Log in

View Full Version : Truyền thông chế biến



Dan Lee
07-21-2007, 03:08 PM
Truyền thông chế biến


Trong tuần qua, các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại và đài BBC đã bàn luận khá nhiều về việc báo Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Việt Nam chế biến lại bài phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước CHXHVN ngày 24.6.2007 của ký giả Wolf Blitzer thuộc hảng truyền hình CNN của Hoa Kỳ. Bài chế biến này được đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 4.7.2007 và sau đó được báo Tuổi Trẻ và đài BBC phổ biến lại.

Thật ra, đối với Cộng Sản Việt Nam, đây không phải là chuyện mới mẻ gì. Đọc lại các sách giao khoa về lịch sử Việt Nam ở trong nước, từ tiểu học đến đại học, chúng ta thấy hầu hết đã được chế biến lại theo “định hướng xã hội chũ nghĩa”, nhất là từ năm 1945 đến nay. Gần như cuộc nổi dậy nào trong lịch sử cũng được mô tả là do nông dân chủ xướng. Các tài liiệu lịch sử được dịch từ tiếng ngoại quốc ra, như cuốn “Decent Interval” (Một khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp chẳng hạn, cũng được cắt xén và thêm bớt ở nhiều đoạn. Có nhiều câu đã được dịch hoàn toán trái ngược ý nghĩa của bản chính. Ngay cả di chúc của Hồ Chí Minh cũng đã được cắt xén và chế biến trước khi công bố. Do đó, việc báo Nhân Nhân chế biến bài phỏng vấn nói trên không phải là chuyện lạ.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu vụ này cũng giúp chúng ta rút ra được những bài học hưu ích.

SƠ LƯỢC NỘI VỤ

Ký giả Wolf Blitzer sinh ngày 22.3.1948 tại Buffalo, New York. Ông là một ký giả và bình luận gia nổi tiếng, đã làm việc cho CNN từ năm 1990. Hiện ông là người điều khiển chương trình tin tức của Phòng Tình Hình và buổi nói chuyện Chúa Nhật trên đài CNN. Vì thế, cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết đã được chiếu vào lúc 11 giờ trưa (giờ miền Đông Hoa Kỳ) hôm Chúa Nhật 24.6.2007 trên đài truyền hình CNN..

Ký giả Wolf Blitzer phỏng vấn bằng tiếng Anh, thông dịch viên dịch ra tiếng Việt. Ông Triết trả lời bằng tiếng Việt rồi thông dịch viên dịch ra tiếng ra tiếng Anh. Cuộc phỏng vấn này đã được lưu giử lại vừa bằng Video (được chia ra hai phần) trên youtube.com, dưới đầu đề “ Wolf Blitzer (CNN) Interviews Nguyen Minh Triet ” (Wolf Blitzer phỏng vấn Nguyễn Minh Triết), vừa bằng bản ghi chép lại (transcript) trên transcripts.cnn.com.

Ký giả Wolf Blitzer đã đặt tất cả 15 câu hỏi và ông Triết cũng đã trả lời đủ cả 15 câu. Ấy thế mà khi cho dịch và đăng lại trên báo Nhân Dân số ra ngày 4.7.2007, dưới đầu đề “ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN ”, báo náy đã chế biến bản dịch tiếng Việt thành 21 câu hỏi và 21 câu trả lời với nhiều đoạn dịch không sát nghĩa, cắt bớt, thêm lên hay tự ý sửa đổi!

Mở đầu bài phỏng vấn, báo Nhân Dân đã giới thiệu như sau:

“Chuyến đi thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ của Chủ tịch nước ta Nguyễn Minh Triết, từ ngày 18 đến 23-6, được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của giới truyền thông Hoa Kỳ. Để bạn đọc có thể hiểu thêm những vấn đề trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, Báo Nhân Dân cuối tuần xin lược thuật cuộc trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với hãng Truyền hình CNN trong chuyến thăm này.”

Báo Nhân Dân không cho biết người phỏng vấn là ai mà chỉ ghi chữ tắt PV (Phóng Viên).

NHỮNG CÂU BỊ CHẾ BIẾN

Có 5 câu đã được nhật báo Nhân Dân cố tình chế biến lại không đúng với bản văn của đài CNN, đó là các cău 4. 5. 6. 7 và 8.

1.- Câu 4 cố tình dịch không sát:

BLITZER : Did the president of the United States raise specific cases with you, individuals, names of people the United States feels are -- their human rights are being violated in Vietnam?

