PDA

View Full Version : ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



Pages : 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:34 PM
VẤN : Chúng sinh đang tại thế , là đang nhập thế hay xuất thê ? Nếu là nhập thì làm sao chung đụng với những tội thế của thế tục , mà có thể bảo trì được sự thanh tịnh của thân mình ; ý của con muốn nói là nếu ở cùng với sự dơ dáy của thế tục làm sao có thể giữ gìn được thân mình khỏi bị ô nhiễm ?


ĐÁP : Ví dụ nói khi trời mưa , chúng ta có áo mưa , nhưng cái áo mưa này đã bị chuột cắn nơi này một miếng , nơi kia một miếng . Những nơi bị rách sẽ bị nước mưa rớt vào , ngay cả những đồ vật mang theo người cũng bị ướt nữa . Cho nên cả con người chúng ta sẽ bị ướt dầm dề , có cái áo mưa cũng như không . Khi chúng ta đến cái thế giới này , có một bộ y phục để bảo hộ chúng ta , thế nhưng bộ y phục đó đã bị rách rồi , Sư Phụ có thể giúp quý vị vá lại . Vá xong thì dùng được ngay , về sau có đi đến nơi nào , cũng không còn bị ô nhiễm nữa .

Không phải là phải đi lên núi , thì thân thể mới được khoẻ mạnh , hoặc là đóng cửa lại một thân một mình mới tu hành được . Những tình huống như vậy chỉ giúp được một ít thôi , làm giảm đi ít nhiều phiền não , vì khi chúng ta ngồi thiền thì điện thoại reo , trẻ con huyên náo , mới nhập định thì có người đến làm phiền , trở ngại tương đối nhiều . Tuy nhiên không phải vì thế mà lên núi mới tu được , ở trong nhà chỉ cần một nơi thanh tịnh , thì cũng có thể tu hành được , cũng có thể trở nên một người trong sạch bởi vì trong lúc truyền tâm ấn , Sư Phụ sẽ giúp vá áo mưa lại cho quý vị . Cho nên người đã được truyền tâm ấn , có thể tiếp thu được những lực lượng của Sư Phụ , được sự bảo trợ của Sư Phụ .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:39 PM
VẤN : Nếu là xuất thế , tự thân thành Phật , làm thế nào để cứu chúng sinh ra khỏi tội ác ?


ĐÁP : Điều này hãy đợi đến khi thành Phật thì sẽ tự nhiên biết được . Cũng như một cô gái khi chưa lập gia đình , lúc còn chưa có con thì rất lo lắng . Có thể sẽ hỏi mẹ mình , làm sao sanh ra con ? Nuôi con như thế nào ? Nhưng khi kết hôn rồi tự nhiên sanh ra con cái , tự nhiên biết cách nuôi con , đó là những việc rất tự nhiên , không cần phải ai dạy dỗ cũng có thể biết được .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:41 PM
VẤN : Theo một số người , một người đi truyền pháp giúp đời cũng tốt , đi tu hành cũng tốt . Làm thế nào để sống trong cái không và có , mà không bị cái không và có này trói buộc . Làm thế nào để trong lúc làm việc , tu hành , hoặc làm một điều gì có ích lợi cho chúng sinh mà không bị cái chấp ràng buộc mình ?

ĐÁP : Đừng nghĩ đến làm lợi ích cho chúng sinh , quý vị là ai ? Quý vị làm gì để được lợi ích cho chúng sinh ? Quý vị mỗi ngày ăn sáng , ăn trưa , ăn tối , quý vị có nghĩ rằng "ta" là một người tốt , là một người vĩ đại , hôm nay ta giúp cho ta được ăn cơm , mỗi ngày ta tắm rửa cho thân thể của ta , ta tốt như vậy , ta giúp thân thể của ta , có nghĩ như vậy không ? Không có , đều là tự động làm cả .

Cũng như vậy , khi giúp người cũng không nên nghĩ rằng "ta" giúp người ấy . Lúc cần thì giúp , lúc không cần thì thôi , giúp hay không giúp cũng như nhau . Giúp đỡ chúng sinh cũng như rửa tay vậy , cũng không nên nghĩ rằng quý vị tốt , quý vị nên rửa tay của quý vị , bởi vì rửa tay là một điều tốt , là một điều vĩ đại . Quý vị đâu có nghĩ như vậy , một việc làm rất tự nhiên mà thôi .

Giúp đỡ chúng sinh cũng như vậy , không có gì tốt cả , đừng có nghĩ cả . Khi có người đói bụng đến kiếm chúng ta , chúng ta lấy cơm cho họ ăn , khi có người thiếu áo mặc , quý vị nói với họ , tôi có áo quần đây hãy lấy đi mà dùng , rồi quên việc mình vừa làm đi . Đừng nghĩ rằng hôm qua tôi cho họ ăn cơm , ngày trước cho họ quần áo , chẳng có gì đáng nhớ cả . Mỗi ngày chải tóc , quý vị cũng chẳng có nghĩ đến đó là giúp bản thân mình , mà chỉ nghĩ đó là chuyện bình thường mà quý vị phải làm thôi . Giúp đỡ chúng sinh là một điều nên làm , không có gì tốt cả , cũng như không có gì để tự mãn cả .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:42 PM
VẤN : Đức Phật A Di Đà có bốn mươi tám lời nguyện để cứu độ chúng sinh . Địa Tạng Vương Bồ Tát nguyện , nếu địa ngục không trống không thành Phật . Những lời đại hùng đại nguyện này Sư Phụ giải thích ra sao ?


ĐÁP : Đó là lời nguyện của các Ngài lúc còn chưa khai ngộ , đến khi các Ngài đã khai ngộ thành Phật , các Ngài không có nghĩ đến lời nguyện của các Ngài . Các Ngài cứu độ chúng sinh rất tự nhiên . Một đứa bé khi mẹ nó gọi nó đến ăn cơm nó cho là đúng , nó phải ăn cơm bởi vì mẹ nó nói nó nên ăn cơm , nếu không ăn cơm nó sẽ không lớn . Đến khi đứa bé trưởng thành , nó tự tìm cơm lấy , nó không nghĩ gì cả , khi đói bụng thì ăn cơm thế thôi .

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát lúc chưa thành Bồ Tát , Ngài chưa thông rõ nên mới phát nguyện cứu độ chúng sinh . Còn có cái "ta" trong lúc phát nguyện cứu độ chúng sinh . Khi Ngài thành Phật , thành Bồ Tát rồi , mọi việc đều rất tự nhiên , Ngài không nghĩ rằng Ngài là Bồ Tát , Ngài đã phát những lời nguyện như vậy . Trong Kinh kim Cang có nói , nếu một vị Phật hay là Bồ Tát nghĩ rằng họ là Phật , là Bồ Tát , thì đó không đúng là Phật , cũng không phải là Bồ Tát . Không có chuyện gì phải nghĩ ngợi cả , mệt thì ngủ , đói thì ăn , cần làm điều gì thì làm điều ấy , đó là những điều rất tự nhiên mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:45 PM
VẤN : Hình thái của trí huệ là không tánh , hữu tánh . Các vị đại Bồ Tát hay Phật Tổ , trí huệ của các Ngài trước sau bất ly cái không tánh , nhưng vì tùy duyên để cứu độ chúng sinh , các Ngài đã dùng bản tánh trí huệ để phá vỡ cái bản tánh tự không , rồi từ đó có thể phân biệt được cái giả tướng , cái tướng thiên biến vạn hóa . Ý con muốn nói là trí huệ của Phật không nghiêng về không , cũng không nghiêng về có .

ĐÁP : Sư Phụ hiểu ý của quý vị , Phật không nghĩ đến những điều phức tạp như vậy , Phật mệt thì đi ngủ , đói thì ăn cơm , Phật cũng giống như một tâm gương , chúng sinh như thế nào , thì Phật phản ảnh ra như vậy . Thật ra Phật cũng như chúng sinh , không có gì khác cả . Nhưng Phật có được cái đại lực lượng , nhưng Phật cũng không nghĩ rằng Ngài là đại lực lượng . Tuy nhiên khi chúng sinh cần đến , có thể sử dụng đại lực lượng của Ngài . Sư Phụ có thể nói trắng ra cho quý vị hay , Phật chẳng nghĩ gì cả . Cũng như mặt trời , nó không nghĩ rằng nó thật là vĩ đại , mỗi ngày chiếu rọi đến chúng sinh , để vạn vật có thể sinh trưởng . Vì được sự quan hệ với mặt trời , hoa lá có thể trổ bông , nhờ có mặt trời chúng ta có được tăng trưởng , trẻ em được mạnh khoẻ ; sinh tố D từ mặt trời mà ra , không có sinh tố này chúng ta không thể trưởng thành , thịt da chúng ta sẽ bị hư hoại . Tất cả sự sống của vạn vật đều nhờ đến mặt trời , nhưng mặt trời không nghĩ gì cả .

Ví dụ nói đồ đệ của Sư Phụ , bởi vì cần phải dùng ngôn ngữ để diễn đạt , cho nên mới nói rằng đồ đệ của Sư Phụ . Không nên chấp cứ trên cái danh xưng ấy mà hỏi rằng tại sao Ngài có đồ đệ . Sư Phụ thật ra vốn không có đồ đệ , tuy nhiên cũng có lúc cần dùng ngôn ngữ để diễn đạt như vậy .

Ví dụ như các đồ đệ của Sư Phụ , họ nhìn thấy được hóa thân của Sư Phụ , thấy Sư Phụ dùng hóa thân của Sư Phụ chỉ dạy họ , giúp đỡ họ , cho nên các đệ tử mới đến nói với Sư Phụ : "Con bây giờ được biết Sư Phụ là Phật rồi". Còn có những người nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ là Quán Thế Âm Bồ Tát thì nói : "Sư Phụ , con biết Ngài là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát". Có một đứa bé ngày hôm qua đến hỏi Sư Phụ : "Sư Phụ , con biết Ngài là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát , có phải vậy không ?"

Những hình ảnh họ thấy không giống nhau bởi vì đẳng cấp của họ có khác biệt nên lực lượng nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ mới không giống nhau , sử dụng lực lượng của Sư Phụ cũng không tương đồng . Đối với những lời nói đó của họ , mọi sự việc đều khác nhau cả . Nhưng mà Sư Phụ không phải là Đại Thế Chí Bồ Tát , cũng không phải là Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni . Sư Phụ không nghĩ Sư Phụ là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát và cũng không nghĩ là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát . Sư Phụ chưa bao giờ nghĩ như vậy cả . Sư Phụ độ chúng sinh , vì sự cần thiết của chúng sinh , Sư Phụ phản ảnh ra như vậy thôi .

Mặt trời chỉ có một cái nhưng lực lượng thật bao la , chúng sinh dùng mãi không hết , cỏ cây dùng lực lượng của mặt trời mà trưởng thành . Có người dùng lực lượng của mặt trời làm năng lượng , có người dùng lực lượng của mặt trời để nấu cơm . Ở Ấn Độ , Sư Phụ dùng nó để nấu cơm , nấu rau , nấu khoai , nhưng mặt trời đã không nghĩ rằng nó đã giúp Sư Phụ nấu cơm , nấu khoai . Sư Phụ cần làm gì thì Sư Phụ dùng nó cho việc ấy . Vì lực lượng của mặt trời là vô lượng vô biên , cho nên chúng ta dùng vào việc gì cũng được , người thì dùng để nấu cơm , kẻ thì dùng để nấu rau , không có mặt trời , rau cải không lớn được .

Lực lượng của Phật hay lực lượng của Sư Phụ cũng như vậy , các Ngài vốn chẳng có nghĩ đến là họ có những lực lượng lớn như thế , nhưng quý vị muốn dùng vào việc gì đều có thể lấy mà dùng . Đó là lực lượng của Phật , Phật là vô hình , vô tướng , vô lượng , vô biên .

Ví dụ một xưởng phát điện , cái xưởng này không phải là điện , nhưng điện là từ nơi ấy phát ra , nơi ấy có rất nhiều điện lực . Nếu chúng ta nối dây điện vào nơi ấy , chúng ta muốn làm điều gì cũng được ; có người dùng làm sáng bóng đèn , có người dùng làm sáng Phật đường , có người dùng để nấu cơm ; nhưng điện không có nghĩ nó giúp cho người này nấu cơm , giúp cho người kia mở máy quạt , giúp cho người nọ tiếp thông điện thoại .

Phật cũng như thế , Phật không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni , Phật không phải là Thanh Hải Sư Phụ , Phật không phải là A Di Đà . Phật là vô hình , vô tướng , vô biên , chúng ta muốn dùng thứ gì Ngài cho chúng ta thứ đó . Tuy nhiên cũng giống như điện , cần phải thông qua một vật , mới có thể bắt được nguồn điện , chúng ta không thể tự mình đi sờ điện , thấy được điện , mà chỉ dùng được mà thôi .

Cho nên chúng ta không thể trực tiếp sử dụng lực lượng của Phật , cần phải thông qua một cái thân thể , dùng cái thân thể này lấy điện cho quý vị dùng , lấy lực lượng cho quý vị dùng . Vì vậy Phật Thích Ca Mâu Ni cần phải ra đời , cũng cần phải có hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát , của Lục Tổ Huệ Năng , của Bồ Đề Đạt Ma , của Bách Trượng Đại Sư ... đến thế giới này giúp đỡ và dạy dỗ chúng ta .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:49 PM
Sách Khai Thị Quyển 2

Đệ tử chúng con biết hành trình tầm đạo rất khó khăn , tâm biết Minh Sư rất khó tìm , chánh đạo khó cầu , bởi vậy đệ tử chúng con xin dùng lời của Vô Thượng Sư Thanh Hải để in thành sách , hầu mong tất cả mọi người như chúng đệ tử được thỏa mãn ước vọng một đời giải thoát . Những ai có thắc mắc về chuyện sinh , tử và tu hành , sẽ tìm thấy những câu giải đáp trong quyển sách này .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:51 PM
Phật Không Phải Là
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

Thuyết Pháp Tại Trung Tâm Tịnh Tọa Vô Lượng Quang
Ngày 29 tháng 3 năm 1987


Hôm qua Sư Phụ giảng kinh tại Chi Lung (dịch âm), có một đệ tử hỏi Sư Phụ : "Phải chăng Bồ Tát phát đại nguyện mới có thể thành Phật ? Như Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát phát nguyện 'Địa Ngục Vị Không , Thệ Bất Thành Phật'. Phật A Di Đà cũng phát bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh". Sư Phụ rất mệt mỏi , không muốn nói về vấn đề này , nên không trả lời . Người đó cứ hỏi đi hỏi lại câu này , nhưng hôm nay lại không đến nghe .

Phật Bồ Tát không phát nguyện , chỉ có lúc còn là phàm phu mới phát nguyện mà thôi ! Hồi trước Sư Phụ cũng đã phát rất nhiều nguyện , bây giờ khi cần thì làm , không còn cần phải phát nguyện nữa ! Khi quý vị tọa thiền ở nhà có khó khăn hay gặp tình trạng khẩn cấp , cần Sư Phụ cứu , Sư Phụ có nên ngồi đó phát nguyện trước hay không ? Nếu đợi Sư Phụ phát nguyện xong thì sự nguy cơ đã quá trầm trọng rồi !

Lúc cứu người không có thời giờ để ngẫm nghĩ hay phát nguyện , nhưng người hỏi không hiểu rõ sự việc này nên cứ hỏi là có cần phải phát nguyện hay không . Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát khi chưa thành Phật , thấy chúng sanh tại địa ngục quá khổ nên mới phát nguyện độ họ . Lúc đó Ngài rơi lệ , phát lòng từ bi mà nói rằng : "Khi ta thành đạo sẽ độ các chúng sanh đau khổ đó , nếu không độ hết thì ta không muốn nhập Niết Bàn". Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát phát nguyện dùng ba mươi hai ức hóa thân độ tất cả chúng sanh . Phật Dược Sư Lưu Ly phát mười hai nguyện ; Phật A Di Đà trước khi thành Phật cũng phát bốn mươi tám nguyện . Nhưng nếu như tâm của Phật còn nhớ "Ta" phát bốn mươi tám nguyện thì đẳng cấp của Ngài còn thấp hơn phàm phu nữa !

Người đó lại hỏi Sư Phụ : "Tại sao lần nào Sư Phụ cũng nói không muốn độ chúng sanh ?" Sư Phụ trả lời : "Sư Phụ nói không muốn độ chúng sanh là chuyện của Sư Phụ , còn ai muốn độ chúng sanh thì cứ việc làm". Người đó không hiểu rằng Sư Phụ không muốn độ chúng sanh tức là không có ý niệm "ta độ chúng sanh". Độ thì độ chứ không cần phải nghĩ , không cần phải phát nguyện . Cũng như chúng ta thấy cơm thì ăn , không phải phát nguyện ăn cơm ; mệt thì ngủ , không có thì giờ phát nguyện ngủ nghỉ . Độ chúng sanh là một việc rất khẩn cấp , mỗi sát na đều phải độ , cho dù không nghĩ đến cũng độ được , không phải đợi đến lúc chúng ta nghĩ độ mới là độ , lúc đó chúng sanh đã "tiêu tùng" rồi (Mọi người cười).

Tu đến bậc cao , lúc đó không cần nghĩ đến chúng sanh mà chúng sanh tự nhiên được độ . Không cần nghĩ "ta phát nguyện độ họ", chỉ nhìn họ một lần , họ đã được độ rồi . Nếu như còn phát nguyện thì chứng tỏ rằng mình chưa có lực lượng độ họ . Lực lượng này giống như nước , chỉ cần mở vòi , nó sẽ tự động chảy ra . Khi còn chưa tiếp được nước , chúng ta phải tìm cách đào cống , bắt ống dẫn nước tới , khi có nước rồi thì khỏi cần làm gì hết cũng có nước dùng .

Nhím Hoàng Kim
03-25-2008, 02:56 PM
Vì thế Sư Phụ mới nói rằng nếu phát nguyện sẽ bị ràng buộc bởi lời nguyện . Như Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đời đời , kiếp kiếp ở trong địa ngục ; Phật A Di Đà đời đời kiếp kiếp ở Tây Phương . Các Ngài không thể thành "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác" được . Người học trò đó lại nói : "Sao kỳ vậy ? Lúc Ngài chưa lên cõi Tây Phương , Ngài đã thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi". Sư Phụ đáp : "Sai rồi ! Các Ngài không thành 'Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác', chỉ là 'Như Lai' mà thôi". Người học trò lại nói : "Như Lai tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác". Sư Phụ nói : "Không đúng !"

