PDA

View Full Version : Sinh viên trường nghệ thuật bị cấm biểu diễn quán bar



titanic
05-26-2007, 11:28 AM
Sinh viên trường nghệ thuật bị cấm biểu diễn quán bar

Đó là nội dung chính của công văn do Cục Nghệ thuật biểu diễn gửi tới các trường văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc hôm 18/5. Vừa được ban hành, quy định đã nhận về nhiều ý kiến phản đối.

Công văn số 283/NTBD ghi rõ: "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhắc nhở các em học sinh, sinh viên thuộc trường khi tham gia biểu diễn ngoài giờ học. Không cho phép các học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn nghệ thuật tại quán bar, vũ trường, quán karaoke và các tụ điểm dễ nảy sinh tệ nạn xã hội". Ông Lê Ngọc Cường, Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn, giải thích thêm, Cục không "cấm" như một số người hiểu lầm, mà chỉ đề nghị Ban giám hiệu trường nhắc nhở, tăng cường giám sát kiểm tra sinh viên trong việc ca hát ở nơi thiếu lành mạnh, tránh những rắc rối xảy ra cho chính bản thân sinh viên và cả nhà trường. Theo ông, đó là nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người về học tập, kinh doanh... chứ "không phải không quản lý được mà sinh ra cấm đoán như một số người chỉ trích". Theo đó, sinh viên vẫn có quyền tự do đi hát tại những nơi được Cục biểu diễn cấp phép đàng hoàng hoặc do nhà trường tổ chức, đồng ý. "Cục không cố tình kìm hãm sự phát triển, cọ xát chuyên môn của sinh viên nghệ thuật", ông nói.

Ông Cường cũng cho rằng, không nên coi các quán bar, vũ trường là nơi thực tập ca hát và để kiếm tiền của sinh viên. "Nhiệm vụ của họ là học tập, và phải cố gắng làm sao được nhận học bổng của nhà trường để tự trang trải cho mình. Không có lý do gì khiến họ phải dùng thời gian học tập để đi hát hò, trong khi việc học của họ đã được nhà nước chu cấp, đào tạo". Ông cũng khẳng định: "Chúng tôi không cắt miếng cơm của sinh viên, mà là tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn được phát triển. Cứ đúng luật mà làm, các bạn sẽ vẫn được tự do làm nghề thôi". Cục trưởng cho rằng, quy định này hoàn toàn có tính khả thi, chỉ cần được sự ủng hộ của những người có liên quan.

Tuy nhiên, văn bản này chưa nhận được sự đồng tình của nhiều người quản lý và làm nghệ thuật. "Hãy nhìn vào thực tế cuộc sống của sinh viên trường nghệ thuật để xây dựng và điều chỉnh những quy định cho phù hợp" là ý kiến chung của những người được hỏi. Ông Nguyễn Công Nhạc - nguyên giám đốc Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam - cho rằng, việc cấm sinh viên nghệ thuật đi làm nghệ thuật giống như "thả gà ra rồi lại đi đuổi". Ông nói, sẽ không cấm nổi dù bản thân nhà trường cũng muốn hạn chế hiện tượng này.

Ông Nhạc cho biết, trước đây, nhiều khi chính thày cô lại là những người "lén lút" gọi học sinh đi biểu diễn. Sau khi bị nhắc nhở, họ cũng thôi. Nhưng bây giờ thì khỏi cần thày cô, tự các sinh viên tụ tập thành nhóm nhận sô diễn với nhau. "Việc này xuất phát từ nhu cầu chính đáng là kiếm sống, bởi sinh viên trường nghệ thuật cần có sự đầu tư lớn về trang phục và thanh sắc. Nếu không được biểu diễn, họ khó trụ lại để học tập chứ chưa nói tới làm nghề", ông Nhạc nói. Theo ông, việc Cục định hướng quản lý như thế là đúng, nhưng giải pháp đầu tiên phải là quản lý hệ thống vũ trường và quán bar chứ không phải đè ra mà quy trách nhiệm cho nhà trường và sinh viên.

Nhạc sĩ An Thuyên, Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, tỏ ra ủng hộ quy định trên của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, theo ông thì Cục nên chọn biện pháp nào tốt nhất để biến quy định trở nên khả thi, tránh tình trạng rơi vào bế tắc như các lệnh cấm trước đây. "Cái cần làm trước hết là phân loại và quản lý chặt chẽ hệ thống quán bar, nhà hàng, bởi không phải tất cả những nơi kinh doanh như vậy đều xấu. Trong khi đó, nhu cầu được thực tập nghề nghiệp và làm thêm để trang trải cuộc sống của số đông sinh viên rất lớn, quãng thời gian đào tạo trong trường lại dài nên sinh viên không thể chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí nhà nước", ông nói. Ông Thuyên cũng khẳng định, luật lao động cho phép và bảo hộ học sinh, sinh viên được đi làm thêm, vì thế nếu cứ cứng nhắc cấm là cấm thì tất yếu dẫn đến tình trạng luật này cãi luật kia.


