PDA

View Full Version : Câu chuyện thằng Cu Tí và Cu Tèo



Dan Lee
11-27-2007, 01:09 PM
CÂU CHUYỆN THẰNG CU TÍ VÀ THẰNG CU TÈO

Đối với những tín đồ Thiên Chúa Giáo, Mùa Chay Thánh là thời gian để cho mọi người Kitô hữu Cầu Nguyện, Hãm Mình, tự ăn năn sám hối những lỗi phạm của mình trong 10 điều răn của Chúa và tất cả 10 điều răn được tóm gọn lại chỉ trong 2 điều là: Trước kính mến Chúa trên hết mọi sự, sau yêu người như mình ta vậy. Trong tinh thần mỗi người Kitô hữu tự xét lại lương tâm của mình đã xúc phạm đến Ngài, qua tư tưởng, lời nói hay việc làm, đã làm tổn thương về tinh thần lẫn vật chất đến những anh chị em khác, có cùng một Cha chung với nhau là Đức Kitô đang ngự ở trên trời. Trong tinh thần đó, chúng tôi xin kể lại sau đây một câu chuyện tình cảm đầy bi đát, thương tâm, oái oăm, để quí vị đọc giả cùng chúng tôi hãy suy xét một vấn nạn của tình yêu, mà nhân vật chính trong cây chuyện này, đã một mình thủ diễn 4 vai trò quan trọng nhất qua từng giai đoạn chuyển tiếp liên tục: Phút đầu tiên làm người Tình một lần, làm người Chồng tới 2 lần, rồi làm Bố tới 3 lần, và lại sắp sửa vừa làm cả ông Nội lẫn ông Ngoại nữa. Sau khi quí vị đọc giả đọc xong câu chuyện này, sẽ cảm thấy không một ai trong chúng ta có thể tưởng tượng nổi một sự việc như thế lại có thể xảy ra trên trái đất này. Nếu có ai đã được nghe kể lại câu chuyện này, có lẽ sẽ cho rắng đây là một câu chuyện hoang đường 100% của một người có đầu óc quá giầu tưởng tượng phịa ra, để làm cho người nghe câu chuyện phải băn khoăn, oán trách lẫn thương xót cho số phận hồng nhan bạc phận của hai người phụ nũ trong câu chuyện này. Chúng tôi xin mời đọc giả hãy lắng nghe những sự việc diễn biến tuần tự của câu chuyện độc nhất vô nhị, có một không hai này, do nhân vật chính trong câu chuyện này đã thuật lại cho tôi biết để yêu cầu tôi cố vấn cho ông ta.

Vậy trước khi đi sâu vào chi tiết về nhân vật trong câu chuyện này, chúng tôi muốn ôn lại một chút về bối cảnh thời chiến tranh tại Miền Nam Việt-Nam trước ngày mất nước. Chắc quí đọc giả vẫn còn nhớ, nước Việt-Nam thân yêu cuả chúng ta trong nhiều năm chinh chiến, người Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa luôn luôn phải cầm súng giết giặc, để bảo vệ quê hương Miền Nam Nước Việt được thanh bình thịnh vượng tại hậu phương cho tới ngày mất nước. Nhưng không phải vì thế mà các anh chị em Chiến Sĩ QLVNCH trở nên khô khan tình cảm, trái lại trong những lúc ở ngoài tiền tuyến, người Lính Chiến oai hùng cầm súng, hăng say giết giặc nhiều chừng nào, thì bù lại vào những lúc được nghỉ ngơi tại hâu cứ, dù chỉ trong một giây lát ngắn ngủi, con tim của người Lính Chiến lại dạt dào tình cảm yêu thương nhiều chừng ấy. Thật vậy, trước ngày mất nước, từ thôn quê hẻo lánh xa xôi cho đến thành thị đông đúc dân cư, ai ai cũng thường nghe thấy câu hát “Anh Là Lính Đa Tình, Tình Non Sông Nước Việt…” vang lên trên khắp nẻo đường Miền Nam Nước Việt. Câu hát nói lên ý nghĩa phong phú của chữ đa tình ở đây, không hẳn chỉ có tình yêu trai gái mà còn là tình yêu Thượng Đế, tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc, tình