Người đó nghĩ rằng Sư Phụ không biết đọc tiếng Trung Hoa nên mới nói như vậy ! Sự thật Sư Phụ không nói sai ! Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là Như Lai , Ngài chỉ có lực lượng của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , nhưng Ngài không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Phật A Di Đà cũng không thành Chánh Đẳng Chánh Giác , trong kinh điển chỉ nói Ngài là Phật . Ngài Địa Tạng Vương cũng chỉ là Bồ Tát mà thôi ! Ngài vốn là Phật , nhưng bây giờ địa vị và công việc của Ngài là công việc và địa vị của Bồ Tát . Nói thí dụ , ông Carter trước trước kia là tổng thống Mỹ , nhưng nay đã về hưu nên về nhà làm công việc khác . Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là cổ Phật , nhưng vì lúc tu hành Ngài phát đại nguyện , cho nên đến bây giờ vẫn còn lưu lại địa ngục . Ngài tuy ở địa ngục nhưng không cảm thấy đau khổ , Ngài là đại biểu cho lực lượng từ bi , lực lượng cứu rỗi địa ngục , đó là công việc của Ngài . Ngài bị nguyện của Ngài bó buộc ở đây !

Phật A Di Đà biểu tượng cho lực lượng quang minh . Ngài phát nguyện khai mở sự sáng suốt cho chúng sinh , giúp cho chúng sinh vãng sanh Tây Phương , cho nên Ngài vĩnh viễn không thể thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cũng vậy , Ngài là đại biểu cho tâm từ bi rộng lớn , độ tất cả chúng sanh . Chúng sanh cần gì , Ngài cho cái đó , bởi vì Ngài phát nguyện rằng chúng sanh nếu cầu sẽ ứng nghiệm . Cho nên nhiều khi những gì Ngài ban cho chúng sanh chưa chắc đã hữu ích . Thí dụ , có một người đàn ông cầu xin Ngài cho lấy người nào đó làm vợ và đã toại nguyện , tuy rằng cô đó không ưa thích gì ông ta . Cưới rồi cũng không được hạnh phúc , nhưng vì có lòng thành tâm mà được thành công . Một thí dụ khác , có người tuy không tu hành , có một ngày người đó gần chết đói , nếu thành tâm thành ý cầu Bồ Tát biến thịt cho họ ăn , họ cũng được toại nguyện .

Nhưng sự bố thí đó đối với họ không có ích gì , chỉ vì sự từ bi của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên chúng sanh muốn gì được đó . Phật Dược Sư có nói : chúng sanh muốn sơn hào hải vị Ngài sẽ cho , rồi sau đó mới từ từ giảng chân lý cho họ . Nhưng phải từ từ đến bao giờ , không biết chừng phải đến muôn ngàn vạn kiếp mới thấm nhuần !

Nhím Hoàng Kim
03-26-2008, 02:12 PM
Bởi vì Quán Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho lực lượng cứu khổ cứu nạn , nên bất cứ mình cầu được ăn thịt , cầu hôn nhân , danh lợi , vật chất ... Ngài đều có thể ban cho . Phật Dược Sư là đại biểu cho lực lượng cứu bệnh , người bệnh chỉ cần thành tâm cầu Ngài , đều khỏi . Đôi khi một y sĩ dường như có tài chữa bệnh , thật ra đó là lực lượng của Phật Bồ Tát cứu chữa , y sĩ chỉ là công cụ mà thôi . Khi người bệnh thành tâm cầu , Phật Dược Sư truyền lực lượng của Ngài cho y sĩ , nhưng người y sĩ không biết , cứ tưởng mình chữa bệnh nhân khỏi bệnh . Có lúc y sĩ chưa chữa , bệnh nhân đã hết bệnh . Những tình trạng như vậy xãy ra rất nhiều , có phri không ? Phật Dược Sư từng phát nguyện , nếu như chúng sanh có bệnh , thành tâm cầu Ngài , chỉ cần được giao thông trong một sát na , Ngài sẽ phóng lực lượng đến cứu . Chúng ta cầu xin Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cũng vậy , chỉ cần câu thông trong một sát na là đủ ! Vì lực lượng của Ngài vốn vô lượng vô biên .

Nhưng muốn dùng sức chính mình để câu thông với Phật Bồ Tát rất khó , cho nên Phật Bồ Tát phải hóa thân đến thế giới này . Nếu như chúng ta câu thông được với hóa thân Bồ Tát , cầu gì cũng được ứng nghiệm ; nhưng nếu chúng ta chỉ cầu Phật Bồ Tát cõi Tây Phương thì không dễ gì có cảm ứng . Một vị Bồ Tát tại thế có đủ các lực lượng : lực lượng của Phật Dược Sư , Phật A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát , Phật A Di Đà , Văn Thù Sư Lợi bồ Tát ... Ngài đại biểu cho tất cả .

Nhìn bên ngoài mà xét , một vị Phật Bồ Tát tại thế chỉ là một thân thể bình thường , nhưng bên trong có đầy đủ các lực lượng . Cũng như một món lễ vật bên ngoài gói xấu xí , nhưng bên trong đó là các thứ châu báu . Nếu món lễ vật chưa được mở ra mà đã bị đánh cướp , chúng ta sẽ chẳng biết bên trong đó có gì . Khi Phật Bồ Tát hóa thân đến thế giới này , người đó chứa đầy các lực lượng , nên đôi khi quý vị phát giác ra cầu Sư Phụ có cảm ứng mau hơn . Và nếu như theo Sư Phụ học pháp , cầu Quán Thế Âm sẽ có cảm ứng liền , vì lúc đó quý vị đã câu thông được với thập phương tam thế chư Phật Bồ Tát . Bất cư cầu Ngài nào , Ngài đó biết .

Thí dụ , chúng ta kết bạn với một vị quan có uy quyền , khi có việc cần giúp , chỉ gọi điện thoại , người ấy sẽ bảo các bộ hạ lo liệu ; hoặc là chúng ta gọi điện thoại thẳng cho các bộ hạ của vị quan đó và họ nhận ra tiếng nói chúng ta qua đường dây , họ sẽ kính nể và giúp đỡ . Nếu chúng ta không quen với vị quan lớn đó , họ sẽ không hết lòng giúp đỡ .

Sau khi thọ pháp với Sư Phụ rồi cũng vậy , nếu như có việc gì cầu xin Bồ Tát giúp đỡ , sẽ có cảm ứng rất mau . Trước khi thọ pháp thì cảm ứng chậm hay không có cảm ứng ; sau khi thọ pháp rồi , chúng ta cũng như đã quen biết một vị quan lớn , muốn yêu cầu ai giúp đỡ cũng được . Ví dụ như bây giờ cầu Phật Dược Sư , hay niệm chú Đại Bi đều có ích lợi , dù trước kia chúng ta có làm gì đều không có kết quả . Bây giờ nhờ được tiếp thông với lực lượng lớn , nên khi cần chúng ta chỉ mở ra là dùng được .

Nhím Hoàng Kim
03-27-2008, 03:18 PM
Hồi Sư Phụ mới đến đây , chỗ này chưa có nước , tuy đã bắt vòi nhưng dù mở cả năm cũng không có một giọt . Sau đó phải tốn mấy chục ngàn làm ống dẫn nước . Bây giờ hễ mở vòi là có nước , muốn hứng bao nhiêu cũng được , hay là chỉ cần sai một đứa nhỏ đi lấy cũng có nước . Bởi vì nước đã có sẵn , ai mở nước cũng chảy .

Cũng như vậy , lực lượng giúp đỡ đã có ở đó rồi , cầu gì cũng có hiệu quả ; cầu Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ , Ngài cùng sẽ đến . Có thể nói là Sư Phụ giúp đỡ , chỉ cần quý vị muốn được giúp đỡ cho dù quý vị không cầu tên Sư Phụ , Sư Phụ vẫn giúp . Hệ thống của vũ trụ là như vậy , nếu biết được thì dùng không hết , nếu không biết thì dù một chút lực lượng cũng không thể dùng , thật là đáng tiếc !

Sư Phụ nói Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát , Phật A Di Đà chưa thành Chánh Đẳng Chánh Giác , người học trò đó còn biện luận rằng trong kinh điển nói Như Lai là Chánh Đẳng Chánh Giác , Sư Phụ chưa nghe qua có bộ kinh nào nói như vậy . Phật có mười danh hiệu : 1. Như Lai , 2. Ứng Cúng , 3. Chánh Biến Tri , 4. Minh Hạnh Túc , 5. Thiện Thệ Thế Gian Giải , 6. Vô Thượng Sĩ , 7. Điều Ngự Trượng Phu , 8. Thiên Nhân Sư , 9. Phật , 10. Thế Tôn .

Những danh hiệu trên không nói Phật là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Người học trò vẫn chưa tin , còn nói với các đồng tu : "Chắc có lẽ Sư Phụ không rành văn Trung Hoa , nên không biết Phật là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác". Sư Phụ tuy không rành văn Trung Hoa , nhưng Sư Phụ thông thạo Phạm Văn . Có một ít tiếng Phạm được dịch ra văn Tây Tạng trước , trải qua ba bốn lần rồi mới dịch thành văn Trung Hoa . Sư Phụ nghiêng cứu Việt Văn , Anh Văn và Phạm Văn , như vậy an toàn hơn (mọi người cười); chỉ đọc văn Trung Hoa , vẫn chưa đủ tin cậy .

Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là một thứ cảnh giới khác , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Tin Phật mà không hiểu Phật tức là phỉ báng Phật". Ngài không nói rằng Ngài là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Phật giải thích rất rõ ràng : "Ta không phải là mặt trăng , ta chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi . Nếu ngó theo ngón tay ta chỉ , sẽ thấy được mặt trăng". Mặt trăng mới là 'Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác', Ngài chỉ là Phật mà thôi . Phật A Di Đà là một vị minh sư , nhưng bất luận vốn là gì , nếu mặc lớp áo phàm phu , hóa thân đến thế giới Ta Bà là không phải Chánh Đẳng Chánh Giác . Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không thể khoác lên người lớp áo phàm phu , tối cao chỉ có thể gọi là Phật Bồ Tát , không thể gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác .

Mọi người đều tán thán Phật A Di Đà có thân kim sắc . Ngài không mặc áo xác thân , nhưng Ngài mặc áo của thân thể khác . cho dù bất cứ thân thể gì , nếu có âm sắc , đều không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Phật A Di Đà có thân hoàng kim , Ngài ngự tại Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thuyết pháp , tiếp dẫn chúng sanh đến quốc độ của Ngài để tiếp tục tu hành . Chúng ta có thể nói Ngài là một vị Sư Phụ của thế giới đẳng cấp cao , cũng như các thầy giáo tại trường tiểu học , trung học , đại học , Phật A Di Đà tương đương với Sư Phụ của trường nghiêng cứu . Ngài không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Nếu còn độ chúng sanh thì không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Tu hành đến một cấp bực nào đó , chúng ta có thể nhận thức được đẳng cấp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Đẳng Chánh Giác , nhưng không thể nào thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác được .

Nhím Hoàng Kim
03-28-2008, 02:17 PM
Đạo (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) vĩnh viễn tồn tại , không sanh không diệt , không dơ không sạch , không thêm không bớt . Tuy rằng vạn vận trong vũ trụ đều từ "đạo" này sanh ra , nhưng chúng ta đã xa lìa cái "đạo" này rồi thì không thể trở về thành cái "đạo" này nữa . Thí dụ , đứa bé từ lòng mẹ sanh ra , nó không thể trở về trong bụng mẹ , mà nó phải dần dần trưởng thành . Tuy rằng thân thể của nó có quan hệ đến huyết mạch của người mẹ , nhưng nó không còn cách nào biến trở lại thành tế bào trong người của mẹ nó nữa .

Cũng như vậy , chúng ta vĩnh viễn không thể thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Nhưng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vẫn là một thứ đẳng cấp nhỏ , vì tu hành vô lượng vô biên . Nếu như có cấp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì cũng như nhà có lợp mái vậy ! Chúng ta sẽ phải tu chậm chậm , nếu không sẽ có ngày đạt đến đẳng cấp tối cao thì buồn lắm ; sẽ không còn gì để làm nữa thành ra tu chậm chậm thôi ! (mọi người cười). Giống như một đứa bé ăn kẹo , vì nó chỉ có một viên , sợ ăn hết rồi không còn nữa , nên chỉ dám mút từ từ .

Trên đường tu hành , nếu thật sự có địa vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như cái nóc đỉnh chờ chờ chúng ta lên đó ngồi thì bây giờ chúng ta không cần phải vội vã ; bởi vì thành Bồ Tát rồi sẽ thành Phật , sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , và sau đó không còn bước nào nữa , có phải buồn lắm không ? Tu càng cao , chúng ta sẽ thể nghiệm được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không có thật . Đường tu hành vô lượng vô biên , nhưng bởi vì ngôn ngữ không thích hợp để diễn tả , cho nên Phật chỉ còn cách nói Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là cảnh giới tối cao . Vì muốn tìm phương tiện để độ chúng sanh nên Phật mới nói cho họ nghe như vậy .

Nếu như Phật nói với chúng sanh rằng sự tu hành vô lượng vô biên , họ sẽ sợ và mất dũng khí . Họ sẽ nghĩ rằng : "Nếu như vậy thì đợi đến lúc nào mình mới đạt được cảnh giới tối cao ?" (Mọi người cười). "Thôi ta quá mệt không còn muốn tu nữa . Muốn thành tựu ngay , muốn biết ngay tối cao là gì , nhưng nếu tu hành vô lượng vô biên , không có cảnh giới tối cao thì ta không thèm tu".

Chúng sanh Phật quá nóng tánh , quá lười . Vì muốn thuận theo tâm nguyện của chúng sanh , cho nên Sư Phụ nói : "Con muốn thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ! Được , con tu mau lên sẽ thành". Bởi vì ý chí của chúng sanh rất yếu đuối , không đủ quyết tâm , nếu như Sư Phụ nói với họ : "Vô lượng , vô biên , vô hình , vô tướng ..." (mọi người cười), người đó liền mất dũng khí không còn muốn tu , không còn nổi lộ trình dài A Tăng Kỳ Kiếp , vô lượng , vô biên nữa !

Nhím Hoàng Kim
03-29-2008, 10:27 AM
Bởi thế nên giữa đường mới có Niết Bàn , có Thế Giới Tây Phương Cực Lạc , có nhiều nơi để nghỉ ngơi . Phật Thích Ca nói : "Thế Giới Tây Phương Cực Lạc , quý vị có thể đến đó tu từ từ , nơi đó không có đau khổ , rất khoái lạc ..." Chúng sanh yếu đuối , nghe tới Tây Phương Cực Lạc sẽ nhận lời : "Tốt quá ! Ta đến Tây Phương nghỉ ngơi một lúc cũng được".

Khi Sư Phụ chưa xuất gia cũng nghĩ như vậy , đôi lúc Sư Phụ cảm thấy tu hành quá khổ cực cho nên cảm thấy rất mệt ! Sư Phụ nói : "Hy vọng bây giờ có thể vãng sanh để được nghỉ ngơi một chốc . Chỉ cần tạm thời bỏ được thế giới đau khổ này , cho dù chỉ là một thời gian , ta cũng chịu . Hay là để cho ta đến cõi Tây Phương nghỉ ngơi một lát cũng được".

Làm người khổ quá , quá thất vọng , chúng ta chỉ khao khát được giải thoát và giúp đỡ người khác nên mỗi ngày đều cố công tu hành , nhưng không thấy kết quả ! Tụng kinh không có cảm ứng , nói chuyện với Phật gỗ không thấy trả lời , mình ngó Phật (mọi người cười), mỗi ngày nét mặt đều như nhau . Dù mình có khóc đến chết , Phật gỗ cũng không nhúc nhích chút nào ! ... Đến một ngày , Sư Phụ quá tức , nghĩ rằng hôm nay không lạy nữa (mọi người cười), không tụng kinh , lễ bái hay tọa thiền , cái gì cũng không làm . Sư Phụ cứ nhìn tượng Phật , tượng Phật cứ nhìn Sư Phụ (mọi người cười), thì lúc đó hình như có một chút cảm ứng ... (mọi người cười). Vì Sư Phụ giân quá nên mới có một chút cảm ứng . Lúc đó Sư Phụ rất vui mừng . Vì cảm ứng đến quá đột ngột lại không có minh sư chỉ đạo , cho nên Sư Phụ không biết phải làm thế nào ! Trong lòng lại sợ , Sư Phụ nghĩ : "Thôi đủ rồi ! Đừng có lên cao quá". Rốt cuộc té xuống và sau nfy không còn cảm ứng nữa , đáng tiếc thay ! Nếu như lúc đó có tu Pháp Môn Quán Âm , biết được nếu tiếp tục đi sẽ không sao đâu . Nhưng vì lúc đó cô đơn một mình , vừa sợ vừa e ngại nhỡ rớt xương biển thì khổ và không dám tiếp tục bay lên , nên nghĩ : "Thôi đủ rồi , đủ rồi !", liền bị rớt xuống .

Hôm nay Sư Phụ nói cho quý vị biết rằng chúng ta vĩnh viễn không trở thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , quý vị còn muốn tu hành nữa không ? Tốt hơn Sư Phụ không nên nói ra điều này , sợ quý vị về nhà không tu nữa (mọi người cười). Nhưng đừng lo , quý vị sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà ! Vì đẳng cấp của quý vị còn thấp , khó mà nói cho quý vị hiểu được rõ ràng . Bây giờ tuy chúng ta chưa thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , nhưng tu Pháp Môn Quán Âm cũng đã vui lắm rồi . Cho dù sống trên thế giới Ta Bà này , có tu cũng có thể giải quyết rất nhiều việc , sống rất tự tại . Lẽ dĩ nhiên chúng ta không dễ gì đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ; nhưng thân thể cường tráng , tinh thần thoải mái , đó là Niết Bàn , là Thiên Đàng của chúng ta . Còn vấn đề Phật và Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , đẳng cấp nào cao hơn , đó là chuyện của hai vị ấy .

Hôm qua có người hỏi Sư Phụ : "Thượng Đế cao hay Phật cao ?" Sư Phụ nói đó là chuyện của hai Ngài , Sư Phụ không biết . Nếu Thượng Đế và Phật còn so bì , thì để họ so bì , thứ câu hỏi đó trẻ con quá , có phải không ? Đã tu hành rồi còn chưa bỏ được những câu hỏi như : "Phật cao hay Thượng Đế cao ?" Cứ biện luận mãi .