Tạm dịch : Tổng thống Hoa Kỳ có nêu lên với ông những trường hợp đặc biệt nào, như các cá nhân, những tên tuổi mà dân chúng Hoa Kỳ cảm thấy – nhân quyền của họ đã bị vi phạm tại Việt Nam hay không?

Nhưng đã được dịch : Tổng thống Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?

Dịch như vậy không đúng ý người hỏi.

Ông Triết trả lời qua thông dịch viên : We have agreed that this is a matter that we would exchange views between us, not to divulge to the outside.

Có nghĩa là : Chúng tôi đã đồng ý rằng đó là một vấn đề mà chúng ta phải trao đổi quan điểm giữa nhau, chứ không để lộ ra ngoài.

Báo Nhân Dân biến chế lại: Tổng thống thống nhất rằng chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ thể.

2.- Câu 5 vừa dịch sai vừa phịa thêm

BLITZER : Because I ask that specific question, because the president at June 5th conference on democracy and security, a conference that he had in Prague, he did mention one specific name, Father Nguyen Van Ly of Vietnam, someone that he said -- he included within a group of others around the world whose human rights were being violated.

Tạm dịch : Vì tôi muốn đặt ra câu hỏi minh bạch này, bởi vì Tổng Thống (Bush) trong Hội nghị về dân chủ và an ninh vào ngày 5 tháng 6 được tổ chức tại Prague, đã có nhắc đích danh tên một người là Cha Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, người mà tổng thống nói – ông ta bao gồm vào một trong những nhóm người trên thế giới mà nhân quyền của họ bị vi phạm.

Nhưng báo Nhân Dân dịch : Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng năm, tháng sáu ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?
Ngoài cố tình dịch không sát, người dịch đổi nơi họp là Prague thành Pháp và bỏ chữ Cha đi!

Ông Triết trả lời qua thông dịch viên : Reverend Nguyen Van Ly was brought to court because of these violations of the law. It absolutely is not a matter of religion.

Tạm dịch : Linh mục Nguyễn văn Lý được đưa ra tòa bởi vì các vi phạm luật pháp. Nhất định không phải vì vấn đề tôn giáo.

Báo Nhân Dân chế biến như sau : Ông ta vi phạm pháp luật VN. Đây hoàn toàn là vấn đề pháp luật, không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.

Câu “ Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi ” không có trong bản trả lời bằng tiếng Anh và chính câu này đã gây ra nhiều tranh luận và những phản ứng mạnh.

3.- Câu 6 được biến thành hai câu với ý nghĩa khác hẵn:

BLITZER : I'm going to show you a picture that was seen around the world, and it caused a lot of concern, especially here in the United States. You're probably familiar with this picture?

Tạm dịch : Tôi đưa ông xem một tấm hình đã được khắp thế giới nhìn thấy, và tấm hình này đã gây nhiều quan tâm, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Có lẽ ông cũng quen với tấm hình này chứ?

Báo Nhân Dân phịa : Tôi không biết trong lúc xử ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không. Rồi ghi chú: (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không)?

Ông Triết trả lời qua thông dịch viên: Yes, I do know this picture. During the trial, Reverend Ly also uttered violent and bad words at his trial. And that is why you have seen on the picture what happened. I can assure that to cover somebody's mouth like that is not good. It would take a good measure in order to take care of this matter. And this is a mistake make staff right there. It's not the government policy of doing such a thing.

Tạm dịch : Vâng, tôi biết tấm hình đó. Trong lúc xét xử, LM Lý cũng đã thốt ra những lời bạo động và xấu xa. Và đó là lý do tại sao ông thấy sự gì đã xẩy ra như trên tấm hình. – Tôi có thể bảo đảm rằng việc bịt miệng một người nào đó như vậy là không tốt. Có thể sẽ phải áp dụng một biện pháp thích đáng nào đó hầu đối phó với vấn đề này. Và đó là một lỗi lầm do nhân viên gây ra ngay tại đó. Chính sách chính phủ không chủ trương làm như vậy.

Báo Nhân Dân đã xào lại : Tôi biết, trong lúc xét xử ông Lý có những lời lẽ thô bạo, chửi bới Chánh tòa nên đã xảy ra chuyện bịt miệng. Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý, đây là một sai sót của một nhân viên bình thường, không phải chủ trương của Nhà nước VN. Bất cứ ở đâu cán bộ thừa hành cũng có thể để xảy ra sai sót, nhưng không đồng nghĩa với chủ trương của Nhà nước.

Sau đó báo Nhân Dân tự đặt ra thêm một một câu hỏi thành ra câu số 7: Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?

