PDA

View Full Version : ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



Pages : 1 2 3 [4] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Nhím Hoàng Kim
12-30-2007, 10:21 AM
Chúng ta đều biết , tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh , nhưng không phải bất cứ chúng sinh nào cũng tìm được cái Phật tánh này , bởi vì trí huệ của họ không đủ . Cũng như mưa rơi ngoài trời , nếu như chúng ta lấy áo mưa bao bọc hết cả người , thì mưa có lớn cách mấy , đối với chúng ta cũng không có ảnh hưởng gì . Quý vị cũng biết cái phẩm chất của cây trầm rất tốt , thí dụ ở trong rừng , chỉ cần có một hay hai cây trầm , dần dần toàn cái núi đều tràn đầy mùi hương trầm , loại cây này sẽ ảnh hưởng đến các loại cây khác , làm cho các thứ cây khác biến thành rất thơm , sau cùng cả chúng ta cũng không phân biệt được cái gì là cây trầm , cái gì không phải là cây trầm , tất cả hình như đều biến thành như nhau .

Cái trường hợp đó cũng như dầu thơm vậy , nếu như chúng ta đến tiệm bán dầu thơm , tuy rằng không cần phải mua những gì , nhưng cũng có thể ngửi được mùi thơm . Đôi khi chủ tiệm xịt cho chúng ta một tí dầu thơm , khi chúng ta về nhà cảm thấy thơm cả ngày , cho dù không muốn thơm cũng không được . Nhưng nếu như chúng ta dùng áo mưa bao trùm cả mình thì không bị ảnh hưởng nào hết , hoặc là giả sử mũi của chúng ta bị nghẹt thì không ngửi được mùi thơm .

Cũng như vậy , tất cả chúng sinh đều có Phật tánh , nhưng mà có người tìm được có người tìm không ra , người mà đã tìm được cái Phật tánh hoàn toàn , chúng ta xưng người đó là "Phật". Nếu như chúng ta muốn tìm Phật , thì nên tìm loại người đó , bởi vì người đó là Phật , chúng ta theo vị đó học cũng có thể tìm được Phật tánh của chúng ta , chúng ta cũng sẽ thành Phật như nhau . Nếu như chúng ta không thể thành Phật thì theo học để làm gì ? Nếu như mỗi ngày chỉ lạy Phật , rửa giày cho Phật , đương nhiên không thể thành Phật . Loại trầm đó có tốt cách mấy đi nữa cũng không thể làm cho cục đá thành cây trầm , cho nên nếu như có loại đá đó chúng ta nên mau mau đem nó đi , không nên đem về nhà dùng . Người đốn củi tuyệt đối không nên đem loại đá này về nhà dùng , cho dù là cục đá này có gần với cây trầm đi nữa , cũng không thể sử dụng được .

Bất cứ thời đại nào cũng có cái thứ đá đó , tuy rằng nó nằm gần cây trầm , nhưng nó không có được một chút ảnh hưởng nào hết . Thật ra đây cũng không có cái gì thất vọng , bởi vì chúng sinh vốn là như vậy , cấp bực khác nhau . Cho nên truyền pháp cũng phải coi người , đôi khi Sư Phụ cũng rất từ bi , bởi vì có nhiều người đến cùng một lúc cầu pháp , nên không nở đuổi một trong những số người đó về nhà , không thể có lòng phân biệt như vậy , cho nên phải truyền pháp cho người đó luôn , nhưng người đó tự biết không có ích gì . Cho nên Phật thích Ca Mâu Ni truyền pháp cho Đề Bà Đạt Đa , không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni không biết trước , Ngài đã biết trước rồi , chỉ không nói cho Đề Bà Đạt Đa biết mà thôi .

Trong nhóm đệ tử của Sư Phụ cũng có thứ người này , làm việc y như Đề Bà Đạt Đa , nhưng Sư Phụ cũng không màng họ . Thứ người đó chôn quá nhiều sạn , phải lấy ra từ từ . Nhưng họ cũng có cái công việc của họ , bởi vì một vị đại sư gánh nghiệp chướng cho người ta quá nhiều , nếu như không có người phỉ báng vị đại sư thì nghiệp chướng không có tiêu tan mau lẹ được , cho nên người ta phỉ báng càng nhiều , vị đại sư càng cảm tạ , càng cảm thấy dễ chịu hơn . Giả sử quý vị muốn phỉ báng Sư Phụ , Sư Phụ cũng rất cảm kích , nhưng mà phỉ báng ở trước mặt hay hơn , nói ở sau lưng Sư Phụ thì đâu có làm được gì ? Thứ người phỉ báng đó rất dại , nếu họ là quân tử thì nên nói trước mặt người ta , ở sau lưng thầm thì đâu có ý nghĩa gì ? Giống như con nít , giống như người bới móc thị phi . Khi gặp Sư Phụ , ở trước mặt Sư Phụ thì nói ngọt ngào , hỏi thăm sức khoẻ . Nhưng ở sau lưng thì lại phỉ báng tận cùng .