Nhím Hoàng Kim
04-05-2008, 05:53 PM
Phật là gì ? Là vị minh sư tại thế , nhìn từ điểm đó , Phật cao hơn Thượng Đế . Bởi vì chúng ta không thấy được Thượng Đế để cầu Ngài giúp đỡ , dẫn dắt mình giải thoát . Ngài không làm những việc này , chỉ có Sư Phụ của mình mới cứu mình , giúp mình giải thoát mà thôi ! Cho nên người Ấn Độ cho rằng một vị Sư Phụ còn cao hơn Thượng Đế . Họ viết những bài thơ tố cáo Thượng Đế , trong đó có một bài đại ý là : "Thượng Đế đưa tôi vào vòng sanh tử luân hồi , không lo , không để ý , không dạy bảo tôi , nhưng Sư Phụ tôi cắt đứt giây chuyền sanh tử cho tôi , tôi không còn ngôn ngữ nào xứng đáng để tán thán Sư Phụ tôi". Đó là thư của một người Ấn Độ đã khai ngộ .

Thượng Đế , Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , không có lợi ích gì . Trong không khí có sanh có dưỡng , có thành phần của nước và hơi . Nhưng nếu chúng ta dùng không khí làm nước uống , chúng ta sẽ vẫn khát vì không khí không thể cho chúng ta một giọt nước nào hết . Chúng ta muốn nước đá , nó cũng không thể giúp ích cho chúng ta được bao nhiêu , tuy rằng nó có thành phần của nước và đá , nhưng chúng ta không thể trực tiếp xử dụng nó được , phải đợi cho khinh và dưỡng khí biến thành nước rồi mới có thể lấy nó để nấu cơm , rửa rau , giặt áo hay giải khát , biến nó thành một thứ hữu dụng .

Không có nước hay không khí , chúng ta không thể sống được . Chúng ta có thể nhịn đói vài ngày nhưng không thể nhịn uống một ngày , bởi vì 70% của cơ thể là nước và không khí , thiếu nước cơ thể sẽ bị khô đi . Thành phần của không khí cũng giống như nước , rất quan trọng , nhưng chỉ dùng để thở ; phải biến không khí thành nước mới uống được .

Cùng một đạo lý , Thượng Đế hay Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không giúp ích gì cho chúng ta , phải biến thành Phật Bồ Tát mới giúp đỡ cgusng ta được . Cho nên đời đời , kiếp kiếp đều cần có Phật Bồ Tát hóa thân đến thế giới Ta Bà . Phật Bồ Tát không phải chỉ ở Tây Phương mà thôi , một số sẽ ở trên thế giới này . Nhười Anh không nhất định phải ở tại Anh Quốc , có một số ở Đài Loan ; người Mỹ cũng không ở hết trong nước Mỹ , nước Phi Châu cũng có rất nhiều người ngoại quốc . Phi Châu là nước chưa được khai phá nên có nhiều nước văn minh cho máy móc nhiên liệu tới giúp đỡ họ .

Phật Bồ Tát cũng vậy , không phải tất cả các Ngài đều ở tại thế giới Cực Lạc . Đời đời , kiếp kiếp đều có một số hóa thân đến thế giới này để giúp đỡ chúng ta . Trong thời mạt pháp các Ngài càng đến nhiều hơn , mỗi ngày làm những việc khác nhau và rất bận rộn , như vậy mà vẫn không độ hết chúng sanh . Dù rằng Phật Bồ Tát có rất nhiều lực lượng , nhưng bởi vì các Ngài hóa thân thành xác thịt , và xác thịt bị giới hạn cho nên phải truyền Tâm Ấn , nếu không chẳng giúp được nhiều . Vì đầu chúng sanh rất cứng như có bức tường dầy chắn ngang ; cho nên khi truyền pháp , Sư Phụ sẽ làm bức tường nức ra một chút . Nhưng có người vẫn không thể nứt ra được ! (Mọi người cười)

Nhím Hoàng Kim
04-06-2008, 05:59 PM
Phật Bồ Tát hóa thân đến thế giới Ta Bà rất nhiều và rất bận rộn , nhưng bởi vì sự hạn chế của xác thân nên nếu xử dụng lực lượng nhiều sẽ rất mỏi mệt . Hơn nữa , nghiệp chướng của chúng sanh quá nhiều , các Ngài không chịu nổi nên có khi cảm thấy quá mệt mỏi ! Nếu có người học trò nào siêng năng tu hành , Bồ Tát sẽ dụng để giúp đỡ người khác , nhưng đa số rất lười . Một mặt Ngài phải cứu người , mặt khác dạy học trò , vì vậy cũng phải nỗ lực làm việc , cho nên rất bận rộn và mỏi mệt . Dù Ngài giảng rất nhiều , nhưng không có bao nhiêu người hiểu . Nếu học trò chịu tu hành một chút cũng đã tốt lắm rồi . Có người vừa thọ pháp xong liền chạy mất , không biết bao giờ mới quay trở lại , thật là uổng công , uổng sức !

Phật Bồ Tát dẫn cả đoàn công tác viên đến thế giới này làm việc và phân tán đi khắp nơi . Đến lúc muốn về thì tìm mãi không ra đàn con lạc . Cũng như chúng ta dẫn một đám trẻ đi chơi , một trăm đứa đi thì cũng phải một trăm đứa về . Nhưng giữa đường chúng phân tán ra , đứa ngắm núi , đứa ngắm hoa , nhìn suối ... Có đứa kêu khan cổ họng cũng không chịu về . Nếu không đủ một trăm đứa thì không về nhà được nên chúng ta nhất định tìm cho ra mới thôi . Nhưng tìm được đứa này , đứa kia lại chạy đi , rất khó để chúng tụ hợp cho đông đủ !

Người chăn dê muốn gom đàn dê lại cũng khó lắm ! Có con đã được huấn luyện không chạy bậy , có con hơi lì , có con mới nhập đàn chưa được huấn luyện , nên rất khó trông coi . Có con nghe lời , sẽ giúp đỡ dẫn những con khác trở về . Nếu nó nghịch ngợm , chẳng những không giúp đỡ mà còn dẫn con khác đi chơi . Gặp những trường hợp như vậy , người chăn dê thật là khổ sở !

Bây giờ quý vị đã hiểu được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi chưa ? Hôm nay Sư Phụ vui nên mới nói một chút cho quý vị nghe ; thường những câu hỏi nhàm chán đó , Sư Phụ không muốn trả lời . Lần sau còn hỏi sẽ bị ném ghế đó (Mọi người cười). Thiền Tông Trung Hoa có công án "Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc để làm gì ?" Các đệ tử cứ hỏi tới hỏi lui , người Thầy rất bực bội , chỉ còn cách lấy ghế hay gậy đánh lên đầu họ để khai mở mắt trí huệ của họ . Mắt trí huệ bên trong không mở được thì mở bên ngoài vậy ! (Mọi người cười) Xem những người này có tỉnh ngộ được chút nào không ?

Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc đâu có liên quan gì đến họ , vậy mà đến ngày nay vẫn còn những người tham công án đó , quý vị nhận ra đẳng cấp của họ chưa ? Nhưng họ lại ngạo mạn cho rằng "ta" hay nên mới tham công án (Mọi người cười).

Hồi Sư Phụ ở Mỹ , ngụ tại chùa của một vị pháp sư người Trung Hoa , chỉ có hàng đệ tử "cao cấp" mới được vào đạo tràng tham công án . Lúc đó Sư Phụ không được tham dự , thật là thất vọng ! (Mọi người cười). Cho nên chỉ còn cách tu Pháp Môn Quán Âm của mình (Mọi người cười).

Hiện nay vẫn có người tham cứu "Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc để làm gì ?" Họ tham công án rất chăm chỉ và cho rằng tham cứu đến một lúc nào đó , sẽ có giải đáp . Quý vị nên biết rằng những gì còn hỏi và trả lời đều vẫn còn nằm trong sự suy luận của tâm trí , thuộc hạng đẳng cấp thấp . Đối với chúng ta , tham những công án không ích lợi gì , đẳng cấp đó như thế nào , chắc quý vị đã rõ rồi .

Nhím Hoàng Kim
04-07-2008, 03:27 PM
Họ không biết nên cả ngày cứ hỏi đi hỏi lại . Nếu cứ hỏi mãi như thế , có ngày đầu họ sẽ nổ tung , nên co nhiều người vì đó mà phát điên . Mỗi lần họ cử hành thiền tam , thiền thất đều có người khóc , cười , la hét ... , bởi vì họ bị áp lực tinh thần quá dồn dập mà không có lối thoát . Cũng giống như dồn người nào vào gốc tường , bắt buộc họ phải đi qua , họ không làm được dĩ nhiên phải nổi điên . Bằng không thì bỏ cuộc chạy dùng đầu óc tưởng tượng là mình đã đạt được đẳng cấp nào đó . Tình trạng này dễ khiến cho lòng ngạo mạn của họ nổi lên .

Có lẽ người Trung Hoa thích biện luận . Các vị sư từ Ấn Độ đến , bị họ hỏi nhiều quá , cảm thấy nhàm chán , vừa bực lại mệt , nên nói : "Được rồi , đây là công án tốt , hãy về nhà ngẫm nghĩ về vấn đề này , tự hỏi chính mình . Chừng nào có giải đáp mới lại gặp Sư Phụ". Như vậy mới có thể đuổi họ đi cho mau một chút ! (Mọi người cười). Các vị đại sư vốn dùng công án để khảo nghiệm đẳng cấp của đệ tử hay ngược lại . Chúng ta có thể nói dùng nó để "tham" (suy luận).

Học trò của Sư Phụ rất hay hỏi loại câu hỏi nhức đầu này , vì họ hay lý luận nên Sư Phụ chỉ còn cách nói : "Con về tự hỏi chính mình và xem câu đó như là công án". Như vậy Sư Phụ sẽ được sễ thở hơn .

Sư Phụ vốn không dạy công án , nhưng bây giờ lại phải dạy công án . Sư Phụ không còn cách nào để dạy người học trò đó Pháp Môn Quán Âm , người ấy không hiểu được , nhất định đòi biện luận với Sư Phụ . Sư Phụ chỉ còn cách bảo người ấy về tự tham công án , suy luận ra rồi hãy đến tìm Sư Phụ . Đây cũng là một cớ hoãn binh để người học trò đó đi về cho Sư Phụ nghĩ ngơi (Mọi người cười). Người đó sẽ có cơ hội để tự hỏi , khi hỏi đến nát óc và chán không muốn nghĩ về vấn đề thuộc trí thức phàm phu nữa , lúc đó Sư Phụ mới có thể dạy Pháp Môn Quán Âm . Nếu được như vậy thì công án còn có chút công dụng , làm việc tẩy rửa đầu óc trước khi tu hành pháp môn tối cao . Nhưng Sư Phụ không dám tin công án có công dụng này !

Xưa kia ở bên Ấn Độ đâu có công án , truyền đến Trung Quốc mới có . Đó cũng là hàng thuận theo ý chúng sanh vì người Trung Hoa muốn tu như thế , cho nên chỉ còn cách đem câu hỏi hỏi lại người hỏi để tự hỏi họ , như vậy các thiền sư mới được dễ thở một chút (Mọi người cười). Còn không thì họ cứ hỏi "Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm gì ?" hay "Ai niệm Phật ?" ... toàn là những câu hỏi làm cho thiền sư mệt nhừ .

Trung Quốc còn có nhiều công án , vị nào còn nhớ ? (Họ trò : "Mặt trời mọc ở đâu ?") Công án này còn có chút công dụng , vì thiền sư muốn biết đẳng cấp của học trò xem có thấy được mặt trời ở bên trong chưa . Còn có công án nào nữa ? (Học trò : "Chó có Phật tánh hay không ?") Thuở đó có người nói với hòa thượng Triệu Châu : "Các vị khác nói là 'có', sao Ngài bảo là 'không có' ?" Không ngơ người đời sau cứ mãi tham thứ công án đó , luôn cả mấy thế kỷ vẫn còn có nhiều người đeo theo con chó (mọi người cười), tội nghiệp con chó phải gánh vác vô số chúng sinh . Còn có công án nào nữa nói cho Sư Phụ nghe ? (Học trò : "Diện mục bản lai trước khi sanh ra"). Công án này giống như công án "Ta là ai ?" Ở Nhật còn có công án "Mô là gì ?", mỗi ngày họ cứ niệm mô ô ô ... (mọi người cười), khi họ thiền nhất , giữa đêm cứ nghe tiếng mô ô ô ...

Nhím Hoàng Kim
04-10-2008, 07:43 PM
Đại Hàn có công án "Con mèo và con chuột , con chuột nhảy vào chén của con mèo ăn cắp đồ ăn , con mèo nhảy vào làm cho cái chén bể". Công ấn đó nghĩa là gì ? Ai hiểu ? (Học trò đáp : "Con chuột làm bể chén"). (Mọi người cười). Sao lại có giải đáp kỳ vậy ? Ở Đại Hàn có một vị thiền sư rất nổi tiếng chuyên môn dạy loại công án đó , ông ta là một thiền sư nổi danh quốc tế hiện cư ngụ tại Mỹ và có rất nhiều học trò . Sau này Sư Phụ cũng dạy công án , vì học trò đều không trả lời được nên đều cho rằng Sư Phụ rất giỏi , chỉ có Sư Phụ mới biết giải đáp (Mọi người cười). Dạy công án cũng có ích lợi là để người ta không phỉ báng . Sư Phụ thấy người Trung Hoa thích biện luận , Sư Phụ dạy cho họ công án để họ hết đường biện luận mà câm miệng đi về .

Quý vị có hiểu ý nghĩa của công án Đại Hàn không ? (Học trò : "Làm bể chén có nghĩa là truy hỏi đến cùng"). Nhà ngươi đến đây , (Sư Lấy thước bản gỏ nhẹ lên đầu - mọi người cười), về tham cho nhiều chút nữa . Sư Phụ lại hỏi tiếp người học trò đó : "Nhà ngươi bị ta đánh có cảm thấy mất mặt không ?" (Học trò : Không). "Đúng rồi , không có mặt làm sao mất . Hôm nay chúng ta đóng kịch giả làm thiền sư và học trò ngày xưa , còn ai muốn diễn nữa ?" (Mọi người cười). "Hôm nay mình tập kịch tham công án". (Mọi người cười).

Thật ra tham công án không có ích gì , chén bể thì đã bể rồi , chuột là chuột , mèo là mèo , mình còn tham khảo đó để làm gì ? Khi mở miệng là đã sai . Nhưng chưa mở miệng là chưa biết , chứ chưa chắc gì đã khai ngộ . Có nói hay không nói đều sai cho nên đệ tử chưa kịp mở miệng , roi của vị thiền sư đã quất xuống .

Còn tham công án 'Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm ?', để làm chi vậy ? Chuyện của hai ngàn năm trước không liên quan gì tới mình , nên tham công án đó không có ích lợi , đẳng cấp lại thấp như trẻ con lý luận vậy . Sư Phụ thấy tu Pháp Môn Quán Âm là nhanh chóng nhất , không cần phải suy nghĩ về những vấn đề đau đầu này mà cái gì cũng biết . Sư Phụ không tham công án Đại Hàn , cũng theo vị thiền sư đó học mà Sư Phụ cũng đạt được trình độ này , cần gì phải tham công án ?

Những ai thọ Pháp Môn Quán Âm nếu không theo lời chỉ dạy của Sư Phụ , tu hành không ra gì lại sẽ phải trở lại làm người , tìm minh sư thọ pháp và tu trở lại . Nếu như vẫn tu hành không tinh tấn thì trở lại nhiều nhất là bốn lần thôi và không bị rơi vào ba đường ác ; nên mới nói "trên đền bốn ơn nặng , dưới cứu ba đường khổ". Người nào học được Pháp Môn Quán Âm sẽ không rơi vào ba đường ác chịu khổ và nhất định có cơ hội gặp minh sư tu hành , không như những người khác .

Nhím Hoàng Kim
04-15-2008, 02:54 PM
Bởi vì theo Sư Phụ tu hành , Ngài giúp chúng ta tiêu trừ ác nghiệp của đời trước nên không bị rơi vào ba đường ác . Bất kể chúng ta có cố gắng tu hành hay không , nghiệp chướng vẫn được tiêu trừ , ngoại trừ những người phản bội và không tin Sư Phụ . Lúc tu hành , họ không muốn Sư Phụ giúp đỡ , tự họ muốn về sáu nẻo , ba đường ác luân hồi sanh tử , nên Sư Phụ , nên Sư Phụ không cưỡng ép họ . Thí dụ chúng ta đến tiệm mua một món đồ , về nhà thấy không hợp ý và đem món đồ đó trả lại cho người bán , họ chỉ còn cách nhận hàng và trả lại tiền .

Cũng như thế , nếu như có người không theo Sư Phụ học đạo , phản bội hay ra ngoài phỉ báng ... , đương nhiên Sư Phụ phải trả lại nghiệp chướng cho họ , không thể cưỡng ép họ được . Tại thế giới Ta Bà này , Phật Bồ Tát không thể miễn chưỡng cứu người , trừ khi người đó chịu cải biến tư tưởng của họ . Cho dù người đó rất lười , không chịu cố công tu hành , chỉ cần tin tưởng Sư Phụ , sẽ không sa vào ba đường ác , không nhận lại nghiệp chướng của mình .

Đối với những người phỉ báng , không tin Sư Phụ vẫn có phước báu , nhưng họ phải chờ thật lâu mới được gặp minh sư và được nhận làm đệ tử . Nếu bây giờ họ tạo nhân quả , muốn nhận lại nghiệp chướng , Sư Phụ cũng không còn cách nào khác hơn là để họ đợi đến một ngày họ nhìn thấy sự sai lầm và chán ngán cõi Ta Bà này , lúc đó thành tâm thành ý cầu xin giúp đỡ , minh sư mới có thể trở lại dẫn họ lên . Không phải minh sư quên họ mà vì họ tự chọn , đành phải để họ làm . Tình trạng đó khác với người tu hành kém nhưng vẫn tin Sư Phụ . Tuy rằng họ lười tu nhưng họ muốn được cứu vớt , Sư Phụ sẽ cứu họ .

HỎI : Xin hỏi Sư Phụ con đã theo Ngài tu học mấy lần rồi ?

ĐÁP : Hồi nãy đã nói rồi , nhiều nhất là bốn lần quý vị sẽ không còn phải trở lại . Bây giờ là thời mạt pháp , không còn thế giới để mà trở vè nữa .

HỎI : Có lần Sư Phụ thuyết pháp nói rằng nếu như không có thân thể không tu hành được , con không hiểu rõ lắm , như vậy thiên nhân có tu được không ?

