PDA

View Full Version : Kết cục của một xã hội không có Thiên Chúa chính là một xã hội chống đối lại con người



Dan Lee
11-23-2007, 09:35 AM
Kết cục của một xã hội không có Thiên Chúa chính là một xã hội chống đối lại con người

Lược trích bài phỏng vấn với Cha Ignacio Larranaga về việc cầu nguyện.

MADRID, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Một phần lớn trong công việc của Cha Ignacio Larranaga chính là việc dạy cho mọi người biết cách cầu nguyện.

Cha Larranaga được sinh ra tại đất nước Tây Ban Nha vào năm 1928 và được phong chức linh mục vào năm 1952. Cha cũng đã có lần đi truyền giáo tại Mỹ Châu La Tinh. Vào năm 1974, Cha bắt đầu phong trào tông đồ có tên Cuộc Gặp Gở Nhằm Cảm Nghiệm về Thiên Chúa (Meetings of Experience of God), qua đó, Cha dạy giảng dạy tại 33 quốc gia trong suốt hơn 30 năm qua. Vào năm 1984, Cha thành lập ra Những Cuộc Hội Thảo về Cầu Nguyện và Đời Sống (Prayer and Life Workshops), một hoạt động truyền giáo được Tòa Thánh Vaticăn phê chuẩn và đang dàn trải đến hơn 40 quốc gia.

Cha vừa mới cho xuất bản một cuốn sách có tên “Thiên Chúa Ở Bên Trong” (God Within), một cẩm nang về cách thức cầu nguyện.
http://www.vietcatholic.net/pics/Prayer.jpghttp://www.vietcatholic.net/pics/PrayingOrphan.jpgTrẻ Em Mồ Côi Nga Sô Cầu Nguyện
Hỏi (H): Thưa Cha, trong cuốn sách của Cha, Cha đề cập đến “đức tin của người trưởng thành.” Vậy có một tiến trình chững chạc nào đó về mặt đức tin không?

Cha Larranaga (T): Thưa, dĩ nhiên là có, việc khắc phục đức tin vốn quá thiên về mặt lý trí hay chú trọng vào việc kiếm tìm sự vững chắc nào đó, khiến cho đức tin có khả năng đón nhận tất cả những loại rủi ro và sự sợ hãi, chẳng hạn như đức tin đã khiến cho tổ phụ Abraham có thể bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, và rồi cũng chính đức tin đã trở nên nguồn cảm hứng, trọng tâm, và ý nghĩa trong đời sống của Ông ta.

(H): Vậy thưa Cha, liệu cuộc sống mà không có Thiên Chúa có phải là cuộc sống có ý nghĩa không?

(T): Thưa, tận đáy thẳm sâu của chúng ta, rất khó mà có thể lấp đầy cho được. Chỉ sự hư vô mới có thể làm thoả mãn một cái giếng sâu vô tận. Nền văn hóa thời nay đã loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cùng đích và trung tâm sống của nó, một trung tâm vốn bị cái tôi, ích kỷ chiếm đoạt đi.

Và hậu quả của nó sẽ là như thế nào? Thưa, đó chính là việc mất đi tình đoàn kết, luân lý bị động; chẳng còn gì là có ý nghĩa cả; chẳng còn ai là xứng đáng cả, sự đến tận cùng của hư vô; nổi trống vắng hư vô, sâu thẳm đe dọa và làm cho con người ngạt thở. Và kết cục sẽ là việc con người tự vẩn. Một xã hội không có Thiên Chúa sẽ kết cục như là một xã hội chống đối lại con người.

(H): Thưa Cha, Cha nói rằng cái làm đảo lộn mọi kế hoạch của con người chính là sự thinh lặng của Thiên Chúa. Vậy có phải lời cầu nguyện là cách để giúp chúng ta “hòa điệu” cùng với Ngài không?

(T): Thưa, việc cầu nguyện chính là một phương cách hữu hiệu để bắt một nhịp cầu nối giữa Thiên Chúa với một người như bạn, và tôi, để sự hiện diện của cả hai, được yêu mến, được cảm thông và được chia sẽ bằng việc cho và nhận, bằng việc yêu và được yêu trong sự thinh lặng của trái tim, trong đức tin và trong tình yêu.

(H): Thưa Cha, liệu một người nào đó có thể học biết cách cầu nguyện không?

(T): Thưa, cầu nguyện chính là một ơn huệ của Thiên Chúa, và đó là món quà đầu tiên của Ngài dành cho nhân loại. Thế nhưng, đó cũng còn là một nghệ thuật, vì lẽ, nó chính là sự hội tụ của ân huệ và tự nhiên. Và chính trong ý nghĩa đó, việc cầu nguyện phải tuân thủ theo các quy phạm qua sự học hỏi và những luật lệ khác về mặt tâm lý học. Do đó, để cầu nguyện thành công và sốt sắng, người đó cần phải biết phương pháp và sự rèn luyện.