Trọng Tấn từng nhiều năm đi hát tại tụ điểm, và giờ đây trở thành ca sĩ nổi danh bằng tài năng thực sự. Ảnh: H.S.

Đứng ở hàng học trò của ông Thuyên và ông Nhạc, ca sĩ Trọng Tấn - giảng viên Nhạc viện Hà Nội, từng có thời gian dài học tập tại mái trường này - tỏ ý e ngại trước hiệu quả của các quy định "luôn chỉ mang tính nhất thời" này. "Quy định đó không mang tính khả thi, bởi ngay ở Nhạc viện, chúng tôi cũng đã có quy định không cho sinh viên đi hát nhà hàng, quán bar, nhưng thực sự không thể theo sát các em 24/24 được".

Theo ca sĩ Trọng Tấn, hành vi tốt - xấu phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của sinh viên. Mỗi cá nhân phải biết mình hát cho ai, hát ở đâu và có nên nhận lời mời đó không? Lấy bản thân mình ra làm minh chứng, Trọng Tấn cho biết khi còn đi học, anh cũng là người tích cực "hát tụ điểm" để trang trải học phí và các khoản chi tiêu cá nhân, nhưng không vì thế mà việc học của anh bị ảnh hưởng. Thậm chí, nhờ được cọ xát suốt thời gian học tập đó mà giờ đây Trọng Tấn tự tạo nên cho mình một cá tính riêng trong âm nhạc. "Ảnh hưởng xấu hay tốt của việc đi hát ngoài phụ thuộc vào bản lĩnh và ý thức của mỗi người chứ không hẳn do môi trường. Học trong trường là một chuyện, còn ra ngoài thực hành lại là chuyện khác. Nếu cấm thì nên quy thành luật và có sự giám sát cẩn thận. Định hướng thì tốt, nhưng để biến các quy định thành hiện thực thì cần phải sâu sát hơn nữa", anh nói.

Đồng nghiệp của Trọng Tấn, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh - giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống Nhạc viện Hà Nội - dù ủng hộ quy định mới này của Cục, vẫn không khỏi tiếc cho những cơ hội "được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhà trường" của sinh viên. Hồ Hoài Anh cũng từng "mướt mải" với cây đàn bầu ở các tụ điểm suốt những năm học tại Nhạc viện, và giờ đây, anh đã trở thành một nhạc sĩ nổi danh. Tuy nhiên, anh khẳng định rằng, với những người chính kiến không vững vàng, hay bị dao động trước môi trường thì việc vừa học vừa làm này đôi khi sẽ gây tác động xấu. Việc "quần chúng hóa" những kiến thức nhà trường khi tiếp xúc với quán bar, nhà hàng rất dễ xảy ra, và như thế, vốn kiến thức âm nhạc chính thống được thày cô truyền dạy sẽ mai một nhiều.

Với tư cách một người làm nghề, Hồ Hoài Anh hy vọng: "Nếu ra lệnh cấm, những người quản lý cũng nên cố gắng tổ chức nhiều chương trình chính thống để sinh viên có dịp được trổ tài, tránh lãng phí vốn liếng được đào tạo tại môi trường âm nhạc chuyên môn".

Đại diện cho thế hệ sinh viên vừa học vừa làm, ca sĩ Tùng Dương, người đang theo học năm thứ 8 tại Nhạc viện Hà Nội, cho rằng, "quy định này có lẽ chỉ nên áp dụng cho một số đối tượng". Theo anh, nếu Cục ra quy định chỉ nhằm giảm bớt tệ nạn xã hội thì không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả sinh viên. Lấy kinh nghiệm của bản thân, Tùng Dương nói, để có được chỗ đứng như ngày hôm nay, anh cũng đã phải vượt qua rất nhiều cám dỗ khác trong nghề. Do đó, anh không dại gì đánh mất bản thân, nhận những lời mời vô bổ mà không lựa chọn, và càng không vì cát-xê mà hát ở những nơi không lành mạnh.