ĐÁP : Không thể được ! (Nhưng trong kinh điển có ghi rằng có rất nhiều thiên nhân đến nghe kinh). Họ chỉ nghe kinh nhưng không thể tu hành , không thể tu Pháp Môn Quán Âm , vì họ không có tay , tai không như tay , mắt không như mắt . (Họ không thể dùng "trí huệ" nghe hay sao ?) Đưng nhiên có thể nghe nhưng tình trạng khác nhau , trừ khi thiên nhân đó trước kia đã theo Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm mới có thể tiếp tục tu hành . Thí dụ bây giờ quý vị theo Sư Phụ tu hành , nhưng vì tu tập dở dang không thể đến đất Phật , chỉ có thể lên thiên đàng mà thôi , nơi đó sẽ có Sư Phụ dạy tiếp , dạy khác với thiên nhân bình thường , họ không nghe tiếng bên trong làm sao tu hành được ? Họ tu theo đẳng cấp của họ , thí dụ như thiên nhân đến đây nghe Sư Phụ giảng kinh , nghe về Phấp Môn Quán Âm , họ rất thích được Vô Thượng Bồ Đề , Cứu Cánh Niết Bàn , nhưng tự họ không thể tu hành Pháp Môn Quán Âm . Nếu họ muốn phát tâm tu hành , họ phải trở lại làm người , đi tìm minh sư học đạo . Còn những thiên nhân đã theo Sư Phụ tu học , sẽ tiếp tục đẳng cấp của họ . Trên thiên đường cũng có trường học cho những học sinh , người ngoài không được vào . Thí dụ mình chưa tốt nghiệp trung học , dù có ở cạnh trường đại học cũng không thể vào học , ngay cả những công nhân làm việc trong trường cũng không thể biến thành sinh viên đại học vì đẳng cấp của họ chưa đủ để hiểu .

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:11 PM
HỎI : Sư Phụ có nói rằng loài người giữ một bộ phận tối cao trong âm lưu , vậy đẳng cấp của thiên nhân trong âm lưu còn thấp hơn loài người sao ?


ĐÁP : Trong âm lưu của âm thanh , thiên nhân giống như ở trong hay ở gần trường đại học nhưng không phải là sinh viên chính thức nên không học gì cả , hiểu chưa ?


HỎI : Nếu chúng ta không tu Pháp Môn Quán Âm , có phải ở ngoài âm lưu này không ?


ĐÁP : Chúng ta ở trong đó , nhưng cũng không ở trong đó , thiên nhân cũng vậy . họ tuy ở trong , nhưng cũng không thể nói họ ở trong âm lưu . Người nào cũng có âm thành , nhưng nếu không có minh sư mở cửa thì vẫn không nghe được , cho nên mới nói rằng họ không ở trong đó . Khi được minh sư mở cửa rồi thì họ mới thật sự được coi là ở trong âm lưu . Thiên nhân có phước báu lớn có thể ở những nơi đẹp đẽ , nhưng họ không thể tự mở âm lưu .

Loài người cũng vậy , ai cũng có thể nghe được vì họ ở trong âm lưu này , nhưng cần có minh sư chân chính để mở "mắt trí huệ". Đây là việc làm chuyên môn , chỉ có minh sư mới làm được , không phải pháp sư nào cũng có quyền năng này ; đó cũng là pháp luật của vũ trụ không phải tự Sư Phụ tạo ra . Trồng cam có cam là việc tự nhiên , đừng hỏi Sư Phụ tại sao trồng cam lại ra cam ? Quả là cây cam từ hột giống mà ra , không phải chẻ hột lấy cam ăn mà phải chôn nó xuống đất , đợi cây lớn khai hoa kết trái rồi mới ăn được .

Đó là luật của vũ trụ , đừng hỏi Sư Phụ tại sao , Sư Phụ không biết và cũng chẳng muốn trả lời những vấn đề như Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc làm gì ? Tại sao cây cam không sinh ra táo ? Tại sao cây lâu lớn vậy ? Tại sao phải nở hoa rồi mới kết trái ? Nhưng việc này đều không liên quan gì đến Sư Phụ . Có cam thì ăn , Sư Phụ không muốn tìm hiểu chi cho phiền phức . Đương nhiên chúng ta ai cũng có Phật Tánh , nhưng nếu không tu hành thì không thể phát triển được . Chúng ta đều ở trong âm lưu , nhưng nếu không được Minh Sư mở cửa coi như chưa được vào trong .

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:14 PM
HỎI : Theo Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm , tùy trình độ tu hành cá nhân mà được dẫn từ Thế Giới Thứ Nhất đến Thế Giới Thứ Năm ; tới Thế Giới Thứ Năm mới coi như hoàn toàn giải thoát . Nhưng nếu như có người tâm sân hận quá nặng , dù rằng họ cũng tu Pháp Môn Quán Âm nhưng bị rơi vào cõi A-Tu-La , Sư Phụ có cứu họ không ?


ĐÁP : Có , ở đó cũng có trường học . Mỗi ngày họ đến đó tập nổi giận (Mọi người cười).


HỎI : Xin hỏi Sư Phụ , Thế Giới Thứ Tư là nơi đen tối vô biên , có người dừng ở đó không ?


ĐÁP : Có . Nếu quý vị ở đó cũng có Sư Phụ đến tiếp . (Vậy thì tốt quá , biết được Sư Phụ cũng như có bảo hiểm vậy). Đúng , vixng viễn có bảo hiểm , không cần phải trả tiền . Bảo hiểm của Sư Phụ là vô lượng vô biên , không có thể dùng tiền mua , cho nên Sư Phụ chúc mừng quý vị .


HỎI : Con nghe nói Mật Lạc Nhất Ba ăn thịt , đúng không ?


ĐÁP : Chỉ có một lần thôi . Hôm đó Ngài không có gì để ăn , thợ săn cho Ngài một miếng thịt , Ngài chỉ ăn một nửa , phần còn lại cất vào sau động . Hôm sau Ngài muốn ăn nốt thì thấy có nhiều sâu bọ bám vào , Ngài nói : "Phần thịt này thôi để cúng dường các ngươi". Hôm Ngài ăn thịt , toàn thân rất là đau nhức . (Lúc đó Ngài chưa thành Phật phải không ?). Đúng , lúc đó Ngài còn tu trong động , tu cả ngày nên ăn thịt một lần còn chịu nổi , Ngài có thể rửa nghiệp chướng rất mau . Chúng ta cả ngày ăn thịt , không tu chi cả (mọi người cười), đương nhiên không thể được . Mật Lạc Nhất Ba ở trên núi , tinh thần tinh khiết , nên có ăn một chút thịt cũng không sao (Nhưng cũng đau đớn mình mẩy !), còn mình thì không thể ăn thịt vì không đủ phước báu .


HỎI : Nghe nói Đại Bảo Pháp Vương cũng ăn thịt ?


ĐÁP : "Họ khác với Mật Lạc Nhất Ba . Nhiều người phù thủy cũng ăn thịt , họ có thần thông không phải là họ đã tu đến mức cao rồi , họ có lực lượng cũng không phải là họ đã cứu cánh giải thoát .

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:16 PM
HỎI : Có người nói một số pháp vương của Mật Tông tuy ăn thịt nhưng cũng có thể xuất Tam Giới , có thật không ?


ĐÁP : Họ nói là việc của họ , Sư Phụ không muốn bình luận , cũng không nhất định phải đồng ý . Lúc Sư Phụ còn tại gia đã ăn chay rồi . Khi còn tu Mật tông tại Đức , có một hôm Sư Phụ hỏi một vị Lạc Ma : "Ăn chay tốt hay ăn thịt tốt ?" Vị đó đáp : "Ăn thịt không tốt". Sư Phụ hỏi : "Vật nhà sư ăn thịt hay ăn chay ?" Vị đó đáp : "Ta ăn thịt". Sư Phụ lại hỏi : "Tại sao ?" Vị đó đáp : "Ta ăn thịt từ thuở nhỏ đã quen rồi , không thể sửa đổi được". Sư Phụ :"Sao ăn thịt không tốt ?" Lạt Ma : "Vì sát hại sanh mạng chúng sinh".

Sư Phụ đã nói qua lúc nãy , Mật Lạc Nhất Ba là tổ thứ tư của Mật Tông cũng ăn thịt , nhưng chỉ có một lần mà thôi . Và lúc đó , Ngài có cảm thán rằng : "Hôm nay sao ta lại ăn uống như những kẻ phàm phu vậy !" Nếu như đọc qua truyện của Ngài sẽ biết , mỗi ngày đi xin ăn , đều đem đồ chay về , trong sách có nói rất rõ ràng . Có lần Ngài đến nhà bà cô xin ăn , bà không những không cho còn mắng đánh Ngài . Nhưng rồi Ngài hát một bài cho bà nghe , bà rất cảm động và bố thí rất nhiều đồ chay cho Ngài . Thật ra xưa kia người Tây Tạng biết rằng tu hành phải ăn chay , nhưng giờ đã biến đổi ; tình trạng của các tông phái và tôn giáo khác cũng vậy . Thời xưa các thiền sư Nhật Bản đều khuyên người ta ăn chay . Có một ngày , một vị thiền sư Nhật Bản giảng kinh cho người xuất gia nghe , Ngài nói : "Người xuất gia nên trang nghiêm , nên nỗ lực tu hành , xuất gia khác với tại gia . Người tại gia muốn ăn gì cũng được , ăn thịt uống rượu , tu hành loạn bậy . Nhưng người xuất gia tu hành nhất định phải ăn chay , mỗi ngày ăn một bữa". Người xưa đều biết rằng tu hành phải ăn chay , Phật Giáo lúc mới truyền qua Nhật đã dạy rất rõ ràng và tín đồ đều ăn chay . Nhưng bây giờ thì quá hỗn loạn , tu sĩ Nhật Bản đều được ăn thịt , uống rượu và kết hôn . Tuy rằng còn một số ăn chay bởi vì họ không có tiền .

Có một người Mỹ (Philip-Kaplean) đến Nhật Bản học thiền mười ba năm và viết ra một quyển sách kể lại thời gian tu học tại Nhật . vị này có đến thăm viếng rất nhiều chùa , thấy họ ăn chay nên rất mừng , nhưng họ lại nấu thịt cho ông ta ăn . Ông hỏi lại : "Tại sao tôi ăn khác với quý vị ?" Họ trả lời : "Người Mỹ quen ăn thịt rồi". Người đó nói : "Tôi muốn ăn chay". Nhưng những vị hòa thượng ở chỗ khác đem cá thịt đến chùa , ông người Mỹ hỏi : "Sao hôm nay quý vị lại ăn thịt ? Quý vị vốn không ăn chay sao ?" Vị hòa thượng trả lời : "Bởi vì những hôm đó không có tiền mua thịt cá cho nên mới ăn chay , hôm nay có tiền nên mua thịt . Đôi khi chúng tôi tụng kinh cho người , họ cúng tiền để mua thịt hay cúng dường thịt cá và những thứ khác . Có lúc chúng tôi cũng lấy bánh và đồ chay để đổi lấy thịt".

Người Mỹ đó nghe rồi trong lòng kinh ngạc . Lúc đó ông ta mới nghiêng cứu Phật Giáo , tự mình muốn ăn chay lại được mời thịt dùng mặn nên nói : "Tôi không ăn thịt , chỉ muốn ăn chay". Trong cuốn sách của ông cũng cho rằng người tu hành nên ăn chay và trách người xuất gia ăn thịt không có lòng từ bi . Nghĩ rằng nếu như con người bề ngoài không từ bi như vậy thì nột tâm của họ như thế nào mình có thể suy ra .

Sư Phụ rất tán thán cách nhìn của người đó , tuy rằng ông ta khác pháp môn với mình nhưng rất nỗ lực và tâm rất đơn thuần , không tán thán việc ăn thịt uống rượu và kết hôn . vị này tuy mặc áo như người tại gia nhưng đã tự cho mình là hòa thượng , vì khi ở Nhật đã thọ mười giới làm hòa thượng rồi . Ở Nhật hòa thượng chỉ cần thọ mười giới và nam nữ đều như nhau , tuy họ không phải thọ hai trăm năm mươi giới nhưng vẫn được coi là hòa thượng . Nếu như tu hành bậy bạ , cho dù có thọ hai trăm năm mươi giới cũng không có ích lợi gì . Hiện nay ở Nhật tu hành khác xưa . Có ít chùa vẫn còn tu hành cực khổ , còn các chùa khác đều tụng kinh kiếm tiền , các chùa lớn thì làm lễ kết hôn , làm pháp hội lớn , tưng bừng náo nhiệt .

Trong Kinh Lăng Già có nói , nếu như ăn thịt uống rượu quá nhiều sẽ biến thành quỉ dạ xoa , thích ăn thịt người . Giết người cũng như là ăn thịt người , vì đoạt sanh mạng của người khác , lúc ấy người với quỉ có gì khác nhau ? Trên thế giới này chúng ta thấy có nhiều nước , mỗi ngày đều có vô số người và động vật bị giết . Từ quan điểm của Kinh Lăng Già , chúng ta có thể tự hỏi nghiệp chướng có phải vì ăn thịt mà ra ? Chúng sanh nào ăn thịt quá nhiều , sau này sẽ sanh vào những quốc gia chiến loạn , thọ lãnh nhân quả của mình .

Nếu ăn thịt nhiều tu hành nhất định không thành . Đã mặc lên bộ đồ của người xuất gia , thọ Bồ Tát Giới , phát tâm độ chúng sanh , thế mà ăn thịt uống rượu làm sao được . Đã tạo nhân thì sẽ gặt quả , cho nên mới có những tình trạng bi thảm như ngày nay . Người thường còn dễ tha thứ , đã là hòa thượng càng không nên ăn thịt . Hòa thượng nên hòa bình cao thượng , nếu chỉ xấu một chút cũng không còn hòa bình cao thượng nữa . Đôi khi chỉ có một hai người không tốt , có thể khiến cho cả quốc gia bị ảnh hưởng , vì nghiệp chướng của họ quá nặng .

Ngược lại , các vị đại tu hành có thể ban phước báu cho cả nước . Họ đến đâu , chỗ đó sẽ khác hẳn , đẳng cấp được nâng cao mà mắt phàm phu không thấy được . Các vị đại tu hành mới đến chỗ nào , chỗ đó ban đầu thấy loạn , như cãi cọ hay bất đồng ý kiến ... bởi vì ma quỉ không muốn rời đi cho nên lợi dụng lời yếu đuối đến làm phiền để cản trở . Nhưng tà không thể thắng chánh , một thời gian sau , họ sẽ được độ thoát , bầu không khí sẽ biến đổi thành hòa bình , lương thiện , phát đạt , dân càng lúc càng nhiều . Chúng ta có nghe nói Phật đến đâu , chỗ đó sẽ có phước báu , là sự thật .

Xưa kia có một Minh Sư đến giảng kinh , có một người đệ tử không thể đi theo được , mới ở nhà xem tờ lộ trình và bản đồ , một mặt quán tưởng hành trình Sư Phụ của họ . Có một ngày người đệ tử này tọa thiền , thấy hình trình của Sư Phụ có nước , nơi đó vốn rất khô , nhưng bây giờ người đệ tử thấy Sư Phụ họ đến nơi nào , nơi đó liền có nước , tuy nhứng nơi khác thì vẫn khô khan . Từ đó chúng ta thấy sức gia trì của một vị đại sư vô lượng vô biên , không thể đo lường được .

Nghe nói xưa kia có một vị đại sư đến những nơi vốn thiếu nước , khi các Ngài đến tự nhiên có nước để uống . Đó là đại phước báu . Trong truyện của Huyền Trang có chép , lúc Huyền Trang đi Ấn Độ , đến một ngọn núi cao có một giòng suối chảy . Theo lời đồn thời xưa chỗ đó không có nước , có một vị hòa thượng theo một đoàn thương gia đến chỗ đó nghỉ chân , nhưng không tìm ra nước để uống , mọi người rất lo lắng và hỏi vị hòa thượng phải làm cách nào đây ? Vị hòa thượng này vốn không có tiền , không có thức ăn , sống nhờ vào đoàn người này . Khi họ hỏi : "Chúng ta đều rất lo , nhưng Ngài lại tự tại , phải chăng Ngài biết cách tìm nước uống ? Hay Ngài biết gần đây có nước uống ? Xin Ngài giúp đỡ , chúng tôi gần chết rồi". Vị hòa thượng trả lời : "Được rồi , ta sẽ đem nước cho quý vị uống nếu quý vị chịu quy y Phật , Pháp , Tăng , phát nguyện thọ trì năm giới". Đoàn thương gia đều đồng ý , quy y và trì năm giới rồi vị hòa thượng mới trèo lên núi và căn dặn : "Khi ta qua đến bên kia , quý vị nên reo to pháp danh của ta , gọi 'Sư Phụ gì .. gì ... đó ...., xin Ngài giúp cho chúng con , hóa ra nước cho chúng con dùng', nên reo to như vậy mới có nước". Họ đều làm theo lời , quả nhiên có nước chảy ra . Nhưng họ đợi rất lâu vẫn không thấy vị hòa thượng đó trở về , họ trèo lên núi và phát giác vị hào thượng đó đã mất . Ông đã dùng hết phước báu .

Cho nên tri triển thần thông chưa chắc đã là điều tốt , nhưng có lúc Phật Bồ Tát quá từ bi , không nhẫn tâm nhìn họ chết khát nên mới dùng thần thông biến hóa ra nước cho họ uống . Nhưng bởi vì dùng "ngã chấp" để thi triển thần thông , nên phải dùng "ngã chấp" để thọ báo ứng . Dùng thần thông một lần mất đi một mạng , như vậy không đáng . Nếu như vị hòa thượng đó còn sống và tiếp tục tu hành thành Phật , thí dụ như truyền Phấp Môn Quán Âm , độ được nhiều chúng sanh . Nhưng bởi vì chúng sanh đều tìm cầu vật chất , không lo đến thân thể của người Sư Phụ sẽ ra sao , kết quả như thế nào , và vị Sư Phụ cũng e dè không nói ra , nên dùng thần thông hóa ra nước rồi chết .

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:19 PM
Chân Sư Có Lực Lượng Của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (1)

Thuyết Pháp Tại Trung Tâm Tịnh Toạ Vô Lượng Quang
Ngày 12 tháng 4 năm 1987


Sư Phụ thường nói Phật A Di Đà chưa phải là cứu cánh , Ngài chỉ là đại diện cho một đẳng cấp hay phẩm chất của Phật . Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cũng như thế , khi tâm từ bi chủa chúng ta được tu luyện đến viên mãn , chúng ta sẽ chứng được đẳng cấp của Quán Thế Âm Bồ Tát .