yêu nhân loại, tình yêu Cha Mẹ, tình yêu vợ chồng, tình yêu con cái v.v… để nhắc nhớ cho dân chúng sống ở hậu phương thành thị hiểu rằng, con tim của các anh chị em Chiến Sĩ QLVNCH vẫn luôn luôn dạt dào tình cảm, biết thương yêu nhân loại. Chính vì thế mà tất cả người chiến sĩ VNCH nào cũng mang giòng màu đa tình chảy trong con tim, nên cách nay không lâu, có một cựu Chiến Sĩ QLVNCH, đã đến văn phòng gặp tôi, ông kể lại cho tôi nghe từng chi tiết câu chuyện tình cảm của ông, để nhờ tôi cố vấn cho ông nên chọn lựa một giải pháp nào tốt đẹp nhất do chính ông đưa ra, để giúp ông giải quyết một vấn nạn tình yêu hiện nay của ông như sau:

Cách đây ít lâu, ông có trở về thăm quê hương Việt-Nam trong 4 tuần lễ, không ngoài mục đích là để thăm họ hàng, bạn bè thân thuộc hiện còn đang sinh sống ở quê nhà, và trong suốt hơn 25 năm, kể từ ngày ông vượt biển sang Hoa Kỳ, ông chưa hề có dịp gặp lại bạn bè cũ, thì đây là một dịp tốt nhất để ông gặp lại họ. Tối nay tụ họp ở nhà người bạn này, tối mai lại ở nhà người bạn khác, để ăn nhậu và ôn lại dĩ vãng về những chiến công oai hùng khi ông cùng những người bạn ông đều là những Chiến Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa cầm súng giết giặc trên khắp 4 vùng chiến thuật, nào kể cho nhau nghe những biến cố đã xảy ra sau những năm tháng dài xa cách nhau cho đến bây giờ mới được gặp lại mặt nhau. Cứ như thế kéo dài được một tuần lễ đầu, đến tuần lễ thứ hai, để thay đổi một bầu không khí mới mẻ, ấm cúng hơn, tình cảm ơn, thay vì ăn nhậu ở nhà mãi cũng nhàm chán, và các đề tài kể cho nhau nghe cũng đã gần cạn hết cả rồi, và có một số anh em bạn bè cảm thấy còn thiếu một món ăn đặc sản quê hương khác nữa, muốn đem ra thiết đãi ông, nhưng món đặc sản này không thể đặt mua đem về nhà được, nên một anh bạn trong bàn tiệc, đã đưa ý kiến với anh em là tối ngày mai, chúng ta hãy đi nhậu tại một quán ăn có nấu món ăn đặc sản này, và kín đáo dặn dò mọi người là, hễ ai có vợ, xin đừng mang bà xã theo vì món này hoàn toàn không thích hợp khẩu vị cũng như nhãn quan của các bà. Thế là đa số anh em tỏ ý tán đồng ý kiến này ngay. Tối ngày hôm sau, ông cùng mấy người bạn ông, tụ tập tại một quán bia ôm. Tối thứ nhất, thứ hai và thứ ba thì chỉ ăn qua loa một vài món nhậu đơn sơ và uống bia rất nhiều, liên tục uống hết ly này đến ly khác, trong khi các bạn ông cũng như ông, người nào người ấy tuổi tác cũng đều xấp xỉ lục tuần hoặc trên lục tuần, có người thì trông gần như sắp sửa về chầu Chúa, nhưng khi đã uống hơi khá nhiều, thì người nào người ấy cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng, nhẹ nhàng như đang bay bổng lên chín tầng mây theo khói thuốc bay, và tới giây phút này, nửa tỉnh nửa say, ông cùng các bạn ông không bảo nhau, đều dang hai cánh tay gầy yếu của mình ra, một tay cố gắng kéo mấy em chiêu đãi vào lòng mình, ôm thật chặt các em cho đỡ lạnh lẽo cõi lòng vì đã lỡ uống quá nhiều bia lạnh, còn một tay kia tha hồ vuốt lên mái tóc óng ánh đủ màu sắc của các em, rồi từ từ vuốt năm ngón tay nhẹ nhàng lên đôi má hây hây