PDA

View Full Version : RỐI LOẠN TỰ KỶ TRONG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM



Dan Lee
07-28-2007, 09:18 AM
RỐI LOẠN TỰ KỶ TRONG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM



(Giáo Sư Nguyễn Văn Thành trả lời thắc mắc của Phụ Huynh )

1./ CÂU HỎI THỨ NHẤT : BỆNH TỰ KỶ LÀ GÌ ? CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Để trả lời câu hỏi này, tôi cần phân biệt hai câu hỏi khác nhau :

Tự Kỷ phải chăng là căn bệnh của trẻ em?

Tự Kỷ được chữa trị thế nào ?

Cách đây trên dưới 20 năm, ở các nước tiên tiến Âu Mỹ, Tự Kỷ được xem là một căn bệnh của trẻ em từ 0 đến 15 tuổi. Các em được chữa trị trong các Bệnh viện Tâm thần… Vào những năm 1980, các em tự kỷ bắt đầu được “đi học”, vào trường giống như bao nhiêu trẻ em khác. Đội ngũ chăm sóc bao gồm các thầy cô được đào tạo một cách đặc biệt để giáo dục các trẻ em này, thậm chí khi các em được hội nhập vào các trường phổ thông bình thường cùng với các trẻ em khác.

Ngoài đội ngũ các giáo viên, còn có những bác sĩ chuyên môn và các chuyên viên về Ngôn ngữ, Vật lý trị liệu, Tâm vận động… sẵn sàng can thiệp khi các em có nhu cầu.

Với cách làm này, lối nói “ Bệnh Tự Kỷ” dần dần được thay thế bằng một cách gọi khác : Rối lọan phát triển (Developmental Disorders) đặc hiệu hay là lan tỏa.

Ba “rối lọan đặc hiệu” thường được đề cập trong các tài liệu và tác phẩm chuyên môn về các trẻ em này :

Quan hệ bít kín, thiếu giao tiếp với người khác, bắt đầu từ bà mẹ, như thiếu khả năng tìm hiểu và đồng cảm với kẻ khác.

Ngôn ngữ: hoặc thiếu vắng hoặc lặp đi lặp lại một cách máy móc tự động hay là rườm rà phức tạp khó hiểu.

Xúc động, dễ bùng nổ : La hét rộn ràng, bạo động với kẻ khác và hành vi hủy hoại chính mình.

Vừa khi có một trong ba dấu hiệu ấy xuất hiện, công việc giáo dục của cha mẹ và thầy cô là “ Can thiệp sớm” nghĩa là tức khắc không trì hỏan, nhằm ngăn chặn hành vi và dấu hiệu ấy lan tỏa từ địa hạt phát triển này sang địa hạt phát triển khác.

2./ CÂU HỎI THỨ HAI: PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP.

Phát huy sáu khả năng thuộc 6 giai đọan trong 6 lãnh vực thuộc tiến trình học tập và phát triển của trẻ em:

Từ 0 đến 3 tháng : Mở rộng các giác quan.

Từ 3 đến 6 tháng : Thiết lập quan hệ gắn bó Mẹ - Con.

Từ 4 đến 10 tháng: Trao đổi qua lại hai chiều.

Từ 9 đến 18 tháng: Nối kết nhiều hành vi khác nhau để giải quyết mọi vấn đề.

Từ 18 đến 36 tháng : khả năng hình dung, tưởng tượng.

Từ 30 đến 48 tháng: Diễn tả xúc động ( sợ, buồn, giận…). Tôn trọng quy luật.

3./ CÂU HỎI THỨ BA : THỂ THỨC TÁC ĐỘNG?

Nương theo trẻ em, thay vì áp đặt từ trên, từ ngoài, cưỡng chế, trừng phạt, đập đánh, đe dọa …

Phát huy mọi lãnh vực phát triển trên đây, thay vì chỉ chú tâm vào địa hạt ngôn ngữ và hành vi.

Để có thể gặt hái nhữung kết quả ấy, chúng ta: Cha mẹ và giáo viên … cần thiết lập với trẻ em những quan hệ xã hội hài hòa và đồng cảm, nâng đỡ và soi sáng, có mặt và lắng nghe nhất là trong những khi trẻ em có hành vi bùng nổ, lo sợ…

4./ CÂU HỎI THỨ TƯ: TÌNH HÌNH CAN THIỆP CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở VIỆT NAM?

Thiếu đồng nhất.

Mạnh ai nấy làm.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Nhiều loại quảng cáo được sử dụng, để “khuyến mãi” những loại “PHÉP LẠ” nhằm chữa lành “ bệnh” Tự Kỷ!...

* * *

Tất cả những phương thức can thiệp và giáo dục trên đây, đã được trình bày trong các khóa học do UBBAXH HĐGMVN tổ chức vào những năm 2005 – 2006 – 2007 với các tác phẩm của Gs Nguyễn Văn Thành:

1./ Trẻ Tự kỷ, xb 2005,

2./ Nguy cơ Tự kỷ từ 0 đến 7 tuổi, 2006

3./ “ Phát huy quan hệ xã hội trong vấn đề giáo dục trẻ em Tự Kỷ”, 2007

Ngoài ra nhiều tin tức khoa học khác đã được phổ biến trên mạng truyền thông www.chungnhanduckit.net.

Thông tin thêm:

Hai Khóa học sắp tới sẽ được tổ chức tại Khuôn Viên Tòa Giám Mục Hà Nội. 40 Phố Nhà Chung – Do UBBAXH HĐGMVN

1./ Khóa Nâng Cao “ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ Tự Kỷ “ từ 06 đến 18 tháng 8 /2007

2./ Khóa “Cơ Bản Tự Kỷ” dành cho những Học Viên mới từ 20 đến 31/08/2007

Người ghi lại: Võ Thị Khoái

Trường Chuyên Biệt Gia Định

280 Bùi Hữu Nghĩa

Quận Bình Thạnh, SÀIGÒN.
Võ Thị Khoái