Đẳng cấp Quán Thế Âm Bồ Tát là gì ? Là đẳng cấp mà lòng từ bi đã được phát triển đến viên mãn , có thể nghe tiếng cầu nguyện đau khổ của tất cả chúng sinh . Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát cũng như nhau , các Ngài chỉ là một phần của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Phật A Di Đà đại diện cho cực sáng , cực tinh , cực mỹ , cho nên chúng ta tán thán tên của Ngài là AMITABA , là Vô Lượng Quang .

Nếu như Vô Thượng Chánh ĐẲng Chánh Giác là một địa vị toàn mỹ , thì trong đó Phật A Di Đà chỉ chuyên phóng hào quang dẫn chúng sanh đến chỗ của Ngài để tiếp tục tu hành . Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ chuyên nghe tiếng khẩn cầu đau khổ của chúng sanh . Nếu chúng sanh đau khổ cầu Ngài là Ngài đến , chúng ta chưa chắc thấy được nhưng Ngài dùng lực lượng chiếu đến , tận lực giúp đỡ chúng ta . Đôi khi những việc Ngài giúp không hoàn toàn y theo những gì chúng ta cầu , nhưng Ngài vẫn dùng tận lực để giúp đỡ nên rất nhiều người thích cầu Ngài . Tuy rằng Ngài có lực lượng nhưng những gì chúng ta cầu được chỉ là một phần của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Khi chúng ta quá đau khổ nên mới cầu nguyện Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát , là vì Ngài chuyên cứu khổ cứu nạn .

Nếu ta cầu thấy được Phật , thấy được chỗ sáng lạng của chúng ta để cho chúng ta tự biết mình là ai thì phải cầu Phật A Di Đà . Ngài sẽ phóng hào quang cho chúng ta cởi mở , minh bạch , nhận thức được Phật A Di Đà là chính ở trong ta . Còn Phật Dược Sư thì phóng hào quang giúp cho thân thể của chúng ta được khoẻ mạnh , trường thọ , tự tại ... Ngài cũng là một phần của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Ngoài ra còn những vị Phật khác , thí dụ như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho trí huệ . Nếu chúng ta muốn mở trí huệ , biết kinh điển hay muốn hiểu rõ việc gì , Ngài sẽ trợ giúp cho chúng ta mau hiểu biết . Đại Thế Chí Bồ Tát thì đại diện cho lực lượng lớn , khi chúng ta cảm thấy yếu đuối , không có lực lượng , không có cách để khắc phục nghiệp chướng hay trơ ngại , lúc đó chúng ta cầu Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát , sẽ được Ngài ban cho lực lượng .

Các Ngài kể trên đều là một phần của Chánh Đẳng Chánh Giác mà thôi . Nếu mỗi ngày chúng ta cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , lại quên A Di Đà , hay cầu Phật Dược Sư , lại quên Đại Thế Chí Bồ Tát . Cứ cầu tới cầu lui mà vẫn còn thiếu sót nhiều Phật , lực lượng , phẩm chất Phật khác , làm sao đây ?

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:21 PM
Nếu như chúng ta có thời giờ , đôi khi còn niệm Phật A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát , Phật Dược Sư , Đại Thế Chí Bồ Tát , hay Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ... Nhưng đa số không có nhiều thì giờ , huống chi khi niệm Phật A Di Đà , không những chỉ niệm danh hiệu của Ngài mà còn niệm chú vãng sanh ; khi niệm Phật Dược Sư , còn phải niệm chú Tiêu Trừ Tai Nạn Viên Thọ ; Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát , Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng nhiều chú và nguyện của các Ngài . Nếu như chúng ta muốn tán thán từng vị một thì vĩnh viễn làm không xuể .

Hơn nữa , khi chúng ta cầu nguyện , nhất định phải thành tâm , thành ý mới linh ứng , nhưng rất khó . Thí dụ chúng ta cầu nguyện năm phút có thể chỉ có một giây được thành tâm hay ngay cả một giây cũng không có . Cả ngày chạy lung tung ở ngoài làm ăn , rồi vợ , chồng , con không cách nào chuyên tâm cầu nguyện cho nên cầu nhiều nhưng không cảm ứng được bao nhiêu .

Hằng ngày chúng ta quá bận rộn , không dễ gì làm cho tâm viên ý mã lắng đọng , muốn nó ngừng mà nó cứ động . Cũng như xe gắng máy hay máy bay đang di động , muốn ngừng cũng phải cần một khoảng thời gian mới dừng hẳn . Nhưng ý niệm của chúng ta chưa kịp ngừng , lại bắt đầu làm việc khác , nên vĩnh viễn không thể ngừng được . Thời giờ có hạn , vì quá bận rộn nên đôi khi còn không có thời giờ để ăn cơm , ngay cả lúc ăn cơm cũng phải suy nghĩ , cũng có điện thoại làm phiền . Những người buôn bán đều như vậy cả , họ mời khách đi ăn là để làm thương mại , vừa ăn vừa bàn việc .

Mình có cái thân còn lo chưa xong , nói chi đến cái 'linh thể' (trí huệ , linh hồn). Thân thể có cảm giác , thấy và sờ mó được mà có những lúc nó đau bệnh chúng ta còn chưa chăm sóc nó đàng hoàng thì làm sao chăm sóc cái linh thể cho trí huệ đây ? Cho nên đời đời kiếp kiếp tìm không ra được Phật Tánh , nhìn không ra chỗ tối cao sáng lạng , có lực lượng tột cùng của chúng ta . Đời đời kiếp kiếp bị luân hồi , bị thế giới này và các thứ vật chất ràng buộc . Cầu Phật Bồ Tát cũng không có hiệu nghiệm vì chúng ta không có chuyên tâm cầu nguyện , ngoại trừ tình trạng khẩn cấp may ra cầu còn có một chút cảm ứng .

Tại sao như thế ? Bởi vì những lúc chín mất một còn , không còn đường để chọn lựa nên đành bỏ quên mọi việc trên thế gian mà chỉ cần cứu mạng , cầu nguyện với lòng thành nên có một chút cảm ứng .

Thông thường khi chúng ta cầu nguyện đều chú trọng ngoại biểu mà quên hẳn nội tâm . Nhìn bức tượng Phật mà cầu giúp đỡ nên không thấy hiệu quả . Thật ra phần đông cảm ứng đến dưới trạng thái không có tượng Phật . Thí dụ như lúc bệnh nằm trên giường , mắt nhắm lại cầu Quán Thế Âm Bồ Tát lại có cảm ứng , không nhất định phải đến chùa nhìn tượng Phật mới được cảm ứng .

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:25 PM
Vì cảm ứng không phải đến từ tượng Phật gỗ , làm sao gia trì cho chúng ta ? Vốn chỉ là một miếng gỗ được đẻo khắc thành tượng , nó không những không giúp ích mà còn cản trở không để chúng ta "phản văn văn tự tánh", làm cho ta bỏ tâm bên ngoài , trên tường gỗ , hướng ngoahi tìm cầu .

Mọi cảm ứng đều đến từ nội tâm , Phật ở trong ta , cũng như Thượng Đế ở trong ta . Giê Su Ki Tô nói : "Thiên Quốc ở trong các ngươi", Phật Thích Ca Mâu ni nói : "Phật tại tâm", vậy mà chúng ta không chịu cầu bên trong , lại đi cầu tượng Phật ở bên ngoài , như thế làm sao được ? Cho nên đến chùa cầu Phật không có linh ứng nhiều bởi vì chúng ta bỏ tâm bên ngoài , không "phản văn văn tự tánh".

Giả sử như chúng ta có thì giờ , mỗi ngày đều cầu nguyện tất cả các vị Phật vẫn không có lợi ích vì tâm vọng ngoại . Cho dù tượng Phật biến thành người sống cũng vẫn là giả vì Phật từ gỗ mà ra , sao có thể thành Phật được ? Từ một thân thể con người hiện ra Phật , còn chưa dám tin , nói chi đến từ khúc gỗ ? Phật như thế đều là ảo tưởng , không phải là thật .

Sao lại nói rằng tượng Phật không thể giúp chúng ta , lại còn ràng buộc ? Bởi vì nó làm cho tâm hướng ngoại , nên tìm không ra mình . Thí dụ đầu của Sư Phụ đang đội mũ , nhưng suốt ngày cứ ngó ra ngoài nên không thấy mũ đâu , quên mất rằng mũ vẫn nằm trên đầu . Ngoại cảnh đã không giúp được Sư Phụ tìm mũ , còn lôi cuốn nhãn quang ham nhìn ngắm khiến cho Sư Phụ quên mất là nó đang ở trên đầu và quên nói lên coi có đội mũ hay không . Thí dụ khác , có người đeo mắt kính , họ cầm kính trên tay mà đi hỏi người khác có thấy kính của họ hay không . Nếu như có người nói cho họ biết : "kính nằm trên tay đó", thì họ mới sực tỉnh : "Ta sao lãng trí quá !"

Cùng một ý đó , nếu ta muốn tìm được mình , hay muốn cầu Phật đều không nên bỏ tâm ở bên ngoài . Nếu như tâm hướng ra ngoài tức là ngoại đạo , bởi vì đạo ở bên trong , Thiên Quốc ở bên trong , Phật ở trong tâm ; có muốn tìm nên hướng vào trong mà tìm . Nói là bên trong , nhưng thật ra cũng không phải là bên trong , vì không có ngôn ngữ thích hợp để diễn tả , nên tạm gọi là bên trong . Quý vị đừng lầm là trong bụng hay cơ quan nào khác .

Vì sao Sư Phụ phải nói là bên trong ? Bởi vì chúng ta hay ngó tới ngó lui , đều là nhìn bề ngoài , bây giờ phải xoay đầu nhìn lại mình nên mới gọi là bên trong . Nếu đã quen nhìn tượng Phật , sau này sẽ không dễ gì thay đổi , vì không thấy được tượng Phật , chịu không nổi .

Cũng như một cặp vợ chồng ăn ở với nhau mấy chục năm đã quen rồi , có một ngày một trong hai người bỏ đi , tâm của người còn lại sẽ rất đau khổ . Nếu như chúng ta đã quen sống một mình thì có một hay nhiều người đi hay đến cũng không ảnh hưởng hay làm cho ta đau lòng được . Giống như vậy , nếu như chúng ta không quen vọng ngoại , muốn nhìn vào trong rất dễ . Còn nếu đã quen nhìn ngắm ngoại cảnh , muốn xoay đầu tìm tự tánh bên trong thì khó vô cùng .

Nhím Hoàng Kim
04-17-2008, 03:27 PM
Tu hành cũng vậy , nếu chúng ta đã để "tâm" tập trung tại một điểm nào đó rất thấp , sau này muốn sửa lại để tập trung nơi trung tâm tối cao rất là khó . Cho nên không tu thì thôi , còn nếu tu thì phải chọn pháp môn tối cao . Nếu không gặp được minh sư thì tốt nhất đừng có tu , còn không thì càng tu càng mệt , rốt cuộc sẽ biến thành chướng ngại . Bởi vì khi đã quen để tâm tại bộ phận thấp , cần trải qua một đoạn thời gian huấn luyện mới có thể sửa đổi . Đối với những người chưa tu pháp môn nào , họ rất dễ xoay vào trong tìm Phật Tánh . Vì vậy nếu tu bất cẩn sẽ biến thành chướng ngại .

Nhiều người thích tu nhiều pháp môn khác nhau , đa số cũng đạt được thần thông , nhưng những loại thần thông đó dễ dẫn dắt chúng ta vào con đường tà đạo . Cứ bận dùng thần thông sẽ làm cho quên đi cái mục đích cứu cánh giải thoát , cho nên tu để đạt thần thông không có ích lợi , lại còn có hại .

Chúng ta thường nghe nói có người có thần thông trị bệnh , biết được đời quá khứ , hiện tại , vị lai của con người , hay là thi triển bùa phép rất nổi tiếng . Thật ra không có gì hay , Sư Phụ chỉ cảm thấy loại người đó rất tội nghiệp , không những không được giải thoát còn tạo rất nhiều chướng ngại . Trải qua thời gian rất lâu vẫn chưa giải thoát được vì bị thần thông trong tam giới giữ lại , không bỏ được nên không thể giải thoát , vì nếu mê thần thông , thì rất khó tu hành pháp môn cứu cánh . Như trẻ em mê đồ chơi quá , bỏ học hành , không tiến cao được .

Khi trẻ con thấy kẹo muốn ăn , ăn quá nhiều rồi không ăn được cơm , không những bị đau răng mà thân thể lại không đủ dinh dưỡng . Cũng như đứa bé thích ngậm nắm vú , khi không có , nó sẽ mút tay , càng ngày ngón tay càng teo lại , xấu xí và yếu đi . Cha mẹ của nó phải huấn luyện rất lâu mới có thể bỏ đi cái tật đó . Nó vốn không cần phải bị sự huấn luyện này vì ngón tay dùng để viết và làm việc , không phải để mút nhưng đã lỡ thành thói quen mà quên đi công việc chính của nó , nên phải cải cách lại .

Thêm một thí dụ nữa , đứa bé nghe tiếng rao bán cà rem , tâm bị lôi cuốn nên chạy ra xem cho dù không mua . Mẹ nó đã dọn cơm nhưng đứa bé không muốn ăn , ăn vụng và ăn quà vặt đối với nó có sức hắp dẫn hơn là bửa cơm chính . Trường hợp của thần thông giống như ăn vụn hoặc ăn vặt vậy !

Các thứ thần thông đó không có nằm trong Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Các vị đại sư tuy có thần thông tối cao , nhưng khi họ dùng , không ai có thể thấy được , không phải để cho người ta biết được "ta" có thần thông . Cốt yếu chỉ để cứu chúng sanh , giúp họ thoát ly sanh tử mới dùng đến thần thông , chứ không dùng để cứu bệnh nên khác hẳn với loại thần thông bình thường . Nếu muốn dùng thần thông , trước hết hãy đạt được đẳng cấp của Phật Bồ Tát rồi mới dùng , còn không thì toàn là thần thông của ma , đều là ảo tưởng và trò chơi con nít cả .

Nhím Hoàng Kim
04-21-2008, 02:22 PM
Trí óc của chúng ta có rất nhiều lực lượng , đầu óc mà Sư Phụ gọi là MIND , không phải là tim . Bất cứ tu pháp môn nào , hễ từ "mắt trí huệ" trở xuống đều năm trong phạm vi của MIND (trí óc) này , là tu tà đạo không phải Phật đạo . Thật ra gọi là tà đạo cũng không đúng , chỉ vì trong vũ trụ nó thuộc về đẳng cấp rất thấp , thứ thần thông nhỏ đó mới nhìn thì tưởng là đại thần thông , nhưng thật sự thì hoàn toàn khác hẳn .

Trẻ nhỏ có ngũ quan và hình dạng như người lớn , nhưng nó không thể làm việc của người lớn . Sức của trẻ con có hạn , nó không biết lái xe , chỉ lái thứ xe đồ chơi mà cảm thấy tự nãn , cũng biết đọc sách nhưng chỉ đọc sách dành riêng cho trẻ em , cũng biết viết nhưng chỉ biết được một số chữ mà thôi , cho nên chúng khác với người lớn .

Thần thông của trí óc nằm trong tam giới , còn Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ngoài tam giới . Loại thần thông thông nhỏ chỉ buộc chúng ta trong tam giới , còn thần thông của các vị đại sư là thần thông của A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát , tối cao người thường không thấy được , sờ được , đoán được . Khi các vị đại sư dùng thần thông , không ai có thể biết được cho dù có thiên nhãn , người phàm phu càng không thể biết được .

Nếu dùng thần thông mà phàm phu có thể thấy được thì xét đoán ra đó không phải là thần thông cao . Xe hơi đồ chơi của trẻ em tuy có hình dạng như xe thiệt nhưng năng lực khác xa vì nó nhỏ quá không có ích dụng .

Các vị đại sư có đủ các thứ thần thông của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nhưng họ không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , vì họ có lực lượng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , chứ không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Chúng ta có thể nói rằng họ là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , và ngược lại có thể nói là không phải , bởi vì hể còn xác thân này là không phải Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nhưng trong thân lại chứa đầy lực lượng của Phật A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát , Phật Dược Sư , Đại Thế Chí Bồ Tát , Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ... đều là của họ hết . Cho nên có thể nói là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác làm việc qua xác thân của họ .

Thông thường chúng ta hay cầu từng vị một , như cầu Phật A Di Đà , nhưng bởi vì không thấy được Ngài , trí óc của chúng ta không thể nhận thức được nên không thấy cảm ứng . Chúng ta cũng không thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát , Phật Dược Sư và các vị thánh nhân khác nên có cầu cách mấy cũng không có cảm ứng nhiều . Nhưng nếu như có người đại diện các Ngài đến thế giới Ta Bà này , chúng ta sẽ giao thông được với các Ngài .

Loài người cũng vậy , nếu quen , khi nào muốn ta chỉ nhắm mắt là có thể hình tưởng đến người đó ngay , còn đối với người lạ làm sao có thể tưởng tượng được . Và không thể chuyên tâm được . Mà không chuyên tâm thì không có cảm ứng . Cho nên cần phải có một số đại biểu Phật Bồ Tát đến đây . Khi ta muốn cầu Phật Dược Sư liền nhớ đến người này , và tự nhiên thu hút được lực lượng của Phật Dược Sư vào thân thể , khỏi bệnh .

Cho nên nếu cần chữa bệnh , cầu vị minh sư tại thế đại biểu cho Phật Dược Sư mới có hiệu quả , bởi vì trong thân của người đó chứa đủ các lực lượng . Khi ta gặp khó khăn , chỉ cần cầu người đó , sẽ được ban cho lực lượng của Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc thu hút được lực lượng của Quán Thế Âm Bồ Tát từ người đó . Vị minh sư cũng là con người giống như ta và đã quen biết nên dễ tưởng nhớ đến , dễ giao cảm . Chúng ta chỉ cần cầu vị minh sư đó sẽ được toại nguyện .

Nhím Hoàng Kim
04-22-2008, 05:24 PM
Khi chúng ta đau khổ , cần hấp thụ lực lượng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát . Nếu muốn khai ngộ , cần có ánh sáng nên hấp thụ ánh sáng của Phật A Di Đà . Muốn có trí huệ , cầu Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát . Chúng ta chỉ cần cầu có một người , nhưng cầu gì đều có đó . Có người nói Sư Phụ chữa bệnh cho người , nhưng sự thật Sư Phụ không chữa vì Sư Phụ không dùng thần thông chữa bệnh . Nhưng vì một vị chân sư có đủ các lực lượng , chỉ cần mình cầu xin , lực lượng tự nhiên đến mà Sư Phụ không cần động tay cũng không cần biết thần thông . Sư Phụ đã nói rồi , biết thần thông cũng như trẻ em chơi đồ chơi mà thôi .

