Log in

View Full Version : ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



Pages : 1 2 3 4 5 6 [7] 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Nhím Hoàng Kim
06-02-2008, 03:19 PM
Cho nên Sư Phụ dù nói cho quý vị hay , quý vị vốn là Phật , quý vị cũng không tin , bởi vì thời gian chưa đến , tự mình còn chưa đạt đến đẳng cấp có thể tin mình vốn là Phật . Nhưng Sư Phụ có thể khẳng định bảo cho quý vị rõ , quý vị không phải là phàm phu , thân thể này cũng không có tầm thường như vậy , thân này rất ảo diệu , mình không cần châm xăng , cũng không cần làm gì , nhưng tim của mình cứ nhảy mãi , lưỡi của mình hằng ngày có thể thưởng thức mỗi thứ khẩu vị , nó có thể phân biệt chua , ngọt , đắng , cay , mặn , lạnh , nóng ... Sao mà những công cụ này lại có nhiều công năng ảo diệu như vậy ? Bởi vì mình có trí huệ , có Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật . Nhưng cũng có những người ở trên thế giới này không tu hành , ít phước báu , không sao dùng được nhiều Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật như vậy , họ chỉ có thể dùng một ít bộ phận kém cỏi mà thôi .

Đại trí huệ là cái gì cũng biết , đều minh bạch . Hiện giờ nhân loại tuy chỉ dùng một phần nhỏ của trí huệ , nhưng đã biết nhiều như vậy , có thể tạo hỏa tiễn để lên cung trăng , có thể phóng vệ tinh bay vòng địa cầu , có thể tạo máy bay , xe lửa , tàu lặn , có thể làm được nhiều việc . Trí huệ nhỏ và phổ thông như thế đã phát huy được công dụng lớn như vậy , nếu như tìm được trí huệ cao tột , bản lai của mình , thì sẽ như thế nào ?

Quý vị không phải là phàm phu , quý vị đến từ nơi Phật , từ đại trí , đại huệ . Khi đến đây rồi , bị nhiều vật chướng ngại , không thể xử dụng . Giống như con người ở trên đất liền , nếu như xuống nước , không thể phát huy toàn thể năng lực , bởi vì nước không phải là chỗ của mình , cho nên phải dùng những công cụ hộ trợ , phải mang ống hơi , mặc áo nhái ... Tuy rằng mình có đầy đủ công cụ , nhưng năng lực của mình còn rất giới hạn , không có thể vận dụng lanh lẹ như trên đất liền .

Giống như vậy , chúng ta từ chỗ Phật đến thế giới Ta Bà , là để tìm kinh nghiệm , học kinh nghiệm , để nhận thức tự mình còn có những tiềm năng , nhưng lực lượng gì . Đúng vậy , mình là Phật tại cõi Phật , nhưng không có ích gì , vì mình không biết mình có năng lực gì , có lực lượng gì , có trí huệ gì vì đất Phật không cần dùng những thứ năng lực ấy . Cho nên phải làm người , làm trời , làm động vật , làm tám vạn bốn ngàn thứ chúng sanh để học thể nghiệm , mục đích là để hiểu trí huệ của mình bao lớn , có thể vận dụng như thế nào . Còn không mình làm người để làm gì ? Làm người rất hữu ích , làm người rồi , sau đó trở về làm Phật , lúc ấy là Phật có đại trí huệ , là Phật biết tự nhận biết .

Xưa kia làm Phật , không biết ai là Phật , không biết mình là người như thế nào ? Phật vốn là không , không lại không đi , như như bất động , nhưng làm qua người rồi thì sẽ biết được , cho nên có lợi ích hơn . Mình từ Phật đến , sau này vẫn làm Phật , từ kiếp người mà thành Phật , mới chính hiểu được Phật . Vốn đã là Phật rồi , nếu không mình tu như thế nào cũng không thành Phật được , bởi vì nấu cát không thể thành cơm . Quý vị vốn không phải là phàm phu , cho nên mới là không có nghiệp chướng , Phật làm sao có nghiệp chướng ? Nghiệp chướng này đều là giả . Cũng như mình diễn kịch , mình vốn là người thường , nhưng khi diễn kịch , phải đóng các vai trò , làm người tốt , người xấu , làm vua , làm cướp , làm người tù , làm người lương thiện , làm người xuất gia ..., bất cứ đóng vai nào , cũng chỉ là diễn kịch , diễn tuồng hết , mình lại trở thành con người thường như trước .

Những diễn viên giỏi , họ diễn như là thật , khi họ diễn tuồng , họ cảm giác họ là vua , là người xấu . Mình thường khen họ diễn rất xuất thần . Khi diễn viên hoàn toàn chăm chú diễn kịch , thì có nhân quả , vì họ giết người , cho nên có người đến báo thù , hay là người tình thương yêu người khác , cho nên đối phương mới cảm thấy đau khổ , sẽ khóc ... Đôi khi phải diễn vai trò tranh đấu với người khác , người diễn viên sẽ cảm thấy tức giận thật . Khi diễn vai trò bị hành hạ , sẽ cảm giác rất đau khổ . Nhưng khi họ tỉnh dậy , vào bên sau đài uống nước , họ biết họ quá chuyên say trong kịch . Cái ta của thực tế , không phải là người trong kịch , cho nên họ bắt tay với kẻ địch trong tuồng , chúc các vai diễn tuồng thành công . Nhưng khi trở về kháng đài , cảm giác của họ lại biến đổi , phải bắt đầu diễn cho thật giỏi .

Nhím Hoàng Kim
06-03-2008, 02:16 PM
Chúng ta cũng vậy , khi làm người , quên mất mình là Phật , cũng không biết Phật Tánh là gì ? Nếu như biết được , sẽ khó làm người , cũng không biết nên làm cách nào . Làm người cũng như nằm mộng vậy , vốn không có vấn đề khó nghĩ gì , nhận thức được mình là việc rất vui , rất khoái lạc . Nhưng làm người vẫn phải làm , cũng như minh tinh đóng tuồng , khi ở sau đài nói chuyện với đối thủ , họ hoàn toàn quên mất vai trò trên đài , nhưng chỉ vài phút sau khi trở lại diễn đài , vẫn phải diễn như thật và giống như trước .

Chúng ta cũng vậy , vốn không có việc gì phải lo lắng . Mình tu hành là để đánh thức mình , muốn hiểu biết mình là ai , không để mình chấp trước vai trò trong tuồng , đừng có quá bi thương , đau khổ , nhìn coi mình là ai , mình chỉ diễn kịch mà thôi , chứ không phải là người đó , không phải là ông A , ông B , ông C ... đều không phải hết , mình không phải là phàm phu , cho nên phải cố gắng tu hành , cho đến khi nào nhận biết mình không phải là phàm phu , lúc đó sẽ rất vui mừng , làm gì cũng được , không có đau khổ gì hết .

Nhưng hiểu biết thì hiểu biết , còn người thì nên làm tròn trách nhiệm của mình , không nên vì biết được mình là Phật , rồi không chịu làm tròn trách nhiệm làm người . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi , Ngài vẫn la rầy đệ tử , vì Ngài phải làm tròn trách nhiệm của vị Thầy , Ngài đâu có thể nói , tất cả chúng sanh đều là Phật , họ muốn tu gì thì tu . Đâu có . Ngài quở trách A Nan , La Hầu La , và các đệ tử khác , Ngài la rầy rất nhiều . Có một hôm Ngài cảm thấy rất buồn , bởi vì nói gì đệ tử đều không nghe , cho nên Ngài mới bỏ đi , một mình lên núi ở ba tháng , ban đầu các đệ tử đều tìm không ra , sau này tìm được Ngài mới thỉnh Ngài về , Ngài mới nhận lời , nếu không Ngài không muốn về . Thành Phật là thành Phật , nhưng hễ làm người sống trên thế gian này thì phải có trách nhiệm . Làm thầy thì phải làm thầy giỏi , không thể nói ta đã thành Phật , ta có thể không lo việc gì nữa . Trách nhiệm của mình là gì thì tiếp tục làm cho trọn . Phải làm con hiếu , chồng tốt , vợ hiền , thầy giỏi . Người nào đáng la thì la , đáng an ủi thì an ủi , không khác với lúc còn chưa thành Phật . Riêng chỉ biết rõ trong tâm , biết được mình là ai . Biết được bản tính của mình rồi , thì không còn quá chấp trước vào trách nhiệm của mình . Sau khi khai ngộ , bề ngoài giống như lúc còn chưa khai ngộ , lúc còn chưa khai ngộ làm gì , bây giờ cũng vẫn làm như vậy , nhưng khi làm , trong tâm rất rõ ràng , họ làm trọn trách nhiệm , nhưng không có chấp trước vào trách nhiệm .

Nhím Hoàng Kim
06-04-2008, 02:17 PM
Hỏi : Phật pháp thường nói , người tu hành phải bỏ hết tất cả . Làm sao mới gọi là bỏ hết tất cả ? Làm cách nào mới có thể bỏ hết tất cả ? Làm sao có thể giải thích tất cả là một , một là tất cả ?


Đáp : Vị này hỏi như vậy để làm gì ? (Tôi đọc được từ một quyển kinh). Loại sách này là để cho người tu hành cao , người không có chấp trước coi , bởi vì kinh điển không phải chỗ nào cũng viết cho người thường coi . Các vị đại sư giảng kinh có lúc đặc biệt nói cho một hay hai người trong hàng đệ tử nghe , hay là nói cho một đoàn đệ tử cùng một đẳng cấp nghe , nhưng người đời sau đọc kinh từ đầu đọc đến cuối vẫn không biết trong kinh nói những gì , là vì mình chưa đạt được đẳng cấp đó . Bây giờ Sư Phụ có trả lời vấn đề đó cũng vô ích , đợi cho người hỏi đạt đến đẳng cấp đó , lúc đó Sư Phụ cũng nói như trong kinh , bảo người hỏi bỏ hết , để xuống hết , nhưng bây giờ vấn đề này không có liên quan gì đến người hỏi .

Hai câu hỏi đó , Sư Phụ đều không muốn trả lời , bởi vì Sư Phụ không hiểu đối với quý vị có ích gì không ? Sư Phụ nghĩ , dùng ngôn ngữ tranh luận không có ích dụng lắm . Đôi khi học trò tọa thiền , có thể có một chút thể nghiệm gì đó , đến một đẳng cấp nào đó , mới đi hỏi vị Sư Phụ : "Sư Phụ , con thấy cái này , thấy cái nọ , con cảm giác như vậy , con cảm giác như kia , đó là ý nghĩa gì ? Đẳng cấp gì ?" Cứ hỏi mãi , rất có lẽ lúc đó Sư Phụ của vị đó mới nói : "Bỏ hết xuống , chưa có gì đâu . Tất cả vốn đều là không , cho nên đừng có chấp trước , đừng có ngưng tại đó , cái đó chưa có gì đâu , phải bỏ hết tất cả ."

Bởi vì có nhiều người có được một chút thể nghiệm , sẽ chấp vào cảnh giới đó , không thể lên cao hơn nữa , mình có rất nhiều thể nghiệm , thể nghiệm nhỏ chưa có gì , bỏ qua đi , bỏ hết tất cả là nghĩa đó .

Câu hỏi thứ hai , một là tất cả , tất cả là một , ý nó cũng như nhất thiết duy tâm tạo . Đứng ngay đẳng cấp thấp nhất mà trả lời , là tự mình tu hành rồi sẽ tự biết . Đứng vào đẳng cấp cao một chút mà đáp , tu hành cao rồi , cái gì cũng biết . Sư Phụ không thích nói rõ vấn đề này , vì sợ quý vị không hiểu , sẽ hiểu lầm .

Chúng sanh từ đại trí huệ mà ra , từ cái đại "nhất" này mà ra , cho nên nói vạn pháp là một , một là vạn pháp . Thượng Đế , hay gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác này là địa vị tối cao . Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế , bởi vì lúc đó , dân nơi đó tin Thượng Đế , họ không nghe lời của Giê Su Ki Tô . Nếu như Sư Phụ dạy tín đồ của Thiên Chúa Giáo , Sư Phụ cũng nên nói Thượng Đế , nói gì cũng được , chỉ cần lợi ích của chúng sanh là được rồi , nếu họ đã không thích Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , thì Sư Phụ dùng Thượng Đế cũng được , đâu có gì không được ? Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là tối cao , Phật vẫn còn chưa phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , còn Bồ Tát thì thấp hơn nữa , Bồ Tát cũng có nhiều cấp bậc , có cao có thấp , bởi vì quý vị không hiểu rõ . Kinh điển của Thiên Chúa Giáo trong thời xưa đã bị sửa đổi rất nhiều , bị thiếu sót rất nhiều đạo lý hay , bởi vì đối với những người có đẳng cấp thấp , rất có thể Giê Su Ki Tô kể chuyện cho họ nghe . Nhưng đối với những người có đẳng cấp cao hơn , Giê Su Ki Tô cũng có giảng đạo lý cao , không phải chỉ kể chuyện nắn đất thành người mà thôi . Khai ngộ rồi , mình đọc Thánh Kinh hay là Kinh Phật , trình độ hiểu biết khác hẳn hơn trước . A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này là cao nhất , mình phiên dịch là đẳng cấp tối cao , tối cao có phải là Thượng Đế không ? Bên Thiên Chúa Giáo , Thượng Đế là tượng trưng tối cao , nhưng Thượng Đế này không phải là một con người , vì tín đồ có tư tưởng sai lầm , đem Thượng Đế nhân cách hóa , dùng ảo tượng của họ , tạo ra Thượng Đế giống như họ suy nghĩ thuộc về cá nhân của họ .

Nhím Hoàng Kim
06-05-2008, 02:23 PM
Cho nên bây giờ mình mới nghe đến Thượng Đế , liền mẫn cảm , bởi vì mình dùng cách nghĩ của mình tạo thứ Thượng Đế này , tự mình lập một hình dáng Thượng Đế . Thượng Đế không phải như hình dáng đó , Thượng Đế là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , là một lực lượng rất trung lập . Nó có thể tạo rất nhiều vật , và tạo toàn cõi vũ trụ , nhưng nó nhất tâm bất động , công việc của nó là tạo hóa mà thôi . Nó không lo mình tốt hay xấu , lúc nào mình trở về quê hương của nó , nó cũng không để ý . Nó biết rằng có một ngày nào đó mình sẽ trở về , mình có ý chí tự do , có thể tuyển chọn . Hôm nay , ngày mai , năm tới , trăm năm , ngàn năm , hay là trăm ngàn vạn năm về sau mới trở về cũng được . Con người có lực lượng rất lớn có thể tuyển chọn , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Chúng ta có thể một đời thành Phật ." Nhưng không phải người nào cũng có thể một đời giải thoát , bởi vì tự mình không lựa chọn , có lẽ không gặp thiện tri thức , hay là tự mình không muốn về nhanh như vậy , vì còn rất nhiều người lưu luyến thế giới này , không có nghĩ đến phải về nhà , không muốn giải thoát , không muốn thành Phật , thích ở đây hưởng thụ thế giới này , đó cũng là tự mình lựa chọn , Thượng Đế không có nói ngày mai mình nên về hay là năm sau mình nên về . Thượng Đế rất là trung lập .

Mọi người đều có thể được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này , nhưng có người không muốn , muốn hay là không muốn , thuộc về vấn đề của cá nhân , không phải vấn đề của Thượng Đế . Sau này tất cả mọi vật đều phải trở về "nhất", nhưng không phải cùng về trong một ngày , có xa biệt , sớm muộn , mau hay chậm . Mình muốn lúc nào về cũng được . Cái "nhất" tuyệt đối trung lập này không có lo chuyện đó , bởi vì nó biết , từ đó mà ra , thì nhất định sẽ trở về với nó , cho nên nói "một là tất cả , tất cả là một".


Hỏi : Sư Phụ , có phải mình đừng chấp trước vào Thiên Chúa Giáo hay là tin Phật Giáo ?


Đáp : Đúng , rất đúng . Đừng có chấp trước , quý vị tin gì cũng được , mình đều từ lực lượng lớn này mà ra , mình gọi đó là Phật Tánh , Chánh Đẳng Chánh Giác , Thượng Đế hay là Đạo cũng được . Nó không màng , điều quan trọng là mình phải lo cho mình chừng nào trở về .

Nhím Hoàng Kim
06-06-2008, 03:42 PM
KHAI NGỘ LÀ PHẬT ,
VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH

Thuyết Pháp Tại Đài Bắc
Ngày 1 tháng 12 năm 1986


Người khai ngộ nhìn tất cả chúng sanh đều Phật , nếu như quý vị tu hành thật sự , có một ngày sẽ hiểu được đẳng cấp này , sẽ biết rằng tất cả chúng sanh đều là Phật , đều là Bồ Tát .

Không có Phật thì không có chúng sanh , không có chúng sanh thì không có Phật , Phật chính là chúng sanh , chúng sanh chính là Phật , ngoài điều đó ra , không biết nói thế nào bởi vì chúng sanh còn chưa hiểu được họ là Phật , cho nên Phật Bồ Tát phải hóa thân đến dạy , từ từ dạy họ , dẫn dắt họ cho đến khi nào họ biết được chính họ là Phật .

Chúng sanh vốn đã là Phật rồi , nếu biết được liền thành Phật , còn không thì vẫn là phàm phu , giữa Phật và phàm phu chỉ khác biệt ở chỗ biết được hay không biết được , Phật là chúng sanh biết được mình là Phật , chúng sanh là Phật không biết được điều này . Khác nhau ở chỗ đó .

Đối với Phật hay là người khai ngộ mà nói , cho đến người phỉ báng họ cũng là Phật , các Ngài không có một chút hận tâm nào , các Ngài vẫn có lòng thương , cũng gia trì cho họ , cũng cầu Phật Bồ Tát giúp cho những người này sớm khai ngộ . Cũng như mình có nhiều trẻ con , đối với những đứa khoẻ mạnh mình cũng thương , lo lắng cho chúng nó , nhưng đối với đứa con bệnh hoạn , mình quan tâm hơn , và chăm sóc nó nhiều hơn một chút , thương nó nhiều hơn , có phải vậy không ? Chúng nó đều là con hết , nhưng mình chăm sóc đứa có bệnh nhiều hơn .

Hiện giờ là thơi mạt pháp , muốn dạy người không dễ , cho nên Sư Phụ nghĩ Ngài Hòa Thượng Quảng Khâm cũng không dạy gì nhiều là phải , Ngài chỉ bảo người ta niệm Phật , sau này có lẽ Sư Phụ cũng làm như vậy , chỉ dạy người niệm "Nam Mô A Di Đà Phật". Bởi vì dạy pháp môn tối cao sẽ quá phiền phức . Hòa Thượng Quảng Khâm cũng từng nói : "Người đời nay 'đạo tâm' rất nhỏ , không bằng một phần mười của người xưa ." Sư Phụ cũng đồng ý điểm đó , đó là sự thật chứ không phải coi thường người thời nay .

Tại Đài Loan , trước kia có vài vị đại sư , họ cũng không dạy pháp môn nào cao thâm , Sư Phụ không hiểu họ có biết hay không , nhưng hình như không có ai dạy , cho nên ở Đài Loan , đa số chưa hiểu biết pháp môn cao thâm . Nếu như có người đến dạy pháp "Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu" này thì khó khăn lắm , chúng sanh không thể tiếp thụ . Cho dù ở thời xưa , có truyền pháp cũng là chuyện thần bí , pháp môn tối cao không phải dễ dàng như vậy , không phải người nào cũng có thể tìm được .

Cho nên người xưa cầu pháp , phải leo núi vượt sông đi tìm thầy , quý vị chắc đã nghe qua nhiều cốt truyện như vậy , muốn đi tìm chân sư phải trải qua bao nhiêu trở ngại , chịu bao nhiêu khổ đau mới tìm được . Tìm được rồi , còn phải sống chung bao nhiêu năm , chứ không phải gặp được Sư Phụ liền được thọ pháp , còn phải bị khảo một khoảng thời gian , cho đến khi vị thầy thấy được rồi mới bắt đầu truyền pháp . Cho nên thời xưa không dễ cầu pháp .