ửng hồng của các em, đồng thời miệng thốt ra những lời thiết tha, trìu mến, âu yếm để tỏ tình với các em. Ông nhấn mạnh thêm rằng, trong món ăn tạm được gọi là đặc sản nặng tình quê hương này, có em tuổi độ trăng tròn, có em tuổi chừng đôi mươi, có em cao số nhất thì cũng khoảng dưới 30 mùa xuân. Các em lúc nào cũng cười tươi như hoa, giọng nói thỏ thẻ, ngọt ngào, có em trông thật đáng thương như những nụ hoa sắp héo tàn, nhưng kịp thời lại được tưới chất hóa học hồi sinh bằng Mỹ kim mầu xanh của ông mang về, nên những nụ hoa này lại có dịp tươi thắm trở lại. Những em khác tuổi độ trăng tròn thì đi đứng ẻo lả, mềm mại, duyên dáng, nhí nhảnh, tung tăng như những con chim Sơn Ca mới biết bay. Tất cả các em má phấn môi son, xinh tươi này, đang ngồi trong vòng cánh tay từ ái yêu thương của các ông, thỉnh thoảng các em lại khéo léo bưng lia bia lên, để nhẹ nhàng đổ từ từ vào tận miệng mỗi ông những ngụm bia, bốc mùi thơm ngon mát lạnh. Đó chỉ là giai đoạn khởi đầu của 3 tối, gọi là uống bia ôm. Nhưng đến những tối kế tiếp, là giai đoạn hai của tình yêu nở muộn, thì chỉ còn xót lại với ông một người bạn chí thân với ông, tình trạng cũng tạm thời độc thân tại chỗ như ông, lúc đầu hai ông vẫn đến quán uống bia ôm như 3 tối hôm trước, vừa uống vừa ôm em cho tới lúc quán đóng cửa về khuya, thì 2 ông rủ 2 em về khách sạn để uống bia nằm. Bia nằm cũng không đắt hơn bia ôm là bao nhiêu, cho dù phải trả thêm tiền mướn 2 phòng ngủ riêng, cộng với tiền típ cho 2 em va tiền bao thuê xe taxi chở 2 em về nhà trời gần sáng, sau khi hai ông tuổi già sức yếu, đã bị ngất ngư con tàu đi, đang thiếp trong giấc ngủ triền miên, đành để cho 2 em lặng lẽ tạm thời cáo biệt hai ông mà không nói lên được một lời giã từ, nhưng đã có hẹn hò nhau từ trước là: “Tối mai em sẽ gặp lại anh yêu, để chúng mình lại tiếp tục trút bầu tâm sự cho nhau nghe nhé!”.

Thật sự đối với ông, là một Việt Kiều hồi hương từ Hoa Kỳ về thăm quê nhà, chi tiền bằng Mỹ kim thì đâu có thấm thiá gì. Thế rồi chuyện gì đến với ông thì nó phải đến. Mặc dù trong lúc sấm sét đang nổ vang dội ngoài trời, những chuyện đi mưa về gió của ông và ông bạn ông vẫn cứ lặng lẽ tiếp diễn trong căn phòng ấm cúng, đầy đủ tiện nghi, hình như chỉ dành riêng cho du khách nước ngoài hoặc cho những quý vị Việt Kiều về thăm quê nhà. Giai đoạn đi mưa về gió của riêng ông lúc này, người viết chẳng cần phải kể lại rõ chi tiết ra đây, thì chắc quý đọc giả cũng thừa đoán ra được rồi. Ông tâm sự tiếp, con tim của ông đã ngủ yên trong nhiều năm qua, kể từ khi vợ ông qua đời, nhưng bây giờ con tim của ông bất chợt trỗi dậy, nó đòi yêu trở lại, nó không thèm nhắc nhớ cho ông nhớ rõ tuổi đời của ông đã trải qua mấy chục vạn ngày rồi. Ông hồi tưởng lại những ngày đầu tiên được uống bia nội hóa, rồi những giây phút thần tiên được uống bia nằm với người con gái nặng tình quê hương, còn đang chờ đợi từng ngày để được tái ngộ với ông ở quê nhà. Trong lòng ông lúc đó cảm thấy xao xuyến, rạo rực, nóng hổi lạ thường, giống y như tâm trạng của một cô gái dậy thì. Thật vậy, người em gái mà ông uống bia ôm