Thần thông của một vị đại sư không thể gọi là thần thông , nó là loại phép gia trì tối cao , cứu người nhưng không cứu người (không phải kiểu thường). Có người khi tọa thiền thấy Sư Phụ là Lục Tổ Huệ Năng , hay là Bồ Đề Đạt Ma , Phật Thích Ca Mâu Ni , Địa Tạng Vương Bồ Tát , Phật A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát ... Thật ra Sư Phụ chỉ là một người nhưng mỗi người thấy khác nhau . Không phải Sư Phụ hóa thành Quán Thế Âm Bồ Tát với người này , thành Phật A Di Đà với người kia , mà là lực lược lượng toàn vẹn của Sư Phụ bên trong hóa ra , nên mọi người chỉ thấy được một phần nhỏ của lực lượng đó mà thôi . Khi họ thấy được phần nào , nói Sư Phụ là vị đó ; họ không thấy được Sư Phụ nguyên vẹn , chỉ thấy được một phần nhỏ như tai hay tay , còn chân , đầu và những bộ phận khác bên trong họ vẫn chưa thấy được .

Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm một vị Đại Sư . Vị Đại Sư có đủ các lực lượng . Ngài không cần làm gì mà chúng ta muốn gì được đó . Ngài có lực lượng toàn mỹ , nên tất cả đều tự nhiên như vậy . Một đóa hoa không cần cho ta mùi thơm mà tự nhiên nó thơm . Nước hoa hay dầu thơm cũng vậy , ta mới ngửi liền cảm thấy thơm , không cần bảo nó thơm đi , nó cũng thơm mà không phải suy nghĩ .

Nước suối không cần phải phát ra tiếng reo lớn , để bảo cho chúng ta biết nó là nước , cũng không có ý niệm cho chúng ta nước uống , nó tức là nước . Chúng ta muốn uống thì đến uống , nước không cần phải mời hay để ý đến chúng ta , chỉ cần tìm ra nước thì cứ uống .

Nhím Hoàng Kim
04-23-2008, 02:20 PM
Khi ta cầu Phật Bồ Tát , chỉ cầu được một bộ phận mà thôi , nếu muốn cầu toàn bộ , tốt nhất nên tìm vị chân sư tại thế có đầy đủ các sức gia trì . Giả sử có người chỉ cầu tâm từ bi hay thoát khỏi đau khổ , đương nhiên có thể cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , còn vấn đề có cảm ứng hay không thì phải coi quý vị có thành tâm hay không . Muốn cầu sanh cõi Tây Phương cũng có thể cầu Phật A Di Đà và có được sanh nơi đó hay không , cũng là chuyện khác nữa !

Nếu chúng ta có thể tìm được một vị có tất cả lực lượng của Phật A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát ... thì an toàn hơn , vì vị đó không trốn đi đâu ngoài thế gian này . Khi chúng ta cầu Phật A Di Đà hay Quán Thế Âm Bồ Tát , không thể thấy được các Ngài lại không biết các Ngài có đến giúp không . Còn vị minh sư có đầy đủ lực lượng của Bồ Tát sống trước mắt , chúng ta thấy được và quen biết được nên Ngài có muốn trốn cũng không thoát , vì vậy chúng ta mới có chỗ nương tựa , an toàn . Muốn cầu Phật Bồ Tát nên tìm những người như vậy , vì họ là đại biểu của Chư Phật Bồ Tát , được lực lượng của các Ngài ban cho . Cũng như có người tội phạm sắp bị tử hình , trong giây phút cuối quốc vương sai cận vệ đem lịnh xá tội , nên không ai dám xử tội hay nói lời nào . Người đem lịnh dĩ nhiên không phải là quốc vương nhưng người đó có lịnh , đại diện cho uy quyền và lực lượng của quốc vương nên mọi người phải phục lịnh , cả tội nhân cũng nhờ lịnh mà được thoát chết .

Muốn cứu tội nhân , nên tìm người có lịnh ân xá của quốc vương mới kịp , bởi vì không biết quốc vương ở đâu mà tìm . Nước xa không thể dập tắt lửa gần , nếu đợi cho quốc vương mến thì đã quá trễ vì đoàn người hộ tống đi rất chậm , nên mới phải có một người đem lịnh vua mới được mau lẹ hơn . Tuy rằng người cầm lịnh không phải là quốc vương nhưng đại biểu cho quốc vương đến cứu người , coi như có uy quyền của quốc vương .

Vị chân sư tại thế cũng vậy , tuy không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , nhưng có đủ lực lượng của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , vì Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ban cho vị đó phẩm chất và uy quyền , nên Ngài có thể cứu bất cứ người nào . Khi Sư Phụ nói : "Phật không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , nhưng Phật cũng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , mới nghe rất mâu thuẫn , không biết quý vị đã hiểu chưa ?

Nhím Hoàng Kim
04-23-2008, 02:22 PM
Học trò của Sư Phụ khi thiền thất đều thể nghiệm được lược lượng của mình càng lúc càng phát triển , càng ngày càng nhiều . Lực lượng từ đâu đến ? Thí dụ có một nhà phát điện , chỉ một sợi dây tiếp nối là toàn quốc có thể sáng , nấu cơm , đun nước , xem tivi đều được . Đường dây càng lớn , điện dẫn càng nhiều nhưng nếu dây quá nhỏ mà dùng điện nhiều quá dễ bị cháy . Nếu như dây điện lớn dẫn luồng điện mạnh thì sẽ làm được nhiều việc . Thí dụ nguồn điện có thể cung cấp cho toàn quốc thì điện lực của dây điện có thể cung cấp cho xóm làng . Nếu như không biết dùng điện , dù có điện lực cũng không ích lợi gì , nhà cửa vẫn tối tăm , vì không có dây dẫn điện . Mỗi ngày có ngồi cầu , điện lực cũng không thể phát cho chúng ta xài được .

Đại để tử của một vị chân sư đến nơi nào , nơi đó sẽ có sức gia trì , vị đại để tử mới đến , chỗ đó liền đổi khác . Người đệ tử đã có lực lượng như vậy , nói chi đến Sư Phụ của họ . Cho nên bất cứ chúng ta học gì , phải biết có kết quả hay không , chứ không phải mù mờ bắt chước theo người ta niệm Phật , niệm chú , tu mật , tu thiền , chỉ tổn phí thời gian mà thôi . Đệ tử theo Sư Phụ học không bao lâu cũng có lực lượng gia trì nên tự họ cảm thấy pháp môn này hữu dụng , cảm ứng được là pháp chân chính . Nếu không , làm sao biết được công đức và sức gia trì của pháp môn này ?

Thí dụ chúng ta làm việc cả mấy tháng mà chưa được trả lương thì làm sao chúng ta biết được là người chủ có tiền hay không ? Nói là có tiền mà không phát lương , người ta gần chết đói mà vẫn chưa được trả tiền , như vậy đâu phải là chủ ? Toàn là gạt người , biết đâu người chủ cũng sắp chết đói . Nếu cả hai bên đều nghèo mà ta còn xem họ là chủ thì có phải là khờ dại lắm không ? Muốn làm chủ nhân phải có vốn , mỗi tuần hoặc mỗi tháng đều phải phát lương để cho chúng ta sinh sống . Nếu như cứ bảo chúng ta cố gắng làm việc mà không trả tiền , thì còn kính nể và gọi họ là ông chủ để làm gì ?

Muốn nhận định một người là Sư Phụ , đáng được tôn kính thì phải biết lực lượng của người đó , và họ cũng có thể cho mình ít nhất ban đầu một chút lực lượng , như vậy mới có tư cách làm thấy của chúng ta . Vì trí huệ của họ nhiều hơn ta , đẳng cấp cao hơn , lực lượng lớn hơn nên chúng ta mới tôn người đó làm thầy . Không phải nghe người nào đó tự xưng là thầy , liền cúi đầu đảnh lễ , quy y theo học . Rồi họ không thể cho mình cái gì hết , vẫn luân hồi , sanh tử , vô minh , thầy trò đều chịu khổ trong tam giới , như vậy tôn họ làm thầy để làm gì ?

Khi ta gọi một người là Sư Phụ , nghĩa là xưng tôn vị đó làm thầy , đồng thời cũng là cha , vì vị đó có thể dạy dỗ chúng ta và như cho chúng ta một sanh mạng . Cho nên một vị thầy phải có thể cho chúng ta "sanh mạng", không để cho chúng ta đời đời kiếp kiếp luân hồi sanh tử , như vậy mới là thầy , còn không làm được thì đừng tự xưng là thầy . Không phải cạo đầu là có thể làm thầy , để cho người ta tôn kính cúng dường , thầy như vậy chỉ là một thứ tên xưng chứ không có lực lượng thật của một vị chân sư .

Tôn xưng "Thầy" là vì vị đó có thể dẫn chúng ta giải thoát , chỉ cho chúng ta tìm được "Sư Phụ" của mình (hay là chủ nhân , chân thể , diện mục bản lai). Tôn xưng "Cha" là vì vị đó như người cha , sanh trở lại "Chân Thể" của chúng ta , để cho chúng ta vĩnh viễn không chết . Người cha phàm phu của chúng ta còn tối thiểu có thể cho chúng ta xác thịt . Còn người thầy tầm thường không thể cho chúng ta cái gì cả , không cho được xác thịt , càng không thể cho được chân thể . Họ còn chưa tìm được chân thể của họ làm sao có thể cho người khác ? Những người thầy đó không phải là chân sư , quý vị hiểu rõ chưa ?

Nhím Hoàng Kim
04-23-2008, 02:31 PM
Chân Sư Có Lực Lượng Của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (2)

Thuyết Pháp Tại Trung Tâm Tịnh Tọa Vô Lượng Quang

Ngày 19 tháng 4 năm 1987


Quý vị có biết Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là gì không ? Nếu giáo dân của Thiên Chúa Giáo không thích hay không quen với danh từ của Phật Giáo thì có có dùng danh từ của "Thượng Đế" để thay thế , còn Lão giáo gọi là "Đạo". Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , tiếng Phạn là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , trong kinh Phật gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa . Tiếng Phạn của Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là MAHA PRAJNA PARAMITA . Bây giờ Sư Phụ nói Phật không phải là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề . Sư Phụ nói Phật tức chỉ Phật tại thế , không phải Phật cõi Tây Phương , tuy nhiên Phật cõi Tây Phương và Phật tại thế đều không phải là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề . Bởi vì trước đây Sư Phụ đã nói rồi , một vị Phật tại thế có đủ các phẩm chất trong thân , có Phật hiện tại , quá khứ , vị lai , thập phương tam thế chư Phật , các Bồ Tát , các Long Thần Hộ Pháp và tất cả các lực lượng siêu phàm . Ngài muốn cứu người nào liền có thể cứu ngay , không cần biết người đó đã được truyền Tâm Ấn hay chưa .

Truyền Tâm Ấn là gì ? Chúng ta gọi tắc là "ấn tâm", tức là khi truyền pháp tối cao này giúp cho "mắt trí huệ" hay "Phật nhãn" mở ra . "Phật nhãn" nằm tại đây (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ). Phật tử đều biết giữa tran của Phật Thích Ca có một chấm đỏ , điểm đỏ thể hiện cho Phật nhãn hay con mắt thứ ba . Các vị thiền tông thời xưa thường nói : "Như Lai 'Chánh Nhãn Tạng' từ Ma Ha Ca Diếp truyền xuống", là lý do đó . Nhưng ngày nay đa số đều không biết , tuy rằng có rất nhiều pháp môn tu hành nhưng đều không có liên quang gì đến "Nhãn tạng". Hình như chánh pháp nhãn tạng đã bị thất truyền vậy .

Trong Thánh Kinh có nói : "Nếu như mắt sáng của người biến thành một , toàn thân của người sẽ rất sáng". Ấn Độ giáo cũng có nói đến con mắt trí huệ , theo tiếng Phạn gọi là TISRA TIL . Thật ra tất cả các tôn giáo vốn đều như nhau . Khi họ tu đến một đẳng cấp nào đó thì họ bắt đầu đi hoằng pháp , nhưng vì đẳng cấp của họ khác nhau nên phải coi công lực tu hành của họ mà định , chứ không phải họ tu khác pháp môn (Quý vị xem lại quyển Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ , Hiện Đời Giải Thoát , tập 1 , chương 8). Sư Phụ không muốn phân tách ở đây đẳng cấp của các vị tu hành thời xưa cao hay thấp , nêu muốn biết , ta chỉ cần đọc sách giáo lý của họ là có thể phán đoán ngay .

Trong lúc Thiền Thất , Sư Phụ có nói khi Lục Tổ Huệ Năng lãnh y bát đẳng cấp của Ngài đã tới đâu rồi , những người đến thiền lúc đó đều rõ , chúng ta chỉ cần đọc bài kệ Ngài làm là biết được đẳng cấp của Ngài .

Nhím Hoàng Kim
04-23-2008, 02:33 PM
Ngày xưa các vị thiền sư khi khai ngộ hay có thể nghiệm , họ liền viết xuống , thầy của họ chỉ cần đọc một lần là biết trình đọ của họ đến đâu . Khi chúng ta thọ pháp rồi cũng vậy , có thể nghiệm phải viết xuống để Sư Phụ biết được đẳng cấp của quý vị . có sao viết vậy , vì người tu hành không nói láo , nếu như phạm giới sẽ như thế nào ? (Học trò đáp : "Xuống địa ngục"). Phải ! Sẽ xuống địa ngục . Nói láo tức là 'chưa thấy chứng nói chứng', mình chưa đạt đến đẳng cấp đó mà nói đã được , chưa thấy 'thầy bên trong' hay 'Phật Bồ Tát' mà nói đã thấy . Đó là gạt người , là đại vọng ngữ , phạm tội rất nặng , phải đọa vào địa ngục . Cho nên người tu hành không thể nói dối .

Tuần trước Sư Phụ nói Phật tại thế là A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề , hôm nay nói thêm . Cũng có người gọi đó là "Thượng Đế" hay "Đạo".

Bây giờ Sư Phụ vẽ một vòng tròn , trong đó có hai phần , một tối một sáng , khác hẳn nhau . Chúng ta quan sát vũ trụ sẽ thấy rõ , có ban ngày , ban đêm , có người tốt kẻ xấu , có thiên đàng , địa ngục , có chỗ đẹp , chỗ xấu ... và tất cả đều từ "Đạo" này mà ra , từ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , đại trí huệ này đến . Nếu không phải từ đó thì từ đâu ?

Giả sử có một vị Thượng Đế , tất cả những vật kể trên đều do Ngài tạo ra nên phải nói Ngài rất tốt và cũng rất xấu . Ngài làm thiên đường cho người hưởng khoái lạc , cũng tạo ra địa ngục để trừng phạt người . Thế giới Ta Ba này cũng từ Ngài mà ra , ở đây cũng có lúc chúng ta rất khoái lạc nhưng thời gian vui vẻ thì ít mà khổ đau thì nhiều . Cho nên A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vốn có tốt có xấu . Trong hình Thái Cực của Đạo giáo cũng có nửa đen nửa trắng , bên đen có chấm trắng , bên trắng có chấm đen là nghĩa như vậy .

Đen và trắng tượng trưng ho âm dương . Mặt đen tối dơ bẩn là âm , nghiệp chướng nặng nề , rất đau khổ và đầy sự áp lực . Dương tượng trưng cho sự đẹp đẽ , sáng tươi , nhẹ nhàng , khoái lạc , tự tại . Thật ra lực lượng tốt hay xấu đều đồng một ý , nên chúng ta đừng tranh luận tôn giáo nào tốt hơn . Chúng ta nên tu hành , đẳng cấp khá rồi mới hiểu được vì sao phải có âm dương .

Bất cứ người nào có được chìa khóa thần bí , có thể giúp chúng ta mở chỗ bí mật của vũ trụ , chỉ dẫn chúng ta đạt được trạng thái âm dương quân bình , không cần biết vị đó theo Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo , Đạo Giáo cũng được , có được năng lực này là Đại Đạo Sư .

A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vốn không có gì tốt , vì đã tạo ra địa ngục và tình trạng xấu cho chúng ta đoạ vào . Rất có thể chúng ta vốn không thích tới thế giới Ta Bà này , nhưng nó lại đưa chúng ta đến đây . Có một số người không muốn đầu thai làm người , nhưng khi chào đời có ai hỏi ta có muốn được sanh ra hay không ? Vũ trụ này đương nhiên có nhiều nơi rất đẹp , rất vui nhưng cũng có nơi rất đau khổ , có sanh lão , bệnh , tử . Những trạng thái đó đều do A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tạo ra .

Nhím Hoàng Kim
04-23-2008, 06:13 PM
Bất cứ tôn giáo nào cũng đều nói Đạo sanh ra vạn vật trong vũ trụ , Thánh Kinh gọi đó là "Thượng Đế". Phật Thích Ca Mâu Ni dùng những danh từ như "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề", "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", hay là "Đại Trí Huệ", "Lực Lượng Tối Cao" đều chỉ là một thứ . Vì sao gọi là đại trí huệ , vì nói biết hết mọi việc , phạn văn là MAHA PRAJNA PARAMITA là hoàn mỹ .

Trí huệ này có thể tạo thiên đường , cho nên tốt hay xấu cũng từ đó mà ra , vậy thì nó có tốt không ? Bởi vì chúng ta đều thích vui , sợ khổ , không ai thích địa ngục và thật sự có địa ngục . Nó sẽ không hỏi chúng ta có thích hay không mà đã tạo một cái đợi sẵn ở đó , chỉ chờ chúng ta sơ ý là rơi vào .

Nếu quý vị đọc qua Kinh Địa Tạng sẽ thấy , Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nói : "Ngươi trên cõi Ta Bà mỗi một niệm đều tạo rất nhiều nghiệp chướng , không lẽ chúng ta vĩnh viễn không thể giải thoát ?