Câu này không có trong bài phỏng vấn của ông Blitzer!

Rồi báo Nhân Dân tự đẻ ra một câu trả lời của ông Triết (không có trong bản tiếng Anh) như sau: “Ông ta không chỉ la lên, mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế với những lời lẽ thô tục. Nhưng, tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào hành động bịt mồm vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.”

4.- Chề biến và thêm thắt ở Câu 7

BLITZER : -- I want to move on to some other subjects, but one final question on the dissidents, the human rights part. On the eve of your visit here, you released two prisoners, two political prisoners, as they are described. There are at least another half a dozen, if not more, who are being held. Do you think others will be released anytime soon, including Father Nguyen Van Ly?

Tạm dịch : Tôi muốn chuyển sang vài đề tài khác, nhưng còn một câu hỏi cuối cùng về những người bất đồng chính kiến, về phần nhân quyền. Ngày trước khi ông lên đường đến thăm đây (Hoa Kỳ), ông đã thả 2 tù nhân, hai tù nhân chính trị, như họ được mô tả. Còn ít nhất nửa tá người như vậy, nếu không nói là nhiều hơn nữa, những người còn đang bị giam giữ. Ông có nghĩ những người khác đó sẽ sớm được thả ra không, gồm cả Cha Nguyễn văn Lý?

Báo Nhân Dân cắt bớt và chế biến lại câu hỏi này như sau : Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?

Ông Triết trả lời qua thông dịch viên : Those violators of the law, they were put away because of their violations. And whether they are released depending on the attitude and the perceptions of what wrong they have done. I would like to tell you that Vietnam has experienced long years of war, and during that period, Vietnamese people did not enjoy full human rights. Many of us were arrested, were put into prison, tortured, without recourse to the court. We conducted the liberation war in order to regain our human rights. And therefore, more than anybody else, we love human rights, and we respect them. Perhaps you cannot truly understand or sense how much we hold in high regard human rights.

Tạm dịch : Những người vi phạm luật pháp này, họ bị bỏ tù vì họ có những vi phạm. Và họ có được thả hay không tùy vào thái độ và những nhận thức của họ về những việc họ đã làm là sai hay không. Tôi muốn nói cho ông biết rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm nhiều năm chiến tranh, trong thời gian đó, dân Việt Nam đã không được hưởng những nhân quyền đầy đủ. Nhiều người trong chúng tôi bị bắt, bị bỏ tù, bị tra tấn, mà không trông cậy và tòa án được. Chúng tôi đã lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng để lấy lại các nhân quyền của chúng tôi. Và vì thế. hơn bất kỳ ai khác, chúng tôi yêu nhân quyền, và chúng tôi trọng nhân quyền. Có lẽ ông không thể hiểu thực sự hay cảm nhận được chúng tôi coi trọng nhân quyền như thế nào.

Báo Nhân Dân đã dịch : Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng VN trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân VN không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó.

Sau đó báo Nhân Dân thêm : “Bây giờ đất nước VN có luật pháp của VN. VN cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.”

Câu này không có trong bản tiếng Anh!

5.- Chề biến và thêm thắt ở Câu 8

BLITZER : I don't know if you're aware that, outside of the White House, when you were there with the president, there were some demonstrations, Vietnamese-Americans who are concerned. I wonder if you have any message to the Vietnamese- American community who remain very fiercely proud of their Vietnamese heritage, but also would like to see the situation in Vietnam improve, and that's why many of them were demonstrating here outside the White House.

Tạm dịch : Tôi không biết là ông lưu ý hay không, ở ngoài Nhà Trắng, khi ông đang gặp Tổng thống, đã có vài cuộc biểu tình, những người Mỹ gốc Việt là những người quan tâm. Tôi không biết là ông có thông điệp nào muốn gửi tới cộng đồng Mỹ Việt vốn là những người còn tự hào rất mãnh liệt về di sản gốc Việt Nam của họ, nhưng họ cũng muốn nhìn thấy tình trạng tại Việt Nam được cải tiến, và đó là lý do tại sao có nhiều người trong họ biểu tình ở đây bên ngoài Nhà Trắng.

Báo Nhân Dân rút ngắn và chế biến thành : “Trong cuộc gặp tổng thống có một số người Mỹ gốc Việt biểu tình ở phía ngoài. Thông điệp của Ngài đối với Việt kiều như thế nào?”