với nàng ở trong quán mấy tối hôm trước, thì cũng chính là người em gái yêu dấu đang uống bia nằm với ông bây giờ tại khách sạn. Mặc dù ông hơn nàng trên 30 chục tuổi đời nhưng hai người vẫn yêu nhau say đắm, mặn nồng bằng tất cả những gì của ông có thể trao cho nàng, kể ngay từ tối đầu tiên uống bia nằm với nàng, cả hai người không thèm đếm xỉa gì đến tuổi tác quá chênh lệch của nhau: Một bên thì như ông Bố già của nàng và một bên như con gái cưng út nhất nhà của ông. Nàng và ông, cả hai người chẳng thèm để ý tới thời gian và không gian ra sao, chỉ biết cùng nhau xây đắp lâu đài tình ái, đến xuýt tí nữa làm ông bị hãng đuổi vì trở về Hoa Kỳ trình diện đi làm trễ mất một tuần. Trước ngày ông lên đường trở về Hoa Kỳ, ông có hứa với nàng là khoảng 3 tháng nữa, ông sẽ quay trở lại đây để nàng đưa ông về trình diện Mẹ của nàng ở dưới tỉnh Vĩnh Long, và ông sẽ làm giấy hôn thú cũng như tổ chức tiệc cưới trình diện họ hàng và bà con bạn bè xa gần lối xóm ở dưới quê Mẹ nàng. Xong đâu đó, ông sẽ đem giấy hôn thú của hai người về Hoa Kỳ, để tiến hành thủ tục bảo trợ cho nàng qua xum họp với ông. Giữ đúng lời hứa với nàng, đúng 3 tháng sau, ông xin hãng nghỉ phép 3 tuần không ăn lương, ông quay trở lại gặp nàng và ngay ngày hôm sau, hai người đưa nhau ra quận hành chánh để ký giấy tờ hôn thú.Thay vì sau khi ký giấy hôn thú xong, theo như dự tính trước, là nàng phải dẫn ông về Vĩnh Long để trình diện Mẹ nàng và vài ngày sau sẽ tổ chức bữa tiệc cưới ra mắt họ hàng bà con lối xóm ở đây. Nhưng nàng lại đổi ý, muốn ông đưa nàng lên Đàlạt để hưởng một tuần lễ trăng mật trước đã rồi mới về Vĩnh Long sau. Thế là một tuần lễ sau, hai vợ chồng, chồng già vợ trẻ là tiên, thuê xe riêng chạy từ Đàlạt về thẳng Vĩnh Long để ông trình diện Mẹ vợ. Xe vừa đậu tới đầu ngõ, nàng bước vội xuống xe, vui vẻ, hớn hở nắm chặt tay ông, kéo ông chạy theo nàng vào đến tận nhà, để giới thiệu đức lang quân mới cưới của mình với Mẹ. Hai người vừa bước chân vào trong nhà thì đã nhìn thấy Mẹ nàng đang đứng chờ sẵn ở giữa nhà, bà vừa nhìn thấy con, bà cười tươi tỉnh mừng đón con gái độc nhất của bà đã về và chào cậu con rể Việt Kiều hơn tuổi bà, mà bà chưa hề biết mặt mũi ra sao, chỉ nghe con gái mình miêu tả diện mạo cậu ở trong điện thoại mấy tháng trước đây thôi, rồi vợ ông chưa kịp dứt lời giới thiệu về người chồng của mình với Mẹ, thì bà Mẹ vợ tự nhiên ngất xỉu, từ từ ngã lăn xuống đất, vợ ông cùng ông vội vàng đỡ bà lên, đặt bà nằm trên một cái ghế dài, nàng lấy dầu nóng xoa bóp lên người bà, một lúc sau bà mới tỉnh lại. Sở dĩ bà bị ngất xỉu là vì bà nhận ra ông là người tình năm xưa của bà cách đây gần 30 năm và chính bà đã giúp đỡ tiền bạc cho ông, để ông có đủ phương tiện vượt biên và cũng chính bà đã đưa tiễn chân ông từ Sàigon xuống tận Châu Đốc, để ông lên thuyền vượt biên trong lúc bà đang ốm nghén, có thai với ông được hơn 3 tháng. Thế rồi khoảng 6 tháng sau, sau ngày ông vượt biên, bà đã sanh hạ cho ông một đứa bé gái mũm mĩm, xinh xắn như con búp bê, mà nay nó đã khôn lớn, gần được 29 cái xuân xanh. Kể từ ngày ông vượt biên đến