PDA

View Full Version : Giải đáp Phụng Vụ: dự Thánh Lễ sau bài Phúc Âm, không được rước lễ.



Dan Lee
10-30-2007, 02:22 PM
Giải đáp Phụng Vụ: dự Thánh Lễ sau bài Phúc Âm, không được rước lễ.


Nói thêm về ý lễ

ROME (Zenit.org).- Giải đáp của cha Đạo binh Chúa Kitô, Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum

Linh mục giáo xứ của con đã ra qui tắc rằng bất cứ ai đến dự Thánh Lễ mà sau bài Tin Mừng thì không được rước lễ. Vì Ngài cho biết lý do Chúa Giêsu là “Lời hoá thịt.” Do đó chúng ta phải nhận biết Chúa Giêsu trong Lời trước khi nhận biết Người trong sự Ruớc Lễ. Một linh mục khác, là một giáo sư phụng vụ, có một ý nghĩ khác. Ngài nói ai đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, vì kẹt giao thông, chăm sóc con cái bịnh hoạn, v.v.) sẽ không bị khước từ Rước Lễ. Xin Cha có thể cho một tia sáng trên vấn đế này? --B.E., Kuala Lumpur, Malaysia.

Chúng tôi đã đề cập câu hỏi về những sự đến trễ một Thánh Lễ, trong một những lần giải đáp trước vào năm 2003.

Vào giải đáp hồi đó cũng như bây giờ, tôi đồng ý với linh mục thứ hai: người nào tới trễ không do lỗi của mình sẽ không bị khước từ Rước Lễ.

Tôi cũng cho là bất khôn nếu đặt một điểm ngăn trở nào; tôi tiếp tục nhấn mạnh sự kiện các tin hữu phải tham dự Thánh lễ cho trọn.

Điều hết sức có thể là một số thành phần tín hữu có thể bắt đầu thấy bài Tin Mừng như là điểm chấm dứt và cảm thấy yên tâm nếu thường thường đến kịp bài đọc thứ hai, như vậy bảo đảm rằng Thánh lễ “thành sự.”

Thật thì Thánh Lễ là nguyên vẹn và chúng ta phải trước hết công nhận Chúa Giêsu trong Lời trước khi chúng ta công nhận Người trong Thánh Thể. Và điều này phải bao hàm phụng vụ toàn vẹn của Lời và không hẵn chỉ có bài Tin Mừng.

Cũng vậy, tuy có một logic nào đó trong sự chọn bài Tin Mừng như một lúc thể ấy, những lý do đưa ra không căn cứ đủ từ những quan điểm thần học, giáo luật và luân lý để nâng đở một sự ngăn trở bao quát cho việc Rước Lễ.

Vị mục tử có một nhiệm vụ hướng dẫn và soi sáng lương tâm các tín hữu được giao phó cho ngài. Và tuy tôi bất đồng với gợi ý của ngài Tin Mừng là một điểm phân ranh giới cho việc Rước Lễ, thì ít ra ngài đang cố gắng rõ ràng thực hiện nhiệm vụ thánh của ngài.

Do đó, nhiệm vụ quyết định nên hay không Rước Lễ, trong trường hợp riêng này của sự tới trễ, chủ yếu thuộc về mỗi cá nhân Công Giáo hơn là vị mục tử, là người hầu như khó mà có thể chăm chú theo dõi đến mỗi sự tham dự Thánh Lễ trễ.

Do đó điều thuộc về những kẻ đến trễ là chất vấn lương tâm mình về lý do sự đến trễ của mình. Nếu lý do là sự trễ nãi hay lười biếng, lúc đó tốt hơn cho họ là đợi một Thánh Lễ trọn vẹn khác nếu sự này có thể. Cả những kẻ đến trễ một cách không thể chê trách, nên tham dự một Thánh Lễ trọn vẹn mặc dầu họ có thể ít bị buộc làm vậy theo lương tâm.

Đồng thời, có những yếu tố khách quan cần phải lưu ý ngoài lý do đến trễ. Kẻ đến sau khi truyền phép coi như đã không tham dự Thánh Lễ, cho dù có lý do của sự chậm trễ đó. Một người như thế không nên Rước Lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì có bổn phận dự phải dự một Thánh Lễ khác.

Thật thì có thể Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, như vậy Thánh Lễ không phải là điều kiện tiên quyết chủ yếu cho sự Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này không biện minh việc đến đúng giờ Rước Lễ trong một Thánh Lễ của ngày trong tuần, vì tất cả những nghi thức cho việc Rước Lễ, thì ngoài việc Thánh lễ bao hàm một Phụng Vụ Lời Chúa, người ta phải tham dự trọn nghi thức.

* * *

Nhắc Ý Lễ

Sau khi chúng tôi giải thích về việc đọc những ý Thánh Lễ, một linh mục nhận xét: “ Trong một Thánh Lễ đồng tế, mỗi linh mục đồng tế có thể có một ý Lễ riêng biệt. Tại đan viện chúng tôi, hằng ngày chúng tôi có lễ đồng tế, và chúng tôi có một chính sách là không bao giờ nhắc ý Lễ nào trong Thánh Lễ. Bằng không, có thể xảy ra là nếu một ý Lễ được vị chủ tế nhắc tới, thì một người nào đó đã xin một ý khác với một trong những vị đồng tế hiện diện, và họ sẽ có ấn tượng là ý lễ mình xin không được thực hiện,”

Chắc chắn đây là một chính sách hợp lý do những hoàn cảnh. Tuy nhiên, có thể có những hoàn cảnh đặc biệt, khi sự kiện có nhiều linh mục đang đồng tế cho phép nhắc tới nhiều hơn một ý chỉ, miễn là các tín hữu biết rằng mỗi ý chỉ sẽ được giao cho một linh mục riêng biệt.

Cho dầu chỉ một Thánh lễ được cử hành trong sự đồng tế, mỗi linh mục cử hành hợp pháp một Thánh Lễ và có thể, nhận một bổng lễ cho ý chỉ tương ứng.

Tuy nhiên, có một qui tắc nghiêm khắc là một linh mục không bao giờ được nhận một bổng lễ cho một thánh Lễ đồng tế nếu ngài cử hành, hay là hoạ hiếm hơn việc đồng tế, tức là một Thánh Lễ khác trong cùng ngày.

Ví dụ, nếu linh mục ngoài việc đồng tế trong Thánh Lễ cộng đồng tại đan viện, cũng phải cử hành cho dân chúng trong lúc khác, ngài chỉ được nhận một bổng lễ cho Thánh Lễ thứ hai.

Ngài có thể có bất cứ số ý chỉ cá nhân để dâng trong thánh lễ cộng đồng, nhưng không một Thánh Lễ nào kết hợp vối một bổng lễ.


Đ.Ô Nguyễn Quang Sách