PDA

View Full Version : Tìm hiểu hải tặc ở biển đông



anhhai
05-19-2005, 11:39 AM
Trương Nhân Tuấn, Feb 01, 2005
(Viết cho những nạn-nhân của vụ thảm-sát trong Vịnh Bắc-Việt ngày 8 tháng 1 năm 2005)

Biến-cố vịnh Bắc-Việt ngày 8 tháng 1 năm 2005, hải-quân Trung-Cộng xả súng bắn chết 9 ngư-dân Việt-Nam, bắt đi 8 ngư?i khác và tịch-thu một thuy?n đánh cá là một vấn-đ? lớn thuộc v? pháp-luật. Theo l?i khai của các nạn-nhân chạy thoát v? được thì hải-quân Trung-Cộng đã nổ súng bắn xối-xả vào thuy?n đánh-cá của ngư-dân Việt-Nam tại điểm có t?a-độ 19 16’ vĩ-độ Bắc và 107 06’ kinh-độ ông.

Theo Hiệp-ịnh Phân-ịnh Vịnh Bắc-Bộ thì điểm nầy ở phía Tây và cách đư?ng phân-định lãnh-hải là 10 hải-lý, nhưng so với Công-Ước 1887 thì điểm nầy cách đư?ng biên-giới trên biển (tức là đư?ng kinh-tuyến 105 45’ kinh-độ ông Paris hay 108 03’ 18’’ kinh độ ông Greenwich) đến 57’ 18’’, tức khoảng 57 hải-lý. Có nghĩa là biến-cố xãy ra ở sâu trong hải-phận của Việt-Nam. Chiếu theo luật Quốc-Tế v? Biển thì Hải-quân Trung-Cộng đã vi-phạm nhi?u đi?u, nổi bật là các việc xâm-phạm hải-phận Việt-Nam, nổ súng bắn giết, bắt cóc và chiếm đoạt tài-sản của ngư-dân Việt-Nam. Như thế, hành-vi của hải-quân Trung-Cộng nếu không phải là một hành-vi gây-hấn để mở đầu cho chiến-tranh thì đây phải là một hành-vi hải-tặc chiếu theo các đi?u 101, 103, 104 … của Luật Quốc-Tế v? Biển 1988 (còn g?i là Convention de Montego Bay).

Hải-tặc và đạo-tặc là hai danh-từ thư?ng dùng của ngư?i Việt để chỉ cho ngư?i, hay nhóm ngư?i, có hành-vi chiếm-hữu đồ vật của ngư?i khác bằng sức-mạnh hay bằng vũ-khí, trên biển thì g?i là hải-tặc và trên bộ thì g?i là đạo-tặc. Những vụ nầy, ngoài việc chiếm-đoạt của-cải, b?n cướp có thể giết chết, hãm-hiếp và bắt cóc nạn-nhân. Lịch-sử Việt-Nam cho ta thấy dân-tộc chúng ta ngày xưa thư?ng-xuyên là nạn-nhân của những đảng cướp ở trên vùng biên-giới, trong vịnh Bắc-Việt cũng như ở mi?n Nam sau nầy. Biến-cố 8 tháng 1 có đủ các hành-vi cướp của (lấy thuy?n của nạn-nhân), giết ngư?i (9 ngư?i bị giết) và bắt cóc nạn-nhân (8 ngư?i), vì vậy nếu không phải là hành-vi hải-tặc thì là hành-vi chiến-tranh. Thuy?n của hải-quân Trung-Cộng là đại-diện cho nước Trung-Quốc, xâm-phạm lãnh-hải VN và nổ súng giết ngư?i VN. Không thể có vấn-đ? rủi-ro , không cố-ý giết ngư?i trong biến-cố nầy.