nay, bà cũng như ông, không hề có tin tức gì của nhau để nối lại liên lạc và sau cùng bà phải rời bỏ Sàigòn, vẫn giữ một lòng son sắt chung thủy với ông, để về thôn quê sinh sống, phải di chuyển hết tỉnh này sang tỉnh khác, làm lụng vất vả khổ cực thân xác, để kiếm đủ tiền nuôi con khôn lớn, cho tới lúc con tới tuổi trưởng thành. Trong khi đó, sau ngày vượt biên để đến trại tỵ nạn Nam Dương, ông bị giữ lại ở đây hơn một năm mới được thanh lọc để sang định cư ở Hoa Kỳ vì ông là cựu quân nhân QLVNCH. Mấy năm đầu tới Hoa Kỳ, ông có gửi tiền về Việt-Nam, để nhờ những người bạn ông ở Sàigòn, cố gắng làm sao tìm cho ra người tình năm xưa của ông đã mang thai với ông như đã vừa kể ở trên. Nhưng ông đã hoàn toàn tuyệt vọng vì không có một ai có thể giúp đỡ ông tìm cho ra tông tích của bà với đứa bé sanh ra là con của ông, mà ông không hề biết mặt, biết tên hoặc biết đứa bé đó là con trai hay con gái. Sống trong những tháng năm cô đơn, thời tiết thì lạnh lẽo với gió thổi buốt giá về mùa đông, mùa hè thì nóng như thiêu đốt da thịt, trong khi phải làm việc lao động chân tay vất vả hằng ngày nên ông đành phải lập gia đình với người khác tại Hoa Kỳ, nhưng chỉ ít năm sau vợ ông qua đời vì bệnh ung thư, để lại cho ông một đứa con trai mới 4 tuổi và ông vẫn cố giữ cảnh gà trống nuôi con cho đến nay, con trai ông đã 25 tuổi, nó đã có vợ và sắp sửa có con. Thật oan trái thay, hôm nay trước cảnh đau lòng là ông đang ngồi đối diện trước mặt người yêu năm xưa của ông, lại là người Mẹ vợ của ông, đồng thời người vợ ông vừa mới cưới cũng là con gái ruột của ông. Chao ơi, biết nói gì đây, khi hai trái tim lại cùng chung một máu mủ ruột thịt, biết giải quyết ra sao đây? Lần đầu tiên trong đời ông, ông đã làm người tình 1 lần, 2 lần làm người chồng, 3 lần làm người Bố và sắp sửa ông sẽ trở thành ông Nội và ông Ngoại nay mai.Vì ông là chồng của người vợ quá cố và con trai của ông với người vợ này như đã đề cập ở phần đầu, sắp sửa có con, tức là cháu nội của ông sắp chào đời. Riêng người vợ thứ hai của ông như vừa mới kể trên, nàng vừa là con gái ruột của ông với người tình xưa, lại vừa là vợ của ông hiện đã mang bầu với ông trước ngày ông quay trở lại quê nhà lần này để cưới nàng, tức là đứa bé sắp sanh ra sẽ là con của ông mà cũng có thể chỉ là cháu ngoại của ông, vì đã chắc đâu tác giả của bào thai có phải là của ông hay là của người đến trước ông. Ông tự than trách thân phận ông rằng, là một cựu quân nhân tác chiến, đã từng xử dụng đủ mọi loại súng, súng lục có, súng trường có, súng tiểu liên có, súng đại liên có, kể cả phải dùng lựu đạn cầm tay để giết quân thù sát lá cà, mà chưa có bao giờ ông phải ân hận trong lương tâm của ông về hành động Tác Chiến này. Nhưng giờ đây, chỉ vì thằng Cu Tí con tôi, nó dại dột nghịch ngợm khẩu súng bắn nước của tôi nên mới xảy ra nông nỗi này. Ông có đưa ra một giải pháp của ông để giải quyết vấn đề nan giải này và ông yêu cầu tôi cho biết ý kiến, là ông có nên làm như vậy không? Giải pháp đó là, mỗi tháng ông sẽ gửi 200 Mỹ kim về cho nàng và Mẹ nàng tiêu chung, nhưng khi vợ ông hay còn gọi