PDA

View Full Version : Bảy Hồng Ân của Chúa Thánh Thần



Dan Lee
06-09-2007, 11:07 AM
Bảy Hồng Ân của Chúa Thánh Thần

Khi nói về Chúa Thánh Thần, sẽ thiếu xót lớn, nếu như chúng ta quên đề cập đến Bảy Hồng Ân mà Ngài ban xuống cho chúng ta.

Bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần gồm có: ơn khôn ngoan (wisdom), ơn hiểu biết (understanding), ơn nhận thức (knowledge), ơn chỉ bảo (counsel), ơn can trường (fortitude), ơn thánh thiện (piety) và sự kính sợ Thiên Chúa.

Tất cả Bảy Ơn đó giúp hoàn thiện nên một số đức tính cơ bản trong bản tính nhân loại của chúng ta.

Bốn Ơn trên giúp kiện toàn sự khôn ngoan đức hạnh. Ơn Hiểu Biết giúp cho chúng ta biết nhận biết về sự thật bằng chính trực giác của chúng ta. Ơn Khôn Ngoan giúp hoàn thiện nên lòng bác ái, để chúng ta có thể suy xét ra ý chỉ của Thiên Chúa qua tất cả mọi tạo vật. Ơn Nhận Thức giúp làm vẹn toàn đức tính hy vọng. Ơn Chỉ Bảo hoàn thiện nên sự khôn ngoan của con người.

Ba Ơn còn lại giúp hoàn thiện nên đức tính của ý chí và sự kiềm chế. Ơn Thánh Thiện giúp vẹn toàn sự công bằng, xứng đáng dành cho tất cả mọi người. Điều này đặc biệt đúng về việc hãy trao lại cho Thiên Chúa những gì mà Ngài đáng lãnh nhận từ phía loài người chúng ta. Ơn Can Trường giúp hoàn thiện nên đức tính dũng cảm, hay sự chịu đựng ngoan cường, khi phải diện đối với những hiểm nguy. Lòng Kính Sợ Thiên Chúa giúp chúng ta biết tự chủ lấy chính chúng ta, biết kiểm xoát những xúc cảm bồng bột, tức thời của chúng ta.

Để minh họa sự khác biệt giữa những sự việc được thực hiện bởi hồng ân của Chúa Thánh Thần, và những sự việc được thực hiện bởi những đức tính thông thường, chúng ta hãy cùng xét đến Ơn Chỉ Bảo.

Khi đưa ra một quyết định nào đó, có ba loại chỉ dẩn mà một người nào đó sẽ phải theo:

Chỉ Dẩn 1: Ý tưởng xảy ra / lóe lên trong khoảnh khắc, chớp nhoáng. Aristotle trong Đạo Đức 1.5 có nói rằng: “nếu mà hành động như thế, thì cũng chẳng khác nào cuộc sống của một con gia súc vậy, tức chỉ làm những gì mà mính thích mà thôi hay những gì mà mình muốn làm mà thôi.”

Chỉ Dẩn 2: tức bằng Lý Trí, vốn trong thực tế luôn luôn được hổ trợ bởi những hồng ân thật sự, mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta một cách rộng lượng. Ví dụ như, giả sử có ba giải pháp mở ra trước mặt tôi, và tất cả đều đúng theo luân lý. Thì lý tưởng mà nói, theo lý trí thì chí ích tôi nên lập ra một danh sách gồm những điểm tốt và những điểm xấu của ba giải pháp trên. Rồi thì, tôi mới xem xét một cách tổng thể lại ba giải pháp đó, và chọn ra giải pháp tốt nhất đối với tôi.

Hoặc nếu như tôi chợt nghĩ là tôi cần phải ăn năn, sám hối những tội lỗi của mình, thì tôi sẽ hỏi: Tôi phạm tội nhiều tới đâu, để tôi có thể biết được phải sám hối đến mức nào? Loại sám hối nào thích hợp với sức khỏe của tôi, và với những trách nhiệm của tôi trong cuộc sống? Và sau nhiều bước tính toán suy nghĩ, thì quyết định sẽ được đưa ra. Thì phương pháp này được gọi là sự lan man, rời rạc (discursive), vì lẽ, nó được tính toán từ bước này sang bước khác.