Mình nghe nói Ngài Huệ Khả khi cầu pháp , quỳ trên tuyết , tuyết sâu đến đầu gối , nhưng Bồ Đề Đạt Ma không có để ý đến , trải qua ba ngày như vậy , cho đến khi Ngài Huệ Khả chặt cánh tay cúng dường Tam Bảo , lúc đó Bồ Đề Đạt Ma mới nhìn một cái , hỏi Ngài : "Nhà ngươi muốn gì ?" Không phải Ngài Bồ Đề Đạt Ma không có lòng từ bi , mà vì Ngài thấy đạo tâm của con người thời đó mà thất vọng , đến nỗi vị quân vương Lương Võ Đế cũng chỉ tham nhân thiên phước báu mà thôi , không muốn cầu cứu cánh Niết Bàn .

Nhím Hoàng Kim
06-07-2008, 05:32 AM
Đa số người ở thời đó đều tham nhân thiên phước báu , xây cất chùa , cúng dường , tụng kinh , tranh luận ý nghĩa của kinh , nghe hiểu không ? Tự họ không có tu hành , không có khai ngộ . Cho nên Ngài Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào vách đá chín năm , không nói chuyện , không dạy người . Không phải Ngài không có từ bi , không phải bởi vì Phật Bồ Tát đời đời kiếp kiếp thần bí như thế , không muốn dạy người pháp môn tối cao , mà là không thể nào dạy , muốn dạy người , nhưng chúng sanh không thể tiếp thu , không thể nhẫn nhục , làm sao mà dạy ?

Khi Sư Phụ đến Đài Loan cũng không muốn dạy người , nhưng sau này thấy có một số người rất chân thành , tối thiểu lúc đó như là rất chân thành , cho nên Sư Phụ cũng công khai nhiều một chút , nhưng mới có công khai có một chút đỉnh đã có phiền phức rồi , liền gặp lôi thôi . Thứ nhất , họ hoài nghi , đâu mà có pháp môn tốt như vậy ? Dễ học như vậy ? Thứ hai , nếu như có thứ pháp môn đó , sao ở Đài Loan không có người dạy ? Thứ ba , họ nói ở Đài Loan có nhiều cao tăng như vậy , sao không có người biết được pháp môn này ?

Họ không thể tin Sư Phụ , không tin sau khi thọ pháp này năm đời được siêu sanh , tự mình cũng được giải thoát . Khi truyền pháp Sư Phụ sẽ cho quý vị hay sẽ có những thể nghiệm gì , là nhất định sẽ có thể nghiệm đó , chứng minh những gì Sư Phụ đã nói là thật , nghe hiểu chưa ? Sư Phụ nói gì , nhất định sẽ có cái đó , nhưng vẫn có người không tin , chỉ tin kinh điển mà thôi , tin Phật Thích Ca Mâu Ni hai ngàn năm trăm năm trước , nhưng lại không biết được Ngài chính thật là ai .

Trong phẩm Phổ Môn có nói : "Người trì danh hiệu Quán Thế Âm , nếu vào lửa , lửa không thể đốt , nếu bị ngập , sẽ không mắc cạn , nhưng quý vị rất rõ , nếu như rơi vào lửa sẽ bị lửa đốt , vậy mà vẫn cứ tin , như vậy có phải là mê tín không ?

Nhưng Sư Phụ nói , theo Sư Phụ học pháp môn này sẽ có cảm ứng gì , có thể nghiệm nào , quý vị sẽ có thể nghiệm thật sự y như Sư Phụ từng nói , nhưng nếu như vẫn còn chưa tin lời của Sư Phụ , chỉ tin Quán Thế Âm Bồ Tát , tin kinh điển , không thể chứng minh , không thể có kết quả , như vậy Phật Bồ Tát làm sao giúp đỡ ? Lời của Sư Phụ so với lời của phẩm Phổ Môn , cái nào chân thật hơn ? Trong lòng quý vị đều rất rõ ràng .

Đa số người đều tin phẩm Phổ Môn , không tin Sư Phụ , cũng đành chịu thôi (Học trò đáp : "Con tin Sư Phụ".) Sư Phụ biết vị này tin , Sư Phụ chỉ bất quá muốn nói cho quý vị nghe , Phật Bồ Tát không dễ dạy người , nghe hiểu không ? Dạy họ nếu làm như vậy , sẽ có thể nghiệm , họ cũng không tin , vẫn cứ đi tin thứ kinh điển không thể có chứng minh , không thể có thể nghiệm . Đối với đại sư cũng có lòng phân biệt , phân biệt vị này là Đại Sư Việt Nam , vị nọ là Đại Sư Trung Hoa . Vì sao Đại Sư Trung Hoa nhiều như vậy lại không có một người biết được pháp môn này ? Cho nên đây nhất định là ngoại đạo .

Nhưng một mặt khác lại tin Phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ , tin người Ấn Độ thời hai ngàn hai trăm năm trước , chứ không tin Pháp Sư Việt Nam hiện thời , chỉ vì vị này là người ngoại quốc , tin rằng Phật Thích Ca Mâu Ni xưa kia có thể biết được pháp môn này , nhưng hiện nay người Việt Nam này không sao biết được , hình như hai ngàn năm trăm năm nay chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni có thể biết được , những người khác không thể biết được , chỉ có Đại Sư Trung Hoa có thể biết được , nếu như Đại Sư Trung Hoa không biết được , thì Đại Sư Việt Nam cũng không thể nào biết được (mọi người cười), có phải vậy không ? Thật hết cách nói .

Nhím Hoàng Kim
06-08-2008, 08:53 AM
Có tâm phân biệt rất là mệt , Phật Bồ Tát không có tâm phân biệt , nhưng người phàm phu có , cho nên mới mệt . Phật Bồ Tát độ người không có để ý học vấn của người đó như thế nào , đẳng cấp như thế nào , và nghiệp chướng của người đó như thế nào . Các Ngài không có lo đến những thứ đó . Nhưng chúng sanh rất coi trọng mọi điều . Chúng sanh không có sợ nghiệp chướng của họ sâu nặng , họ chỉ lo vị Pháp Sư này dạy không đúng . Họ cũng quên rằng họ đối với giáo lý của Phật Giáo cũng không hiểu được bao nhiêu , đẳng cấp tu hành của họ cũng không có gì , họ quên rằng họ vẫn là con người vô minh , lại đi phê bình pháp sư khác vô minh . Phê bình vị pháp sư này hình như không hiểu biết , bởi vì pháp sư này là người Việt Nam , người Ấn Độ , bởi vì người này là tại gia , người xuất gia , bởi vì người này tự xuống tóc , hay là người khác giúp họ xuống tóc ..., những chuyện toàn không có liên quan đến khai ngộ là gì hết .

Lúc Ngài Lục Tổ Huệ Năng lãnh y bát , Ngài vẫn là người tại gia , vẫn còn chưa xuống tóc , nhưng Ngũ Tổ đã truyền y bát cho Ngài , trải qua mười sáu năm sau , Ngài mới ra truyền pháp dạy người , rồi mới nhờ vị trụ trì của chùa Bảo Linh xuống tóc giùm , vì nếu không xuống tóc không thể chánh thức dạy người xuất gia , cho nên cần phải xuống tóc ngay , để trở thành pháp sư chánh thức . Do đó mình biết , nếu như cho rằng xuống tóc rồi mới khai ngộ thì không đúng .

Hôm nay học trò của Sư Phụ đọc lời khai thị của Hòa Thượng Quảng Khâm cho Sư Phụ nghe . Lời của Ngài cũng giống như lời của Sư Phụ . Ngài nói : "Nếu như không biết tu hành , cho dù xuất gia cũng rất đáng tiếc ." Thật như vậy , nếu như không có tu hành chân thật , xuất gia cũng không có ích , không hiểu "đạo" vẫn là "ngoại đạo". Chứ không phải nói Phật Giáo là nội đạo , Thiên Chúa Giáo là ngoại đạo , Sư Phụ đã nói nhiều lần rồi , các vị đại sư đều nói cùng một đạo lý , nhưng trình độ của mình phải đủ cao mới có thể nghe hiểu , trình độ thấp kém không thể hiểu biết , nghe hiểu chưa ?

Nếu như nói chỉ có xuất gia mới có thể tu hành , tại gia không tu được , vậy Đại Sư Duy Ma Cật từ đâu ra ? Quý vị có biết Đại Sư Duy Ma Cật không ? Ngài cũng là người tại gia . Nếu như cho rằng nữ chúng không thể thành Phật , không thể khai ngộ , vậy còn Long Nữ thì sao ? Trong Kinh Pháp Hoa có ghi , Long Nữ tám tuổi thành Phật , Long Nữ là phái nữ , mới chỉ có tám tuổi mà thôi , mà cũng không phải là người , nhưng cũng có thể thành Phật .

Đa số người vốn cho rằng rồng không thể thành Phật , rồng và thiên nhân không thể thành Phật , chỉ có con người mới có thể thành Phật , chỉ có nam chúng mới có thể thành Phật , như vậy là sai lầm , không phải chỉ có Sư Phụ nói như vậy , Phật cũng nói như vậy . Nếu như chỉ có nam chúng mới có thể thành Phật , thì trong Kinh Pháp Hoa không có chuyện Long Nữ thành Phật . Huống chi trong Kinh Duy Ma Cật có nói : "Không có nam , không có nữ , chỉ có Diện Mục Bản Lai , tức là Bát Nhã Ba La Mật .

Nhím Hoàng Kim
06-09-2008, 06:41 PM
Khi Ngài Lục Tổ Huệ Năng cầu pháp với Ngũ Tổ , Ngũ Tổ nói : "Nhà ngươi là người Nam , làm sao thành Phật được ?" Lục Tổ đáp lời : "Người tuy chia Nam Bắc , nhưng Phật Tánh không chia Nam Bắc ". Cùng lý đó , mình cũng có thể nói con người có chia nam nữ , có chia Đài Loan , Việt Nam , nhưng "Phật Tánh" không có , nếu như còn chấp trước vào biệt tính quốc tịch , thì không thể tìm được Phật Tánh , và không tìm được Chân Sư . Bởi vì Sư Phụ không phải là xác thân này , cuối cùng mình cũng phải lìa khỏi Sư Phụ này , tự làm thầy của mình , tìm chủ nhân của mình , sau cùng biến thành Sư Phụ của mình .

Cho nên Sư Phụ chỉ là người truyền tin , cũng như người phát thư vậy , chỉ phụ trách đưa thư đến , mình có thể không đọc thư liền , nhưng có lẽ mình sẽ rót nước trà , và đem chút ít bánh cho người phát thư , và không chừng còn cho họ một ít tiền uống nước , rồi cám ơn họ , nhưng mà cuối cùng người phát thư này cũng phải đi , tiếp tục làm tiếp công việc , bởi vì còn có những thư khác cần phải đưa cho những người khác .

Thư của mình , mình phải tự coi , bởi vì lá thư này không có liên hệ gì đến người phát thư . Đại sư có thể trao thư cho mình , nhưng vấn đề là họ có dạy cho mình những gì hay không ? Những gì họ dạy có phù hợp với kinh điển hay không ? Lúc họ truyền pháp cho mình , thể nghiệm của mình có giống như những gì được kể trên kinh điển không ? Điều đó mới là quan trọng . Đừng có lo người đó là nam hay nữ , người miền Nam hay miền Bắc , hay là người của nước nào , những điều này không quan trọng .

Nếu như mình đọc quá nhiều kinh điển , sau này sẽ biến thành chấp trước , không hiểu đọc kinh điển để làm gì . Kinh điển vốn như là bản đồ , để cho mình tham khảo mà thôi , nó cho mình biết , các vị đại sư thời xưa và các vị Bồ Tát cùng các vị tu hành , khi họ khai ngộ có những thể nghiệm gì ? Mà mình bây giờ có thể có những thể nghiệm như họ hay không ? Đó mới là mục đích đọc kinh của mình . Còn không , đọc kinh không có phước báu . Sư Phụ nói thật cho quý vị nghe , một tí phước báu cũng không có , đừng có tưởng rằng đọc kinh tụng kinh là có phước báu , phước báu gì ?

Bồ Đề Đạt Ma nói ăn bánh vẽ không có no , cho nên Ngài muốn đốt Kinh Niết Bàn , bởi vì có một người , ngày ngày tụng Kinh Niết Bàn , Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi : "Ông tụng cái này để làm chi ?" Ông ta đáp : "Tụng cái này sẽ giải thoát , có phước báu rất lớn ." Lúc đó Bồ Đề Đạt Ma trả lời : "Đưa kinh cho ta , ta phải đốt nó , ăn bánh vẽ làm sao mà no ."

Cho nên đọc kinh không có ích gì nhiều , đọc kinh điển , mỗi ngày tụng Nam Mô ..., tự mình lại không hiểu biết ý nghĩa của kinh điển , "ý tưởng" của mình cũng loạn bậy loạn bạ , không có ích gì , còn chưa bằng một bộ máy thâu băng , máy thâu băng còn tụng hay hơn mình , nó không có khi nào tụng sai .

Nhím Hoàng Kim
06-10-2008, 01:59 PM
Nhưng mình đôi khi bên tụng , bên ngủ , cho nên tụng sai , vốn nên tụng câu kế tiếp , rốt cuộc không biết "ý tưởng" chạy đi đâu , như vậy rất có thể có phiền phức , nếu như Phật Bồ Tát thấy mình tụng kinh tụng loạn bậy , rất có thể nổi giận , có thể không ? (Mọi người cười). Có lẽ họ không giận , nhưng Long Thần Hộ Pháp sẽ giận , Thiên Long Bát Bộ thấy mình không cẩn thận , không tôn kính , không biết chừng làm khó mình , phước báu chưa có đã có rắc rối , nhưng đó là chuyện nhỏ , kệ nó .

Cho nên mình tu hành đừng nên có tâm phân biệt , nếu như mình không hiểu được điểm đó , thì kinh điển chỉ đem phiền phức lại cho mình mà thôi , khiến cho mình biến thành chấp trước . Cho nên kinh điển không có ích dụng chi , tâm phân biệt này không có giúp ích cho mình , mình bỏ được nó càng sớm càng mau thành Phật , sau này luôn cả "Phật" này cũng không có , làm sao có chúng sanh ? Chúng sanh đều không có , làm gì có nam nữ ? Làm sao còn có cái phân biệt Việt Nam , Đài Loan .

"Không có" không phải là không , mà là không có cái "phân biệt", không có tư tưởng về quốc tịch , nghe hiểu chứ ? Mỗi một nước cũng như một căn nhà lầu , nói ví dụ , quý vị ở trong nhà có hai tầng , lầu trên lầu dưới đều là nhà của quý vị , quý vị thường chạy lên chạy xuống , cũng không có cảm giác gì đặc biệt , không có cảm thấy được gì , không phải nói không có nhà lầu này , cũng không thể nói lầu trên và lầu dưới như nhau , lầu trên là lầu trên , lầu dưới là lầu dưới , chỉ là không có cảm giác có gì đặc biệt , nghe hiểu chứ ?

Bây giờ Sư Phụ muốn nói đạo lý cao hơn một chút , bởi vì quý vị có lẽ sẽ hỏi , vì sao "Phật là chúng sanh ? Chúng sanh là Phật ?" Vì sao chúng sanh không thể thành Phật liền ? Vì sao chúng sanh vẫn là chúng sanh , Phật vẫn là Phật ? Có phải có câu hỏi này trong đầu không ? Vì sao mỗi vị đại sư đều nói , chúng sanh vốn là Phật , vốn đã là Phật rồi , vậy đến thế giới Ta Bà này làm chúng sanh để làm gì ? Bởi vì cần phải đến thế giới này học tập , sau này mới có thể nhận thức được mình là "Phật", đó là chuyện rất ảo diệu , nhưng sự thật là như vậy .

Bởi vì nếu như mình ở nơi sáng chói , sanh ra và trưởng thành đều tại nơi đó , mình sẽ không biết được sáng chói là gì , nghe hiểu không ? Nếu như có một ngày , mình cần phải đi đến chỗ đen tối , nơi đó không có đèn , không có ánh sáng , sau khi trở về mình mới biết , thì ra chỗ mình ở có ánh sáng , ở bên ngoài rất đen tối .

Cũng thế , nếu như không có chúng sanh , mình không hiểu được Phật là gì ? Cho nên cần phải đến thế giới này học tập "thành Phật", học tập nhận thức mình là Phật , học tập địa vị của mình , lực lượng của mình , diện mục bản lai của mình , nghe hiểu không ? Mình vốn là Phật rồi , không phải đợi đến mình tu hành mới có thể thành Phật , nếu như mình vốn không phải là Phật , có tu hành cũng không thể thành Phật , Phật không phải là tu hành mà có thể thành được .

Nhím Hoàng Kim
06-11-2008, 02:31 PM
Phật là Phật , là bất khả tư nghị , không thể dùng lực lượng , khổ cực , cầu nguyện , tụng lớn tiếng , tu hành khổ hạnh , thái độ tôn kính khiêm nhường , hay là sống có đạo đức của mình là có thể đắc , không được đâu . Mình làm người vốn nên làm một con người có đạo đức , nên cố gắng tu hành , nhưng không phải bởi vì cố gắng tu hành mới thành Phật , không phải như vậy . Phật đã là Phật , không thể dùng những gì để tạo Phật , nhưng nếu không dùng thứ pháp môn đó cũng không thể thành Phật , bởi vì thứ pháp môn đó , thứ đạo lý đó , là để cho mình huấn luyện lấy mình , cho mình tỉnh dậy , biết mình là Phật .

Có một câu chuyện , có một vị phú ông có hai đứa con trai , cả hai đều rất giàu có , đều rất thông minh , đều xuất thân từ nhà giàu và sanh trưởng trong cùng một hoàn cảnh . Có một ngày người em muốn ra ngoài để học đời , cho nên mới xin cha cho ra ngoài đời tiếp xúc để học hỏi .

Người em ra ngoài , nếm rất nhiều khổ sở , sống rất cực nhọc , nhưng cũng học được rất nhiều đạo lý , cho nên càng lúc càng thông minh , càng lúc càng có trí huệ , càng có tài , biết được nhiều chuyện và cũng phát giác được tiềm lực của mình , mà xưa kia chưa từng biết đến mình có những năng lực này . Bởi vì sống ở nhà giàu , có đầy tớ , công nhân , người hậu cận phục thị , không cần động tay chút nào , muốn gì có đó , cho nên không biết đến mình có năng lực gì . Ra ngoài đời học mới phát giác , thì ra mình có nhiều năng lực và thiên tài bất khả tư nghị như vậy , càng lúc càng vui và hiểu rõ mình có nhiều lực lượng như vậy .

Nhưng người anh , cũng như con cưng , tuy sống rất thoải mái , nhưng đâu có ích gì đâu , có phải không ? Tuy cũng giàu như nhau , nhưng thiếu cái trí huệ mà người em đã có . Bây giờ người em hiểu rõ rất nhiều việc , càng biết mình hiểu mình nhiều hơn , càng độc lập , còn người anh thì không biết gì hết .

Nhưng khi còn chưa biết được lý nầy , người em cũng đụng chạm nhiều khó khăn , cuối cùng gặp tình trạng rất khổ sở , bị bệnh , lại không tiền , không có người chăm sóc , không có nhà ở , cái gì cũng không có , bị người ta bạc đãi , lúc đó mới nhớ nhà quá . Cho nên nghĩ rằng , mình phải về nhà , không nên sống thảm thương như vậy . Sống trong nhà rất là tốt , tại sao mình phải ra ngoài , biến thành ăn mày ? Lúc đó người em rất nhớ nhà , muốn trở về sống chung với gia đình . Sau khi về đến nhà , người cha rất hoan nghênh , rất vui mừng , liền cho mặc áo quần tốt nhất và cho ăn thức ăn ngon nhất , cho đồ tốt đẹp nhất , còn mở tiệc hoan nghênh người em trở về .

Lúc đó người con trưởng hỏi ông cha : "Còn phần con thì sao ? Sao không mở tiệc cho con ? Sao không đặc biệt cho con ? Con vẫn rất trung thành như xưa , con đâu có bỏ nhà ra đi ? Hằng ngày còn gần gũi , thờ phụng cha , nhưng cha không cho con gì hết ." Người cha mới bảo : "Đồ của ta đều là của ngươi hết ."