là con ông, sắp sanh đứa bé thì ông sẽ gửi thêm về cho 2000 để trang trải chi phí sanh đẻ. Chứ nếu bảo trợ qua đây, thì khó ăn khó nói, khó trả lời với bà con họ hàng, bạn bè thân thuộc bên này, rồi chưa kể cách xưng hô với nhau trong nhà hay ra ngoài đường trước mặt bàn bè, nàng sẽ gọi ông bằng anh xưng em, hay bắng Bố xưng con đây? Rồi cách xưng hô với đứa bé khi nó khôn lớn, nó sẽ gọi ông bắng Bố xưng con hay bằng ông Ngoại xưng cháu đây? Ôi thật quá nhức đầu, biết xưng hô thế nào cho phải lẽ, hợp tình hợp lý đây? Nên ông nghĩ rằng giải pháp của ông vừa trình bày với tôi ở trên là thượng sách nhất. Tôi trả lời ông rằng tôi hoàn toàn không đồng ý với giải pháp này của ông đưa ra. Dù cho ông có vô tình gây ra thảm trạng cay đắng này đi chăng nữa, nhưng ông nên nghĩ đến tương lai dài hạn của 3 người: trước tiên là người vợ hoặc con, là người con gái của ông, thứ đến là đứa bé sắp được sanh ra, có thể là con của ông hoặc chắc chắn nó là cháu ngoại của ông, cuối cùng là đến bà Mẹ của vợ ông và cũng là người tình chung thủy năm xưa của ông. Tiền ông gửi về hàng tháng, có bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không giúp cho 3 người này có được một tương lai sáng lạng cho cả một cuộc đời họ, nhất là cuộc đời của con gái ông và cuộc đời của đứa bé sắp sanh sẽ còn kéo dài cả hàng mấy chục năm nữa, sau khi ông đã qua đời, chi bằng ông cứ xúc tiến việc bảo trợ cho vợ ông sang đây sau khi vợ ông đã sanh và tên bố của thằng bé trong giấy khai sanh nên đề là vô danh thì hay hơn. Khi vợ ông đã sang đến đây rồi, nên tìm cách đưa nàng đến ở một tiểu bang nào khác nơi ông đang ở, mỗi tháng vẫn chu cấp tiền bạc cho nàng có thể đủ sống nuôi con. Sau vài năm đã làm quen với cuộc sống văn minh nhưng lúc nào cũng vội vã trong xã hội Hoa Kỳ, nàng có thể gửi con để đi làm kiếm tiền thêm. Khi đã đủ năm đủ tháng như luật di trú qui định, để tránh cho nàng khỏi trục xuất trả về quê quán, lúc đó ông sẽ nạp đơn xin ly dị nàng cũng không muộn. Khi đã ly dị xong, nàng có thể tái giá với bất cứ ai bất luận Việt hay Mỹ, miễn là người nào thật tình yêu thương nàng và nàng yêu thương họ là tốt đẹp rồi. Nhất là tương lai mai sau cho đứa bé đó, nó có nhiều cơ hội tiến thân trên đường học vấn cũng như trên đường công danh sự nghiệp của đời nó. Còn một điều nữa là sau khi vợ ông đã ổn định cuộc sống, nạp đơn vô quốc tịch, rồi bảo trợ cho cho Mẹ của nàng sang đây xum họp với con gái, đệ nạp đơn xin bảo trợ vào lúc đó sẽ được cứu xét mau chóng hơn. Chứ vấn đề cách thức xưng hô như ông nêu lên sẽ không đặt thành vấn đề, vì khi đã biết nàng là con ruột của mình rồi, thì hai người đâu còn ăn ở với nhau như vợ chồng nữa, chuyện riêng của mình bảo trợ cho vợ qua, nếu hai người trong cuộc không nói ra, thì ai biết đấy là đâu, người ta vẫn tưởng Bố bảo trợ cho con qua và nàng sẽ gọi ông là Bố xưng là con, có chết thằng tây đen nào đâu, sự thật vẫn là sự thật, chuyện uống bia nằm với nàng là một tai nạn ngoài ý muốn của cả hai người, chỉ có ông, Mẹ nàng và nàng biết mà thôi, ai dại gì khai ra ngoài làm gì, để lạy ông tôi ở bụi này.