Chỉ Dẩn 3: là chỉ dẩn cao nhất mà một tâm hồn nào đó, không cần phải tính toán từ bước này sang bước khác, như là trong một tiến trình lan man, rời rạc đã nêu trên, mà là hoàn toàn được khởi xướng xuống một cách trọn vẹn trong tâm trí do bởi hồng ân của Chúa Thánh Thần. Thì đây chính là trường hợp của Mẹ Maria của chúng ta, ngay tại Lúc Thiên Thần Báo Tin cho Mẹ.

Nếu như Mẹ hành xử theo lối thường tình của con người, thì chắc có lẽ, Mẹ sẽ suy tính thiệt hơn, chẳng hạn như: giờ đây, dân tộc tôi đang phải chờ đợi trong hàng mấy thế kỷ về Đấng Messiah (ngay sau khi Thiên Thần Gabriel loan báo rằng: Ngài sẽ ngự trị trên nhà Jacob mãi cho đến muôn đời, thậm chí, ngay cả với một người dân Do Thái bình thường cũng có thể nhận biết ra Đấng Messiah). Giờ đây, Ngài đã có mặt tại đây rồi. Tôi phải nên chia sẽ tin này với những người khác, đặc biệt là cho giới chức điều hành của vùng Giêrusalem. Và thế còn người chồng Giuse của tôi thì sao? Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi, anh ấy sẽ không thể tránh khỏi những suy nghĩ ưu tối.

Thế nhưng Thánh Kinh đã cho chúng ta biết rằng: Mẹ Maria đã không cần phải thực hiện những suy đoán kể trên. Thiên Chúa, đã gởi đến cho Giuse một vị Thiên Thần đặc biệt để nói cho Giuse biết tất cả mọi điều. Qua đó, cho thấy, hồng ân của Chúa Thánh Thần có thể dẫn đưa các tâm hồn đến những luận điểm, chẳng hề trái ngược gì cả với lý trí, mà còn cao thượng (lofty) hơn nhiều so với những gì mà lý trí có thể suy xét ra.

Đoạn văn sau đến từ Thánh Gioan Thánh Giá: “Một mình Thiên Chúa thôi vì Ngài có đủ mọi quyền hành để đánh động các tâm hồn, và hướng các tâm hồn biết hành động theo những gì là phải lẽ, tương xứng với ý chỉ và kế hoạch của Thiên Chúa, và ngoài Ngài ra, không ai có thể làm được điều đó… Những hành động đó, rõ ràng được hiện thể qua sự vinh hiển của Mẹ Maria, Người mà ngay từ khởi đầu, đã trở nên cao thượng, không hề bị nhuốm tội của trần gian, nhưng luôn được tác động bởi Chúa Thánh Thần.”

Thế nhưng, cũng có một mối nguy hiểm chính là: một tâm hồn có thể hành động sai trái do ước muốn riêng của mình khi nhận lãnh được hồng ân của Chúa Thánh Thần, vì khi đó, lý trí vẫn chưa được rõ ràng cho lắm.

Có hai điểm chính mà chúng ta cần phải ghi nhớ đó là: (1) hành động trọn vẹn và rõ ràng của những hồng ân được ban xuống bởi Chúa Thánh Thần sẽ không được xuất hiện ra trước trong đời sống tâm linh (mặc dầu sự trợ giúp bí ẩn của Chúa Thánh Thần có thể đến trước đó); (2) bình thường thì cảm hứng qua những hồng ân lãnh nhận được từ Chúa Thánh Thần, thường để lại trong tâm hồn một sự trống vắng nào đó, hay nói khác đi, một tín hiệu báo cho người đó cần phải tham khảo với một vị giám đốc hay một vị bề trên.

Điểm đặc biệt phi thường của những hồng ân đó chính là chúng cho con người biết đích xác, biết tin chắc, chỉ khi nào quyết định được đưa ra ngay tức thời, và chúng ta không có đủ thời gian để mà tư vấn.

Khi một tâm hồn hành động theo đúng những ân huệ thật sự, thì Thiên Chúa chính là Người ra tay hành động, quan trọng nhất, tuy nhiên, chính con người mới nhảy vào phá tung lên (churn out) và gây ra hệ quả, do đó, thật là dễ khi cho rằng công việc đó cơ bản được thực hiện bởi linh hồn đó. Nhưng nếu hành động đúng với những hồng ân được Chúa Thánh Thần ban xuống, thì tâm hồn khi đó thụ động hơn nhiều, và do đó, không thể can thiệp được gì cả, ngoài Chúa Thánh Thần.

(Đây là bài viết bằng tiếng Anh của Linh Mục William G. Most, được trích đăng trên trang web của EWTN).

Anthony Lê