Tuy-nhiên, theo phát-ngôn nhân của Trung-Cộng thì lại cho rằng những ngư-phủ Việt-Nam mới là hải-tặc . Theo h? thì biến-cố xãy ra trong vùng biển của Trung-Cộng và hải-quân Trung-Cộng nổ súng bắn chết những ngư?i nầy để bảo-vệ các thuy?n đánh cá của ngư?i Hoa. Vậy giả-thuyết gây-hấn, tạo chiến-tranh tạm-th?i để sang một bên. Cho đến hôm nay, lúc viết bài này (30 tháng 1 năm 2005) thì chưa thấy phía Trung-Cộng cũng như Việt-Nam trưng-bày bằng-chứng v? t?a-độ vị-trí mà biến-cố đã xãy ra, ngoài l?i khai của nhân-chứng Việt-Nam đã ghi trên.

Ai là hải-tặc ? Bằng-chứng v? vũ-khí để hành-ngh? hải-tặc , tàu hải-quân Trung-Cộng vũ-trang tận răng, bắn vào thuy?n đánh cá của dân VN, chiếc chạy thoát được v? bến đếm thấy có trên 400 vết đạn thì không cần phải chứng-minh, còn thuy?n hải-tặc Việt-Nam hiện ở trong tay nhà-nước Trung-Cộng. Nếu muốn, phe Trung-Cộng có thể b? vào thuy?n nầy bao nhiêu súng-đạn lại không được ?
Yếu-tố quyết-định để kết-luận ai là hải tặc là vị-trí đã xãy ra biến-cố. Thực-tế thì việc trưng bằng-chứng sẽ rất đơn-giản cho cả hai bên, nếu hai bên đ?u có thiện-chí. Những chuyên-viên kỹ-thuật chỉ cần xem lại cuốn băng thâu tín-hiệu phát ra từ những chiếc tàu liên-quan đến biến-cố thì h? có thể biết được t?a-độ vị-trí của những chiếc tàu nầy (theo hệ-thống GPS hay phát-sóng VHF). Chắc-chắn tàu hải-quân Trung-Cộng có trang-bị các loại máy móc như thế, nhưng tại sao đến nay h? không trưng ra bằng-chứng? Còn thuy?n của ngư-dân VN thì sao ?

Nhà-nước Việt-Nam phải có trách-nhiệm đưa ra bằng chứng rõ-rệt v? t?a-độ vị-trí xãy ra biến-cố. Khi biến-cố xãy ra, theo l?i kể của nạn-nhân thoát được, thì thuy?n bị nạn có đánh điện kêu-cứu. Việc nầy rất quan-tr?ng vì nó củng-cố thêm cho l?i khai của những ngư-dân Việt-Nam chạy thoát được. Còn không có bằng-chứng cụ-thể, nếu chỉ dựa vào l?i khai của nạn-nhân thì sẽ khó tranh-cãi với kẽ mạnh. Nhưng nếu vậy thì nhà-nước CSVN thực-sự là một nhà-nước vô-trách-nhiệm. Chỉ có hai cách giải-thích cho việc nầy : Nhà-nước CSVN muốn nhận chìm biến-cố vì không muốn mích lòng đàn anh Trung-Cộng, hoặc h? không có trang-bị máy-móc cần-thiết. Chúng ta thấy nhà-nước CSVN phí-phạm nhi?u trong công-quĩ để thuê những vệ-tinh phát-sóng truy?n những chương-trình TV không có chút giá-trị nào v? văn-hóa, giải-trí cũng như sự trung-thực của thông-tin, phát đi khắp các nước Âu-Mỹ để tuyên-truy?n cho ngư?i Việt hải-ngoại. Các nước tiên-tiến thì việc truy?n-thông là thuộc tư-nhân. Còn những nhu-cầu cần-thiết như trang-bị hệ-thống GPS cho tàu đánh cá, thuê vệ-tinh định-vị, hệ-thống sonar dò cá để giúp ngư-dân dễ-dàng trong việc đánh cá thì nhà-nước nầy không màng tới. Trong biến-cố thê-thảm nầy, rõ-ràng từ đầu, nhà-nước CSVN chỉ muốn đóng vai-trò của ngư?i ngoại-cuộc. Những tuyên-bố của phát-ngôn viên Việt-Nam chỉ có tác-động vuốt đuôi dư-luận, đi sau dư-luận, chỉ ảnh-hưởng ngoài da , không đi sâu vào vấn-đ?. Nhưng nói thế, không phải nhà-nước CSVN đã là ngư?i ngoại-cuộc với Nước và Dân từ xưa đến nay hay sao ? Ngư?i viết bài nầy có đ?c đâu đó một câu đại-ý : Vậy thì chúng ta, những ngư?i Việt-Nam, từ nay hãy biết đùm-b?c tự bảo-vệ mình, đừng mong sự bảo-vệ từ chính-quy?n, vì những ngư?i nầy đang lo giữ ghế của bộ máy cai-trị sao cho thật vững , không đúng vậy hay sao ?