Trong Thánh Kinh cũng có nói là khi chúng ta mới sanh ra là đã có tội của tổ tông rồi , vậy thì bao giờ chúng ta mới được giải thoát ? Tội của tổ tông nghĩa là gì ? Phật Giáo gọi là nhân quả luân hồi . Tổ tông là tiền thân của chúng ta , vì đời trước đã tạo nghiệp nên bây giờ sanh ra để nhận quả báo . Trong Kinh Thánh còn nói : "AS YOU SOW , SO SHALL YOU REAP". "Trồng nhân gì thì được quả đó". Đa số những người Thiên Chúa Giáo nghĩ rằng chỉ có Phật Giáo mới nói về nhân quả luân hồi , nhưng thật ra trong Kinh Thánh cũng có nói rất rõ : "Trồng nhân gì thì được quả đó", nghĩa là luân hồi . Khổng Tử cũng có nói : "Kỷ sở bất dục , vật thí ư nhân", bất cứ việc gì nếu mình không thích thì đừng làm cho người khác , như vậy sẽ tránh được những tình trạng không ưa thích đó , cũng là giáo lý của nhân quả .

Sự thật là tôn giáo nào cũng có nói đến luật nhân quả , có tôn giáo nhấn mạnh , có tôn giáo không nói rõ lắm . Trong một đời người khó thấy được nhân quả , cho nên có nhiều người thắc mắc hay hỏi Sư Phụ , vì sao có người cả đời tạo ác nghiệp , không bố thí , không tin tôn giáo , cũng không có thầy , nhưng suốt cuộc đời đều giàu sang , thong thả .

Có vài đệ tử đi theo Sư Phụ kiếm đạo tràng , vì nhà thuê đã bị người chủ bán , nên than phiền : "Sư Phụ ơi , họ xấu như thế , dùng bẫy bắt chim , giết gà , giết heo , mà lại ở chỗ lớn , đẹp và sang , còn chúng ta là người tu hành mà cả chỗ ở cũng không có".

Nhím Hoàng Kim
04-24-2008, 04:30 PM
Thật ra những thứ đó chỉ là phước báu nhỏ mà thôi , nếu ngày mai lửa cháy nhà , cháy sạch cả , thì có phải trở thành tay không ? Có lúc trong rừng cũng cosh ỏa hoạn , cháy rừng hay động đất sập nhà chết người , nên có chỗ tốt để ở , đời sống nhàn rỗi chỉ là phước báu của nhân thiên mà thôi . Có thể đời trước bố thí , cất chùa ... nên đời này có tiền hơn . Chúng ta tu hành được phước báu siêu thế giới , được vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử luân hồi , ở những nơi sáng lạng của "Đạo" và không còn bị liên hệ với những nơi tối tăm . Phước báu của chúng ta là có thể đến được nơi tốt trong vũ trụ , nơi đó là đất Phật . Trong "Đạo", phần trắng là cửa Phật , là nơi giải thoát ; phần đen là sanh tử luân hồi , bao gồm thiên đường , địa ngục , thiên nhân , phước báu , nhân quả ... Thế giới Ta Bà cũng là một trường học , là nơi để cho chúng sanh học tập , đợi họ học xong và biết được nơi này là đen tối thì mới trở về nơi sáng lạng .

Trên thế giới Ta Bà , khi mình đã học xong thì tốt nghiệp ra trường , xa Sư Phụ , và không còn bị la rầy . Làm bã sĩ , luật sư , làm thương gia , chính trị gia hay là tổng thống , bất cứ ngành gì , chức vụ gì thì trước kia họ cũng đã đi học qua . Lúc họ còn ở trường họ cũng rất cực khổ , rất siêng năng trong nhiều năm mới có thể thành kỹ sư , bác sĩ ...

Muốn thành Phật cũng vậy , phải đến thế giới Ta Bà học tập , khi đã thành Phật rồi mới có thể về nơi sáng lạng . Cho nên Phật nhập Niết Bàn không phải Ngài đã thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , bởi vì Ngài không có phẩm chất của A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cũng như không có phẩm chất của phàm phu . Đương nhiên nếu Ngài muốn , Ngài cũng vẫn có thể đạt được toàn diện đẳng cấp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , nhưng một vị Phật lúc còn tại thế đã là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nhưng đồng thời cũng không phải là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .

Sư Phụ đã nói rồi , bởi vì A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề có lực lượng toàn năng bao gồm tốt và xấu , vị Phật tại thế tuy rằng lực lượng gì cũng có , nhưng Ngài chỉ sử dụng lực lượng tốt mà thôi , vì tâm trí và trạng thái của Ngài đều trụ trong lực lượng tốt . Vẫn có thể gọi Ngài là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vì Ngài có uy quyền để cứu người từ nơi đên tối lên nơi sáng sủa , từ địa ngục lên thiên đường . Ma Ngài không phải là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vì Ngài hoàn toàn dùng tới lực lượng xấu của A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .

Lần trước Sư Phụ cũng đã cho ví dụ là Phật tại thế cũng như sứ giả , chỉ cứu người mà thôi . Còn quốc vương có thể cứu người và giết người , tự thân là pháp luật , có thể sửa đổi pháp luật . Vị sứ giả tuy có uy quyền của quốc vương , cứu người sắp bị tử hình , nhưng không như quốc vương có thể hạ lịnh giết người .

Một vị Phật hay một vị thầy tại thế cũng chỉ cứu người mà thôi . Ngài đạt được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (đẳng cấp tối cao), có uy quyền và lực lượng tối cao này , nhưng chỉ dùng phần tốt mà thôi . Tại Ấn Độ , một vị Phật hay minh sư tại thế rất được tán thán , không có ngôn ngữ nào để diễn tả hết được .

Nhím Hoàng Kim
04-26-2008, 12:11 PM
Trong kinh điển có nói rằng nếu như gặp được một vị chân sư hay Phật tại thế là phước báu lớn nhất , vì nếu không gặp được họ thì không có cách nào giải thoát . Tiếng Phạn gọi Phật là Buddha , tạm dịch là Phật Đà , ám chỉ một người đại khai ngộ , hay một người đã lão luyện trong trí huệ , biết và hiểu mọi việc .

Ở Trung Hoa có vị "Lẫo Tử", tên thật của vị đó là Lý Nhĩ , người đời sau đều tôn xưng Ngài là "Lão Tử", bởi vì Ngài là một vị thầy , một linh hồn rất lão thành , cái gì cũng biết . Mọi người đều tôn kính vị thánh nhân này nên mới gọi như vậy và vì người Á Châu đều tôn kính người già . Ở Ấn Độ , nếu một người rất thông minh , có nhiều trí huệ được gọi là "Huệ Lão".

Sư Tổ của Sư Phụ khi còn tại thế , có một đệ tử là một "Huệ Lão" cho nên đồng tu đều gọi vị đó là Buddha . Ý của họ không phải muốn nói vị đó là Phật , mà xưng rán vị đó là người già có trí huệ , nhưng thật ra vị này còn rất trẻ . Cho nên Buddha không phải chỉ để gọi Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi . Người đắc đạo , đại khai ngộ , được MAHA PRANA PARAMITA (Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa), người có "Đại Trí Huệ" đều là Buddaha , tiếng Trung Hoa dịch là Phật Đà , gọi tắc là Phật , Phật tử ngày nay đều tưởng rằng chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mới là Phật , vì sao thế ? Bởi vì Ngài nổi danh nhất , dù đã trải qua hai ngàn năm .

Thí dụ , khi nhắc đến thánh nhân , chúng ta đều nghĩ đến Lão Tử bởi vì Ngài rất nổi tiếng . Kinh Đạo Đức của Ngài cho đến bây giờ chưa có ai sánh kịp , Ngài có tài viết văn , có thể viết ra thể nghiệm , nên khi chúng ta đọc sách đó liền nghĩ rằng Ngài là thánh nhân độc nhất . Thật ra còn rất nhiều vị đạo gia khác , đẳng cấp cũng không kém Ngài , nhưng có thể họ không thích viết ra , hay không biết viết ra , hoặc không có đệ tử giỏi để truyền pháp môn , nên không nổi danh như Lão Tử .

Thêm một thí dụ nữa , Lục Tổ Huệ Năng là vị thiền sư nổi tiếng nhất tại Trung Hoa , trong hành tổ của Thiền Tông , chỉ có Bồ Đề Đạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng là có danh , vì sao vậy ? Bởi vì hai Ngài có điểm đặc sắc . Bồ Đề Đạt Ma là vị thiền sư đầu tiên đến Trung Hoa , lại khổ tu thiền định trong chín năm . Lục Tổ Huệ Năng lúc chưa xuất gia là một cư sĩ , đến đạo tràng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn học thiền , mỗi ngày giã gạo trong bếp mà mới tám tháng đã lãnh y bát của thầy rồi . Là một người đốn củi không biết chữ , mỗi ngày giã gạo mà trong tám tháng đã có thể kiến tánh thành Phật , thật là kỳ lạ . Chính vì thế mà hai Ngài rất nổi tiếng .

Thiền Tông đương nhiên vẫn còn có Tổ khác , như Tổ Huệ Khả , Tăng Xán , Đạo Tín ... nhưng vì họ không có điểm đặc biệt nên ít người biết đến . Bồ Đề Đạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng vốn chỉ có tiếng ở các nước Á Châu , như Việt Nam và Trung Hoa mà thôi , nhưng từ khi Phật pháp truyền sang Tây Phương thì các Ngài trở nên nổi tiếng trên thế giới , Phật thích Ca Mâu Ni cũng nổi tiếng thế giới , vì Ngài vốn là một hoàng tử mà lại có thể bỏ cả ngai vàng , bỏ vợ con , danh lợi để tu hành khổ cực hơn sáu năm . Một người tuổi còn trẻ mà đã có đạo tâm cao như vậy nên rất nổi danh .

Nhím Hoàng Kim
04-27-2008, 05:56 PM
Xưa kia Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ có tiếng ở Ấn Độ thôi , đến khi vua A Dục tin Phật Giáo , Phật Thích Ca Mâu Ni mới nổi danh toàn thế giới , tại sao vậy ? Bởi vì lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn chỉ được ba trăm năm , vẫn còn là thời chánh pháp , các đệ tử của Ngài còn có thể truyền pháp , chưa bị biến chất . Vua A Dục theo đệ tử của Phật học đạo , đương nhiên được chứng Bồ Đề và khai ngộ . Đọc những lời văn , ta biết được vua A Dục là một người rất khai ngộ , minh tâm kiến tánh . Sau này vua A Dục đem hết tâm lực làm cho Phật Giáo được tryền bá đến nhiều nơi kể cả phái con và thân nhân đi Miến Điện , Tích Lan , Thái Lan ... hoằng pháp , cho nên Phật Thích Ca mới được nhiều người trên thế giới biết đến .

Nếu không nhờ vua A Dục , biết đâu chừng Phật Thích Ca cũng chỉ như các vị minh sư khác tại Ấn Độ . Ở Ấn Độ cũng còn những vị minh sư khác như Kabir , Tuisidas ... nhưng chỉ nổi tiếng tại Ấn Độ mà thôi , vì họ không có đệ tử như vua A Dục . Thật ra các Ngài đều nói đạo lý giống của Phật và cũng như Bồ Đề Đạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng , không lưu lại nhiều tác phẩm . Phật Thích Ca đã nói nhiều rồi , các Ngài chỉ cần dẫn chứng lời của Phật Thích Ca Mâu Ni , rồi thêm vào một ít bình luận là đủ rồi .

Phật Thích Ca truyền pháp trong bốn mươi năm , Ngài nói từ thiên đường đến địa ngục và thế giới A Tu La ... , đều có cả , người sau chỉ cần dẫn chứng kinh điển của Phật Thích Ca Mâu Ni là đủ . Nhưng nếu chỉ giảng kinh vẫn chưa có thể ngộ được , vì giảng kinh chỉ là giáo lý , còn phải có pháp môn và sự khổ công tu hành phối hợp mới được . Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế cũng vậy , Ngài dạy các đệ tử các phép tu hành , đồng thời cũng dạy họ giáo lý , cần có hai thứ . Khi học y khoa cũng cần một bên đọc sách , một bên thực tập , nếu không thì không thể trở thành sĩ giỏi được .

Muốn thành đạo , bất cần chúng ta tin tôn giáo nào , nếu như chúng ta không hiểu rõ kinh điển , hiểu lầm ý chánh của vị giáo chủ , chúng ta không thể tìm ra thiên đường . Muốn hiểu rõ kinh điển thì phải tìm chân sư , một vị Buddha hay một vị thầy tại thế . Phật Thích Ca Mâu Ni nói :"Nếu như không có Phật lực gia trì , chúng ta không thể tu thành Phật". Ý của Ngài là chỉ Phật tại thế , chân sư tại thế , như Sư Phụ đã nói qua , Buddha là Phật tại thế .

Người Ấn Độ đều hiểu rõ việc đó , vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là thánh địa , đi đến đâu cũng đều gặp được người tu hành . Nếu viếng thăm Ấn Độ sẽ thấy nơi nào cũng có hòa thượng áo vàng . Bây giờ có người mặc áo trắng nữa vì tông phái khác nhau . Ở Tây Tạng có Bạch Giáo , Hoàng Giáo , Hồng Giáo ... Khi vị giáo chủ của họ mặc áo nào , đệ tử vì tôn kính thầy của họ nên cũng mặc y phục giống như vậy và biến thành tôn phái khác nhau .

Nhím Hoàng Kim
04-27-2008, 05:58 PM
Ở Ấn Độ , nơi nào cũng nhìn thấy người xuất gia , họ tượng trưng cho đời sống đơn thuần nhưng cao đẹp , loại người có trí huệ . Vì truyền thống tu hành nên người Ấn Độ rất tôn kính một vị Phật tại thế . Nếu chúng ta đọc những sách nói về sự tu hành và tọa thiền của người Ấn Độ sẽ biết họ tán thán một vị Phật , chân sư tại thế như thế nào . Họ nói : "Mình muốn lên thiên đường , muốn được gặp Thượng Đế , muốn thành Phật , trở thành chúng sanh cao quý , mà không có sức gia trì của thầy mình thì không thể như ý được". Vì sao vậy ? Thí dụ như Ngài A Nan theo hầu Phật Thích Ca Mâu Ni mấy năm , mỗi ngày ở bên cạnh Phật , nghe được nhiều giáo lý , và giáo lý nào của Phật Ngài cũng đều hiểu rõ , đều ghi nhớ , nhưng Ngài vẫn không thể đạt được đại trí huệ , mãi đến khi Phật lìa đời , lần đầu tiên tăng chúng tập kết kinh điển , Ngài mới khai ngộ . Làm sao mà Ngài khai ngộ được vậy ?

Bởi vì cuối cùng Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp Môn Quán Âm cho Ngài nên Ngài mới có thể khai ngộ , còn trước kia thì không thể được , tuy rằng Ngài trang nghiêm nhất , nghe được nhiều nhất và việc gì cũng ghi nhớ hết . Nhờ có A Nan , chúng ta mới đọc được kinh điển lưu truyền từ đời Phật Thích Ca Mâu Ni và có tài liệu tham khảo . A Nan cũng có thần thông , Ngài cũng có thể bay vào tù ngục để giảng kinh cho hoàng hậu Vi Đề Hy . Một người thông minh , văn chương giỏi , lại có thần thông , tu hành vĩ đại như thế mà vẫn chưa được khai ngộ , vẫn cần phải tu Pháp Môn Quán Âm một thời gian sau mới khai ngộ .

Tại vì sao mà Sư Phụ nói chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể khai ngộ ? Bởi vì A Nan ngày ngày hầu Phật , có học qua rất nhiều pháp môn như hô hấp , niệm Phật , niệm Quán Âm Bồ Tát , niệm Phật A Di Đà ..., kinh điển gì , pháp môn nào cũng biết . Lúc Phật Thích Ca Mâu giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ , Ngài cũng có ở đó , và cùng Ma Ha Mục Kiền Liên bay vào tù bà hoàng hậu niệm Phật . Nếu chỉ niệm Phật là đủ , sao Ngài không tiếp tục niệm Phật A Di Đà ? Sao Ngài không học phương pháp Phật đã dạy trong kinh "Quán Vô Lượng Thọ", quán tưởng Phật A Di Đà ? Tại sao còn phải tu Pháp Môn Quán Âm ? Bởi vì những pháp môn đó đều không đủ dùng , không đủ tốt , chỉ có Pháp Môn Quán Âm mới là pháp môn tối cứu cánh .

Phật Thích Ca Mâu Ni giảng bất cứ kinh , chú , pháp môn nào cũng đều có A Nan hiện diện , nếu như những pháp môn đó đã đủ tốt thì Phật cuối cùng đã không còn cần phải dạy A Nan tu Pháp Môn Quán Âm . Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm , khi hai mươi lăm vị Bồ Tát tự thuật những cách tu hành của họ , Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chỉ tán thánh Pháp Môn Quán Âm . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chỉ tán thán Pháp Môn Quán Âm , Ngài khuyến khích chúng sanh , nếu như muốn thành Phật thì nên tu Pháp Môn Quán Âm . Nếu Phật Thích Ca Mâu Ni không thương tưởng A Nan , chỉ để cho tu những pháp môn thấp thôi , Ngài A Nan không thể nào khai trí huệ được , nên Phật mới truyền Pháp Môn Quán Âm cho A Nan , để A Nan khai đại ngộ .

Nhím Hoàng Kim
04-27-2008, 06:00 PM
Ở Ấn Độ người cầu đạo đều biết là cần phải tìm một vị chân sư , đảnh lễ vị thầy đó và xin vị thầy đó truyền pháp môn đại trí huệ này thì mới có thể giải thoát . Họ có thể làm bất cứ việc gì chỉ cần cho thầy họ vui , thương họ và gia trì cho họ , giúp cho họ mở cửa trí huệ , để được giải thoát là đủ rồi . Cho nên họ mới tán thán thầy của họ cao hơn Thượng Đế , cao hơn A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề . Thượng Đế thì đẩy họ đến thế giới đen tối này chịu khổ , còn thầy của họ thì giúp họ giải thoát vòng sanh tử luân hồi .

Người Ấn Độ gọi thầy của họ là "GURU", có nghĩa là người trừ đi sự tối tăm , tiếng Trng Hoa gọi là "Minh Sư", những ngươi này có thể giúp cho chúng ta minh bạch , khai ngộ . "Ngộ" có hàm ý là minh bạch , nếu như có một vị thầy có thể giúp cho chúng ta khai ngộ thì vị đó tức là minh sư , chân sư , hay GURU . Bất cứ chúng ta có làm bao nhiêu công đức , phước báu , cất chùa lớn , bố thí tài sản ... đều là vọng ngoại , nếu người thầy không cho chúng ta chìa khoá để chúng ta đi vào , làm sao có thể tu hành ? Lực lượng gia trì của chân sư chỉ là lòng thương của vị thầy , nếu như không có lực gia trì của vị thầy , chúng ta không có cách nào giải thoát được .