Bây giờ tình trạng sinh sống của hai anh em cũng y như trước , người em không có mất mát gì , vẫn giàu sang như cũ , nhưng có cái gì tốt hơn người anh ? Quý vị có biết không ? Là có thêm kinh nghiệm sinh sống , có thêm trí huệ thông minh , có thêm tài năng , tự giác ngộ được nhiều hơn , biết rõ mình nhiều hơn xưa , có phải không ?

Nhím Hoàng Kim
06-12-2008, 05:53 PM
Nhưng người anh , cũng như con cưng , tuy sống rất thoải mái , nhưng đâu có ích gì đâu , có phải không ? Tuy cũng giàu như nhau , nhưng thiếu cái trí huệ mà người em đã có . Bây giờ người em hiểu rõ rất nhiều việc , càng biết mình , hiểu mình nhiều hơn , càng độc lập , còn người anh thì không biết gì hết .

Phật vốn đã là Phật rồi , điều đó không sai , nhưng cần phải làm chúng sanh rồi sau nầy mới biết mình là Phật . Chưa có làm qua chúng sanh thì không biết được . Nghe hiểu không ? Chưa từng làm qua chúng sanh , tuy cũng là Phật , nhưng không có ích nhiều . Cho nên mình mới đến thế giới Ta Bà , học làm người , học tập những tình trạng đau khổ gian cực , sau nầy mới biết được "khoái lạc" là gì ? Học tập tình trạng "vô thường", sau nầy mới biết được "vĩnh viễn" là gì ? Học tập thế giới "vô minh" nầy , sau đó mới biết được "trí huệ" là gì ?

Trước khi quý vị còn chưa "hoàn toàn" học tập xong , tuy rằng là Phật , nhưng vẫn là "Phật Vô Minh", lần lần sẽ biến thành Phật khai ngộ , thành Phật chính thật , hoàn toàn y như trước . Mình vốn cái gì cũng đã có rồi , không phải đợi đến khi khai ngộ mới có , chỉ có mình không tự hiểu được mà thôi , nghe hiểu chưa ?

Trước khi khai ngộ và sau khi khai ngộ đều như nhau , trước kia có nhiều lực lượng như vậy , khai ngộ rồi , vẫn có nhiều lực lượng như vậy , chỉ có trước kia mình không biết được mình có nhiều lực lượng như vậy , bây giờ mình biết rồi . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Phiền não là Bồ Đề , chúng sanh là Phật". Ngài không có nói dối , hôm nay Sư Phụ giải thích ý nghĩa nầy cho quý vị nghe , vì sao Phật là chúng sanh ? Vì sao Phật lại đến thế giới nầy làm chúng sanh , phải chịu nhiều đau khổ như vậy ?

Thật ra , đau khổ cũng không phải là đau khổ , chỉ là mình đương học tập , nó cũng như mình đến trường để đi học vậy , bất cứ học tiểu học , trung học , đại học đều không dễ dàng , nhưng sau khi học hết các khóa trình rồi , mình sẽ biến thành thông minh hơn , lớn lên rồi , mình sẽ có địa vị của mình , có tính độc lập , cho nên cần nên học , không học không được , không học không thể biết được mình có những năng lực gì .

Nói thí dụ tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh , vốn đã là Phật , sao có thể nói rằng nữ chúng không thể thành Phật ? Đó là nói bậy , thành Phật tức là thành Phật , không có gì phân biệt . Cho nên Sư Phụ nói với quý vị nhiều lần , ngoại đạo , nội đạo đều là đạo . Tốt xấu đều là Phật , không có tốt cũng không có xấu , nhưng đó là cảnh giới tối cao , khi mình còn chưa đạt đến cảnh giới đó , mình phải học tập , vẫn phải làm việc tốt , không thể nói , vì tốt cũng như xấu , cho nên không muốn học , đàng nào mình đã là Phật rồi , không cần tu hành . Không thể nghĩ như vậy , hiểu chưa ?

Mình vốn là Phật nhưng vẫn cần tu hành , bởi vì mình còn chưa chính thực hiểu rõ mình là Phật , có phải không ? Sư Phụ nói như vậy , quý vị tin , bởi vì quý vị tin Sư Phụ . Nhưng quý vị vẫn còn chưa chính thật nhận thức được mình , cho nên cần phải tu hành , nếu không mình sẽ có rất nhiều đau khổ , khi còn chưa nhận biết mình , người ta rủa một chút là tức ngực , người ta hận mình , mình cũng hận trở lại , bởi vì chưa nhận biết được tất cả chúng sanh đều là Phật , chưa có đạt đến tâm bình đẳng , còn chưa làm được tâm không phân biệt . Cho nên cần phải tu hành , tu đến khi nào tâm không còn động , coi tất cả chúng sanh như mình vậy , như vậy mới gọi là chính thật hiểu biết mình . Quý vị có câu hỏi , xin bắt đầu hỏi .

Nhím Hoàng Kim
06-13-2008, 02:14 PM
Hỏi : Con người từ Trời Quang Âm xuống , vậy "Quang" và "Âm" nầy có phải thuộc về vật chất hay không ? Thành Phật rồi , có phải không còn "Quang" và "Âm" ? Hay là , Phật không còn có hiện tượng vật chất đó ?


Đáp : Câu hỏi nầy đã trả lời rồi , Quang Âm Thiên chưa phải là thế giới của Phật , Sư Phụ không có nói đó là thế giới của Phật , Kinh A Hàm mới nói đến Quang Âm Thiên . Lúc thế giới nầy mới tạo thành , thiên nhân từ Quang Âm Thiên xuống ở đây , nhưng không phải là Phật xuống , nghe hiểu chưa ? Người của Quang Âm Thiên cũng là Phật , nhưng chưa có thành Phật , đẳng cấp của họ cao hơn người hiện thời một chút , nhưng khi ăn ngũ cốc trên địa cầu nầy , cấu tạo của thân thể càng lúc càng thô , đẳng cấp càng lần càng thấp , sau cùng biến thành hình dạng như người nguyên thủy . Hồi đó , người của Quang Âm Thiên cũng không phải là Phật , nhưng rất có thể ở thế giới Quang Âm Thiên , có vài vị Phật hóa thân đến dạy người của Quang Âm Thiên , nghe hiểu chưa ? Tình trạng nầy cũng như ở thế giới Ta Bà nầy , có Phật Bồ Tát hóa thân đến làm người để độ người vậy . Nơi nào cũng có Phật Bồ Tát . Cho nên Kinh A Hàm có ghi chép , mới lúc đầu , chưa có người ở trên thế giới nầy , lúc đó người của Quang Âm Thiên đến ở , họ là chúng sanh có phước báu , hồi đó họ có ánh sáng , rất sáng , cho nên ánh sáng của họ rọi tứ phía , hồi đó còn chưa có mặt trăng , mặt trời . Khi ở một đoạn thời gian rồi , bởi vì lòng hiếu kỳ thúc dục , họ bắt đầu ăn thực vật của thế giới nầy , thấy có nhiều đồ cứ ăn thử , sau nầy càng ăn càng nhiều , cuối cùng thân thể càng trở thành thô , mất đi cái thân tinh vi sáng chói trước kia , cho nên không bay lên được , ánh sáng càng ngày càng ít , sau cùng biến thành dáng của người nguyên thủy .

Nhưng không phải người nào cũng biến thành như vậy , có người không có ăn , cho nên thân thể vẫn phát ánh sáng , có lẽ lúc còn ở Quang Âm Thiên họ có theo Phật Bồ Tát học , cho nên khi đến thế giới nầy , Phật Bồ Tát cũng xuống dạy họ . Người có thân sáng , học mau hơn chút , học thành rồi có thể truyền pháp cho đồng bào của họ , không thành vấn đề . Nếu như con người có thể dạy con người , người của Quang Âm Thiên sao lại không thể dạy người của họ ? Có đúng không ? Ở thế giới nầy có Phật Bồ Tát hóa thân , ở thế giới của Quang Âm sao lại không có Phật Bồ Tát hóa thân ? Ở thế giới nầy có thể tu , người của Quang Âm Thiên sao lại không thể tu ? Nghe hiểu chưa ?

Quang Âm Thiên không phải là nơi cứu cánh của mình , cũng không phải là cố hương của Bản Lai Diện Mục của mình , nhưng mình từ đó rơi xuống , bởi vì lúc đó còn chưa thành Phật , vẫn còn ở tại Quang Âm Thiên , rớt vào thế giới nầy biến thành người , nếu như còn tu không xong , rất có thể ngày mai biến thành động vật , cây cỏ . Muốn thành phật , ít nhất phải làm người , thành Phật rồi còn có thể tái trở lại làm gì cũng được , bây giờ còn chưa thành Phật , cũng có thể làm người ? Thành Phật rồi có thể làm một con người tự tại , là vì muốn độ chúng sanh , nhưng thành Phật phải làm một vị "Phật minh bạch", thành một vị "Phật có lực lượng", như vậy mới là chính thật thành Phật .

Có nhiều Phật không biết được họ là Phật , cho nên có phiền não , nếu không biết được mình là Phật , cũng như những chúng sanh tầm thường , không có ích gì , nghe hiểu chưa ? Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Thân người rất quý báu , không làm người không thể thành Phật". Thiên sứ và các chúng sanh khác rất có thể có thần thông hơn mình , nhưng họ cũng không thể thành Phật , bởi vì chỉ có làm người mới có cơ hội học tập nhiều việc .

Ở trên trời quá vui sướng , không có cơ hội nào thức tỉnh mình tu hành . Ở địa ngục quá đau khổ , không thể tu . Ở cõi Ta Bà có đau khổ , vui sướng , hiểu lầm , vô minh , trí huệ , khai ngộ , không khai ngộ ..., có nhiều tình trạng khác nhau , cho nên mình có thể học tập rất mau các thứ sinh hoạt , có đủ tài liệu , để mình thể nghiệm lấy , huấn luyện cho mình , cho mình có cơ hội tu hành thành Phật , những thế giới khác không có cách nào tu được . Cho nên thân người rất quý báu , phải bắt lấy cơ hội , mau mau tu hành , nếu không muốn theo Sư Phụ tu hành , thì đi tìm pháp sư khác tu , tu cái gì cũng được , chỉ cần có thể thành Phật là được rồi , nhưng không dễ gì tìm được một vị Sư Phụ biết được pháp môn thành Phật , có thể dẫn quý vị giải thoát .

Nhím Hoàng Kim
06-14-2008, 07:55 PM
Hỏi : Chúng sanh vốn là Phật , sao còn phải tu hành ?


Đáp : Phật không biết được mình là Phật , cho nên phải làm người , qua sự so sánh , mới có thể biết , thì ra con người là như vậy , Phật là như vậy , sau nầy sẽ từ từ tu thành Phật . Cho nên nói , "Thiên hạ vốn vô sự". Vốn đã là Phầt rồi , muốn tu hành , không tu hành cũng là Phật , nhưng không tu hành là "Phật Vô Minh", tu hành rồi , nhận thức được mình , cho nên là "Phật Minh Bạch", "Phật Trí Huệ" cũng như Sư Phụ đã kể câu chuyện hai anh em vậy .


Hỏi : Tu hành phải làm như thế nào ?


Đáp : Thì tụng kinh , niệm A Di Đà Phật là đủ rồi (Mọi người cười). (Chúng tôi đều niệm thần chú Kim Cang). Có phải Sư Phụ của bạn truyền dạy phải không ? (Có người dạy tôi niệm). Vậy thì đừng niệm , nếu như có Sư Phụ dạy những gì , đừng có tùy ý dạy người , người ta bày thần chú Kim Cang , rất có thể họ đọc sách mà học , tình trạng đó khác hẳn với vị Sư Phụ truyền thần chú , nghe hiểu không ? Lời chú "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" mọi người đều biết , nhưng nếu như có vị Sư Phụ trực tiếp truyền cho , thì mới có lực lượng , nó khác với tự học theo sách , cho nên đừng có dạy người , đừng có nói cho người ta nghe .

Nhím Hoàng Kim
06-15-2008, 06:35 AM
Hỏi : Gần đây người Đài Loan rất thích thông linh , thứ thông linh nầy có khác gì với Pháp Môn Quán Âm ?


Đáp : Ở Đài Loan rất lưu hành thông linh , bạn có muốn tu thần thông hay không ? (Mọi người cười). Nếu muốn thì đi mà tu ! Hỏi Sư Phụ làm gì ? Sư Phụ không có khuyến khích người ta dùng thần thông . Không phải chúng tôi không có thần thông , nhưng chúng tôi không dùng thần thông không có gì , dùng thần thông chỉ khiến cho mình bị cột tại đẳng cấp thấp , nghe hiểu không ? Bởi vì đẳng cấp cao nhất không có thần thông , không có gì hết , tu hành là để đạt đến cảnh giới tối cứu cánh , cho nên chúng tôi không có lo đến thần thông . Thần thông vẫn còn trong Tam Giới , học tập và xử dụng thần thông , không thể xuất Tam Giới , không thể đến cảnh giới tối cao .

Nhưng thần thông cũng có ích dụng , có người muốn chơi thần thông , nhưng Sư Phụ không có khuyến khích học trò học thần thông , cũng cấm học trò xử dụng thần thông . Tu hành nhất định sẽ có thần thông , ít nhiều thì cũng có , nhưng chúng tôi không dùng , có cũng không dùng , chúng tôi không có cố ý học thần thông , không có cố ý xử dụng thần thông .

Nhím Hoàng Kim
06-16-2008, 03:22 PM
Hỏi : Làm sao trị tham , sân , si ?


Đáp : Mình phải tự kiềm chế lấy mình , tu hành có thể giúp một chút ít , dùng "trí huệ" trị nó (Nhưng tôi không thể thường phát ra tâm ý chân thành , trong tâm cứ tham , mà không thể kiềm chế , thí dụ có lúc muốn giúp đỡ người , nhưng trong bụng cứ tính toán , vì sao phải làm , không làm lại khó chịu , cứ dằng co tính tới tính lui , không thể dùng tấm lòng chân thành đi giúp đỡ người .) Bạn không phát được lòng thành , bởi vì không có lực lượng , nhưng mà miễn cưỡng giúp đỡ còn tốt hơn là không , ít nhất đối phương cũng được mình giúp đỡ , nhưng có lúc có người cũng lợi dụng lòng tốt của mình , đi giúp họ làm chuyện bất chánh .

Cho nên giúp đỡ người cũng phải coi tình trạng . Miễn cưỡng giúp đỡ người ta vậy là tốt lắm rồi , có người hoàn toàn không có ép mình , họ không muốn giúp là không giúp , nhưng bạn không muốn giúp đỡ , vẫn biết ép mình giúp người ta , như vậy đã tiến bộ rồi , tự mình có thể kiềm chế tập quán lười biếng của mình . Tâm lý ích kỷ có thể tự kiềm chế một chút , từ từ kiềm chế mình , cải biến mình , làm cho mình càng lần càng tốt , cho đến một ngày nào đó bạn không có ép mình , cũng tự động đi làm .

Cũng như lúc mình mới học lái xe , phải chú ý rất nhiều chuyện , thường không biết lái như thế nào , nhưng mỗi ngày cứ tập , dần dần sẽ càng quen thuộc , sau cùng biến thành tự động , cho dù bên nói chuyện , bên lái xe cũng được . Mới bắt đầu , không nói chuyện cũng lái xe không vững , có phải như vậy không ? Con người cũng vậy , mình phải phấn đấu , không thể nào mới sanh ra , liền làm một vị Phật tại thế đã thành tựu , cho nên càng tập luyện , càng tự nhiên , sau này biến thành thói quen . Bạn rất chân thật , không che giấu khuyết điểm của mình , như vậy là tốt lắm rồi , có bao nhiêu người dám nói như vậy ? Dám nói tham , sân , si của mình nặng như vậy ? Tuy có khuyết điểm , nhưng cũng có ưu điểm . Bạn biết được khuyết điểm của mình cho nên có ưu điểm . Không biết được nhược điểm của mình mới mệt , mới kiêu ngạo , biết được nhược điểm của mình mới khiêm tốn , mới sám hối , người khiêm tốn mới có thể tu hành , người kiêu ngạo không thể tu . Kiêu ngạo là chướng ngại lớn nhất về tu hành , vì kiêu ngạo cho nên không muốn hỏi người , vì kiêu ngạo cho nên không tin Sư Phụ còn cao hơn "mình", biết nhiều hơn "mình", có thể chỉ dẫn "mình", như vậy là chướng ngại rất lớn .

Nhím Hoàng Kim
06-17-2008, 02:38 PM
Hỏi : Trong nhà có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Quán Thế Âm Bồ Tát , sáng tối bái lễ , như vậy có tốt không ?

Đáp : Rất tốt , nhưng cần phải dùng "tâm" lạy . (Có gặp khó khăn , cầu xin các Ngài giúp đỡ được không ?) Cần phải vậy . Xưa kia Sư Phụ cũng làm như vậy , bây giờ vẫn như vậy , chỉ có bề ngoài thấu hiểu khác nhau mà thôi . Bây giờ Sư Phụ quỳ ở trong tâm , cầu ở trong tâm , không có dùng tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát cũng có thể cầu ! Cả hai mươi bốn tiếng đồng hồ Sư Phụ đều đang cầu Bồ Tát , nhưng khác một cái là trước kia chỉ khi nào gặp khó khăn mới cầu , ngày thường thì quên mất , hễ gặp khó khăn , liền quỳ trước tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện , lúc không có khó khăn , thì để Ngài đứng một bên , cả năm cũng không ngó đến .

Bây giờ Sư Phụ hai mươi bốn tiếng đều cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , cho nên không thấy được . Xưa kia người ta thấy bề ngoài của Sư Phụ quỳ lạy , như là rất thành tâm ý , rất tin Quán Thế Âm Bồ Tát vậy , bây giờ họ thấy Sư Phụ không có cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo , nhưng họ có biết đâu , hiện giờ Sư Phụ còn thành tâm hơn xưa nhiều , nhưng bởi vì bề ngoài không thể thấy được , cho nên không hiểu bên trong của Sư Phụ như thế nào .

Cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát , không cần phải quỳ trước tượng Bồ Tát mà cầu , nhưng bởi vì chúng sanh yếu đuối , mới bắt đầu , nếu như không có tượng Phật , để họ nương tựa , họ không thể tập trung tư tưởng , thành tâm khẩn cầu . Cho nên lúc ban đầu còn cần hình tướng bên ngoài để lạy , qua một thời gian sau này , cho dù không có âm sắc , không có hình tướng , mình cũng có thể tu hành , có thể cầu nguyện như thường . Nhưng có người không có rõ lý , hiểu lầm Sư Phụ . Thấy Sư Phụ không có cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , không có đảnh lễ tượng Phật , cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo , sao lại có sự hiểu lầm như vậy ? Vốn là "đạo", sao lại biến thành ngoại đạo ? Nhưng vì đẳng cấp của chúng sanh không như nhau , không cách nào yêu cầu mỗi người đều hiểu rõ đạo lý nầy , quý vị đều nghe hiểu lời của Sư Phụ không ? Bây giờ rất có thể hiểu , nhưng ngày mai lại quên hết (mọi người cười), ngày hôm sau lại nói Sư Phụ là ngoại đạo (mọi người cười), rồi qua vài hôm nữa , lại cho rằng Sư Phụ là nội đạo , qua năm sau , không biết chừng sẽ cho rằng đẳng cấp của Sư Phụ rất cao .

Cứ đổi đi đổi lại như vậy , đều là tư tưởng trong tâm của quý vị , Sư Phụ vẫn là Sư Phụ , hôm nay như vậy , ngày mai cũng không biến đổi , ngày hôm sau vẫn như vậy . Nhưng bởi vì đẳng cấp của quý vị khác nhau , cho nên không hiểu . Nhiều người bây giờ bị Sư Phụ la , trong tâm không vui , nhưng đợi đến năm sau sẽ rất cảm tạ , bởi vì đẳng cấp biến đổi , cho nên tư tưởng cũng nâng cao và biến đổi .