Như đã viết trên, đây là một vấn-đ? thuộc pháp-lý. Phát-ngôn-nhân Trung-Cộng ra tuyên-bố cho rằng những ngư-dân Việt-Nam bị thảm-sát là hải-tặc . Nếu không trưng bằng-chứng thì rõ-ràng nhà-nước Trung-Cộng không những đã phỉ-nhổ vào công-lý mà còn nhục-mạ cả dân-tộc Việt-Nam. ương-nhiên không một ngư?i nào có thể cho rằng chủng-tộc mình không có ngư?i trộm-cướp. Dân Việt-Nam cũng thế, chắc-chắn tệ nạn nầy phải có. Nhưng vấn-đ? là trước khi kết-luận thì phải trưng bằng-chứng. Hải- quân Trung-Cộng xâm-phạm hải-phận Việt-Nam giết ngư?i, cướp của, bắt cóc ngư?i rồi cho những ngư?i Việt đó là hải-tặc. i?u nầy tương-tự như kẻ cướp từ đâu xông vào nhà dân, giết ngư?i, chiếm của cải, bắt cóc ngư?i đi theo, sau đó vu cho những nạn-nhân là kẻ cướp. Nếu nhà-nước Việt-Nam bất-lực hay đóng vai ngư?i ngoài cuộc trước vấn-đ? thì chắc-chắn dân ta phải tìm giải-pháp khác để rửa nhục và bắt b?n sát-nhân phải trả l?i trước công-lý. ó là phải đưa nội-vụ ra một tòa-án quốc-tế để nh? phân-xử. Không lẽ dưới vòm tr?i nầy công-lý không còn hiện-hữu hay sao ? Trong khi ch? diễn-tiến sự việc, ngư?i viết xin đưa ra một số dữ-kiện để thử tìm hiểu hiện-tượng hải-tặc trong biển ông, thực-tế sẽ cho ta thấy kẻ ngậm máu phun ngư?i trước hết sẽ dơ miệng mình.

Hải-tặc ở Biển ?ông(1): Nạn hải-tặc tại biển ông bắt nguồn từ nhi?u nguyên-nhân, những nguyên-nhân chính là : sự nghèo-đói, luật-pháp l?ng-lẻo tạo nhi?u cơ-hội đánh cướp và vấn-đ? truy?n-thống.