Câu chuyện trên làm tôi nhớ lại cách đây khoảng 2 năm, có một ông, tuổi tác cũng xêm xêm như ông này, đến chia xẻ niềm tâm sự của ông với tôi là: Ông đã trở về quê nhà một lần và ông không dám trở về lần thứ hai nữa. Số là khi ông về, gặp bạn bè rủ đi nhậu ở quán bia ôm, sau khi quá chén lại được chính em chiêu đãi viên bia ôm rủ ông đi uống bia nằm tại một khách sạn, một vài lần liên tiếp sau, có thể là bia nằm ngon hay là cô này chỉ muốn được ông bảo trợ cho cô ta sang Hoa Kỳ theo diện hôn thê, nên một hôm, cô nhỏ nhẹ thỏ thẻ cho ông biết là cô yêu ông bằng tất cả con tim chân tình của cô, rồi trước 2 tuần ông lên đường trở về Hoa Kỳ, cô đưa ông về nhà để giới thiệu với bố mẹ của cô. Khi vừa tới gặp Bố Mẹ của cô, thì làm ông muốn té ngửa người ra, Bố cô là em họ con Chú Bác ruột với ông, cô phải gọi ông bằng Bác. Khi ông sang Hoa Kỳ thì cô cháu này chưa sanh, nên ông hoàn toàn không biết cô cháu này và dự định của ông là sau 2 tuần đi chơi với bạn bè trước đã, rồi còn lại 1 tuần sau, mới đến thăm họ hàng bà con thân thuộc. Ông này cũng đổ lỗi cho là tại thằng Cu Tèo con tôi, nghịch ngợm khẩu súng bắn nước của tôi, nên làm tôi tới giờ, vẫn cảm thấy hối hận và xấu hổ trong lương tâm, không muốn về thăm quê nhà nữa.

Để tạm kết luận cho 2 câu chuyện đắng cay trên đây, điều trước tiên chúng ta nhận xét thấy cả 2 ông đã đổ tội oan cho 2 thằng Cu Tí và Cu Tèo, trong khi 2 ông đã quên mất rằng 2 đứa bé tí hon này có tay đâu mà nghịch ngợm súng bắn nước của 2 ông. Giả thử, 2 vụ này nếu được đưa ra tòa xét xử, thì hai ông này mới chính là 2 thủ phạm, chứ Cu Tí và Cu Tèo hoàn toàn vô tội được tòa tha bổng và vị Quan Tòa có thể phán quyết một bản án hình sự rất nặng, tuyên án phạt 2 ông này về tội lạm dụng tình dục để cưỡng bách 2 đứa bé tí hon này phải hành động. Cũng may cho 2 ông là không bị truy tố thêm về tội hiếp dâm 2 cô gái trên tuổi vị thành niên, nhờ vào sự đồng thuận của cả 2 bên; nhưng coi chừng, cả hai bên có thể bị truy tố về tội mua dâm và bán dâm bất hợp pháp, theo luật lệ hiện hành của mỗi quốc gia. Suy luận như thế để hy vọng làm cho đọc giả đọc tới đây, phải tủm tỉm nở một nụ cười vì một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, và đồng thời đây cũng gợi lên một yếu tố pháp lý đối với những ai chưa từng có một khái niệm gì về luật hình sự tại Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, để lưu tâm cho những ai đang ở trong cái tuổi con tim sắp hay đang ngủ yên, nếu trở về thăm quê nhà, thì nên cẩn thận giữ mình trước những cạm bẫy của tình dục, vì tình yêu luôn luôn là vật đẹp muôn màu, không phân biệt tuổi tác, không có giới hạn không