Nhím Hoàng Kim
06-18-2008, 02:00 PM
VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA ,
NHẬT BẢN KHÁC NHAU

Thuyết Pháp Tại Cơ Long
Tháng 3 năm 1987


Tất cả các pháp môn đều tốt , tham công án , niệm Phật , lạy Phật , Mật Tông , Hiển Tông , Thiên Đài Tông , Tào Động Tông , pháp môn nào cũng tốt hết ; có người nói rõ hơn : tôn giáo nào cũng tốt hết , Phật Giáo cũng tốt , Thiên Chúa Giáo cũng tốt , Đạo Giáo cũng tốt , nhưng họ không hoàn toàn hiểu được tốt chỗ nào . Nói thì rất dễ , cái gì cũng tốt , tôn giáo nào cũng tốt , tôn phái nào cũng tốt , nhưng chính họ không biết được tốt ở chỗ nào , miệng thì nói tốt , trong lòng cứ dằng co , tâm không ổn định , cho nên cứ chạy tùm lum , không biết đi đâu học , không biết được tôn phái nào , pháp tu nào mới là tốt nhất .

Hôm qua Sư Phụ có nói , các tôn giáo vốn đều tốt , nhưng diễn biến đến nay , càng ngày càng không tốt , thời nay các tôn giáo đều không tốt đẹp như xưa . Sư Phụ nói như vậy cũng hơi sợ , sợ tôn giáo nào cũng đến tìm Sư Phụ (mọi người cười). Vì sao không tốt đẹp ? Tốt nhưng mà cũng không tốt , bởi vì không có chân sư là không tốt . Mình lạy Phật , niệm Phật hay là tụng kinh , đọc kinh , nghiên cứu kinh điển hay là cầu nguyện Thiên Chúa , Giê Su Ki Tô ... đó chỉ là cấp sơ đẳng mà thôi , sau đó chính mình phải tìm được bản tánh của mình , lúc đó những phương pháp kể trên đều không thể giúp cho mình được , cho nên Sư Phụ mới nói là không tốt , nhưng nếu như chỉ vì mục đích cứu cánh tối cao thì không đủ tốt .

Bởi vì từ xưa đến giờ chưa nghe ai nói Phật Thích Ca Mâu Ni mỗi ngày lạy Phật , niệm Phật mới thành Phật . Cũng chưa có nghe qua Lục Tổ Huệ Năng mỗi ngày lạy Phật đọc kinh , nghiên cứu kinh điển mới thành Tổ Sư , thành Lục Tổ . Lúc Ngài ẩn tu , cũng không dám nói là đang tu hành , ăn chay cũng không dám cho người ta biết , huống chi dám dùng những pháp môn náo nhiệt ? (Mọi người cười). Cũng không nghe ai nói Giê Su Ki Tô mỗi ngày đi lạy núi , lạy kinh , hay là nghiên cứu kinh điển mới thành con Thiên Chúa , có phải không ? Các Ngài không có làm những việc như vậy , rất có thể ban đầu , các Ngài cũng làm như vậy , nhưng cuối cùng các Ngài toạ thiền , đều tìm thấy mình mới có thể thành Phật , thành đạo .

Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền sáu năm rất khổ , luôn cả ngủ cũng không dám nằm xuống , Giê Sư Ki Tô cũng tọa thiền , làm sao biết được ? Bởi vì cuối cùng trước khi Giê Su Ki Tô đi hoằng pháp , Ngài không ăn , không ngủ ở trong sa mạc 40 ngày , rồi mới đi giảng kinh . Nếu như tự mình nhốt mình lại , ở trong sa mạc 40 ngày , mình có thể đoán được , trước kia Ngài đã tọa thiền lâu rồi , chứ không phải từ trên trời rớt xuống . Nếu như chỉ toạ thiền 40 ngày , đẳng cấp sẽ như Giê Su Ki Tô , có thể đi hoằng pháp , chúng ta đều biết đều đó không thể có được .

Chúng ta thấy Lục Tổ Huệ Năng , Ngài ẩn tu hơn 16 năm , mỗi ngày toạ thiền , sau đó mới có thể thành Minh Sư . Nhưng có người nói Lục Tổ Huệ Năng không có tọa thiền , Sư Phụ nói Ngài có , bởi vì có người hỏi Ngài lúc toạ thiền Ngài thấy những gì ? Ngài đáp : "Lúc tôi tọa thiền , có thấy mà cũng không thấy ." Bồ Đề Đạt Ma cũng ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm . Từ những chuyện của các vị Đại Sư , chúng ta có thể khẳn định rằng muốn thành Phật , hay thành Đạo , nhất định phải tọa thiền . Nhưng thử hỏi , toạ thiền cũng có nhiều tôn phái , cũng có nhiều pháp môn , vậy chúng ta phải tọa thiền như thế nào ?

Nhím Hoàng Kim
06-18-2008, 05:52 PM
Hôm qua Sư Phụ có phát cho quý vị một ít bài giảng , trong đó có một phần Sư Phụ nói đến tất cả các pháp môn tu hành đều là Pháp Môn Quán Âm (Chương 8 Quyển 1 của Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ), quý vị về nhà có xem chưa ? Người nào đọc rồi hôm nay sẽ biết , những vị Minh Sư thời quá khứ có toạ thiền hay không ? Họ cũng tu Pháp Môn Quán Âm , quý vị đọc bài giảng sẽ biết được , cho nên hôm nay Sư Phụ không cần nói lại . Hôm nay Sư Phụ muốn nói , vì sao Pháp Môn Quán Âm lợi ích như vậy ?

Chúng ta nghe nói có nhiều vị thiền sư dạy những pháp môn khác nhau ; khoan nói chuyện nầy , bây giờ chúng ta nói về niệm Phật . Đa số người ta đều cho rằng niệm Phật không phải là Thiền Tông . Những ai tu hành cao đều biết rằng tất cả các pháp môn đều là Pháp Môn Quán Âm , niệm Phật cũng vậy .

Hồi xưa niệm Phật không giống như cách niệm Phật bây giờ , ngày nay chúng ta tụng niệm danh hiệu Phật , không phải là niệm Phật . Tụng niệm danh hiệu Phật là như thế nào ? Là tụng bằng miệng , cũng như tụng kinh vậy . Niệm kinh là chúng ta tưởng niệm kinh điển , chúng ta có nghi vấn , hay là nghĩ đến ý nghĩa trong kinh điển , như vậy mới là niệm kinh . Đọc kinh là đọc từng trang một , tụng kinh là tụng ra tiếng , cho nên tụng niệm "Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật" cũng là tụng Phật , có hiểu ý nầy không ?

Niệm Phật không phải như vậy , niệm Phật tức là tưởng niệm , nếu như tưởng niệm một người , hay là một vật , chúng ta phải nhận biết trước mới có thể tưởng niệm . Nếu không quen biết trước , làm sao có thể tưởng niệm ? Nếu nói rằng , chúng ta không tụng Phật lớn tiếng , mà chỉ mật niệm trong tâm , như vậy cũng không đúng , bởi vì khi chưa quen biết Phật A Di Đà thì niệm cái gì ? Nếu như quý vị chưa có quen biết một cô gái đẹp , về nhà làm sao quý vị có thể tưởng nhớ đến cô ta ? Muốn tưởng cái gì , nhớ người nào , chúng ta bắt buộc phải quen biết người đó , có hiểu ý Sư Phụ chưa ? Cho dù là giữa hai người , nếu như không quen biết cũng không thể nhớ , huống chi là chỗ Phật cao như vậy , chúng ta không quen biết các ngài , chúng ta nhớ gì ? Cho nên ngày nay , tất cả đều là tụng Phật , chứ không phải niệm nhớ Phật .

Niệm Phật vốn cũng là Pháp Môn Quán Âm , vì sao Pháp Môn Quán Âm cũng là pháp môn niệm Phật ? Bởi vì khi hành giả mở trí huệ rồi , giao thông với Phật , giao thông với Phật Tánh , Phật lực , lúc đó chúng ta sẽ cảm giác được , tìm được "Phật Tánh" nầy , lúc đó mỗi ngày chúng ta đều tưởng niệm . Người tu hành chân chánh , có phước báu lớn , nếu như theo Sư Phụ học , giả sử có một ngày người đó rất bận , không thể tu hành đúng giờ , sẽ cảm thấy lạ lạ , như là không có ăn cơm vậy , đó là bởi vì "tưởng niệm" mà ra .

Nhím Hoàng Kim
06-19-2008, 02:56 PM
Xưa kia , các vị thiền sư đều nói "Thiền không dùng ngôn ngữ", có phải vậy không ? Nếu thật như vậy , thì tụng Phật ngày nay là ngôn ngữ rồi , chúng ta dùng ngôn ngữ của thế gian tụng : "Nam Mô A Di Đà Phật". Nếu không dùng ngôn ngữ tụng Phật , có tham công án , lạy kinh cũng không đúng , dùng thân này tu , dùng thân này lạy , làm sao đắc được Bồ Đề ? Tụng Phật hay là tham công án , đều phải cần ngôn ngữ , hít thở cũng phải để ý đến thân thể , hít thở là hơi vô thường , luyện khí hay là luyện công gì đó , đều là dùng thân vô thường mà tu , dùng đồ vật vô thường , làm sao đạt đến địa vị cứu cánh lâu dài ?

Ngày nay có rất nhiều thứ "pháp môn tu hành", có người lạy kinh , có người nghiên cứu kinh điển , có người tụng Phật , có người lạy Phật , có người lạy xương , lạy xá lợi . Xá lợi là từ xương mà ra , đối với Sư Phụ lạy xá lợi cũng chỉ là lạy xương thôi !

Nếu như lên núi hành hương là pháp môn tu hành tốt nhất , thì những người già , hay là yếu đuối , không có chân để đi , không có chân để lại , vậy họ làm sao tu ? ;) Nếu như tham công án là pháp môn tốt nhất , giả sử có người không có trí thức , không biết tự hỏi nhiều câu hỏi thì làm sao tu ? Không biết chừng họ không biết tiếng Quan Thoại , hay là ngôn ngữ của vị Đại Sư đó , vậy làm sao tu ? ;)

Lúc Sư Phụ đến Nghi Lan giảng kinh , có một vị sư trụ trì tại một chùa cấm đệ tử đi nghe Sư Phụ giảng kinh , vị đó nói rằng : "Lấy kinh điển làm thầy". Vị đó đem kinh điển biến thành thầy của họ , tưởng rằng có kinh điển là đủ rồi . Được rồi , nếu như đọc kinh điển là pháp môn toàn mỹ , vậy có người không biết chữ , không thể đọc sách , làm sao tu được ? ;) Cho dù là người tu pháp môn hít thở , cũng phải nghe được mới tu , vừa mù vừa điếc thì làm sao tu ? Không có chân làm sao tu ? :)

Thiền của thời nay đều nhấn mạnh vào ngồi xếp bằng , ngồi kim cang tọa , cho là không động đậy chút nào mới có thể thành Phật . Nhưng có người không thể ngồi kim cang tọa , họ không biết xếp bằng , rất có thể lúc đi lính bị cắt mất một chân , họ không thể xếp bằng làm sao mà tu ? Trẻ nhỏ không thể xếp bằng làm sao mà tu ? Chỉ có Pháp Môn Quán Âm là thích hợp cho mọi người tu , bao gồm luôn cả người tàn tật , có hiểu ý của Sư Phụ không ?

Bây giờ nói đến thiền Ấn Độ . Thiền của Phật Giáo vốn từ Ấn Độ truyền qua , nó dung hòa cái tu hành của Phật Giáo , biến thành thiền Trung Hoa . Pháp môn tu hành của Ấn Độ rất là nhu hòa , người tu của Ấn Độ rất nhu hòa , không có chuyện đánh mắng nhiều như vậy . Nhưng pháp môn tu hành nhu hòa của Ấn Độ , truyền đến Trung Hoa trở nên hung hãn hơn . Cho nên mình nghe nói các thiền sư đời xưa có đánh học trò .

Phật Giáo truyền đến Tây Tạng cũng trở nên rất hung hãn , cho nên Sư Phụ của Tôn Giả Mật Lạc Nhật Ba , mỗi ngày đánh mắng đến mấy trăm lần rồi mới truyền pháp cho Ngài . Thiền truyền đến Nhật càng tệ thêm , không những đánh mắng , mà còn gây thêm sự chết chóc ! Cho nên mình nghe nói xưa kia ở bên Nhật , nếu như tham công án không thành công , sẽ mổ bụng tự sát trước mặt thầy của họ , Sư Phụ nghe được chuyện này , toàn thân nổi da gà . Tu hành sao lại dùng bạo lực như vậy ? hung ác như vậy ? Nếu Thật như vậy , Sư Phụ cũng không dám tu đâu . :)

Nhím Hoàng Kim
06-20-2008, 02:06 PM
Vì sao càng truyền đi càng tệ ? Ở Ấn Độ không có chuyện đó , truyền đến Trung Hoa phải đánh mắng rất dữ , nếu như niệm một tiếng A Di Đà Phật , cần phải súc miệng ba ngày . Sau này truyền đến Tây Tạng phải đánh người luôn mấy năm . Truyền đến Nhật biến thành mổ bụng . Sao lại có thứ biến đổi này ? Có ai biết không ? Không có ai biết hay sao ? Được rồi , để Sư Phụ giải thích .

Bởi vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là thánh địa tu hành , lúc nhỏ họ đã bắt đầu ăn chay trì giới rồi . Sư Cố và Sư Tổ của Sư Phụ đều ăn chay hồi năm sáu tuổi . Ở Đài Loan , Sư Phụ cũng có truyền pháp cho trẻ em trên sáu tuổi , các em nhỏ đó cũng biết tọa thiền , thể nghiệm cũng rất tốt . Người Ấn Độ biết được tu hành là gì , rất có thể trẻ nhỏ không có toạ thiền nhiều , nhưng các em đã bắt đầu ăn chay , không dám giết một con kiến hay con muỗi , và muỗi cũng không chích , họ toạ thiền trên núi , rắn cũng không đến cắn , cọp cũng không đến ăn , vì sao vậy ? Vì lúc nhỏ họ đã ăn chay , thứ không khí hiền hòa , khiến cho động vật thấy họ như không có gặp họ vậy . Động vật có công kích chúng ta là bởi vì chúng ta rất kích động , phát ra bầu không khí khủng hoảng , giết hại ; cho nên động vật gặp người , nó liền có cảm giác kháng cự . Nhưng người tu hành , vốn đã hiền hòa , không có thứ lực lượng hung ác , cho nên động vật không cần kháng cự , nó cũng không có cảm giác phải công kích người đó .

Nói thí dụ chúng ta đánh hay mắng người ta trước , người ta mới công kích lại . Nếu như chúng ta đối với người khác rất thân thiện , thì không có chuyện gì hết . Cũng như vậy , động vật cũng sợ người , nó đánh hơi của người được . Cho nên chúng ta nghe nói thời xưa người tu hành cao , có từ trường tốt , chim đậu lên mình họ , cọp khỉ và các thứ động vật đều đến gần làm quen , chúng ta nghe nói tình trạng như vậy . Nhưng ngày nay ở Ấn Độ vẫn có như vậy . Trước kia Hòa Thượng Quảng Khâm của Trung Hoa tu hành cũng được như vậy .

Bởi vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là chỗ tu hành , không khí ở đó khác với ở đây , trong nước có 90% số người hiện giờ vẫn còn ăn chay không ăn thịt , cả mấy ngàn năm nay đều như vậy , cho nên bầu không khí ở đó rất nhu hòa . Hy Mã Lạp Sơn đời đời kiếp kiếp là chỗ đại tu hành , không khí ở đó không thể nào bị ô nhiễm , bởi Hy Mã Lạp Sơn không dễ leo lên đó .

Người ở đó đều rất hiền hòa , nếu như có người muốn theo một vị Sư Phụ tu hành , vị Sư Phụ đó không cần dùng pháp môn có bạo lực để dạy đệ tử , bởi vì bản thân của học trò đã lương thiện lắm rồi , nghiệp chướng không có nặng , họ theo Sư Phụ tu hành , cũng không có đem phiền phức cho Sư Phụ của họ , hòa khí đã có sẳn cho nên giữa thầy trò không có nhiều sự hiểu lầm , hay là giận ghét .

Nhím Hoàng Kim
06-21-2008, 06:53 AM
Từ nhỏ họ đã được huấn luyện về đạo đức , tâm địa rất lương thiện , họ cũng rõ , sau này cho dù có kết hôn hay không trước sau họ cũng sẽ xuất gia , đa số người đều có cách nghĩ đó . Có thể họ không xuất gia , nhưng ở nhà họ đã bắt đầu tu hành , cho nên đối với họ mà nói , sự tu hành hay là tìm Minh Sư , hay là sức gia trì , hay là giải thoát ... đều là rất quen thuộc , là chuyện rất thông thường , rất tự nhiên . Cho nên ở Ấn Độ sự quan hệ giữa thầy trò rất là sâu dầy , rất nhu hòa .

Nhưng Phật Giáo truyền đến Trung Hoa , hay truyền đến Tây Tạng , Việt Nam , Nhật Bản , bầu không khí đó nó khác liền ! Có hôm một trong những vị Thầy mà Sư Phụ quen biết đến một chỗ giảng kinh , mặc dù chỉ thuyết có một ngày mà thôi , nhưng cả làng , nam nữ già trẻ , chó mèo gà dê đều chạy đến cầu pháp , Ngài truyền cho toàn xóm làng , cả mấy ngàn người , đều tụ nhau tại một nơi , dùng máy phóng thanh truyền pháp , dường như có mười cái loa . Vị Thầy ngồi trên chỗ rất cao , bởi vì nếu không ngồi nơi cao , không thấy được dân làng . Có mấy ngàn người cùng đến học .

Vì sao cả mấy ngàn người có thể cùng đến học một lượt ? Làm gì có chuyện dễ dàng như vậy ? Bởi vì họ đã chuẩn bị xong rồi , đã ăn chay lâu rồi , và khát vọng có một vị "Guru", Đại Sư Phụ đến dạy họ . Vì thế khi một vị Sư Phụ như vậy đến giảng kinh , họ liền hiểu biết , cũng có thể nghiệm , có lẽ họ thấy thân vị Sư Phụ ấy có hào quang , hay là có những tình trạng khác ..., liền tin ngay , cho nên Ngài mới có thể truyền pháp một lần cho cả mấy ngàn người .

Mấy ngàn người cùng ngồi chung thọ pháp , cảnh tượng quang đãng nghiêm trang nhìn rất là đẹp mắt . Họ ngồi hai bên , một bên nam , một bên nữ , tuy họ rất nghèo , áo quần rất bình thường nhưng họ đều mặt y phục đẹp nhất đến nghe giảng kinh . Y phục của nam chúng rất trang nghiêm , toàn thân trắng bạch , nhìn rất đẹp , nữ chúng cũng vậy , y phục thì có nhiều màu rực rỡ , nhưng cũng rất đẹp đẽ , tinh sạch .

Họ đều ngồi hết vào đó , không có động đậy , người trong đạo tràng có thể nghe tiếng ruồi , muỗi bay vi vu , họ yên tịnh như vậy , toàn thôn đều thọ pháp , luôn cả chó mèo gà dê đều đến nghe kinh (mọi người cười), nhìn mà thấy cảm động , và cảm thấy họ rất dễ thương .

Cho nên tại Ấn Độ truyền pháp rất dễ dàng , lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , Ngài đi khắp nơi truyền pháp , người , trời và Thập Phương Tam Thế Phật đều tán thán Ngài , nói Phật Thích Ca Mâu Ni là tốt nhất , tài nhất , có thể thuyết pháp tại thế giới dơ ác , vì giảng giải pháp môn vô thượng khó mà hiểu được hết , cũng khó mà được chấp nhận ..., bởi vì thời đó là thời chánh pháp , con người quá hiền , thời kỳ 2500 năm trước , bất luận họ có hung ác đến đâu cũng không hung ác bằng chúng sinh thời nay , có phải vậy không ?