Bần cùng sinh đạo tặc, vấn-đ? nghèo-đói xưa nay được xem là nguyên-nhân chính đem đến trộm-cướp. Ngày xưa, nước Việt ta được Tàu đặt tên là An-Nam. Hai chữ An-Nam có lẽ đến từ An-Nam ?ô-Hộ Phủ ; An-Nam có nghĩa là vùng đất phía Nam bình-yên, Phủ là môt đơn-vị hành-chánh như huyện, phủ, tỉnh… còn ?ô-Hộ có nghĩa là chế-ngự. Quả thật Việt-Nam là một vùng đất bình-yên cho dân tị-nạn ở bên Tàu. B? qua các biến-cố xa-xưa đã làm cho nhi?u sắc dân thiểu-số từ Trung-Hoa phải chạy sang sinh-sống trên vùng biên-giới Việt-Nam như là các giống dân thiểu-số hiện nay. Khoảng thập niên 50-60 của thế-kỷ 19, các tỉnh Nam và Tây-Nam Trung-Hoa bị tàn-phá dữ-dội do sự nổi loạn của Thái-Bình Thiên-Quốc và của những ngư?i theo Hồi-giáo. Số ngư?i chết trong những vụ nầy ước-lượng lên tới 50 triệu ngư?i. Trên lãnh-thổ Việt-Nam, trong vòng một góc tư thế-kỷ là cảnh thanh-bình an-lạc. Vì thế mà vùng thượng-du Bắc-Kỳ đã bị tràn-ngập những nhóm ngư?i xa-lạ đến từ bên Trung-Hoa: đợt di-cư của dân-tộc Mèo lần thứ ba (và cũng là lần cuối cùng), dân số trên 10.000 ngư?i đến từ các tỉnh Quí-Châu, Vân-Nam và Quảng-Tây; những nhóm vũ-trang là những đầu-lĩnh nổi-loạn như Lý Dương Tài (1878-1879), hay những nhóm nh? thuộc Thái-Bình Thiên-Quốc như giặc C? ?en, C? Vàng v.v.. và cuối cùng là khối nạn-nhân, những ngư?i khốn-khổ, chạy trốn sự giết-chóc và chết-đói – hôm nay chúng ta g?i là dân tị-nạn. ?ể sống còn, nhóm ngư?i nầy phải gia-nhập vào các đảng cướp. (2) Những cuộc xâm-nhập bất-hợp-pháp nầy đã tạo cho Việt-Nam những khó-khăn v? chính-trị và kinh-tế. Những đảng cướp C? ?en, C? Vàng cũng như đám dân chạy loạn chiếm-cứ và nhũng-loạn cả vùng thượng-du Bắc-Việt. Lưu Vĩnh Phúc, thủ-lĩnh giặc C? ?en thì chiếm cứ Lào-Cai ; Hoàng Sùng Anh, thủ-lĩnh C? Vàng thì quấy-phá vùng thung-lũng sông Hồng. Dân ta sinh-sống ở những vùng nầy phải b? làng, vào rừng tìm hốc núi để ẩn-trốn. Những đám cướp Tàu đi đến đâu là đem lại hoang-dã đến đó, b?n chúng đốt-phá làng-xóm, lùa bắt không những thú-vật mà còn bắt luôn cả ngư?i.

Cho đến năm 1888 Móng-Cái không còn một ngư?i Việt-Nam và trở thành một khu chợ buôn bán đồ ăn cướp của b?n cướp Tàu (cướp biển cũng như cướp đư?ng), trong đó hai món chánh là đàn-bà và trẻ em bắt được tại các làng-mạc trên vùng thượng-du Bắc-Việt.(3) Trong th?i Tự-?ức từ 1848 đến 1877 số suất-đinh, tức ngư?i khoẻ-mạnh có khả-năng sản-xuất, của dân Việt-Nam từ 858.790 xuống còn 757.325 (giảm 11,81%)(4). Các tỉnh thượng-du ảnh-hưởng nặng nhất. Tỉnh Lạng-Sơn mất dân số. Tỉnh Cao-Bằng mất 2/3 dân-số. Hai tỉnh Thái-Nguyên và Hưng-Hóa mất phân nửa dân số. Quả là một tai-h?a kinh-khủng cho dân-tộc Việt-Nam.
Trên bộ thì cướp Tàu hoành-hành như thế, trên biển cũng không kém. Trên các đảo cận b? trong vịnh Bắc-Việt thì nhung-nhúc sào-huyệt của b?n cướp biển Tàu. Danh-từ Tàu-Ô là do dân Việt-Nam chỉ b?n cướp Tàu đến từ biển, mà thuy?n của chúng có buồm màu đen.

