PDA

View Full Version : Học Sống Khiêm Nhường



Dan Lee
09-12-2007, 06:58 AM
Cảm nghiệm Sống # 66: HỌC SỐNG KHIÊM NHƯỜNG

A- GƯƠNG MẪU KHIÊM NGƯỜNG CỦA CHÚA:

a/ Haỹ học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường. (Mt 11,29)

b/ Đức Kitô vốn là Thiên Chúa nhưng không nghĩ mình là Thiên Chúa; nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống như người thường, sống như người trần thế. (Pl 2,6-7)

Hậu qủa do thiếu khiêm nhường:

1/ Chỉ nghĩ tới cái tôi của mình, sẽ xuất hiện nhiều tật xấu đáng trách.

2/ Tham vọng chức quyền, triệt hạ người khác, đề cao bản thân.

3/ Sống ích kỷ, hẹp hòi, cạnh tranh về mọi phương diện địa vị…

4/ Cái hại với Chúa: Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống (Lc 14,11)

5/ Mối tương quan với con người sẽ chồng chất đau khổ, chán ghét.

B- HỌC GIẢ NỔI TIẾNG DANIEL NGỒI CHỖ THẤP:

Daniel được mời một bữa tiệc lớn, Ông từ chối ngồi bàn trên khi chủ mời, vì ông muốn ngồi chung với mọi người. Cuối cùng bàn của ông hãy còn chỗ trống, vì mọi người đã dành chỗ trên rồi. Khách lớn thường tới trễ là ông thị trưởng, không còn chỗ nên chủ nhà mời ông ngồi chung với Daniel, vị thị trưởng thắc mắc nhưng gia chủ nhanh trí nói” Thưa đây là bàn danh dự vì có ông Daniel đang ngồi. Như vậy: Không phải chỗ ngồi làm cho người ngồi được vinh dự, nhưng chính người ngồi làm cho chỗ ngồi được vinh dự.

C- CHỮ NGỒI CÓ Ý NGHĨA TRONG CA DAO VIỆT NAM:

Ngồi buồn rở ruốc nhau ra,

Ruốc ông thì thối, ruốc bà chẳng thơm.

Mắm ruốc tuy ngon, nhửng rở ra thì có mùi…nặng, khó ngửi! Tức là chuyện hôi thối, xấu xa.(cũng như nói đến Hoa là thơm tho, đẹp đẽ).

Ai cũng biết mắm ruốc mà đậy kín trong hũ thì không sao, nhưng nếu mở nắp ra thì xông mùi khó ngửi, dù mắm ai làm cũng vậy.

Nghĩa bóng câu này là ở đời không ai là hoàn toàn cả. Không nhiều thì ít, ai cũng có cái xâú xa tầm thường, nếu giận nhau rồi bới móc cái xấu của nhau ra thì chẳng đẹp, chẳng thơm chút nào ! Tiếc thay!!

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com