Nhím Hoàng Kim
06-21-2008, 10:03 AM
Xưa kia nếu như có một người hung ác , chỉ có họ tự biết , hay là chỉ có người nhà , láng giềng , bạn bè biết , những người bị họ ảnh hưởng cùng lắm chỉ có hai , ba chục người mà thôi .

Nhưng ngày nay nếu như có một hai người làm điều xấu , liền có nhiều người bị ảnh hưởng , bởi vì có rất nhiều phương tiện truyền tin , như là báo chí , truyền hình , máy thâu âm ..., sẽ ảnh hưởng đến nhiều người , cho nên một người làm sai , nhiều người sẽ bị ảnh hưởng . Quý vị coi , hiện thời có băng thâu âm , máy truyền hình , báo chí , điện thoại ..., những thứ này đối với mình rất tiện lợi , nhưng nếu như có người dùng những thứ này để làm việc xấu , cũng dễ như chơi . Cho nên những phong trào bại hoại ngày nay có thể truyền bá rất mau , nhiều người sẽ theo học và bị ảnh hưởng .

May là Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp tại Ấn Độ , nơi đó đời đời kiếp kiếp là thánh địa tu hành , con người rất hiền hòa , cho nên Ngài truyền pháp đương nhiên là dễ dàng . Cho dù là vị Thầy mà Sư Phụ quen biết bây giờ truyền pháp tại Ấn Độ , cũng là chuyện rất dễ dàng , không có gì đặc biệt , Sư Phụ nghĩ nếu như họ đến Trung Quốc hoằng pháp , mới là chuyện phi phàm .

Tại Ấn Độ một lần có thể truyền pháp cho cả mấy ngàn người , không có người hoài nghi hay là phỉ báng , nhưng nếu như đến Trung Quốc , có lẽ năm năm mới truyền pháp được cho một vài người (Mọi người cười). Cho nên Bồ Đề Dạt Ma quay mặt vào vách đá tọa thiền chín năm , mới có năm đứa Học trò .

Bây giờ quý vị nên biết , vì sao Thiền Ấn Độ truyền đến Trung Quốc , biến thành phương thức đánh mắng , bởi vì nghiệp chướng nơi đây quá nặng , từ nhỏ họ đã ăn thịt rồi . Thiền Ấn Độ truyền đến Nhật Bản còn tệ hơn nữa , bởi vì tinh thần háo thắng của họ quá mãnh liệt , cho nên tham công án không ra đến nổi phải mổ bụng tự tử . Cho nên "Pháp" truyền đến đâu , đều bị ảnh hưởng bởi phong tục nước đó . Tại Ấn Độ thiền rất là nhu hòa , truyền đến Trung Quốc thì hung ác hơn , và rồi khi truyền đến Nhật Bản lại còn tệ hại hơn .

Mình nghe nói lúc Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp , đều ngồi trên đài liên hoa , đài liên hoa đó có ý nghĩa gì ? Bởi vì các đệ tử của Ngài sùng bái Ngài , cho nên dùng hoa trang hoàng , cúng dường chỗ ngồi của Ngài . Không phải chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mới có tình trạng này , bây giờ cũng có , các vị Thầy mà Sư Phụ biết lúc truyền pháp , họ cũng trang hoàng rất đẹp , cũng như căn nhà mới để kết hôn vậy .

Thí dụ đến chỗ giảng kinh , các đệ tử kiếm trước miếng đất trống , làm một cái đài rất cao , tứ phía đều trang trí hoa tươi , dùng hoa tươi kết đầy tứ phía của cái đài , có hoa gì đẹp nhất , đều trang trí trên đó . Đôi khi họ dùng hoa kết thành tên của vị pháp sư đó trước đài cao , hay là dùng hoa sắp ra chữ "hoan nghênh Sư Phụ". Có lúc họ tìm một miếng vải lớn , hay là tấm thảm , trải ra rất là xa , trên đó đều dùng hoa trang trí . Đương nhiên không phải lần truyền pháp nào cũng vậy , tùy theo chỗ và tục lệ .

Nhím Hoàng Kim
06-21-2008, 12:40 PM
Thường trong lễ "Sinh Nhật" họ đều lấy hoa tươi sắp trên thảm , "Hoan Nghinh Sư Phụ" hay là "Chúc Mừng Sinh Nhật" những chữ như vậy , họ sắp rất dài rất xa , rồi Thầy của họ mới đi trên thảm hoa lên đài cao , ngồi trên đài liên hoa , đài liên hoa là từ đó mà ra . Đến nay tại Ấn Độ vẫn còn có tình trạng đó , có lúc họ làm như là một cái hoa sen để cho Sư Phụ của họ ngồi trên đó , bốn bên đều là hoa , ở ngoài cũng toàn là hoa , đài liên hoa cũng là dùng hoa làm thành .

Khí hậu ở Ấn Độ rất khô , hoa rất ít lại quý ; Sư Phụ không hiểu được họ từ đâu đem nhiều hoa đến như vậy , hiện nay mình lấy hoa cúng dường tượng Phật là từ phong tục truyền thống của Ấn Độ mà ra . Họ vốn lấy hoa cúng dường Phật tại thế ; hiện giờ họ vẫn cứ cúng dường Phật của họ y như vậy . Lúc một vị Sư Phụ đi giảng kinh , họ đều lấy hoa thơm cúng dường đặt ở phía trước . Khi vị Sư Phụ ngồi ở ghế liên hoa trên đài cao , họ liền đem hoa rãi lên trên thân hay là trước chân của Ngài . Đôi khi toàn thân Ngài phủ đầy hoa biến thành Sư Phụ "hoa tươi" có đủ màu sắc của các loại hoa , như vậy mới là "cúng dường". Người thời nay đều không hiểu cúng dường là gì !

Các vị Thầy này bất cứ đi đến đâu , họ đều chuẩn bị cho các Ngài rất nhiều món ăn chay , như vậy là cúng dường Phật . Họ không lễ bái thần tượng Phật gì cả . Sau khi họ theo Minh Sư tại thế học , những vị thần mà họ đã thờ đều "nổi mốc", họ không cần phải tắm rửa cho thần nữa ! Vì họ biết rằng lạy hay tắm rửa cho tượng thần đều không có công ích gì hết !

Lúc chưa tìm được Sư Phụ họ đều lạy các tượng gỗ , tượng đá . Khi gặp Minh Sư rồi , họ đều đem hoa tươi và trái cây để trước mặt Ngài . Đặc biệt nhất là trong ngày sinh nhật của Ngài , họ tổ chức rất long trọng . Vào ngày đó người đến thọ pháp rất nhiều ; bởi vì ngày sinh nhật của Đại Sư là ngày kiết tường nhất , có nhiều phước báu nhất , có nhiều lực gia trì hơn , có nhiều Thiên Nhơn , Bồ Tát đều đến cung chúc vị "Phật tại thế" đó . Cho nên có người đặc biệt chờ đến ngày sinh nhật của các Ngài mới đến thọ pháp . Cả mấy ngàn người , mấy vạn người đến cung chúc Ngài , không giống như ở đây , mỗi lần chỉ có một , hai người hay là một hai trăm ngàn người .

Ở Ấn Độ họ đến cả mấy chục ngàn người . Cho nên trước ngày này , họ phải tìm một chỗ trống rất lớn để lập đài cao lớn , trang trí các thứ hoa tươi , mọi người đều tự cắm trại ở lại đến hai ba ngày , mỗi ngày theo Sư Phụ của họ hát chung với nhau , cung chúc Ngài , kể chuyện của Ngài , kể chuyện khi họ được theo học với Sư Phụ của họ kết quả như thế nào , đời sống cải biến như thế nào ! Lực lượng của Sư Phụ bên trong giúp họ như thế nào , họ nói đến là họ chảy nước mắt , họ thật tình kính ái Sư Phụ của họ , cho nên không cần dùng "hương bảng".

Khi thấy được Thầy , mắt của họ không muốn rời khỏi một giây , bởi vì đã lâu lắm họ không được gặp Ngài .

Nhím Hoàng Kim
06-22-2008, 07:50 AM
Ấn Độ rất lớn , họ không thể gặp được Sư Phụ của họ dễ dàng như vậy , muốn gặp mỗi ngày lại càng không thể được , cho nên gặp được Sư Phụ của họ , mắt họ không muốn rời khỏi nữa , bất cứ Ngài đi đến đâu thì nhìn đến đó ! Họ cứ nhìn chăm chú vào mắt Thầy , nhìn cho thỏa lòng rồi mới về nhà . Còn chưa nhìn được mắt của Ngài họ không chịu rời khỏi .

Cho dù là có ở chung với Thầy cũng vậy , mỗi lần Ngài đi giảng kinh đệ tử đều đi tiễn đưa đến nơi rất xa . Cứ chạy theo xe của Ngài , có lúc Ngài cũng cố ý lái chậm hơn để người ta có thể nhìn thấy được Ngài . Có đệ tử chạy rất mau có thể nhìn thêm một lần nữa ! Tuy rằng mỗi ngày sống chung với Ngài đều vẫn phải như vậy ! Bởi vì rất có thể Ngài đi giảng kinh mười ngày , hai tuần lễ , hay là một tháng không trở về . Cho nên khi Ngài đi , đệ tử đều đi tiễn đưa .

Lúc Thầy của Sư Phụ trở về , các đệ tử cũng đi nghinh đón , đem bông thơm để đặt trên xe của Ngài , về đến đạo tràng rồi , tất cả đệ tử đều đến đảnh lễ Ngài . Đệ tử ở Ấn Độ là như vậy ; họ có sự quan hệ sâu dầy giữa thầy trò . Đương nhiên là khỏi dùng gậy phải không ? Cũng không cần phải trách mắng họ ! Họ đã biết rõ rồi ! Còn đánh mắng để làm gì ! Cho nên Ấn Độ không có dùng hương bảng (gậy), bất cứ mình đến trung tâm tịnh toạ nào đều không thấy hương bảng (gậy) nào hết . Nếu như mình hỏi họ về hương bảng , họ cũng không biết gì hết mà còn hỏi ngược lại mình hương bảng (gậy) là gì ! Họ đều là những người rất thành tâm thành ý đến cầu đạo . Khi vị Sư Phụ chưa đến truyền pháp , họ đều ngồi ngay ngắn , không lay động . Khi Thầy họ đến , họ cũng không làm ồn cho dù đến một tiếng động nhỏ ! Không giống như học trò ở đây , lúc Sư Phụ chưa đến , thì dùng cơ hội này để nói chuyện không ngừng ! Chỗ nào cũng nghe tiếng nói ! Không có một chút trang nghiêm nào cả ! Cũng thiếu thốn thái độ cũng kính cầu pháp ! Cho nên truyền Tâm Ấn rồi có người chạy mất , ra ngoài phỉ báng , phê bình Sư Phụ là ngoại đạo , nội đạo , trung đạo , hậu đạo (Mọi người cười).

Nếu như Phật Thích Ca Mâu Ni đến Đài Loan hay Đại Lục hay là đi Việt Nam truyền pháp , Sư Phụ sẽ vỗ tay xưng tán Ngài ! Truyền pháp ở Ấn Độ rất dễ dàng không có gì đặc biệt . Nếu Sư Phụ đến Ấn Độ truyền pháp cũng sẽ thành công như vậy . Điều này không đáng kể ! Ở Ấn Độ chỉ cần biết nói tiếng Ấn Độ , việc hoằng pháp là chuyện rất dễ dàng ! Người phàm phu như Sư Phụ mà cũng có ba người đệ tử Ấn Độ , mà lúc đó Sư Phụ còn chưa cố ý hoằng pháp , tại họ ép buộc Sư Phụ truyền pháp . Sư Phụ chỉ ở lại nơi đó một hai ngày , đã có ba đứa đệ tử rất trung thành . Mặc dù chỉ ở lại một hai ngày rồi đi , nhưng cho đến giờ , họ vẫn còn viết thơ hỏi thăm , vẫn còn rất cung kính như trước ! Ba năm sau khi Sư Phụ trở lại thăm , họ reo mừng "Đại Sư Phụ trở về rồi !" Cả xóm làng đều biết , đều rủ nhau đến coi Đại Sư Phụ lớn như vậy ! (Sư Phụ ra dấu , mọi người cười). Làm cho Sư Phụ mắc cở quá trời ! Sư Phụ chỉ muốn âm thầm trở về thăm họ , vì đã ba năm rồi không gặp mặt . Nên muốn trở lại xem họ tu hành như thế nào ? Sư Phụ nghĩ thầm không biết chừng họ đã quên mất Sư Phụ là ai rồi , không ngờ họ reo mừng đến như vậy ! Nhiều người đều chạy đến để xem "Đại Sư Phụ" của họ (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
06-22-2008, 11:38 AM
Vì sao họ có lòng kính ái đó ? Vì sao họ tu hành mà không cần phải đánh mắng ? Bởi vì đẳng cấp của họ đã cao rồi , hiểu rằng Phật gỗ không có ích lợi gì , Phật tại thế mới có ích lợi . Người Ấn Độ hiểu được Sư Phụ của họ là "Phật". Nếu như đẳng cấp của họ không cao , không hiểu được thứ tình trạng như thế , vẫn cứ đi lạy kinh , lạy Phật gỗ , Phật đá mà không hiểu được Phật ở nơi đâu . Cho dù họ tìm không được "Phật tại tâm" ít nhất họ còn nhận biết được "Phật tại thế" ở bên ngoài như vậy như vậy mới có thể nói đẳng cấp tu hành đã cao rồi !

Nếu như tu hành mấy chục năm mà vẫn còn lạy Phật gỗ , vậy tu hành cái gì ? Phật gỗ không nói chuyện , không có trả lời công án của mình , không có gia trì , không có giúp đỡ mình tu hành , chỉ có "Phật tại thế" mới có thể làm được . Cho nên người Ấn Độ tu hành không cần đánh mắng gì hết ! Đẳng cấp của họ đã cao , đến nỗi không cần phải nói đến chuyện này . Sự tôn kính Sư Phụ của họ như thế , đã chứng minh rõ ràng là họ đã hiểu rõ lắm rồi . Cho nên không cần nói gì hết họ cứ tiếp tục tu hành là đủ !

Cùng một tình trạng , cùng một vị Sư Phụ đó ; nếu như đến Trung Quốc thì có lẽ phải đánh mắng học trò rất nhiều , vì sao vậy ? Bởi vì họ không tôn kính Sư Phụ của họ , không đủ thành tâm để tu hành ! Môn đồ thích biện luận với với thầy của họ . Nếu như Sư Phụ của họ bảo họ làm gì , họ sẽ nói họ nghĩ nên làm như vậy mới đúng ! Mỗi ngày họ đều muốn biện tới , biện lui với thầy của họ , bởi vì đẳng cấp quá thấp ! Cho nên thầy cũng không có biện pháp khác để giúp đỡ họ , chỉ có thể mỗi ngày đánh mắng cho đến một khoảng thời gian sau nghiệp chướng của họ tiêu trừ bớt đi , "ngã chấp" của họ giảm bớt phần nào , bởi vì họ bị Sư Phụ của họ dùng phương thức đánh mắng , mài dũa thành dáng điệu đẹp đẽ ; Lúc đó mới có thể hiểu biết được một chút . Vì lý do trên cho nên các vị thiền sư thời cổ ở Trung Quốc , đều dùng phương pháp cứng rắn để dạy học trò ! Người Đông Phương bao gồm Trung Quốc , Việt Nam , Nhật Bản ... ưa thích văn chương và những gì trí thức hơn , nhưng mà trí thức và văn chương vẫn còn nằm trong Tam Giới , vẫn là học vấn của thế giới này ! Không có liên quan gì đến vấn đề giải thoát .

Tại Ấn Độ , đối với người Ấn Độ mà nói , học vấn , tiền bạc không có gì quan trọng , giải thoát thành Phật mới là điều quan trong nhất ! Nước của họ có vẻ nghèo nhưng họ rất vui vẻ , Sư Phụ ít khi thấy người Ấn Độ buồn rầu ! Bất luận gia đình của họ nghèo hay giàu có , địa vị cao hay thấp , họ đều tươi cười . Thấy họ mỗi ngày đều rất khoái lạc , bởi vì tâm họ đơn thuần . "Tâm tịnh quốc độ tịnh", cho nên mấy ngàn năm nay họ ít có chiến tranh , không có nội chiến nhiều , cho đến gần đây mới có bởi vì nhiều ảnh hưởng của các nước ngoài . Mấy ngàn năm qua phần lớn người Ấn Độ ăn chay , bây giờ họ dần dần ăn thịt thật là tình trạng đau buồn . Nhưng cũng không cách nào hơn ! Thời mạt pháp chỗ nào cũng bị ô nhiễm !

Quả địa cầu của chúng ta bây giờ dần dần biến thành rất nguy hiểm . Nếu như quý vị đọc báo sẽ biết , tầng không khí bảo hộ bao bọc quả địa cầu , bởi vì thử nổ quá nhiều nguyên tử , hạch tử , mà xuất hiện nhiều lỗ hở , nếu như không mau bù đắp , chúng ta sẽ vãng sanh rất mau , lìa khỏi thế giới này rất sớm , không cần niệm Phật cũng sẽ vãng sanh chung , hoàn toàn vãng sanh hết (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
06-23-2008, 03:23 PM
Ở Ấn Độ , họ không coi trọng Phật gỗ , mà tôn kính Phật tại thế . Các nơi khác , không coi trọng Phật tại thế , mà tôn thờ Phật gỗ . Cho nên thiền Ấn Độ , thiền Trung Hoa và thiền Nhật Bản đều khác nhau . Bởi vì người tu hành ở Ấn Độ , họ nhận thức được Phật ở đâu , cho dù họ vẫn còn chưa nhận thức được Phật tối cao ở bên trong , tối thiểu họ vẫn nhận thức được Phật tại thế ở bên ngoài , thứ Phật mà đã thành Phật .

Nhưng khi thiền được truyền đến Trung Quốc rồi , người tu hành một bên đi lạy Phật gỗ , một bên trở về biện luận với Phật tại thế của họ , có hiểu ý của Sư Phụ chưa ? Tại Nhật Bản cũng vậy , họ cung kính đem khúc gỗ về nhà trang hoàng lễ bái , ngày mai lại trở về biện luận với Sư Phụ của họ , về nhà lại lạy Phật gỗ , như vậy nếu như không đánh đệ tử , làm sao dạy được ?

Cho nên mình nghe rất nhiều chuyện "thiền", diễn tả các thiền sư thời xưa đều rất hung , lúc học sinh hỏi câu hỏi , liền bị ném ghế , ném gậy lên đầu . Có một cốt truyện , có một vị học sinh hỏi thiền sư : "Vì sao Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc ?" Vị đó hỏi đến lần thứ ba , vị thiền sư liền bảo : "Đưa ghế đó cho ta". (Mọi người cười). Khi người học trò đưa ghế cho vị Sư Phụ , Ngài lấy ghế liền đánh người học trò , vì không có cách để nói . Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm gì , có quan hệ gì đến mình ? Sao hỏi nhiều như vậy ? Hỏi chuyện đó để làm gì ? Có phải cần phải đánh mới có thể "khai" phải không ? Không khai ngộ bên trong thì khai ngộ bên ngoài (Mọi người cười).

Ở Ấn Độ không có thứ vấn đề đó , không có "Tôi là ai ?" "Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm gì ?" "Ai niệm Phật ?", các thứ công án đó ... Tại Trung Quốc thì họ thích hỏi như vậy , cho nên các thiền sư cũng hàng thuận chúng sanh , biến câu hỏi thành thoại đầu , sau này biến thành "đánh đầu" (mọi người cười), sau này quán đơn điền không thành , cuối cùng nên "khai" đơn điền (mọi người cười), bởi vì hỏi mà không khai ngộ được , cho nên phải khai cái này (Sư Phụ chỉ bụng), ít nhất khai bụng còn đơn giản hơn khai ngộ . Cho nên càng tu càng chướng ngại , bởi vì dạy pháp môn bên trong , họ không thể tiếp thu , chỉ còn nước dạy thứ bên ngoài .

Quý vị biết Hòa Thượng Quảng Khâm tu cái gì không ? Ngài tọa thiền rất tinh tấn , nhưng lúc thiền nhiều người đến hỏi Ngài làm sao tu hành , Ngài đều dạy họ tụng "Nam Mô A Di Đà Phật", có phải vậy không ? Bởi vì Ngài biết , không còn cách nào khác hơn nữa để dạy họ được .