Vừa khi đặt chân tại Việt-Nam thì ngư?i Pháp đã lo-lắng v? sự phân-định biên-giới trên biển giữa thuộc-địa mới của h? với Trung-Hoa. Bởi vì trong vịnh Bắc-Việt, rải-rác có rất nhi?u đảo dùng làm sào-huyệt cho b?n cướp. B?n nầy không những chỉ tấn-công và cướp bóc các tàu buôn ở ngoài biển khơi mà chúng còn mở ra các cuộc đánh phá trên b?. Bởi thế, mong muốn cho thuộc-địa mới của h? tránh xa b?n cướp nầy mà sự đông-đảo của chúng đem lại từ sự hỗn-loạn th?i đó đã làm khủng-hoảng nuớc Trung-Hoa, Pháp-quốc muốn xác-định nhanh-chóng giới-hạn lãnh-hải của Việt-Nam và Trung-Hoa ở vịnh Bắc-Việt. Vấn-đ? nầy được nhập chung vào với công-việc thương-thảo v? biên-giới giữa hai bên Pháp và Trung-Hoa, cuối cùng đuợc cụ-thể hóa vào ngày 26 tháng 6 năm 1887 qua việc ký-kết một công-ước, được biết qua tên Công-Ước Constans, mà qua đi?u 2 của nó, đư?ng kinh-tuyến 105 45’ kinh-độ ?ông so với kinh-độ Paris, có nghĩa là đư?ng kinh-tuyến 108 03’ 18’’ kinh-độ ?ông Geenwich, là đư?ng biên-giới trong vịnh Bắc-Việt (5).

Các tỉnh ven b?, nhất là tỉnh Hải-Ninh (nay là Quảng-Ninh), cũng có nhi?u sào-huyệt của b?n cướp biển. Việc nầy ông Chiniac de Labastide, chủ-tịch Ủy-Ban Phân-Giới (1889-1891) có ghi lại trong một bản tư?ng trình(6) (xem www.bgvn.net ).

Qua tài-liệu nầy ta thấy làng-mạc, thị-trấn của Việt-Nam, sau khi cướp xong thì bị b?n cướp Tàu phá-hủy: chợ Bắc-Luân, rất quan-tr?ng, và nó vẫn còn hiện-hữu hiện nay, nhưng chợ ?ộng-Trung, chắc-chắn ngày xưa quan-tr?ng hơn, thì đã bị b?n cướp Tàu tàn-phá từ nhi?u năm nay. Vào năm 1887 nó đã không còn nữa . Và trong b?n cướp đó có cả lính Tàu : Linh - mục R.P Grandpierre, là một nhà truy?n-giáo ở Trúc-Sơn du-hành bằng xuồng (ltg: nhà truy?n-giáo nầy được Dr Néis nhắc tới qua biến-cố tấn-công Móng-Cáy 1887 trong loạt bài của ông), cho biết là vài ngày trước đây ông đã bị quân cướp tấn-công lúc đi ngang qua giữa hai đảo Trà-Cổ và Sư-Tử Lãnh mà trong đám cướp nầy có quân lính chính-qui của Trung-Hoa đóng tại Lục-Lâm .