Giải Nhất Sao Mai - Điểm hẹn 2004 phân tích, với những sinh viên đến từ các tỉnh, thành phố lớn có điều kiện vật chất thì không sao, nhưng tiền học phí một năm theo đuổi học tập là cả vấn đề lớn đối với các bạn đến từ các miền quê nghèo. Hơn nữa, nếu nhà trường có quản lý thì cũng chỉ quản được các sinh viên nội trú, chứ sinh viên ngoại trú (mà hầu hết sinh viên nghệ thuật thường ở ngoại trú) thì việc kiểm soát này trở thành "nhiệm vụ bất khả thi".

Thừa nhận sinh viên chạy sô quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc học, nhưng Tùng Dương khẳng định, điều đó chỉ xảy ra nếu "cả tuần chạy sô tới 7 buổi". Hơn nữa, đối với những sinh viên có bản lĩnh, nghĩa là đã "kinh" qua nhiều năm học tập, thì việc hát tụ điểm cũng không khiến họ bị "biến chất" như những người đưa ra quy định lo lắng. Vì thế, theo ý của ca sĩ này, lệnh cấp nên áp dụng cho sinh viên các năm đầu mới vào trường, những người chưa có nhiều kinh nghiệm cuộc sống, chưa xây dựng được bản lĩnh vững vàng để sẵn sàng đối mặt với những cám dỗ ngoài đời.


Ca sĩ Tùng Dương không cho rằng việc hát ngoài sẽ làm cho tất cả sinh viên sa ngã. Ảnh nghệ sĩ cung cấp.

Trước quy định mới này, chủ các quán bar, phòng trà phản ứng quyết liệt hơn. Ông Dũng YoKo - chủ bar ca nhạc YoKo, TP HCM - cho rằng, bar ca nhạc có rất nhiều loại khác nhau, không thể đánh đồng tất cả vào loại làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của sinh viên. "Bar nghe nhạc thư giãn khác và bar uống rượu khác". Ông Dũng cho biết, tại TP HCM, hiện nay có rất nhiều bar mà thành phần chính biểu diễn là những sinh viên đang học nghệ thuật. "Khán giả thưởng thức lành mạnh và người trình bày cũng không bị ảnh hưởng gì xấu cả", ông nói.

Chủ quán bar này cũng cho hay, tại YoKo, khán giả rất thích sinh viên hát, tuy không chuyên nghiệp, nhưng nó có tính chất hồn nhiên, gần gũi. Sự mộc mạc, dễ gần của họ là một trong những điều mà ca sĩ chuyên nghiệp không có được. "Những giọng ca Tú Phương, Phương Đài... làm quen với khán giả từ những ngày còn là sinh viên, chính việc đi hát ở bar đã giúp họ có được khán giả và có thêm nhiều trải nghiệm với nghề".

Ông Dũng cũng chỉ ra một số ca sĩ thành danh hiện nay như Hà Trần, Thu Minh... khi còn là sinh viên đều từng hát ở bar: "Chính nhờ sự trải nghiệm thực tế mà họ mới có thể rèn luyện nghề tốt hơn là những bài tập trong trường. Hơn nữa, nhờ vậy, họ cũng có thể tiếp cận khán giả nhanh hơn, nắm bắt nhu cầu của người xem, người nghe tốt hơn, không phải bỡ ngỡ khi sau ra trường".


Thu Minh từng một thời nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại tại các phòng trà, quán bar. Ảnh: nhacso.

Ông Thế Hùng, quản lý bar - phòng trà MTV, bức xúc: "Sinh viên đi làm ngoài giờ để kiếm thêm tiền thì có gì phải cấm. Với những sinh viên đang biểu diễn, vấn đề là khả năng của các em có được công chúng chấp nhận hay không, chứ không phải môi trường bar - vũ trường sẽ có tác động xấu thế nào. Tính chất mỗi nơi mỗi khác, không phải nơi ồn ào nào cũng phức tạp. Hơn nữa chuyện có nên người hay không còn do chính bản thân của những sinh viên đi làm thêm, chứ không phải hoàn toàn do môi trường tác động".

Theo ông Hùng, lệnh cấm này cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động của các quán bar - vũ trường, vì thiếu sinh viên, sẽ có những thành phần khác thay thế. "Chuyện quan trọng với chúng tôi không phải là ai làm, mà là làm thế nào cho có chất lượng", ông Hùng nói.

Ông Phương, biên tập bar ca nhạc Điểm hẹn Sài Gòn, tỏ ra không quan tâm: "Chúng tôi thường chỉ mời ca sĩ, nhóm hài đã có tên tuổi theo yêu cầu khán giả, nên lệnh cấm này không có tác động gì cả".

Các bố lảnh đạo giàu quá nên chẳng để ý đến Sv .Tốt xấu do mổi người tự chọn chứ không phải cấm tất?????.Vũ trường quán ba xấu tất sao không dẹp cho xong chuyện các bố cho phép làm gì??????