(H): Thưa Cha, liệu việc cầu nguyện có dễ dàng không?

(T): Thưa, bằng việc đọc Kinh Lạy Cha hay Kinh Kính Mừng, thì đó là điều quá dễ. Tuy nhiên, nếu đó là vấn để của việc tập trung tất cả mọi năng lực trí óc vào một Thiên Chúa, trong sự thinh lặng của trái tim, trong đức tin, trong tình yêu, vân vân, thì việc cầu nguyện đó không phải là điều dễ dàng tí nào cả.

Người đó cần phải bình tâm, bỏ qua những mâu thuẩn, căng thẳng, phải thinh lặng trong tâm nội, và ở tại một nơi tĩnh mịch, để biết chấp nhận và tôn sùng mầu nhiệm hư vô của Thiên Chúa. Thì đó không phải là việc cầu nguyện dễ dàng tí nào cả.

(H): Thưa Cha, như Cha đã viết trong cuốn sách của Cha rằng “Ai được Thiên Chúa yêu mến sẽ không còn phải sợ hãi nữa.” Trong một xã hội, chứa đựng đầy dẫy sự sợ hãi như trong xã hội của chúng ta ngày nay, liệu việc cầu nguyện có thể giải phóng con người khỏi những sự sợ hãi đó không? Liệu việc giao cảm với chính Thiên Chúa và cảm nghiệm được Ngài sẽ giúp cho sự sợ hãi của chúng ta tan biến đi vĩnh viễn không?

(T): Thưa, để sống trong tình yêu và sự hiện diện đầy sức mạnh của Thiên Chúa một cách sâu sắc, để cảm nghiệm được sự dịu mềm, êm ái trong mọi thước tâm sâu, để sống mà không cảm thấy bị bỏ rơi và hoàn toàn tín thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, thì con người phải biết cầu nguyện, vì chỉ có lời cầu nguyện và đời sống cầu nguyện nội tâm mới vĩnh viễn và mãi mãi đuổi xa đi những sự sợ hãi trong trái tim của con người, để tất cả được thay thế bằng sự bình yên.

(H): Thưa Cha, mọi người than phiền rằng họ “cầu nguyện và chẳng có sự thay đổi” nào cả?

(T): Thưa, những người đó phải hỏi rằng nếu như họ không có cầu nguyện thì liệu có sự khác biệt nào chăng. Chúng ta cần phải nổ lực luôn, và phải biết kiên nhẫn, nhưng dường như chẳng có ai là như vậy cả. Có bao nhiêu sự thinh lặng đã dẫn đến biết bao sự thành công mà chẳng hề có ai chú ý đến chúng cả! Do đó, không ai có thể nói một cách thiếu suy nghĩ rằng, tôi “cầu nguyện và chẳng có gì là thay đổi cả.”

(H): Thưa Cha, có phải Chúa Kitô đã cách mạng hóa (revolutionalize) việc cầu nguyện không?

(T): Thưa. Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là “Abba,” hay “Lạy Cha Thân Mến,” (Dear Daddy), và Ngài nói: “Khi các con cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại và cầu nguyện với Cha Các Con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn và ở cùng các con.”

Và Ngài cũng còn nói rằng: “Không cần phải lên núi để thờ phụng Cha, hay lên núi Sinai, hay ở trong đền thờ này hay đền thờ kia, nhưng là ở trong thần khí và sự thật.” Thì chẳng có gì là một cuộc cách mạng lớn lao cả.

(H): Thưa Cha, Những Cuộc Hội Thảo về Cầu Nguyện và Đời Sống là gì vậy?
(T): Thưa, chúng là một cách thức rao giảng Tin Mừng mới mà người đó thực hiện trong tình thân hữu với Thiên Chúa, một tiến trình trong sạch hóa và bình tâm hóa triệt để được diễn ra, để đưa người đó đến sự thánh thiện, bắt chước giống y hệt với Chúa Kitô.

(H): Thưa Cha, đâu là những điểm chính để nhận biết về một đời sống cầu nguyện có hiệu quả và thâm sâu?

(T): Thưa, hãy bền chí và trong sạch thuần túy trong đức tin (pure naked faith). Một mình với Thiên Chúa trong tình yêu và trong sự yên bình thanh vắng và tĩnh lặng, và Thiên Chúa sẽ làm tất cả mọi điều còn lại.

Anthony Lê