêu đối với xa hoi, và chăm sóc vũ trụ và môi trường thiên nhiên mà Thiên Chúa đã dựng nên, vì cả xã hội loài người cùng môi trường thiên nhiên và vũ trụ là những tạo vật sẽ đón Thiên Chúa ngày sau hết.

Chúng ta biết tương lai là của Chúa, nhưng trong đời sống hiện tại chúng ta có thể nếm đựơc chút ít mùi vị của tương lai của Chúa như thế nào. Chính Chúa Giêsu nói rõ cho các môn đệ của thánh Gioan Tẩy Giả biết sứ vụ của Ngài là: "mù được sáng, què được đi, phung cùi được sạch, điếc được nghe, kẻ chết sống lại, và người nghèo khó được nghe báo tin mừng". Đó là những việc Chúa Giêsu đã bắt đầu, và chúng ta phải tiếp tục làm như Ngài cho đến ngày Ngài trở lại. Chúng ta phải tìm cách rao giảng, đem sự sáng đến cho người mù, giúp kẻ khổ đau được ra khỏi cảnh đau thương để có thể thăng tiến, đón nhận những kẻ sống bên lề xã hội, và đem tin mừng đến cho những ai chưa được biết và không có hy vọng về tương lai.

Tuần trước thánh Matthêu nói về thánh Gioan Tẩy Giả là người dọn đường cho đấng Messia mà dân Do Thái trông đợi. Thánh Gioan nói nước trời đã gần đến. Gioan là một tiền hô mạnh dạn cho Ngôi Lời của Thiên Chúa. Như chúng ta đã nghe tuần trước: Thánh Gioan chỉ kêu gọi dân chúng nên hối cải nhưng ông không thể đem đến cho họ điều họ cần nhất là được ơn tha tội. Và phúc âm hôm nay tiếp tục câu chuyện thánh Gioan trong tuần trước.Thánh Gioan báo tin là khi đấng Messia đến, Ngài sẽ "đem cái sàn để rê lúa, Ngài sẽ sàng sảy sạch lúa của Ngài...còn thóc lép thì Ngài sẽ thiêu trong lửa không hề tắt."(3:12). Đáng sợ thật ! Thánh Gioan có thất vọng về Chúa Giêsu không? Đâu là những thóc lép, và lửa thiêu mà thánh Gioan đã tiên đoán ?

Chúa Giêsu cũng kêu gọi dân chúng hãy hối cải như thánh Gioan đã kêu họ. Nhưng với lời kêu gọi hối cải, Chúa Giêsu hứa đem lại cho họ ơn tha thứ và ơn chữa lành. Lúc đó thánh Gioan đang ở trong tù. Ông ta không thể hỏi thẳng Chúa Giêsu được, vì thế nên ông ta mới gởi môn đệ đến hỏi Chúa về điều mà ông thắc mắc nhất là: "Có phải Ngài là Đấng sẽ đến, hay chúng tôi phải đợi người nào khác"(11:3)

Có thể Chúa Giêsu không phải là một quan tòa khắc khe như thánh Gioan đã tưởng tượng. Nhưng Chúa Giêsu đã gởi lại một câu trả lời đầy hy vọng: Ngài là Đấng đã đến theo lời ngôn sứ Isaia (Is 29:18-19) nói trong bài đọc hôm nay, để cứu dân Ngài nhờ sự tha thứ của Thiên Chúa. Đây Thiên Chúa xét xử chúng ta qua Chúa Giêsu với lòng từ bi nhân hậu. Lối xét xử với lòng từ bi là quyết định của vị thẩm phán của chúng ta.

Chúng ta sống trong hy vọng của mùa vọng và tin tưởng vào lời Thiên Chúa đã hứa. Chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu, nên chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện đời sống của Chúa Giêsu trên trần gian. Những gì Chúa Giêsu nói về Ngài và sứ vụ của Ngài là chữa người mù, người què và người phung cùi v.v... thì chúng ta phải tiếp tục sứ vụ ấy. Mùa Vọng khuyên nhủ chúng ta sống mầu nhiệm Chúa Kitô trong thời đại chúng ta. Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thánh Gioan rất rõ là Ngài không lánh khỏi trần gian, Ngài không đến để gọi một số người theo Ngài để sống một đời vương giả theo lề luật riêng của mình, và cũng không lập một đạo binh để chống đối ai. Sứ vụ của Chúa Giêsu là đối phó với sự dữ bằng cách tha thứ và chữa lành. Lời ngôn sứ Isaia đã được chứng minh khi dân chúng gặp Chúa Kitô, "Đây là Thiên Chúa các ngươi...Ngài đến để cứu các ngươi". Bây giờ, chúng ta là giáo hội của Chúa Kitô, chúng ta phải "ra đi rao giảng" những điều chúng ta đã thấy và đã nghe về Chúa Kitô. Chúng ta thi hành sứ vụ này bằng cách: cho những người mù trong tâm hồn được thấy. cho những người bị bại liệt trong tâm linh và thể xác được bước đi, ân cần tìm hiểu và nói chuyện với những người tách khỏi giáo hội, xã hội. Tìm cách đặt giá trị con người vào đời sống của họ. Làm như vậy chúng ta sẽ như Chúa Giêsu trở nên người đem Tin Mừng đến cho người nghèo khó và người bị áp bức.

Chuyển ngữ Fx Trọng Yên,OP.