Ở Ấn Độ hay các chỗ khác , nếu như có Phật tại thế hay là Bồ Tát tại thế , các đồ đệ rất tôn kính họ , bởi vì số đệ tử đó nếu như theo họ siêng năng tu hành , đều đạt được cái thể nghiệm rất cao , họ cũng biết được sư phụ của họ là ai . Cho nên họ rất tôn kính loại Sư Phụ đó , họ không có tôn bái Phật mà không thấy được hay là thương Đế mà không thấy được . Bởi vì những người đại tu hành đó , họ ở chung với Phật hay là Thượng Đế , tuy rằng họ vẫn còn cái thể xác này , nhưng chủ nhân chính của họ không phải là cái xác thịt này , chủ nhân chính của họ ở nơi cảnh giới rất cao , chỉ huy cái xác thân này làm việc , chỉ huy nó nói chuyện , đôi khi chủ nhân chính cũng trở về cái thể xác , nhưng có lúc cũng không trở về , cái xác thịt này cũng như bộ máy vậy , bảo nó làm gì thì nó làm cái đó .

Nhím Hoàng Kim
12-31-2007, 05:44 PM
Chúng ta có nghe nói có đĩa bay đến địa cầu , có người đã từng thấy người hành tinh đó rất nhỏ , từ đầu đến chân đều bị y phục bao trùm , họ đến khắp nơi coi xét , hay là viết một mớ tài liệu tham khảo cái tình trạng của quả đất chúng ta . Chúng ta tưởng rằng họ là Thiên nhân hay là A Tu La , hay là người của cảnh giới cao , không phải như thế đâu ! Nếu như là người của cảnh giới cao , họ rất đẹp và lớn , không phải có cái dáng nhỏ như vậy , cách đi cũng không phải như vậy , cũng không thể nào bọc toàn thân , chỉ có cặp mắt mà thôi , đó không phải là Thiên nhân .

Thiên nhân rất đẹp , lúc Sư Phụ giảng kinh hay là lúc thiền thất (Bế quang bảy ngày), cũng có Thiên nhân đến dự , có một số người trong hàng đệ tử của Sư Phụ đã gặp qua , tướng họ rất đẹp , bận đồ cũng đẹp , đó mới là Thiên nhân . Còn câu chuyện có người đĩa bay , thật ra đó không phải là người , mà là người máy . Thứ đĩa bay đó không nhất định cần có người , dùng người máy cũng có thể lái , chỉ cần bay đến một chỗ nào , rồi con người sẽ tự động đi xuống , đi khắp nơi , thu thập một số tài liệu . Chứ không phải Thiên nhân ngồi đĩa bay đến địa cầu , có lúc Thiên nhân cũng có đến , nhưng con mắt phàm phu của chúng ta không thể thấy được .

Người đã thành Phật cũng vậy , họ không phải mỗi ngày đều ngự ở trong cái xác thân này , họ rất tự do , rất tự tại , họ có thể du ngoạn khắp vũ trụ bất cứ chỗ nào ở cảnh giới nào cũng đều có họ , cho nên nói họ là "Như Lai" , như lai như khứ , ý nói không đi mà cũng không đến , ở chỗ nào cũng có , không cần đi , mà cũng không cần lại , nhưng chỗ nào , cảnh giới nào cũng đều có thể thấy . Thứ người đó không dễ tìm được , nếu như chúng ta gặp họ lúc còn tại thế , chúng ta tán thán họ là Phật Bồ Tát . Một vị Phật Bồ Tát thật sự không nghĩ chính họ là Phật Bồ Tát , nhưng bởi vì dùng cái ngôn ngữ của thế giới để xưng hô , hay là dùng kinh điển để so sánh cho ra cái kết quả , chúng ta mới nhận thức họ là Phật Bồ Tát , cho nên đệ tử của họ mới tán thán họ là Phật Bồ Tát , chứ không phải họ tự xưng , sau này một truyền mười , mười truyền một trăm , rốt cuộc mọi người biết được .

Khi chúng ta gặp được Phật Bồ Tát tại thế , nếu như chúng ta chân thành kính ái , chúng ta sẽ có phước báu . Thí dụ người tu Pháp Môn Quán Âm , nếu như họ đối với thầy , hoặc Phật Bồ Tát không có lòng kính thương , đẳng cấp của họ cũng không cao , tối cao chỉ có thể lên đến Thế Giới Thứ Ba trong Tam Giới , cái thế giới đó , tuy không có nghiệp chướng , nhưng có một ngày Tam Giới sẽ bị hủy diệt , bởi vì trong Tam Giới đều là nằm trong cái đẳng cấp của thành , trụ , hoại , không , chỉ có siêu thoát ngoài Tam Giới mới có thể vĩnh viễn giải thoát .