Nhiều người cũng đến hỏi Sư Phụ , Sư Phụ cũng nói tụng "A Di Đà Phật", là đủ rồi , bởi vì Sư Phụ không cách nào nói những chuyện khác , nếu như nói chân lý , họ sẽ ra ngoài phỉ báng người này là ngoại đạo , không bày niệm Phật , mà bày người ta quán âm gì đó . Đài Loan có nhiều cao tăng như thế , sao chưa từng nghe nói qua pháp môn này ? Cho nên kết luận của họ là , pháp môn này nhất định ngoại đạo . Thành kiến của chúng sanh sâu như vậy , Sư Phụ cũng không có biện pháp dạy họ . Bởi vì còn có nhiều thứ thuộc về bên ngoài , nếu như chấp trước nơi đó thì càng tu càng đi ra ngoài .

Nhím Hoàng Kim
06-24-2008, 02:42 PM
Thí dụ có người theo Sư Phụ học , họ đương nhiên rất thích Sư Phụ , học có kết quả , biết được Sư Phụ là ai , rất thích , ngày thường bởi vì không có thời giờ đến gặp Sư Phụ , cho nên thỉnh hình Sư Phụ về nhìn . Nhưng nếu người khác không theo Sư Phụ học , thấy những người học trò đã thọ pháp đem hình về coi , họ cũng bắt chước đem hình về coi , tưởng rằng Sư Phụ dạy họ tụng Nam Mô A Di Đà Phật , rồi họ lại đem hình của Sư Phụ về , cho rằng là đủ . Họ sẽ bảo rằng miễn sao họ cùng với Sư Phụ như nhau , có hình giống nhau , có gì khác nhau đâu ? Đương nhiên là khác biệt , có thọ pháp và không thọ pháp đương nhiên không giống nhau .

Cho nên muốn dạy người không phải là chuyện dễ , cho dù là học trò đã thọ pháp , đã dạy họ tìm được Bản Lai Diện Mục của mình , nhưng họ cũng không nhận biết được Bản Lai Diện Mục này , còn hỏi Sư Phụ : "Phật tánh của con đâu ? Khi nào mới tìm được ? Lúc nào con mới khai ngộ ?" Hôm qua Sư Phụ đã truyền Tâm Ấn cho họ , mà hôm nay còn hỏi : "Con theo Sư Phụ học đến lúc nào mới khai ngộ ?" Hôm nay còn hỏi vấn đề này , năm sau trở lại vấn đề cũ : "Sư Phụ , sao con còn chưa khai ngộ ? Bản Lai Diện Mục của con đâu ? Làm sao mới tìm được chính mình ?"

Người như vậy , cho dù tìm được Bản Lai Diện Mục cũng không nhận biết , bởi vì quên mất Bản Lai Diện Mục quá lâu , nó đã nổi mốc lâu rồi , khi tìm được trở lại vì đẳng cấp quá thấp kém cũng không thấy được , tuy rằng loại người đó đẳng cấp quá thấp , nhưng họ cũng có thể tu , cũng được giải thoát , theo Sư Phụ học , thọ pháp rồi , đương nhiên được giải thoát , đẳng cấp cũng khác với trước , tùy theo trình độ siêng năng tu hành của cá nhân nhiều hay ít .

Lúc nãy Sư Phụ có nói đến , có rất nhiều pháp môn tu hành , thí dụ như tham công án , tối thiểu nên có chút trình độ về trí thức , mới có thể tham công án . Ngoài ra còn nghiên cứu kinh điển , còn có quán đơn điền , quán hơi thở , quán xương trắng , quán không sạch (bất tịnh) hay là quán tưởng A Di Đà Phật ...

Pháp môn nào cũng phải dùng ngôn ngữ , còn phải có điều kiện , có năng lực , đối với các pháp môn kể trước , lục căn đều phải hoàn bị mới có thể tu , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Cần phải có mắt , không thể điếc , người ta tu lưỡi hay tu mũi , đều phải có đầy đủ công năng của mũi và lưỡi , nếu như có người mũi của họ xẹp quá , vậy họ làm sao quán mũi ? Có hiểu chưa ? Không may bị xe đụng bị tàn tật không còn sống mũi làm sao quán mũi ? Như vậy là pháp môn không hoàn mỹ rồi .

Quán đơn điền cũng phải hiểu , quán như thế nào mới có thể quán , nếu như người đó rất dốt , hay là điếc , mù thì làm sao giải thích cho họ biết quán đơn điền là gì ? Đấy là việc rất phức tạp , không dễ gì muốn quán đơn điền là quán được . Đơn điền vốn dùng để tiêu hóa đồ ăn của mình , không phải dùng để quán gì hết , đơn điền là cảnh giới thấp , quán nơi đó sau khi chết sẽ đi nơi đó , bởi vì khi chết ý niệm của chúng ta đặt ở nơi đó , mình sẽ đi đến đó , có phải vậy không ? Nếu như quán đơn điền , thì khi trở lại phải làm gì ? Làm lãi , sâu trong bụng ;) . Cho nên phải cẩn thận , quán ở đâu sẽ đi nơi đó .

Nhím Hoàng Kim
06-25-2008, 02:20 PM
Quán mũi , trở về sẽ biến thành đồ bài tiết của lỗ mũi , hay là biến thành lông mũi . Quán tim trở về cũng biến thành tim . Trong tâm có những gì ? Có máu huyết , thần kinh , huyết quản , đều không có ích dụng ! Quán những nơi đen tối , cảnh giới phàm phu vô thường có ích gì ?

Nếu như nói quán mũi , quán hơi thở , quán tâm , quán đơn điền có thể thành Phật , cho dù chỉ là giả sử mà thôi , cũng không có cách nào giải thích cho viên thông , bởi vì có người vừa mù lại điếc , không thấy được , cũng không thể nói , vậy làm sao dạy họ tu ? Có hiểu chưa ? Nhưng Sư Phụ có một pháp môn , cho dù người điếc cũng có thể tu , người mù cũng được , Sư Phụ cũng có học trò điếc , mù , họ đều có thể nghiệm . Người mù có thể thấy được ánh sáng , thấy được Phật tánh , người điếc cũng có thể nghe được âm thanh bên trong , không dùng ngôn ngữ cũng có thể truyền pháp , cho dù có người vừa mù lại vừa điếc , Sư Phụ cũng có thể truyền Tâm Ấn cho họ , họ cũng có thể nghiệm như người thường .

Cho nên Pháp Môn Quán Âm là pháp môn tối hoàn mỹ , người nào cũng tu được , trẻ nhỏ cũng tu được , Sư Phụ có học trò được sáu tuổi , thể nghiệm của họ cũng như Kinh Phổ Môn . Còn người già 80 tuổi cũng có thể nghiệm tốt như nhau .

Như vậy mới là pháp môn hoàn mỹ , còn không , nếu như người không có chân không thể xếp bằng, thì không thể tham công án . Không có trí thức , tuổi quá lớn , cũng không thể tham công án . Hay là tuổi quá nhỏ , như trẻ nhỏ , làm sao dạy nó tham công án ? Làm sao dạy nó quán đơn điền ? Người có bệnh làm sao xếp bằng ? Người không có đùi làm sao xếp ? Cho nên một pháp môn toàn mỹ có thể thích hợp cho tất cả căn cơ , tất cả giai cấp , tất cả nam nữ già trẻ , mù điếc câm đều có thể học , pháp môn hay như vậy chỉ có Pháp Môn Quán Âm mà thôi . Tất cả các pháp môn khác nếu như còn phải dùng lục căn , lục trần để tu , hay là phải dùng đầu óc của mình để quán tưởng , đều chưa phải là pháp môn hoàn mỹ .

Cho nên Pháp Môn Quán Âm đời đời kiếp kiếp đều là pháp môn tối cao , là nguyên nhân đó . Bởi vì chỉ có pháp môn này mới có thể cứu cánh thành Phật , các pháp khác đều chẳng có lợi ích gì nhiều , nhiều pháp môn chỉ là suy đoán ra mà thôi , bởi vì không tìm được Pháp Môn Quán Âm , cho nên đoán tưởng , có lẽ người xưa tu như vậy , cho nên họ tự phát minh nhiều pháp môn , tự tu bậy bạ .

Thí dụ không biết làm sao làm bánh mì , thấy người khác dùng bột mì như vầy , mình cũng làm theo , rốt cuộc làm bậy bạ , cũng không ra một ổ bánh mì . Lúc Sư Phụ mới đến Anh Quốc , ở nơi đó không có bánh mì ngon , nhớ hồi ở Sài Gòn ăn thứ bánh mì Pháp , rất dòn và thơm . Nhưng ở Anh Quốc , ngoài thành phố lớn , những chỗ khác không có loại bánh mì dòn đó , họ đều bán bánh mì mềm , cũng như bánh mì cắt từng miếng mà nhìn đã thấy , Sư Phụ không thích thứ này lắm , mà thích bánh mì Pháp hơn , cho nên tự làm lấy , nhưng Sư Phụ không biết cách làm , hồi giờ chưa từng thử qua . Lúc ở Việt Nam , việc nhà đều có người làm lo hết , Sư Phụ ra nước ngoài rồi mới học nấu cơm , vì lúc đó Sư Phụ không có người làm , tất cả đều phải tự lo .

Nhím Hoàng Kim
06-26-2008, 02:14 PM
Lúc đó Sư Phụ học làm bánh mì , lần thứ nhất làm thành bánh mì vừa cứng vừa đen (mọi người cười), lần thứ hai tiến bộ hơn thành màu café , lần thứ ba có một nửa màu café , còn một nửa không biết nên gọi màu gì (mọi người cười), cũng không phải màu trắng . Sau này Sư Phụ hỏi người láng giềng , bà ta bày Sư Phụ cách làm sao , bà làm ra rất ngon lành , Sư Phụ học theo nhưng lần thứ nhất cũng không thành , dù sao vẫn còn tốt hơn những lần trước , bởi vì nhìn đã có dáng của ổ bánh mì , ăn nó cũng có chút mùi của bánh mì .

Lúc trước làm bánh mì không thể ăn được , vì thiếu thầy chỉ dẫn , thấy người khác làm bánh mì như rất đơn giản , Sư Phụ tưởng chỉ cần có nước và bột mì , rồi lấy tay nắn bột , bỏ vào nướng là đủ rồi , rốt cuộc nướng đen thui . Thật sự , không phải dễ như vậy , trong quá trình có nhiều chi tiết phải nắm cho đúng .

Nói thí dụ phải bỏ bao nhiêu bột mì , bao nhiêu nước , bao nhiêu đường , bao nhiêu muối , bao nhiêu bột nổi , nên dùng bao nhiêu sức ? Nhồi nắn bao lâu ? Bỏ vào lò nướng bao lâu ? Độ nóng phải giữ ở mực nào ? ..., như vậy bánh mì ra lò ăn mới thơm ngon . Cho nên không có dễ dàng như vậy . Xưa kia , Sư Phụ tưởng rằng bột mì trộn với nước vò thành một cục , bỏ vào lò nướng là xong , kết cuộc biến thành cục đá , nhưng mà nó lại cứng lại đen , ăn một lần liền đau bụng , không biết chừng sẽ vãng sanh (mọi người cười), cho nên không dám ăn , sau này biết có người láng giềng dạy người ta làm bánh mì , mới theo học , và làm được rất nhanh .

Nếu như mình học làm bánh mì còn cần phải có người thầy chỉ bày , vậy nếu muốn học thành Phật thì sao ? Có phải càng phải tìm một vị chân sư chỉ đạo ? Người láng giềng bày Sư Phụ làm bánh mì , Sư Phụ rất cảm tạ ơn bà , sau đó bà ta còn dạy Sư Phụ làm nhiều thứ bánh , Sư Phụ đều đem một ít cho bà ta , cho đến nay Sư Phụ vẫn rất cảm ơn bà ta . Nhưng chúng ta học Phật lại quên đi , theo Sư Phụ học pháp môn rồi , không còn biết lo gì nữa hết . Mới tu hành phải gần gủi Sư Phụ nhiều một chút , người mới tu hành sẽ có nhiều nghi vấn , nhưng không phải hỏi toàn là những câu bậy bạ , như Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm gì ? Nếu như đem những thứ đó hỏi Sư Phụ , Sư Phụ cũng sẽ ném ghế (Sư Phụ và mọi người cười).

Có người còn hỏi càng kỳ cục hơn : "Sư Phụ ơi ! Phật cao hơn Trời , hay là Trời cao hơn Phật ?" Hỏi những thứ câu hỏi đó Sư Phụ cũng sẽ ném ghế (mọi người cười). Hỏi cái đó để làm gì ? Đẳng cấp của mình còn chưa đủ tư cách rờ đến giầy của Trời , vậy hỏi Trời để làm gì ? Đợi khi nào mình thành đạt đến đẳng cấp của Trời , tự nhiên sẽ rõ , bây giờ muốn đánh giầy của ông Trời , ổng còn chưa chịu cho mình đánh giầy !

Nhím Hoàng Kim
06-27-2008, 05:09 PM
Nước nào cũng có người chuyên môn đánh giầy cho người ta , họ ngồi bên lề đường , chờ đánh giầy cho mình . Mình mới tu hành , còn chưa đạt đến đẳng cấp đánh giầy cho họ , còn hỏi gì , Phật và Trời ai cao hơn ai ? Mỗi ngày cứ biện luận thứ đó , hay là hỏi có Thượng Đế không ? Thượng Đế có phải cao hơn Phật ? Hay là Phật cao hơn Thượng Đế ? Hỏi thứ câu hỏi đó thật uổng thời giờ ;) , cho nên đôi khi Sư Phụ nghe thấy mệt , vì hỏi quá nhiều tên .

Có người đến hỏi Sư Phụ : "Lão Tử có phải tốt hơn Phật ?" Hỏi quá nhiều tên , quá nhiều tôn giáo , Sư Phụ mệt chết , vì họ không hiểu được Kinh Đạo Đức của Lão Tử , cho nên mới hỏi thứ câu hỏi đó . Thượng Đế cao hay là Phật cao có nhằm nhò gì đến mình ? Sư Phụ bây giờ không cần lo gì đến Phật hay là Thượng Đế , không lo đến cả hai , ai cao ai thấp họ phải so với nhau , chuyện đó hỏi Sư Phụ làm chi ? Có hiểu không ? Nếu như Phật muốn đánh giặc hay là so sánh với Thượng Đế , đó cũng là chuyện của họ , không có liên hệ gì đến Sư Phụ , đối với quý vị cũng không có liên hệ gì , hỏi thứ câu hỏi đó sẽ để cho các thiền sư cầm ghế , cầm gậy mà ném mình .

Nhưng chỗ tu hành của Sư Phụ không có hương bảng , nhưng Sư Phụ sẽ cầm những thứ khác , Sư Phụ có trái cây rất nhiều (mọi người cười), không cần đợi cho quý vị hỏi hết câu , Sư Phụ sẽ ném quả trước , như vậy nghiệp chướng mới "tiêu hóa" được mau một chút . Nơi đây Sư Phụ không ném trái cây , vì đây không phải là đạo tràng của Sư Phụ , Sư Phụ sẽ ném , nhưng mà người bị ném trúng rất vui mừng , họ thích ăn trái cây của Sư Phụ .

Bây giờ quý vị đều nên biết , những pháp môn tầm thường đều vẫn còn là hạng A B C được dùng cho lúc mới tu . Cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán Pháp Môn Quán Âm là pháp môn tối cao , điều đó không có sai , Sư Phụ có tu qua , cho nên biết được , ngoại trừ những người học trò đầu óc cứng đặc biệt , không tu hành cũng không thường đến cộng tu . Sư Phụ không thể dùng ghế mở trí huệ cho họ , cho nên khai ngộ nhỏ (mọi người cười), chỉ khai ngộ có chút xíu , rất có thể lại khép trở lại , cho nên mới mệt . Nếu những ai thật lòng cố gắng tu hành , họ đều biết Pháp Môn Quán Âm là pháp môn tối cao , tối cứu cánh .

Bây giờ muốn hỏi gì thì hỏi , nhưng đừng có hỏi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm gì ? (mọi người cười). Cho đến ngày nay vẫn còn có nhiều người tham công án này , Sư Phụ không hiểu tham như vậy có ý nghĩa gì , nhưng có nhiều vị thiền sư còn dạy thứ này , đó là uổng phí thời giờ , nếu như bây giờ Bồ Đề Đạt Ma tái sanh , trở ra dạy mình , lúc đó hỏi mới thật sự có ích dụng .

Nhưng mà mình có thể hỏi như : "Bồ Đề Đạt Ma hiện giờ ở đâu ? Tôi muốn biết Ngài ." Tìm được vị Bồ Đề Đạt Ma tại thế mới là công án tốt nhất , không nên vì một vị đã qua đời một hai ngàn năm trước , lại không có liên quan gì đến mình , mà nghĩ suy nát óc .

Nhím Hoàng Kim
06-28-2008, 05:04 AM
PHÁP MÔN QUÁN ÂM :
ÂM THANH BÊN TRONG

Thuyết Pháp Tại Đài Bắc
Ngày 16 tháng 4 năm 1987


Giảng kinh cũng giống như viết văn , viết thơ vậy ; có lúc không muốn gì hết , có lúc lại có cảm hứng rất nhiều , nửa đêm cũng có thể sáng tác được những bài văn và những câu thơ hay .

Nhưng trường hợp của tiên sinh Lý Bạch thì hơi đặc biệt . Nghe nói ông ta uống rượu cho tới say mèm mới viết ra những câu thơ hay . Tại sao vậy ? Đa số người cho rằng lúc Lý Bạch say sẽ quên mất ngã chấp , quên mất hổ thẹn , quên mất phiền não , nên lúc đó những gì bộc lộ ra đều là thơ chân thuần .

Sự thật hình như không phải như vậy . Thi sĩ uống rượu thường vì họ cảm thấy thất vọng với xã hội này , không có tri kỷ , nên mượn rượu để tạm an ủi lấy mình , tạm quên đi thế tục khổ não này . Nếu như quý vị đi hỏi những thi sĩ khác , họ sẽ nói : "Lúc đầu óc minh mẫn mới có thể làm thơ và viết ra rất tự nhiên ."

Sư Phụ giảng kinh cũng rất tự nhiên . Nếu như ngày hôm qua Sư Phụ chuẩn bị nội dung cho buổi giảng kinh hôm nay , bây giờ nói ra hình như sẽ không hay . Giảng tự nhiên là tốt nhất , chuẩn bị trước thì không được tốt lắm . Có sự chuẩn bị tức là có dùng đầu óc phàm phu của mình để suy nghĩ . Cho nên quý vị ít khi nào thấy Sư Phụ cầm kinh điển . Theo kinh điển chuẩn bị trước rồi giảng sẽ biến thành một kỹ thuật của nhân loại , không phải là giảng kinh Phật .

Sư Phụ không mấy thích cầm kinh điển để giảng , nhưng Sư Phụ thường dẫn chứng từ kinh điển để so sánh , vì muốn cho người ta tham khảo kiểm chứng , và mới dễ tiếp nhận giáo lý của Sư Phụ . Chúng sanh hay chấp nhất , họ quen với kinh điển lâu lắm rồi , nếu Sư Phụ không dẫn chứng nội dung từ trong kinh điển , họ khó mà chấp nhận được . Trên thực tế Sư Phụ không dùng kinh điển để giảng cũng được , những gì Sư Phụ nói đều hoàn toàn y như giáo lý của các chân sư thời xưa .

Hôm nay Sư Phụ nói về "Âm Thanh". Trong Thánh Kinh , "Âm Thanh" tức là Thượng Đế . Trên Thánh Kinh nói : "In the beginning was the Word (sound). The Word was with God , and the Word was God . Everything was made by this and nothing was not made by this ." Nghĩa là gì ?

"Bắt đầu có vũ trụ đã có Âm Thanh , có "Word" . Âm Thanh ở cùng với Thượng Đế , Âm Thanh là Thượng Đế , vạn vật trong vũ trụ đều từ âm thanh mà sanh ra ." Ý của đoạn văn này là : "Âm Thanh tức là Thượng Đế ."