Tài-liệu trên còn tố-cáo: Chúng ta đã có thể biết một cách chắc-chắn đư?ng thông-thương nầy rất hữu-dụng cho quân cướp Tàu hoành-hành trong vùng Hải-Ninh, và b?n nầy thì được sự bảo-vệ của các quan văn-võ thuộc Phủ Khâm-Châu. Những đảng cướp tàn-phá thung-lũng Ha-Koi và thung-lũng sông Bắc-Thị - ?ông-Hưng, sau khi sang đánh cướp các làng An-Nam gần biên-giới, trở lại con đư?ng nầy cùng với vật cướp bằng nhi?u đư?ng mòn nh? đi qua vùng Hải-Ninh, và đi theo nó cho đến Na-Lương hay đến ?ông-Hưng, tại nơi đây việc buôn-bán đàn-bà và con-nít bị bắt cóc thì công-khai. Bên b? Trung-Hoa, ngôi làng lớn Li-Hoa, dân ở đây đ?u là ăn cướp hay có liên-hệ đến ăn cướp, được dùng là nơi tiếp-tế và tồn-trữ phẩm-vật ăn cướp được ở An-Nam .

Ta biết Bắc-Luân, ?ông-Hưng, Móng-Cáy… cùng những địa-phương ghi trên là vùng cận biển. Sào-huyệt của hải-tặc, đạo-tặc thì ở những nơi đây và quan-quân Tàu thì che-chở cho chúng và h? thư?ng-xuyên sang quấy-nhiễu dân ta.

Ngày hôm nay b?n cướp Tàu (đạo-tặc cũng như hải-tặc) đã chuyển qua một hình-thức khác, qui-mô hơn và không kém phần tàn-nhẫn. Mafia Tàu hiện nay không chỉ là đối-tượng chánh cho cảnh-sát trên khắp thế-giới đối-phó mà đã là chủ-đ? nghiên-cứu của nhi?u quyển sách giá-trị, trong đó cuốn The Chinese Mafia của Fenton Bresler, bản dịch Pháp-ngữ La Mafia Chinoise , editions Philippe Picquier, 1991 là tiêu-biểu. ?ộc-giả có thể tìm đ?c để biết.

Riêng hải-tặc trên Biển-?ông thì có vài con số và vài dữ-kiện đáng chú ý :
- Dân Việt-Nam trong khoảng từ 1979 đến 1989 là nạn-nhân của hải-tặc Thái-Lan. Những tên hải-tặc này hầu hết là dân đánh cá, nhưng gặp cơ-hội dễ-dàng thì h? trở thành cướp biển. ôi lúc cả một làng đánh cá đ?u là hải-tặc. Theo thống-kê của Cao-Ủy Tị-Nam Liên-Hiệp-Quốc, chỉ tính những trư?ng-hợp nghiêm-tr?ng, thì từ năm 1983-1985 cứ hai thuy?n vượt biên thì có 1 thuy?n bị hải-tặc, 400 ngư?i bị giết, 700 phụ-nữ bị hãm-hiếp và 600 ngư?i khác bị bắt cóc.
- Tại biển ?ông, mafia Hồng-Kông đã móc nối với cựu lính hải-quân Trung-Cộng để đánh cướp các thương-thuy?n. Hàng-hóa sau khi được đồng-b?n chuyển đi thi chiếc tàu được đăng-ký lại dưới những hiệu-kỳ dổm Panama, Honduras hoặc Belize và trở thành những chiếc tàu ma, phantom ships . Những chiếc tàu ma nầy được đưa vào tiếp-tục hoạt-động lư?ng-gạt. B?n mafia gạ chuyên-chở cho những khách-hàng dễ-dãi. ?ương nhiên hàng-hóa đợt nầy cũng sẽ bị lấy mất và chiếc tàu lại được đưa đi đăng-ký lần nữa. Chu-kỳ lư?ng-gạt như thế mà luân-chuyển. Những chiếc tàu nào chưa bị khám-phá thì tiếp-tục làm tàu cò-mồi cho những cuộc ăn cướp khác hay chuyên-chở ma-túy, vũ-khí hay di-dân lậu. Cuối cùng thì chiếc tàu nầy sẽ bán làm sắt vụn. Những chiếc tàu ma đã được đi?u-tra viên của hãng bảo-hiểm Lloyds khám-phá thì đến 99% trư?ng-hợp chúng được đậu trong một hải-cảng của Trung-Quốc.(7)