Thời xưa tại Ấn Độ , có nhiều người đem hết tài sản trao cho minh sư rồi cam chịu nhiều cực khổ , trèo núi lội sông , chịu nhiều khảo nghiệm , làm bất cứ việc gì chân sư bảo họ chỉ vì muốn "cầu" pháp môn tối cứu cánh để giải thoát .

Tôn Giả Mật Lạc Nhất Ba (Milarepa) chịu khổ cực nhẫn nhục đến bảy năm , mỗi ngày phải chịu khảo nghiệm rất gắt gao , cho đến bị đánh đập , chưởi bới vô lý . Mỗi ngày đi cất nhà , cất xong bị cố ý phá hoại , bắt cất trở lại , bất cứ Ngài làm điều gì cũng đều bị chê bai . Qua bảy năm sau vị thầy mới truyền pháp cho Ngài . Người tu hành thời xưa có "đạo tâm" như vậy mới thành đạt , mới lưu danh đến đời sau , cho nên đến ngày nay chúng ta biết tên các Ngài .

Còn những người mới tu được một ít , rồi ra ngoài phỉ báng Sư Phụ , chê bai người khác thì vĩnh viễn chẳng được gì hết . Nếu thầy của họ có tâm từ bi lo cho họ , dẵn họ đến thế giới A Tu La ở cũng đã là quá tốt rồi , còn không họ phải đọa vào địa ngục . Người phỉ báng thầy đời đời kiếp kiếp không tìm được minh sư , cả tên cũng không nghe được , nói chi là gặp minh sư .

Người thời nay rất khó dạy , vì bây giờ là thời mạt pháp . Có thể là các nước có phong tục , cá tính khác nhau , cho nên ở Ấn Độ , dân vẫn dễ dạy hơn . Ở đó đời đời kiếp kiếp là thánh địa tu hành , từ nhỏ người dân đã ăn chay , học kinh điển cho nên đến dạy là họ tiếp nhận ngay . Họ rất khiêm tốn , khát vọng được đắc đạo , và có đạo tâm cao . Cho nên ở Ấn Độ , mỗi lần có vị Thầy hay Minh Sư nào giảng kinh là sau đó có thể truyền pháp cho cả trăm , cả ngàn người , có lần nguyên cả làng , già trẻ lớn bé thật là đẹp mắt . Họ đã chuẩn bị tinh thần hết rồi , như người nông phu đã cầy đất , bón phân , chỉ cần gieo giống là cây mọc .

Nhím Hoàng Kim
04-28-2008, 06:38 PM
Truyền pháp tại Trung Hoa Dân Quốc , Đài Loan , Việt Nam thì hơi khổ . Khi Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa truyền pháp , gặp rất nhiều khó khăn , đối tường tọa thiền cực khổ trong chín năm , vậy mà chỉ có năm người đệ tử khá khá . Chúng ta nên biết Ngài rất vĩ đại , đẳng cấp siêu việt , thuyết pháp cao siêu nhưng lại không có bao nhiêu người đến nghe . Lương Võ Đế cũng chỉ chấp vào thiên nhân phước báu nên không hiểu thấu được pháp môn tối cao . Tuy Ngài ở trong Thiếu Lâm Tự nhưng chỉ có Huệ Khả và bốn người khác theo học mà không phải đều là người của chùa Thiếu Lâm , Huệ Khả từ nơi khác đến tìm đạo .

Từ điểm đó quý vị có thể nhận thấy rằng dù cho có ở chung với chân sư cũng không có lợi ích gì . Người xuất gia vào chùa thiếu lâm , mỗi ngày đều thấy Ngài tọa thiền khổ cực mà không động tâm chút nào . Đối với họ , kinh điển là đủ rồi . Niệm Nam Mô A Di Đà Phật , Quán Thế Âm Bồ Tát , đọc Kinh Kim Cang , Pháp Hoa , lạy núi , lạy sông , lại nước , lạy xương , còn chân sư ở đâu thì họ không biết , chín năm toạ thiền chỉ có năm đứa học trò . Nếu Ngài ở chợ bán cá , bán thịt , người ta không nhìn ra chân sư thì có thể thông cảm được , nhưng người trong chùa mà ít biết Ngài mới là chuyện khó hiểu .

Họ cả ngày cứ ôm lấy kinh điển , ăn , ngủ , rồi chết như những chúng sanh khác , bởi vì nới đó là Trung Hoa , không phải là Ấn Độ cho nên con người rất khó dạy . Nếu quý vị đọc lịch sử thì quý vị sẽ hiểu là các vị đại sư phần đông đều có liên hệ đến Ấn Độ . Phật Thích Ca Mâu Ni là người Ấn Độ , Giê Su Ki Tô đã từng học pháp ở Ấn Độ và Tây Tạng mười mấy năm và cũng ở núi Hy Mã Lạp Sơn tu hành một thời gian . Các vị đại sư đều từ ở Ấn Độ ra , còn không thì thầy của họ từ Ấn Độ đến , không nữa thì họ đến Ấn Độ học . Ở Trung Hoa cũng có một vị thiền sư nổi tiếng , Ngài Ngưu Đầu Pháp Dung , học từ một vị tỳ kheo Ấn Độ , sau này tu mới đạt được đẳng cấp cao như vậy .

Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh bốn mươi chín năm , hoằng du Ấn Độ , phá hủy tượng của Ấn Độ Giáo mà họ tôn thờ nhất trong thời đó . Ngài hết sức phản đối hình thức lễ bái , mê tín bề ngoài . Mỗi ngày Ngài đều nói người tu hành nên nhận biết mình , tìm Phật Tánh bên trong của mình mới thật đúng là tu hành , lạy hình Phật bên ngoài không thể nào đắc "Đạo", trừ phi vị ấy còn tại thế thì có sức gia trì .

Tại Đài Loan , Sư Phụ mới bắt đầu truyền pháp không bao lâu thì gần bị sự công kích và phỉ báng đè chết . Người tu hành chúng ta nên lương thiện tự tại , không nên công kích phỉ báng người khác mới phải .

Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp tại Ấn Độ , phá trừ sự tôn thờ hình tượng và mê tín của thời đó , dạy người tìm Phật của mình . Khó như vậy mà Ngài vẫn an nhàn đến bốn mươi chín năm , sao có thể như vậy được ? Bởi vì Ấn Độ hiền hòa hơn , cởi mở hơn , dù không thích cũng nghe thử . Nhiều người tu ngoại đạo sau này thành đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni .

Nhím Hoàng Kim
04-30-2008, 03:02 PM
Người Ấn Độ dễ dãi hơn , có thể lúc đó họ chưa tìm được chân sư nên mới lạy tượng cốt , nhưng khi tìm được chân sư rồi , họ biết nghe , biết tự mình tu hành cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni sống đến bốn mươi chín năm không bị phương hại . Nhưng còn Ngài Giê Su Ki Tô thì sao ? Ngài mới mở miệng có hơn ba năm , liền bị đóng đinh đến chết , vì sao vậy ?

Bởi vì Chúa Giê Su Ki Tô truyền pháp tại Do Thái , tình trạng ở đó khác với ở Ấn Độ , lòng người và phong tục đều khác biệt . Khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp , người tin Ấn Độ Giáo cũng tôn sùng Ngài là Vishnu , một trong ba vị thần được tôn thờ nhất của Ấn Độ Giáo (ba vị thần là : Shiva , Vishnu , Phạm Thiên). Tại Ấn Độ , Vishnu đại biểu cho địa vị tối cao , là vị thần rất cao , hay Thượng Đế . Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp , họ cũng gọi Ngài là Phật , tuy Ngài thuyết khác với những gì họ hiểu ; nhưng họ tin Phật Thích Ca Mâu Ni là hóa thân của Vishnu đến thế giới Ta Bà để dạy họ , cho nên họ rất tôn kính Ngài .

Khi Chúa Giê Su Ki Tô truyền pháp , Ngài cũng có nói rằng Ngài không dạy giáo lý mới , giáo lý của Ngài giống như thời xưa , chỉ giảng cho kinh điển của thời xưa rõ ràng thêm mà thôi . Ngài nói Ngài là công cụ của Thượng Đế được phái đến đây để truyền pháp , nhưng người Do Thái đóng đinh Ngài trên thập tự giá vì họ cho rằng Ngài cuồng vọng kiêu ngạo .

Phật Thích Ca Mâu Ni tuy truyền một thứ pháp như Giê su Ki Tô , nói cùng một chân lý , nhưng một người sống được bốn mưới chín năm và một người chỉ sống được hơn ba năm mà thôi , thật là thảm thương . Vì sao vậy , bởi vì phong tục và lòng người khác nhau . Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp được cho nhiều người , còn Bồ Đề Đạt Ma , Giê Su Ki Tô , Mật Hản Mật Đức không thể truyền cho một số người nhiều như vậy được vì tình trạng và hoàn cảnh sống của họ khác nhau . Phật Giáo khi truyền đến Tây Tạng biến thể thành Lạt Ma Giáo , một số tông phái chủ trương có thể ăn thịt , uống rượu , kết hôn . Chúng ta không thể nói người Tây Tạng tin Phật Giáo , phải nói là Lạt Ma Giáo mới đúng . Phật Giáo truyền đến Nhạt Bản cũng biến chất , trà trộn vào tinh thần võ sĩ đạo nên chúng ta không thể nói Nhật Bản Giáo là Phật Giáo . Tăng sĩ ở Nhật được ăn thịt cá , uống rượu , kết hôn ...

Tăng sĩ Phật Giáo vốn không thể làm như vậy nhưng khi truyền đến các nước khác đều biến chất thành Lạt Ma Giáo , "Samurai" Giáo . Samurai quý vị có biết không ? Qua những việc làm của họ đương nhiên không phải là Phật Giáo chân chánh . Phật Giáo tại Ấn Độ vốn rất đơn thuần , rất lương thiện , không có nhưng chuyện ăn thịt , uống rượu , giết người ... Nếu Phật Thích Ca Mâu Ni đến Nhật Bản hay các nước khác truyền pháp cũng không thể mau và dễ dàng như vậy , chưa chắc gì đã sống được bốn mươi chín năm . Phong thổ , lòng người đều khác biệt , nếu không phối hợp tình trạng của địa phương thì không thể tồn tại được .

Nhím Hoàng Kim
05-01-2008, 06:15 PM
Nếu chỉ có một mình Sư Phụ , Sư Phụ không cần tụng kinh tán Phật , mặc áo người xuất gia nhưng bởi vì truyền pháp tại Trung Hoa , quý vị thích như vậy , cho nên Sư Phụ cũng hằng thuận chúng sanh , nếu không , quý vị nhìn không thuận ý sẽ không chịu học . Bên ngoài bên trong đều phải cải biến , phải ăn cơm , học tiếng và mặc y phục theo phong tục Trung Hoa ... Nếu bây giờ Sư Phụ nói chuyện Ấn Độ hay Việt Nam , học trò liền có ý kiến , rằng Sư Phụ hay nói chuyện nước ngoài , không nói chuyện Trung Hoa , cho dù có nói chuyện Quan Công của Việt Nam , cũng là Quan Công của Việt Nam (Mọi người cười).

(Có người nói : "Con không cảm thấy Sư Phụ là người Việt Nam , mà là người Trung Hoa"). Sư Phụ mặc áo Trung Hoa , ăn cơm , hoàn toàn giống như người Trung Hoa , mục đích là để giúp đỡ người Trung Hoa , cho nên bên ngoài có sửa đổi một chút cũng không sao .

Nhưng giáo lý của Sư Phụ khác với Phật Giáo Trung Hoa . Lúc truyền Pháp , lực lượng đó không phải là lực lượng của Trung Quốc (mọi người cười) mà là lực lượng của Phật , lực lượng của Thượng Đế . Sư Phụ có dạy quý vị niệm Phật cũng khác với những gì người Trung Hoa đang dạy nên họ gọi Sư Phụ là ngoại đạo , bởi vì họ không hiểu biết . Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , không chỉ dạy người niệm Phật mà thôi , đôi khi Ngài cũng dạy người ta niệm quét nhà , đó cũng coi như là một pháp môn tạm thời . Vậy mà khi Sư Phụ dạy người ta niệm năm vị Phật lại không phải là một pháp môn hay sao ? Sao lại có thể biến thành ngoại đạo mau như vậy ? (Mọi người cười).

Những người không thấy rõ sự thật , mở miệng là công kích người khác và cũng không muốn học pháp môn tối cao này nhưng Sư Phụ vẫn không nhẫn tâm nên vẫn truyền pháp cho họ . Vì Sư Phụ hành Bồ Tát Đạo , đối với chúng sanh không có tâm phân biệt . Nhưng họ ăn thịt quá nhiều , phước báu quá ít , không thể theo Sư Phụ tu học , không thể lạy Phật tại thế làm thầy . Pháp này có rất nhiều người tu , chỉ riêng ở Ấn Độ đã có mấy chục vạn người mà không nghe có ai bị phỉ báng gì nhưng khi truyền đến Âu Mỹ liền bị công kích , thật là mệt . Sư Phụ ở Đài Loan dạy chưa được bao nhiêu người đã bị công kích , phỉ báng .

Bởi vì đây không phải là Ấn Độ , người biết chân lý rất ít , cộng thêm nghiệp quả nặng . Có lẽ nghiệp chướng của quý vị nhẹ hơn nhưng vì ở chung với đồng bào trong nước nên phải bị liên hệ với cộng nghiệp của nước nhà . Tuy rằng họ ăn thịt , mình không ăn thịt , nhưng chúng ta ở đây không thể tránh khỏi , vì chúng ta cần đến những người ăn thịt uống rượu để cất nhà , đắp đường , trồng lúa , trồng rau cho chúng ta ăn . Chấn động lực của họ sẽ ảnh hưởng đến rau , đường xá , núi nước , điện , nhà cửa của chúng ta ...

Nhím Hoàng Kim
05-02-2008, 06:15 PM
Trong tiệm ăn chay cũng có những người ăn mặn và một bên uống rượu , hút thuốc , một bên nấu đồ chay cho chúng ta ăn . Có người một bên nấu đồ mặn , một bên nấu đồ chay cùng một lúc , có lúc quên trộn lẫn với nhau thành đồ mặn hết . Có người mở tiệm chay , nhưng làm ăn ế ẩm nên nấu thêm đồ mặn nữa . Họ cho rằng người tu hành không nên chấp nhất , nên tiệm chay biến thành tiệm mặn cũng không sao , chỉ cần kiếm ra tiềm là được . (Mọi người cười)

Nếu chúng ta tu hành không nổ lực , không tiến bộ sẽ bị thế giới nầy ô nhiễm . Cộng nghiệp của thế giới này rất lớn , toàn cõi đâu có bao nhiêu người tu hành ? Đâu có bao nhiêu người đến nghe kinh ? Đa số còn không muốn nghe kinh , nói chỉ ăn chay tọa thiền , còn số người đi nghe kinh bao giờ cũng ít hơn số người đi nhảy đầm hay nghe hát . Có quảng cáo trên tivi đi nữa , cũng không có bao nhiêu người đi xem chương trình giảng kinh , nhưng nếu có minh tinh Hollywood , minh tinh điện ảnh sẽ có rất đông người chen chúc đi coi , bên coi , bên ăn hamburger , họ nghĩ phải y như người Âu Mỹ mới gọi là theo kịp thời đại !!!

Giới trẻ thời nay thích nghe nhạc , không thể ngồi tọa thiền , tạo sao vậy ? Bởi vì họ quen nhảy nhót như vượn (mọi người cười), như vậy làm sao mà tu ? Vì ít người tu nên cộng nghiệp mới lớn , người tu hành chúng ta mới bị ảnh hưởng nhiều .

Thuyết pháp ở đây không phải là chuyện dễ , ở Ấn Độ dễ giảng hơn . Tuy rằng khí hậu ở đó rất nóng , nhưng tâm của họ nguội , nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới trường thọ , còn Chúa Giê Su Ki Tô thì lại chết sớm . Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp cũng không dễ . Lục Tôt Huệ Năng truyền pháp tại miền nam Trung Hoa cũng không dễ dàng , bây giờ Ngài được nổi tiếng là nhờ để lại quyển Lục Tổ Đàn Kinh , nếu không chúng ta cũng không biết Ngài là ai , vì chỉ có một nhóm nhỏ tôn bái Ngài mà thôi .

Nhóm người đó tọa thiền có được thể nghiệm , biết được lực lượng của Lục Tổ Huệ Năng nên mới sùng bái Ngài , nếu không sao lại tôn thờ Ngài ? Nếu chỉ cầm y bát là có thể chứng minh trình độ của mình , thì người nào đánh cắp y bát là thành sư tổ rồi . Cho nên họ nhất định phải biết được lực lượng bất khả tư nghị của Lục Tổ Huệ Năng thì mới sùng bái . Lúc đó cũng có rất nhiều người phỉ báng Ngài , đệ tử của Thần Tú tại Bắc phương dùng mọi cách để nói xấu Ngài , gọi Ngài là ngoại đạo . Thật ra Thần Tú cũng thọ pháp từ Ngũ Tổ , cùng học một thầy , một giáo lý , một pháp môn mà lại phê bình là ngoại đạo , tại sao ?

Bởi vì đó là ở Trung Hoa , không phải ở Ấm Độ , không những chỉ ở Trng Hoa , muốn thuyết pháp ở Việt Nam cũng không dễ đâu . Nhưng ở Việt Nam có rất nhiều người tu hành , họ cởi mở hơn , có nhiều Phật tử đến nhà thờ và cũng có nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo đến chùa .

Khi Sư Phụ còn ở Đức , được mời làm trụ trì ở một chùa nhỏ , Sư Phụ mới ở đó có mấy tháng thôi , quý vị đã liên miên gọi điện thoại hối thúc Sư Phụ mau trở lại Đài Loan . Lúc đó ở Đức có tổ chức pháp hội nào , tín đồ Thiên Chúa Giáo cũng có đến dự , khi nhà thờ tổ chức pháp hội , Phật tử cũng ghé đến . Mọi người ăn uống vui cười với nhau . Nhưng Sư Phụ nhận thấy họ không có tinh thần khao khát tu hành , cho nên mới rời khỏi , chứ không phải bởi vì quý vị gọi thỉnh Sư Phụ , một phần là bởi vì thấy họ rất khó dạy cho nên Sư Phụ mới đến đây . Bởi thế dạy người không phải dễ dàng đâu , dạy người ở Ấn Độ thì Sư Phụ thấy dễ dàng hơn .