Trong Thánh Kinh còn nói , trong ta có Thượng Đế , có Thiên Quốc . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói , mình có Phật Tánh ở bên trong , tất cả chúng ta đều có Phật Tánh . "Tánh" là chỉ phẩm chất , tất cả chúng sanh đều có phẩm chất thành Phật , nhưng chỉ làm người mới có cơ hội thành Phật . Những chúng sanh khác , thí dụ , có người hỏi Hòa Thượng Triệu Châu : "Chó có Phật Tánh hay không ? Ngài Triệu Châu đáp : "Không". Không phải chó không có Phật Tánh , Ngài trả lời "không", không có nghĩa là không có . Ngài trả lời như không trả lời vậy . Bởi vì họ là thiền sư , câu trả lời rất kỳ lạ , trả lời "không" không có nghĩa là chó không có Phật Tánh .

Giả sử chó có Phật Tánh , chó tu hành có thể tu hành một đời thành Phật hay không ? Nếu như thành Phật thì sẽ thành Phật gì ? Thành Phật Chó (Mọi người cười). Hiển nhiên là không phải . Nhìn hình dáng của Phật đều giống như chúng ta , cho nên chỉ có con người mới có thể thành Phật . Chưa từng nghe hoặc thấy Phật chó . Chó tuy có Phật Tánh , nhưng không thể tu một đời thành Phật . Nếu như muốn tu hành thành Phật , phải thành người trước , thành người rồi mới có thể tu lên thành Phật .

Vì sao chỉ người mới có thể tu thành Phật ? Điều này cũng như hỏi tại sao ban ngày lại có mặt trời , ban đêm lại có mặt trăng vậy . Không có tại sao . Vốn tự nhiên như vậy là như vậy . Cho nên muốn thành Phật , cần phải làm người trước .

Nhím Hoàng Kim
06-29-2008, 08:35 AM
Âm thanh này Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế . Nếu như âm thanh này ở bên trong ta , có phải ý nói "Thượng Đế cùng ở chung với mình không ?" Nếu Thượng Đế ở chung với ta , thì ta cũng gần như đẳng cấp của Thượng Đế rồi . Giả sử Thượng Đế ở bên trong mình , thực hiện điều khiển tất cả hành động của chúng ta , như vậy phải chăng chúng ta là Thượng Đế ? Âm thanh này trong kinh điển Phật Giáo gọi là Phật Tánh , ngoài ra không còn Phật Tánh nào khác .

Vì sao âm thanh này là Phật Tánh ? Phật Tánh là gì vậy ? Nếu như cho rằng có Thượng Đế , thì Thượng Đế nghĩa là gì ? Thượng Đế là đẳng cấp tối cao , là lý tưởng tối cao . Ngài tượng trưng cho một tư tưởng hay một quan niệm tối cao , cho nên Thượng Đế có thể tạo ra vạn vật , Phật Giáo gọi là " Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác" hay là Phật Tánh . Nếu Thượng Đế nghĩa là vậy , thì Âm Thanh cũng thế . Âm Thanh tức là Thượng Đế , cũng là Phật Tánh , và tất cả mọi vật đều từ Âm Thanh mà ra .

Về điểm này bất cứ kinh điển Phật Giáo hay Thánh Kinh đều có nói đến . Tu Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ hiểu . Tu Pháp Môn Quán Âm càng nhiều , hiểu biết được càng sâu . Tuy mình chỉ nghe âm thanh , nhưng sau khi tu một thời gian sẽ biết tất cả , muốn biến hóa cái gì cũng được . Lúc mình tọa thiền , sẽ thấy hóa thân Sư Phụ đi đây đi đó , đến bệnh viện thăm quý vị , đến nhà quý vị dạy quý vị những gì đó , dẫn quý vị đi thăm thiên đường , viếng địa ngục .

Tất cả đều là hóa thân của Sư Phụ , vì sao ? Vì Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm nên biết rằng tất cả mọi vật đều từ Âm Thanh sanh ra . Sư Phụ cũng là Âm Thanh này , có hiểu không ?

Xác thân này (Sư Phụ tự chỉ mình) chỉ là xác thịt mà thôi , không phải là Sư Phụ . Đây chỉ là y phục Sư Phụ mặc . Sư Phụ rất nhiều y phục . Thí dụ hiện giờ giảng kinh nơi công cộng , theo lễ phép , Sư Phụ mặc áo thanh hải . Nếu như đi trên đường , Sư Phụ lại mặc y phục khác . Tất cả đều là y phục của Sư Phụ mà thôi . Hôm nay Sư Phụ mặc áo vàng , hôm qua màu càfê đậm . Không phải Sư Phụ biến đổi , chỉ có y phục khác nhau mà thôi .

Xác thân này cũng như vậy , nó không phải là Sư Phụ . Sư Phụ là Âm Thanh . Xác thịt chỉ là lớp y phục Sư Phụ mặc mà thôi . Mang bộ áo xác thịt này cho người ta thấy được . Nếu như Sư Phụ chỉ là Âm Thanh thì quý vị làm sao rờ được ? Sư Phụ làm sao giao thiệp với quý vị ?

Bên trong của quý vị cũng có âm thanh này , nhưng nó còn chưa phát hiện , chưa được mở ra , chưa được phát triển . Xác thịt của quý vị cũng là y phục của Âm Thanh , y phục của một thứ lực lượng mà mình gọi là Thượng Đế . Nếu không gọi là Thượng Đế mà xưng là Phật Tánh , thì xác thân này là y phục của Phật Tánh , có hiểu không ?

Âm Thanh hay Phật Tánh vĩnh viễn tồn tại . Bất cứ mình làm gì , làm người , làm chó , làm voi , làm rồng , làm ngựa , làm sư tử , làm cọp ... âm thanh đó vĩnh viễn ở bên trong mình . Hễ mình mặc y phục con người là có thể dùng Âm Thanh này , Phật Tánh này . Lúc mình mặc y phục cọp hay những loài động vật khác , thì không thể dùng Âm Thanh này được . Hiểu ý Sư Phụ chưa ?

Nhím Hoàng Kim
06-30-2008, 07:14 PM
Âm Thanh là lực lượng này bao hàm vạn vật trong vũ trụ , có thể biến thành thân thể này , và đương nhiên cũng có thể biến thành những thân thể khác . Cho nên đôi khi quý vị mới thấy Sư Phụ là Quán Âm Bồ Tát , Địa Tạng Vương Bồ Tát , Phật Thích Ca Mâu Ni ... Thật ra tất cả đều là một , đều từ Âm Thanh , từ lực lượng của Thượng Đế , từ Phật lực , Phật Tánh , từ vị Thầy lớn nhất hóa ra . Vũ trụ vạn vật đều từ vị Thầy đó mà ra , thành xác thịt này , thành hóa thân , thành thân thể của trăm ngàn ức hóa thân , thành Quán Thế Âm Bồ Tát , Địa Tạng Vương Bồ Tát , hay Thập Phương Tam Thế Phật Bồ Tát .

Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang , Ngài cũng từ Âm Thanh mà ra . Nhưng khi quý vị đọc Kinh A Di Đà , không hiểu được thậm thâm vi diệu pháp của Kinh , cho nên Phật A Di Đà mà quý vị hiểu , rất có thể , khác với những gì Sư Phụ giảng .

Nếu như Phật Thích Ca Mâu Ni nói có một người tu thành Phật A Di Đà , tại sao Sư Phụ lại nói : "Phật A Di Đà cũng từ âm thanh đó sanh ra ?" Bởi vì ánh sáng cũng là âm thanh , nhưng vi tế hơn một chút . Âm thanh là ánh sáng hơi thô một chút . Hai thứ đều là chấn động lực .

Cho nên nói Phật A Di Đà là Âm Thanh không có sai . Tu hành Pháp Môn Quán Âm nhiều rồi tự nhiên sẽ biết .

Âm Thanh này cũng không phải là âm thanh , nó là một thứ ánh sáng , một thứ ánh sáng có âm thanh ; hay có thể nói nó là một thứ hào quang êm dịu . Cũng có thể nói đó là âm thanh rất đẹp mắt , vì có ánh sáng , lại có âm thanh . Cho nên nói "quán âm" chứ không phải "nghe âm". Không thể dùng tai nghe nó được , bởi vì âm thanh này cũng không phải là âm thanh . Rất có thể lúc khởi đầu mình dùng tai nghe , nhưng không phải vì có tai nên mới nghe được . Phải nhờ Sư Phụ truyền pháp mới có thể nghe được . Từ mắt trí huệ "quan âm". Dùng trí huệ quán sẽ biến thành một khối ánh sáng vừa rực rỡ vừa nghe được , rất ảo diệu . Điều này Sư Phụ không biết phải dùng ngôn ngữ gì để diễn tả . Sư Phụ đã cố gắng hết sức mới có thể diễn tả được bấy nhiêu , không biết quý vị có hiểu không ?

Nhưng dùng ngôn ngữ vẫn còn chưa hay , chưa đẹp như sự thật , bởi vì điều này không thể dùng ngôn ngữ diễn tả được . Thí dụ đóa hoa này rất đẹp , rất thơm . Nếu như Sư Phụ dùng ngôn ngữ diễn tả , Sư Phụ nói nó có màu đỏ , lá xanh , có mùi thơm ... nói nửa buổi vẫn không phải là bông hoa đó . Nếu có người chưa từng thấy đóa hoa đó , họ sẽ không tưởng tượng ra được .

Dù là một bông hoa cũng không thể dùng ngôn ngữ diễn tả được huống chi những cảnh giới cao bên trong , là những trạng thái vi tế vô hình , làm sao có thể dùng ngôn ngữ nói ra được . Sư Phụ chỉ tận dụng khả năng nói ra một chút , để quý vị có một khái niệm vì sao mình phải tu âm thanh , âm thanh này đại khái là như thế nào ? Như vậy quý vị mới biết chút ít về Pháp Môn Quán Âm .

Nhím Hoàng Kim
07-01-2008, 02:50 PM
Nhưng những gì Sư Phụ nói ra vẫn chưa phải là Chân Lý . Chân Lý không thể dùng ngôn ngữ , bởi vì ngôn ngữ không phải là Chân Lý . Khi mình diễn tả một bông hoa , đó không phải là bông hoa thật . Diễn tả một người , cũng không phải là người đó . Tu Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ hiểu rõ tại sao trong Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo nói : "Âm thanh này là Thượng Đế , là Tạo Hóa thật ." Bởi vì vạn vật đều do âm thanh tạo ra và là của âm thanh . Không có âm thanh thì không có vũ trụ . Bản thân của chúng ta tức là âm thanh . Xác thân này không phải là cái ta thật sự , âm thanh này mới chính là bản lai . Không phải âm thanh tạo ra chúng ta , mà chính chúng ta là âm thanh vậy .

Thí dụ có một người , tuy đã làm vua , nhưng quên mất mình là vua . Cho dù có người nhắc : "Ông chính là vua", người đó cũng không tin . Bởi vì người đó quá bận , tin thần gần suy xụp , đến nỗi quên đi mình là ai , và khi gặp khó khăn lại muốn đi xin cầu vua giúp đỡ . Điều này có phải là tức cười không ?

Chúng ta cũng vậy , cả ngày đều chỉ để ý đến những thay đổi của ngoại cảnh , sự chuyển biến của vạn vật , nhìn người này , xem người nọ , ngắm hoa , ngắm nước , rốt cuộc quên mất ta là ai , quên mất tất cả đều là của ta . Toàn vũ trụ do chúng ta tạo ra , đó là một điều vô cùng vi diệu . Nếu chúng ta muốn khám phá ra Bản Lai Diện Mục của mình , thì phải tu Pháp Môn Quán Âm . Còn không , cho dù có đợi trăm ngàn ức năm , cũng không có kết quả .

Cho nên Sư Phụ nói quý vị không cần cầu Phật Bồ Tát , chỉ cần tu Quán Âm là được rồi . Nhưng quý vị đừng có ra ngoài nói lại cho người khác (Mọi người cười). Người đời ưa thích chuyện bên ngoài , không muốn nghe thứ đạo lý này , vì vậy có người không ưa thích Sư Phụ . Chúng sanh còn quá chấp , khư khư ôm giữ những tập quán cổ xưa . Nếu có người đem Phật gỗ đi , họ không còn chỗ để nương tựa , sẽ chịu không nổi (Mọi người cười).

Họ quên mất tự mình có thể đứng rất thẳng mà không cần dựa vào tường . Nếu cứ phải dựa vào tường , lỡ tường sập thì sao ? Có phải sẽ không còn gì để dựa nữa không ? Nếu bảo họ đừng có dựa vào tường , họ sẽ giận lắm , vì không biết làm sao để đứng thẳng . Cũng như một người , từ nhỏ đã quen với một tư thế nào đó , một ngày mình khuyên họ đổi với tư thế khác đẹp mắt hơn , người đó cũng không bằng lòng vì họ đã quen rồi .

Âm thanh bên trong cũng vậy . Sau khi thọ Pháp liền nghe được , tu một thời gian rồi cái gì cũng biết , Phật Bồ Tát sẽ đến gặp chúng ta , viếng thăm chúng ta . Vậy , tại sao mình còn lạy Phật gỗ và cầu họ ?

Chỉ cần mình tu Quán Âm chư Phật sẽ đến . Tu Pháp Môn Quán Âm là cách cầu nguyện tốt nhất . Không cần quỳ , không cần thắp nhang , và không cần lạy , tu Pháp Môn Quán Âm rồi , Chư Phật Bồ Tát đều tới , có phải như vậy không ? (Có người đáp : "Phải".) Quý vị đều thấy , có phải không ? (Có người đáp : "Có cảm giác như vậy".) Không phải chỉ cảm giác thôi (mọi người cười), thấy được thật , người thấy được sao không nói ? (Không dám nói . Sư Phụ nói thể nghiệm không thể nói cho người khác nghe). Không phải , Sư Phụ nói quý vị đừng kể tỉ mỉ , thí dụ "tôi thấy được Phật Bồ Tát nào" chỉ kể sơ qua là có thấy hay không , nói như vậy không có sao .

Nhím Hoàng Kim
07-02-2008, 03:02 PM
Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ thấy Phật Bồ Tát , không cần đi chùa , Ngài sẽ tự đến chỗ của mình thăm . Không tu Pháp Môn Quán Âm , cho dù có đến chùa cầu nguyện cũng không thấy , chỉ có thể thấy Phật gỗ mà thôi . Tu Pháp Môn Quán Âm rồi , không cần cầu nguyện , Phật Bồ Tát cũng đến thăm mình , như vậy có phải hay hơn không ? Nhưng thấy Phât Bồ Tát cũng chưa có gì , chỉ là khởi đầu mà thôi , vẫn còn trên nửa đường , là phải vượt qua đẳng cấp Phật . Vượt qua không phải là mình cao hơn Phật , mà cần phải vượt qua đẳng cấp Phật có hình tướng , để nhập vào đẳng cấp vô hình tướng , vô âm sắc . Đó mới đúng là ý của Sư Phụ . Sư Phụ không có nói mình tu rồi sẽ cao hơn Phật . Quý vị đừng hiểu lầm như vậy . Sư Phụ rất sợ quý vị nghe không trọn vẹn , chỉ nghe có một hai câu rồi hiểu lầm ý của Sư Phụ .

Vì có hình tướng , nên vẫn còn dáng dấp , và vẫn không phải là Phật . Nhưng khi chúng ta thấy được hạng Phật đó rồi , ít nhất cũng thỏa mãn lòng khát vọng của mình . Mình cứ cầu Phật Bồ Tát giúp đỡ , nếu thấy được Phật Bồ Tát hào quang , sáng rực và các cảnh giới của Ngài , sẽ mừng lắm phải không ? Chúng ta sẽ càng có lòng tin , tiếp tục tu hành cho đến khi vượt qua đẳng cấp âm sắc , vượt qua Phật có hình tướng , hiểu chưa ? Phật chính thật là vô hình vô tướng . Phật chính thật là Phật Tánh , Âm lưu hay là âm thanh . Thượng Đế thật ra là âm thanh , lực lượng của Tạo Hóa hay là năng lực của Tạo Hóa .

Nếu mình là Thượng Đế , có Thượng Đế ở bên trong , vậy sao không bắt lấy Ngài ? Bắt lấy Ngài thì mau hơn . Con chim nằm trong tay ta , hay con chim trong lồng còn tốt hơn 100 con chim bay trên trời , có phải vậy không ? Chúng bay trên trời vẫn chưa phải là của mình , cho dù 100 con chim cũng vô ích . Mình chỉ có một con chim trong tay là an tâm rồi , bởi vì nó sẽ không bay mất .

Cũng vậy , bên trong của chúng ta đã có Phật Tánh , sao không giữ lấy Phật Tánh này và hỏi : "Người là ai ? Người ở đâu ?" Sao còn phải cầu bên ngoài , phải đi chùa , phải lạy Phật gỗ ? Những thứ đó đều không phải là Phật Tánh , không phải là Thượng Đế .

Trong Thánh Kinh có nói : "Thiên Quốc ở trong ta". Kinh Phật nói : "Phật tại tâm". Nếu vậy tại sao không bắt lấy , tối thiểu cũng nên giữ gìn , đừng để Phật trong tâm của mình chạy mất , đứng đó chờ vị này ra rồi đảnh lễ (Chỉ Sư Phụ).

Trên thực tế , không phải Sư Phụ bảo quý vị đừng lạy Phật . Ý của Sư Phụ là : "Quý vị đừng có lạy Phật gỗ , đừng có lạy Phật giả". Sư Phụ bảo quý vị lạy Phật thật , lạy Phật gần gũi nhất , lạy Phật biết nói chuyện . Phật gỗ không thể nói chuyện , Phật đá cũng không thể liên lạc với mình , không thể giải quyết vấn đề của mình . Nhưng tu Pháp Môn Quán Âm , Phật bên trong sẽ xuất hiện , đến gặp mình , dẫn mình đi coi Tây Phương , coi Đông Phương , Bắc Phương , Nam Phương , sẽ trả lời câu hỏi của mình , giúp về phương diện tu hành của mình .

Nhím Hoàng Kim
07-03-2008, 02:20 PM
Khi chưa gặp được Phật bên trong , thì theo Sư Phụ học cũng không sao . Ít nhất Sư Phụ cũng trả lời vấn đề của quý vị , nói chuyện với quý vị , uống trà với quý vị ; khi quý vị có phiền não , có thể đến khóc để Sư Phụ la , tiêu đi nghiệp chướng của quý vị , sau đó sẽ hết chuyện .

Nhưng nếu như quý vị đến khóc lóc kể lể với Phật gỗ , Phật gỗ vẫn ngồi im lặng , không nhúc nhích , và mắt nhắm lại . Quý vị có thấy Phật gỗ đến an ủi người nào chưa ? Nếu như Phật gỗ có thể chạy xuống la mình một chút , mình cũng rất vui , vì bị la có thể tiêu nghiệp chướng . Nhưng Phật gỗ cũng không la . Mọi người vẫn đem bánh cho Phật gỗ ăn , không có ích gì hết . Thật ra cúng dường bánh trái là gạt người . Lạy xong rồi đều đem về ăn (Mọi người cười). Nhưng họ lại cho rằng như vậy là đã cúng dường Phật rồi .

Sư Phụ vốn không muốn nói những chuyện này , vì nhiều người không thích nghe , sẽ bỏ đi . Sư Phụ đã tự nhủ rằng sau này không nói chuyện "đừng có lạy Phật" nữa . Sư Phụ đã ngoan ngoãn rồi , cũng có tiến bộ một chút rồi . Nhưng có lúc vẫn quên mà nói ra , vì Sư Phụ không biết gạt người , không biết làm ăn (Mọi người cười). Giả thì nói giả , cho nên nhiều người không muốn mua . Như vậy cũng tốt , tối thiểu quý vị làm ăn với Sư Phụ không bị mua lầm đồ giả . Sư Phụ không biết bán Phật giả , cho nên những gì quý vị mua về đều là Phật thật .