Ông Triết trả lời qua thông dịch viên : Our message is that the Vietnamese living abroad, in general, and in the United States in particular, is part and parcel of the Vietnamese nation. The blood they have is the blood of the Vietnamese. The flesh they have is the flesh of the Vietnamese. The government of Vietnam wants to see them succeed in the United States, and we also would like to see them to serve as a bridge between the United States and Vietnam. As far as our differences in views and opinion, we should exchange dialogues in order to solve those differences. We invite them to come back to visit Vietnam in order to see with their own eyes our changes, our improvements.

Tạm dịch : Thông điệp của chúng tôi là người Việt Nam sống ở hải ngoại nói chung, và đặc biệt tại Hoa Kỳ nói riêng, là thành phần, là một mảng của quốc gia Việt Nam. Dòng máu của họ là dòng máu người Việt nam. Thịt của họ là thịt người Việt Nam. Chính phủ Việt Nam muốn thấy họ thành đạt tại Hoa Kỳ, và cũng muốn họ trở thành chiếc cầu nối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Còn về sự khác biệt của chúng tôi về quan điểm hay ý kiến, chúng ta nên trao đổi bằng đối thoại để giải quyết các khác biệt đó. Chúng tôi mời họ về thăm Việt nam để thấy tận mắt những thay đôỉ của chúng tôi, những tiến triển của chúng tôi.

Báo Nhân Dân đã chế biến lại như sau : Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc VN. Họ là máu của máu VN và là thịt của thịt VN. Nhà nước VN mong họ thành đạt ở Hoa Kỳ và củng cố quan hệ hai dân tộc VN-Hoa Kỳ. Còn các khác biệt, bất đồng thì nên cùng nhau trao đổi tìm cách giải quyết. Chúng tôi mời họ về quê hương để họ thấy được những đổi mới tiến bộ của đất nước.

Sau đó, báo này thêm : “Các ông hẳn biết ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống Sài Gòn trước đây, đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó.”

Câu này không có trong bản tiếng Anh.

Nhìn chung, những câu trả lời của ông Nguyễn Minh Triết trong bản tiếng Anh của đài truyền hình CNN tỏ ra lịch sự và khôn ngoan hơn những câu trả lời được chế biến trên báo Nhân Dân.

NHỮNG PHẢN ỨNG

Khi bản chế biến của nhật báo Nhân Dân vừa được báo Tuổi Trẻ và đài BBC phổ biến, ngay lập tức, qua Internet, nhóm Giao Điểm Công Giáo thi nhau xử dụng câu “Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” để “oan tạc” Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, không cần kiểm chứng lại với bản tiếng Anh của đài CNN và cũng không cần hỏi xem HĐGMVN thật sự có “đồng tình” như vậy không. Các nhóm khác nhảy vào ăn có.

Thấy những câu trả lời của ông Triết được báo Nhân Dân dịch ra tiếng Việt có nhiều điểm không bình thường. VietCatholic.net là cơ quan đầu tiên đã cố gắng kiểm chứng xem sự thật như thế nào. Khi bản tiếng Anh của đài CNN được đem ra so lại với bản dịch của báo Nhân Dân và được công bố trên VietCatholic.net, nhiều người đã nhận ra rằng báo Nhân Dân của Đảng CSVN đã chơi trò ba que xỏ lá. Sau đó, Đức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch HĐGMVN, đã căn cứ vào bản dịch của báo Nhân Dân, viết văn thư đề ngày 7.7.2007 gởi ông Nguyễn Minh Triết xác định như sau: Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” là không đúng sự thật.

Trong thực tế, về phương diện tuyên truyền, trò chế biến của báo Nhân Dân cũng có tác dụng. Ở trong nước, báo này được phổ biến rộng rải từ Bắc đến Nam, trong khi lời cải chính của HĐGMVN không báo nào dám đăng, còn số người nghe đài phát thanh và xem internet ở hải ngoại rất giới hạn. Ở hải ngoại, báo Nhân Dân cũng tạo cơ hội cho nhóm Giao Điểm Công Giáo thi nhau ra “Tâm Thư” đấu tố các Giám Mục Việt Nam, làm cho hố mâu thuẩn trong Giáo Hội có cơ hội được đào sâu.

RẬP KHUÔN THEO VIỆT CỘNG

Một số người Việt hô hào đấu tranh chống cộng ở hải ngoại cũng có thói quen bắt chước Cộng Sản, chế biến các tin tức hay tài liệu:

(1) Hoặc để tạo mục tiêu đấu tranh như vụ “Ải Nam Quang của ta”, v.v.