gian và thời gian khi 2 kẻ thật sự đang yêu nhau. Nếu hai nhân vật chính ở trong 2 câu chuyện kể trên, lỡ họ có yêu nhau, nhưng đừng lôi Cu Tí và Cu Tèo vào vòng tác chiến, thì tình yêu này vẫn kịp thời say goodbye and see you no more, không còn gì phải ân hận lương tâm. Khổ một nỗi, tình yêu và tình dục, lúc nào nó cũng như hình với bóng, nó thường đi song hành với nhau, nhất là đối với phái nam, khước từ tình yêu thì tương đối dễ dàng hơn là khước từ tình dục, vì một khi mỡ đã treo trước miệng mèo rồi, mà không ăn thì phí của trời và có thể bị một số người biết chuyện, sẽ chê bai mình là thằng khờ, thằng ngốc, thằng ngu. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều rất quan trọng, là luôn luôn cần phải đặt tình yêu cho đúng chỗ, bằng không, đối với Tòa Án đời sẽ không sao như 2 trường hợp xảy ra vừa kể trên, nhưng đối với Tòa Án lương tâm sẽ trói buộc chúng ta vào một bản án tử hình về luân thường đạo lý của con người có nhân tính, khác hẳn với con vật, làm cho lương tâm chúng ta lúc nào cũng bị đay nghiến, bất an, ân hận suốt cả cuộc đời còn lại của chúng ta, chỉ vì tình yêu không đặt đúng chỗ. Qua nhân vật của câu chuyện thứ hai vừa kể trên, đã cho tôi biết thêm có 2 trường hợp khác, xẩy ra tương tự như trường hợp của ông, một người về VN uống bia nằm với cô em gái cùng Cha khác Mẹ với mình và một người uống bia nằm với cô em gái, con Cô con Cậu ruột với mình, đều không biết trước có sự liên hệ mật thiết gia đình với mình. Cả 2 cô này đều mang bầu tâm sự, và không biết chắc chắn bào thai có phải của 2 tác giả này hay không, phải thử DNA mới rõ. Nhưng dù sao hành động uống bia nằm của 2 người này đã sai trái luân thường đạo lý mất rồi, vì tình yêu của cả hai bên vô tình đã không đặt đúng chỗ. Biết nói gì đây khi tất cả những nhân vật trong những câu chuyện kể trên, đã vô tình để cho con tim trỗi dậy đòi yêu mà không chịu tìm hiểu cặn kẽ đối tượng trước khi cùng nhau nhập cuộc.

Vậy một lần nữa như đã nêu ra ở trong phần mở đề của bài này, trong Mùa Chay Thánh và tiếp theo sau là Tuần Thánh để chúng ta sửa soạn đón mừng Chúa Phục Sinh, đây là một cơ hội tốt đẹp nhất cho những ai tự cảm nhận được chính mình đã làm mất lòng Chúa một lần hay nhiều lần, tức là đã xúc phạm, làm buồn lòng đến Ông Bà, Cha Mẹ, Chú Bác, Cô Dì, Anh Chị Em, Bạn Hữu và tha nhân, thì hãy nên đi hòa giải với Thiên Chúa, bằng cách xưng tội rước Lễ ít nhất một năm một lần, để xin Ngài khoan dung, thương xót, tẩy uế tất cả các vết nhơ bẩn trong tâm hồn chúng ta cho được sạch sẽ, để chuẩn bị đón mừng Chúa Phục Sinh sắp đến với mỗi người trên trần thế.

Tuyên Úy Trại Tù
Phó Tế Nguyễn Mạnh San