Theo Sư Phụ tu đều là thật . Hoa cũng hoa thật , bánh cũng bánh thật , kinh cũng là chân kinh , Phật cũng là Phật thật , Sư Phụ cũng Sư Phụ thật , không phải Sư Phụ làm bằng cao su (Mọi người cười). Tại sao nói là Sư Phụ thật ? Bởi vì , ngoài sự dẫn dắt quý vị thật sự liễu thoát , Sư Phụ còn biết làm rất nhiều thứ : biết cất nhà , xây nhà tắm , may áo quần , nấu cơm , quét dọn , biết làm nhiều chuyện lặt vặt , biết rầy la , cũng biết an ủi người , và biết dạy người lạy Phật . Khi quý vị hỏi , Sư Phụ cũng biết trả lời , cho nên là Sư Phụ thật 100% (Mọi người cười). Quý vị làm ăn với Sư Phụ sẽ thấy an toàn , không bị lỗ vốn (Mọi người cười).

Bất cứ quý vị mua ít hay nhiều , lớn hay nhỏ đều là thật . Sư Phụ rất ghét đồ vật giả . Hoa cao su , hoa giả , Sư Phụ đều không thích . Hoặc là đừng có hoa , hoặc phải là hoa thật ; luôn cả y phục , Sư Phụ cũng không thích chất tơ nhân tạo , mà thích vải dệt bằng bông gòn với phẩm chất chân thật tự nhiên . Bây giờ Sư Phụ đang mặc bộ áo này là người khác mua cho . Từ hồi nào tới giờ Sư Phụ có gì mặc nấy . Nếu phải tự mua , Sư Phụ sẽ lựa đồ vật thật , dù là đồ dùng vật chất , Sư Phụ cũng muốn càng thật càng tốt . Ý của Sư Phụ không nói nên mua đồ mắc tiền , mà là ưa thích dùng phẩm chất tự nhiên .

Nhím Hoàng Kim
07-04-2008, 08:31 AM
Thí dụ Sư Phụ thích đồ gốm . Trước kia chưa có đồ dùng bằng nhựa (cao su), mọi người đều dùng đồ gốm . Sư Phụ cũng thích sống theo phương thức cổ xưa , cho nên ở trên núi , Sư Phụ đều khuyến khích đệ tử dùng gỗ nấu cơm , trừ trường hợp đặc biệt mới dùng gas . Thí dụ ngày Chủ Nhật hay trong kỳ Thiền Tam , Thiền Thất , số người tham gia đông đảo , vì sự tiện lợi nên mới xài một chút gas , còn không đều dùng phương thức xưa để nấu cơm . Những sản phẩm từ đất hay gỗ làm ra dễ nhìn , rờ cũng thấy dễ chịu , không giống như đồ cao su , cho nên cảm thấy rất tự nhiên và chân thật .

Chúng ta vốn thuộc về thiên nhiên , từ kim , mộc , thủy , hỏa , thổ mà ra ; cho nên sống chung với kim , mộc , thủy , hỏa , thổ thấy dễ chịu hơn , không có cảm giác gì nghịch lại môi trường sinh sống của mình , có hiểu ý không ?

Giống như vậy , nếu muốn lạy Phật , Sư Phụ cũng thích lạy Phật thật . Xưa kia , lúc còn chưa tìm ra Phật thật , cũng lạy Phật giả . Nhưng hồi đó Sư Phụ cảm thấy rất xa lạ với Phật gỗ . Hồi đó không có người dạy Sư Phụ cái gì là thật , cái gì là giả . Mỗi lần lạy Phật gỗ xong rồi , Sư Phụ ngước nhìn Phật gỗ , Phật gỗ cũng cứ nhìn Sư Phụ (Mọi người cười). Nhìn qua nhìn lại như vậy , không thay đổi (mọi người cười), không nhúc nhích . Cho dù Sư Phụ khóc sướt mướt , Phật cũng không phản ứng gì (Mọi người cười). Sư Phụ cầu nguyện mấy tiếng đồng hồ , nói hết tâm ý mình cho Phật nghe , rốt cuộc Phật cũng vẫn trơ trơ ra (Mọi người cười). Mỗi ngày cũng vẫn hình dáng đó .

Có một ngày Sư Phụ cảm thấy rất mệt mỏi và thất vọng , nên không cầu nguyện cũng không tụng kinh , chỉ ngồi đó ngó Phật . Phật vẫn bình thản , không phản ứng , vẫn là khúc gỗ vô tình vô nghĩa . Lúc đó Sư Phụ cảm thấy cầu đầu gối của Sư Phụ còn hơn (Mọi người cười). Ít nhất cũng có cảm giác gần gũi hơn , còn có thể rờ mó được . Vị thầy mà Sư Phụ quy y bảo rằng "Không được rờ Phật gỗ , phải lạy xuống". Khi đó Sư Phụ còn chưa có pháp danh , cũng chưa tu Pháp Môn Quán Âm , nhưng đã cảm thấy là không đúng rồi , cho nên Sư Phụ quyết định bỏ minh sư gỗ , đi tìm minh sư thật , tìm một minh sư tại thế . Cuối cùng Sư Phụ đã tìm được .

Nếu có người thành tâm thành ý tu hành , nhất định sẽ tìm được Đạo . Nếu như mình chỉ hiếu kỳ hay là có lòng tu , nhưng không hiểu tu hành là gì . Coi người ta làm sao , mình làm theo vậy . Nghe nói phải tọa thiền , mình cũng tọa thiền theo . Tình trạng như thế không biết chừng sẽ không tìm được chân sư . Nhưng nếu mình quyết tâm muốn tu hành , muốn liễu thoát sanh tử , thì sớm muộn gì nhất định sẽ tìm được .

Mình có thân xác này là để tu hành chứ không phải để mỗi ngày ăn cơm , ngủ , làm việc , nuôi con . Sống một đời như vậy không có ý nghĩa gì hết , ngoảnh đi ngó lại thì đã đến giờ phải lìa đời . Nếu không biết sanh làm người là để tu hành thì thật quá uổng . Nhưng chuyện như ăn cơm , ngủ , nghỉ , làm việc , nuôi con , loài vật cũng biết làm . Nếu như chúng ta chỉ biết những việc này , có phải cuộc sống cũng như loài vật không ? Giả sử đã được làm người nhưng vẫn còn như loài vật , thì cần gì phải sanh ra làm người ? Chúng ta thường nghe nói : "Con người cao quý hơn các chúng sanh khác , nhưng nếu giống như chúng thì có điểm gì cao quý hơn đâu ?"

Nhím Hoàng Kim
07-05-2008, 08:56 AM
Con người cao quý vì có thể tu hành , có thể thành Phật , có thể tìm được Phật Tánh , tìm được Thượng Đế bên trong , thấy được Thiên Quốc bên trong của mình . Như vậy mới nói con người là cao quý nhất . Bên trong con người có Thiên Quốc , có Phật , cho nên mới cao quý . Nhưng nếu tìm không được Thiên Quốc đó , cũng không cao quý chi và cũng không khác gì với loài vật : mỗi ngày ăn cơm , ngủ , và nghỉ , nuôi con , cả một đời như vậy , uổng phí cuộc sống 100 năm tại thế .

Hôm qua Sư Phụ nói , người có phước báu nhiều mới có thể tu Pháp Môn Quán Âm , mới có thể thọ pháp . Vì sao vậy ? Bởi vì đa số đều nương vào Phật bên ngoài , họ không thích đạo lý của Sư Phụ . Họ không bỏ Phật bên ngoài được , không hiểu Phật tức là mình , mình cũng có thể như Phật Thích Ca Mâu Ni , tu thành Phật . Họ tưởng rằng Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật duy nhất , có một không hai . Như vậy là ngược với giáo lý nhà Phật . Phật nói : "Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật". Tu hành có thể một đời thành Phật , nhưng phải tu Pháp Môn Quán Âm mới đạt tới đại khai ngộ , mới có đẳng cấp của Tạo Hóa , hợp nhất Thượng Đế , thành đẳng cấp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .

Pháp Môn Quán Âm không phải tầm thường . Xưa kia Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không truyền pháp môn này cho bất cứ đệ tử nào . Trong Kinh Lăng Nghiêm cho biết , lúc đó A Nan cũng chưa biết Pháp Môn Quán Âm là gì ? A Nan theo hầu Phật Thích Ca Mâu Ni lâu lắm rồi , lúc đó lại là thời chánh pháp , nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chưa truyền Pháp Môn Quán Âm cho A Nan , chỉ truyền một số phương pháp thiền định thông thường và giới tỳ kheo , giới Bồ Tát ... và A Nan vẫn là một tỳ kheo tầm thường , chưa có đại khai ngộ , bị nữ chúng hấp dẫn , xém tí nữa thì phá giới . Nếu không nhờ Phật Thích Ca Mâu Ni phóng hào quang tiếp cứu , Ngài đã bị Ma Đăng Già Nữ kéo đi kết hôn , biến thành Ưu Bà Tắc rồi . Quý vị nên biết , Pháp Môn Quán Âm không phải là pháp môn thường , dù là đệ tử thân cận , Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không có truyền cho .

Khi Sư Phụ ở Bành Hồ , cũng không muốn truyền pháp cho người khác . Sư Phụ đã khôn rồi , biết khóa tâm lại , chờ họ học xong , rồi thành tâm thành ý đến cầu pháp mới truyền . Hiện giờ Sư Phụ không truyền pháp một cách dễ dàng . Chúng sanh không biết quý pháp môn vạn kiếp khó cầu này .

Lúc A Nan bị nạn , Phật Thích Ca mới nói Kinh Lăng Nghiêm , giảng về lợi ích của việc tu Pháp Môn Quán Âm ; còn trước đó , Ngài không hề đề cập tới Pháp Môn Quán Âm . Cuối cùng , khi Ngài giảng Kinh Pháp Hoa , mới chánh thức giới thiệu Pháp Môn Quán Âm .

Trong Kinh Pháp Hoa , Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Pháp môn này cũng như châu báu tốt nhất , cao nhất , để đến cuối cùng mới cho những người đó đại phước". Nổi danh như Phật Thích Ca Mâu Ni , đã thành Phật , mà lúc Ngài giảng Pháp Môn Quán Âm , cũng có năm ngàn người rời khỏi pháp hội của Ngài . Họ không tin một pháp môn mà họ chưa từng biết đến , nên không nghe giảng , và không thích học Pháp Môn Quán Âm .

Nhím Hoàng Kim
07-06-2008, 10:36 AM
Vì sao Pháp Môn Quán Âm hữu hiệu như thế ? Quan trọng như thế ? Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ , đức Phật có kể có một vị Quốc Vương tên là Tần Bà Ta La bị con nhốt trong ngục , không cho người đem đồ ăn vì muốn để cho chết đói . Nhưng mẹ của hoàng tử là hoàng hậu Vi Đề Hy , lén đem đồ ăn cho Quốc Vương . Vị hoàng tử phát giác được nên tức giận lắm , muốn giết hoàng hậu . Nhưng có hai vị công thần khuyên cản , không cho hoàng tử giết . Sau cùng hoàng tử mới nhốt hoàng hậu vào cung lạnh . Lúc đó hoàng hậu khóc lóc rất thảm thương , hướng về núi Kỳ Xà Quật cầu Phật Thích Ca Mâu Ni . Phật Thích Ca Mâu Ni liền phái hai vị đề tử là A Nan và Mục Kiều Liên bay vào tù ngục giảng kinh an ủi bà .

Bây giờ chúng ta thảo luận một chút về chuyện bay này . Không biết Mục Kiều Liên và A Nan dùng xác thân bay hay dùng hóa thân bay , trong kinh điển không nói rõ . Mình tu Pháp Môn Quán Âm rồi cũng có thể dùng thân thể bay đến chỗ khác , nhưng người khác không thấy được . Bất cứ dùng phương pháp tàng hình hay dùng hóa thân bay đi để dạy để tử , những chuyện này rất dễ . Không phải Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế mới có thể làm , bây giờ cũng có người có thể làm như vậy . Có người thấy Sư Phụ xuất hiện rất nhiều nơi , mà trên thực tế , thân thể của Sư Phụ vẫn còn ở đây .

Mục Kiều Liên có thần thông rất lớn ; A Nan cũng vậy . Dùng thân thể bay vào ngục là điều hai người có thể làm được . Người tu hành có thể làm rất nhiều việc . Thời xưa giao thông không tiện , nên họ dùng linh thể phi hành . Lợi dụng thân thể thứ hai của họ bay , như vậy sẽ lẹ hơn .

Hai người này đều rất lợi hại , bản lãnh cao , nhưng lúc đó cả hai chưa tu Pháp Môn Quán Âm . Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật giảng sớm hơn Kinh Lăng Nghiêm , Kinh Pháp Hoa . Kinh Pháp Hoa cuối cùng mới giảng , cho nên mình biết là lúc đó A Nan chưa học Pháp Môn Quán Âm . Tuy vậy Ngài cũng có thần thông phi hành . Dù có thần thông lớn như vậy , vẫn bị đàn bà kéo đi , vẫn còn chưa khai ngộ , có thần thông chưa chắc là giỏi . Phật Thích Ca Mâu Ni nói không tu Pháp Môn Quán Âm vẫn không có ích lợi tối cao là vì thế .

A Nan và Mục Kiều Liên thì như vậy , còn chúng ta thì sao ? Một chút thần thông cũng không có , lại không ở chung với Phật . Còn A Nan mỗi ngày sống chung với Phật , nghe giảng nhiều nhất , nhưng Ngài cũng phải tu Pháp Môn Quán Âm rồi mới có thể hợp với Ma Ha Ca Diếp kết tập kinh điển , nếu không Ma Ha Ca Diếp sẽ đuổi A Nan đi không chút khách sáo .

Sự lợi hại của Pháp Môn Quán Âm là ở đó , chỉ tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể thành tựu . Cả ngày sống chung với Phật , nhận sức gia trì của Phật , nghe Phật giảng kinh , vẫn chưa đủ phước báu . Cần phải tu Pháp Môn Quán Âm mới thật sự có công đức lớn , và có thể thành đạo . Không phải mỗi ngày ở chung với Phật là thành đạo , hay kiềm chế được mình , tịnh hóa được mình . Sống chung với Phật chưa đủ , tuy cũng có phước báu , nhưng chỉ là mượn phước báu của người khác mà thôi , có hiểu không ?

Hàng ngày sống chung với một vị sư phụ đắc đạo , đương nhiên mình sẽ được ảnh hưởng một chút từ bầu không khí quang minh thanh tịnh . Nhưng đó là mượn của sư phụ , không phải là của chính mình . Cho nên vẫn phải Tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể thành Phật .

Sư Phụ muốn quý vị thành Phật , muốn quý vị trở nên như Sư Phụ vậy , không phải đời đời kiếp kiếp làm đệ tử của Sư Phụ , cắm bông cho Sư Phụ xem , đảnh lễ Sư Phụ , cúng dường Sư Phụ , chà giầy cho Sư Phụ . Đó không phải là điều ước mong của Sư Phụ .

Tất cả quý vị đều phải biến thành như Sư Phụ mới đúng .


http://img413.imageshack.us/img413/1599/hinhsp3qo0.jpg (http://imageshack.us)

Nhím Hoàng Kim
07-07-2008, 03:11 AM
MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ
LIỄU THOÁT SINH TỬ

Thuyết Pháp Tại Bành Hồ

Ngày 11 tháng 2 năm 1987


Hôm nay Sư Phụ rất hân hạnh có cơ hội gặp mọi người , không biết quý vị thích nghe những gì ? Thích để Sư Phụ tùy ý giảng kinh hay thích nghe Kinh Kim Cang ? Kinh Kim Cang nổi tiếng nhất ở Đài Loan .

Sư Phụ xưng là Sư Phụ không phải vì kêu ngạo , tự cho mình là Sư Phụ của quý vị , không phải ý đó . Sư Phụ dùng hai chữ 'Sư Phụ' bởi vì không muốn dùng cái 'ta' phàm phu để giảng kinh cho quý vị . Sư Phụ không phải là 'ta'. Mình không thể dùng phàm phu để đo lường 'Sư Phụ' thật . Mỗi người đều có Sư Phụ ở bên trong , nhưng mình lại không biết điều này . Vị Sư Phụ này có thể gọi là Phật , Bồ Tát hay Thánh Nhân , Đại Sư , Đại Thiện Trí Thức ..., xưng gì cũng được .

Cho nên Sư Phụ nói 'Sư Phụ' là muốn dùng đại trí huệ này nói cho đại trí huệ của quý vị nghe , không phải dùng cái 'ta' phàm phu này giảng cho cái 'ta' phàm phu của quý vị . Chúng ta mỗi ngày nghe rất nhiều cái phàm phu 'ta' ở chung với nhau , nói những chuyện lung tung vô ích . Sư Phụ dùng 'Sư Phụ' giảng kinh là tôn trọng quý vị , không phải có ý muốn làm Sư Phụ của quý vị .

Sư Phụ mặc y phục của người xuất gia , một vị xuất gia của Phật Giáo , nên nói chuyện về Phật Giáo . Điều này không có nghĩa là có sự phân biệt tôn giáo , phân biệt Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo ... 'Đạo' vốn là một , nhưng vì đẳng cấp của chúng sanh không giống nhau , nên Phật Bồ Tát phải dùng phương pháp , phương tiện khác nhau để độ chúng sanh . Hôm nay chúng ta tạm thời không nói nhiều về chuyện này .

Bây giờ chúng ta nói về Phật Giáo , Sư Phụ cần phải nói , bởi vì biết đâu ở đây đã có người khai ngộ . Người khai ngộ sẽ hiểu Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo , Lão Giáo ... vốn như nhau , cùng một mục đích , và rất có thể cũng cùng dạy một pháp môn . Nhưng nếu có người chưa khai ngộ , sẽ cho rằng có rất nhiều con đường khác nhau . Con đường có giống nhau hay không , cứ tu đi sau này sẽ rõ .

Người thật sự tu hành , thật sự cầu đạo , theo bất cứ tôn giáo nào , đều có mục đích muốn liễu thoát sanh tử , siêu thoát Tam Giới . Làm sao mới có thể liễu thoát Tam Giới ? Đây mới là quan trọng . Chúng ta đừng có quan tâm đến tôn giáo nào tốt , tôn giáo nào không tốt , đó chỉ là chuyện nhỏ , chỉ nên biết 'Đạo' này , 'con đường' này mà thôi .

'Đạo' vốn đã vĩnh viễn tồn tại , không phải khi mình tu mới tìm được 'Đạo', hay phát triển 'Đạo'. 'Đạo' là 'Phật Tánh', mình vốn đã có rồi , chỉ cần mở cánh cửa ra là chúng ta có thể thấy được . Cũng như mặt trời , mặt trăng , vốn đã có sẵn ở ngoài , nhưng vì đóng cửa , nên không thấy ; nếu mở cửa thì trông thấy ngay . Chúng ta biết được cánh cửa ở đâu có thể tự mở lấy . Nhưng nếu không biết thì nên đi tìm người nào biết , người đó sẽ mở giùm , hay chỉ cho ta cách mở , hoặc cho biết cửa ở đâu , phải mở bằng cách nào để có thể thấy ánh mặt trời , mặt trăng . Điều này Thiền Tông gọi là 'Đốn Ngộ'. Trong kinh điển nói 'Hoa khai kiến Phật', Đạo Gia gọi là 'Thành Đạo' hay là 'Kiến Đạo'...

Có nhiều người không biết mở , cũng không biết cửa ở đâu , nên cần phải đi tìm minh sư biết cách giúp người mở cửa . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni dùng trăm ngàn ức hóa thân độ chúng sanh , Phật A Di Đà phóng vô lượng quang độ người ... Muốn thật sự giới thiệu Phật , thì phải thành Phật , mới có thể hiểu Phật , biết Phật là gì , nếu không , không có cách nào giới thiệu Ngài . Thí dụ mình muốn giới thiệu Phật Thích Ca Mâu Ni , chỉ có thể nói Ngài sinh ở đâu ? Làm những gì ? Tu hành bao lâu ? Sau khi thành Đạo Ngài độ chúng sanh như thế nào ..., nhưng mình không thể biết được đẳng cấp của Ngài đã thành tựu .