- Hầu hết các vụ hải-tặc cướp tàu trên thế-giới đã xãy ra tại vùng biển ?ông-Nam ? và biển ?ông, nhất là tại vùng eo biển Malacca. Việc nầy cho thấy yếu-tố nghèo-đói không đúng vì d?c b? biển Châu-Phi hay Nam-Mỹ là những nước nghèo, nghèo nhi?u hơn các nước ?ông-Nam ?, nhưng nạn cướp biển tại đây không hoành-hành mạnh. Vì thế yếu-tố truy?n-thống và cơ-hội là hai yếu-tố chính. Hải-tặc cướp tàu phần lớn là dân Nam-Dương, Phi-Luật-Tân nhưng vai chánh là mafia Tàu đóng vai tiêu-thụ hàng-hóa. B?n cướp biển Thái-Lan thực-sự chỉ là dân đánh cá, nhưng có cơ-hội dễ-dàng là h? trở thành hải-tặc.(8)

- Nguyên-nhân nạn hải-tặc tại biển ?ông phát-triển rộng-lớn và có hệ-thống là sự vắng mặt của một hạm-đội mạnh tuần-tiễu nơi đây. Sau khi Hoa-Kỳ rút kh?i Cam-Ranh (1975) và Subic Bay (1993) và khi Liên-Xô sụp đổ phải b? Cam-Ranh thì hải-tặc biển ?ông không còn trở-ngại nào. Thái-độ của nhà cầm-quy?n Trung-Hoa thì không rõ-rệt. Ta thấy ghi trên, hầu hết các con tàu ma đ?u tìm thấy trong một hải-cảng Trung-Quốc. Thỉnh-thoảng có một vài cán-bộ tham-nhũng bị bắt và bị trừng-phạt, nhưng hàng-hóa của những chiếc tàu bị cướp thì chưa bao gi? nhà cầm-quy?n Trung-Hoa trả lại cho khổ-chủ. Thậm-chí, chiếc tàu chỉ được trả lại cho chủ sau khi đóng một món ti?n chuộc lớn. Việc nầy cho thấy nhà cầm-quy?n Trung-Hoa vi-phạm Công-Ước Rome 1988 mà Trung-Quốc có ký-kết.(9)

- Có nhi?u dữ-kiện cho thấy có thể có sự tham-dự của hải-quân biên-phòng trong các vụ cướp tàu tại biển ?ông. Theo l?i khai của nạn-nhân thì hải-tặc mặc đồng-phục hải-quân hay công-an biên-phòng. Khó mà phân-biệt hải-tặc cải-trang thành cảnh-sát và hải-quân hay chính cảnh-sát và hải-quân là hải-tặc ? Nhưng cho dầu thế nào thì hải-quân Trung-Quốc thư?ng-xuyên có những hành-vi bóc-lột thương-thuy?n. H? có thể phạt nặng những thương-thuy?n đi ngang qua vùng biển nước h? dưới lý-do chở hàng cấm. Tệ hơn, h? áp-tải thương-thuy?n v? một hải-cảng Trung-Quốc rồi tịch-thu hàng-hóa, bắt giam thủy-thủ đoàn nhi?u ngày và những ngư?i nầy chỉ được thả ra sau khi đóng một món ti?n phạt quan-tr?ng.(10)

?ây không phải là hành-vi hải-tặc ở cấp-độ quốc-gia hay sao ?

Kết-luận: Qua những tài-liệu có công-bố, các nước như Phi-Luật-Tân, Nam-Dương, Thái-Lan và Trung-Hoa đ?u có vấn-đ? hải-tặc. Tầm-vóc hải-tặc ở Trung-Hoa đặc-biệt quan-tr?ng vì nó liên-quan với mafia ở trên đất li?n và liên-hệ đến cả hải-quân và cảnh-sát biên-phòng. Mafia Tàu được nhi?u sách mô-tả là một hệ-thống tội-phạm quan-tr?ng nhất thế-giới, mafia ? không sánh được. Chúng có cả một mạng lưới trải rộng khắp các nước trên thế-giới. Có thể nói nơi nào có china town là nơi đó có chinese mafia . Chưa thấy một tài-liệu nào nói đến hải-tặc Việt-Nam mà chỉ thấy rất nhi?u tài-liệu nói v? ngư?i Việt-Nam là nạn-nhân của hải-tặc.