(2) Hoặc để tuyên truyền hay hướng dẫn dư luận đi theo mưu đồ của mình như vụ “17.000 quân ở biên thùy Đông Dương” của Nguyễn Hữu Chánh, vụ huyền thoại hóa các vụ đấu tranh ở Huế, vụ phịa ra lời tuyên bố “tha phương cầu thực” của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, v.v.

(3) Hoặc để chụp mũ và “hạ đối thủ” như vụ dùng tài liệu giả của FBI để đấu tố Mặt Trận, vu nhóm “thùng tiền chính nghĩa” của Hồ Anh Tuấn và nhóm Nguyễn Hữu Chánh sáng tác những bản lý lịch của Tú Gàn rất mê ly rùng rợn mà đến nay nhóm tinparis.net còn nhai lại!

Thành ra giữa QUỐC và CỘNG nhiều khi không khác nhau.

Riêng trong Công Giáo, những Thầy Giảng thuộc nhóm Giao Điểm Công Giáo đã một thời gây náo loạn bằng cách thi nhau cắt xén và ráp nối Thánh Kinh cũng như thần học, lấy râu nọ chắp cằm mệ kia, thành “thuyết phèng la” (phenglaism!), để ra lệnh cho hàng giáo phẩm Việt Nam lúc nào cũng phải đánh phèng la theo ý họ.

Mới đây, trong bài “Vài tâm tình chia sẻ của BBT. CGVN” của trang nhà conggiaovietnam.net ở trong nước, ban biên tập đã than phiền bài "Lời tâm sự của Đức cố Giám Mục..." đã được một cơ quan truyền thông sửa lại thành "Di chúc của cố Giám mục..." và bài "Con đường nào bảo vệ tự do và xây dựng hoà bình?" lại bị biến thành bài nói về ”tự do tôn giáo, nhân quyền, bịt miệng...!”

Hiện nay, nhóm này đang mở chiến dịch hô hào các Giám Mục Việt Nam xuống đường cứu dân oan! Họ không biết chuyện khiếu kiện này đã xẩy ra trên 20 năm và hiện có khoảng 1.200.000 đơn khiếu kiện rất phức tạp chưa được giải quyết và ngày càng tăng. Nhưng khi có người đề nghị họ về Việt Nam cứu dân cứu nước, hải ngoại sẽ yểm trợ cho, họ đã viện đủ thứ để từ chối. Họ chỉ muốn kẻ khác “ôm bom tự sát”. Trong thư đề ngày 27.5.2007 gởi các tín hữu Trung Hoa, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói:

“ Không dám nhận là đương đầu với mọi chi tiết trong những vấn nạn phức tạp mà anh chị em biết tỏ tường, tôi muốn qua lá thư này đưa ra một vài chỉ dẫn liên quan đến đời sống Giáo Hội và nghĩa vụ truyền giáo tại Trung Hoa ...” Ngài nói thêm: “Mỗi trường hợp cần phải được cân nhắc riêng lẽ, tính đến các hoàn cảnh cụ thể.”

Ngày 10.7.2007, ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Sài Gòn, đã gởi cho báo “Công Giáo và Dân Tộc” (quốc doanh) và các Cơ quan Truyền thông Công Giáo Việt Nam, nhắc nhở một số cơ quan truyền thông đã không thi hành đúng sứ mạng của mình. Văn thư viết:

“Thực tế cho thấy cơ quan truyền thông xã hội nơi nầy nơi khác thông truyền có khi là sự thật thật, có khi là sự thật ảo, có khi là sự thật bị cắt xén, bị bóp mép, thêm râu ria, có khi là sự thật một chiều, một mặt. Phải chăng nguyên nhân là do quan điểm cho rằng sự thật chỉ là những gì có lợi cho mình? Hoặc do cái nhìn bị giới hạn bởi hoàn cảnh? Hoặc do nỗi sợ hãi nào đó thường núp bóng sau lưng những hình thức bạo lực? Và hậu quả trước mắt là dễ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, hoặc gây nhiễu và làm biến chất những mối quan hệ xã hội.”

Đức Hồng Y đã kể ra một số trường hợp cụ thể về truyền thông thiếu trung thực và những tác hại của nó. Cuối văn thư, Đức Hồng Y kêu gọi:

“Điều tôi ước mong là cơ quan truyền thông công giáo không bao giờ biến người tín hữu thành kẻ đa nghi đối với chính Chúa và gia đình Giáo Hội của mình, thành Tào Tháo đối với anh em đồng bào và đồng loại của mình . Hãy luôn ý thức và trung thành với chức năng của mình, vì sự nghiệp của đất nước, vì sứ vụ loan truyền sự thật Chúa Kitô yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người.”

Lữ Giang