Vì thế l?i tuyên-bố của phát-ngôn nhân Trung-Cộng cho rằng ngư-dân Việt-Nam là hải-tặc là một hiện-tượng hoàn-toàn mới. Chắc-chắn đây là thủ-thuật vu-cáo mà những nạn-nhân đã chết không thể biện-minh và ngư?i còn sống thì thấp cổ bé miệng không thể biện-minh cho mình. Cho nên dân-tộc ta phải tự đùm-b?c nhau mà bảo-vệ lẫn nhau, bảo-vệ danh-dự nòi-giống và tranh-đấu để sinh-tồn. Chúng ta không thể để vụ nầy trây ra như những vụ xâm-lăng Hoàng-Sa hay cưỡng-chiếm một số đảo của Việt-Nam tại Trư?ng-Sa. Chuyện nầy không phải mới-mẻ gì. Trung-Cộng đã mấy lần tuyên-bố là h? đã tìm thấy được những bằng-chứng không thể chối-cãi để chứng-minh chủ-quy?n của Trung-Quốc tại Hoàng-Sa và Trư?ng-Sa là những tấm bản-đồ cổ do tổ-tiên h? vẽ, nhưng đã hơn hai mươi năm qua không ai thấy mặt những tấm bản-đồ nầy. Những sử-gia Việt-Nam mỉa-mai rằng tại h? in chưa xong !

Chúng ta ch?-đợi phản-ứng của nhà cầm-quy?n Việt-Nam, hy-v?ng h? ý-thức được trách-nhiệm và bổn phận của h? đối với ngư?i dân. Song-song đó, thiển nghĩ những luật-gia Việt-Nam ở các nơi nên nghiên-cứu v? một biện-pháp khả-thi để giải-quyết nội-vụ trước một tòa-án quốc-tế. ?ây là một việc rất nên làm vì nó thể-hiện tình đồng-bào một mẹ trăm con, sự gắn-bó chị ngã em nâng giữa những ngư?i Việt-Nam với nhau và cũng để khôi-phục lại danh-dự những nạn-nhân đã bị thảm-sát. Danh-dự nầy cũng là danh-dự của cả giống-nòi.

(30-1-2005)
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Xem cours địa-lý chính-trị Géopolitique du Pacifique năm 2003, của Alain Lizellmann, Giáo-sư dạy các h?c viện ISC (Institut de Stratégie Comparée), IHCC (Institut d’Histoire des Conflits Contemporains, CFHM (Commission Franaise d’Histoire Militaire), trong phần Piraterie et Brigandage
[2]La frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, Charles Fourniau, trong quyển Les Frontière du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989, trang 85-103
[3]Xem Sur Les Frontières du Tonkin của Dr Néis.
[4]Monarchie et Fait Colonial au VietNam (1875-1925), Nguyễn Thế Anh, trang 17, dẫn bởi Charles Fourniau trong VietNam: Domination Coloniale et Résistance Nationale, trang 232.
[5]La frontière maritime du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont, trong quyển Les Frontières du Vietnam do P.B. Lafont làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989, trang 235-243.
[6]Tài-liệu CAOM, mã-số GGI, INDO, carton số 65357.
[7]Dữ-kiện lấy từ cours Géopolitique du Pacifique năm 2003 của Alain Lizellmann, xem ghi chú 1.
[8]Tài-liệu dẫn trên.
[9]Tài-liệu dẫn trên.
[10]Tài-liệu dẫn trên.