Cho nên nếu như chúng ta kính ái Phật quá khứ , Phật tương lai , hay là Phật ở Tây Phương , ngày ngày đều gọi cái tên của Phật nhưng lại không kính ái Phật tại thế , cũng không có ích gì , thật như vậy . Bởi vì một vị Phật tại thế là người hướng đạo tốt nhất , họ sẽ dẫn mình ra khỏi Tam Giới , nếu như chúng ta không đi theo họ , chỉ ở đây đọc niệm cái tên của người hướng dẫn trong quá khứ , như vậy có ích gì ? Nếu như chúng ta quì trên đất một trăm , một ngàn , một vạn ức năm , không ăn không uống , không chơi , không ngủ , mỗi ngày kêu gọi Phật A Di Đà cũng không dẫn chúng ta lên đó . Nhưng mà nếu chúng ta đi đảnh lễ một vị Phật tại thế , hoàn toàn tin vào họ , cho dù chỉ có một sát na , họ cũng giúp mình cắt đứt sợi dây ràng buộc , để cho chúng ta lập tức giả thoát , cái cấp bực của chúng ta lập tức trở thành cái cấp bực giải thoát , có lẽ chúng ta không biết được , cũng có thể chúng ta biết được , phải coi cái đẳng cấp của chúng ta nằm ở đâu mới được .

Nhím Hoàng Kim
01-01-2008, 08:45 AM
Thí dụ bây giờ Sư Phụ ở trên lầu năm giảng kinh , quý vị muốn đến xem Sư Phụ , nếu quý vị đứng ở ngoài cửa , chỉ cần có người kéo quý vị một cái , liền có thể nhìn thấy Sư Phụ , nếu như quý vị đang đứng ở lầu một hay lầu hai , tuy rằng có người kéo quý vị lên một bậc , quý vị cũng chỉ lên đến lầu ba , vẫn chưa thấy được Sư Phụ , còn trường hợp như mình đã ở lầu bốn rồi , thì chỉ cần lên một lầu nữa là tới nơi .

Cho nên có lúc thấy một vị Sư Phụ chứng đạo , chúng ta sẽ được khai ngộ liền , thật sự phải như vậy mới đúng , không cần truyền Tâm Ấn là đã khai ngộ rồi , nhưng bởi vì có người đẳng cấp còn thấp , nhất là trong thời mạt pháp , nghiệp chướng của chúng sinh nhiều quá rồi , Phật Bồ Tát phải gia trì nhiều một chút , kéo nhiều một chút mới có thể khai ngộ , còn phải truyền tâm ấn , có một số người chỉ nhìn Sư Phụ là đã khai ngộ rồi , liền có thể nghiệm của khai ngộ . Nhưng vẫn còn phải truyền pháp , bởi vì chỉ có truyền pháp mới có thể tiếp tục tu hành , con đường tu hành rất dài , không phải khai ngộ liền được thành Phật , khai ngộ chỉ là thành Phật nhỏ , cũng như bé thơ phải tiếp tục uống sữa , ăn cháo mới có thể trưởng thành .

Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế , có mấy người ở trước mặt Ngài rơi xuống địa ngục , bởi vì cái cấp bực của họ quá thấp , không tôn kính Phật , không biết được cái quan trọng của một vị Phật tại thế , họ chỉ tôn kính Phạm Thiên hay là thần mà họ không thấy được , hay là tôn kính các thần được mô tả trong kinh , tưởng rằng như vậy là đủ rồi , là hay lắm rồi , cho nên cho dù Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không cách nào cứu được họ .

Ở Ấn Độ , đệ tử tán thán sư phụ của họ còn hơn Thượng Đế , bởi vì Thượng Đế đưa họ đến thế giới Ta Bà để chịu khổ , nhưng sư phụ tại thế của họ lại đem họ lên , cho họ được giải thoát , cho họ thoát ly cái luân hồi , sinh , lão , bệnh , tử , cho nên họ tôn kính sư phụ của họ nhất , họ không tôn kính Thượng Đế , không phải họ cố ý phỉ báng Thượng Đế mới nói như vậy , mà chỉ vì họ quá kính thương sư phụ của họ .

Nhưng họ nói như vậy cũng không có sai , bởi vì nếu như có Thượng Đế sao Ngài không đến cứu chúng ta ? Để chúng ta phải chịu nhiều đau khổ như vậy ? Chỉ có sư phụ thấy cái đau khổ của chúng ta , thấy được cái luân hồi sanh tử của chúng ta , liền nhận lời dẫn chúng ta đi lên , đem chúng ta đến thế giới "Tây Phương Cực Lạc", đến cái thế giới vui sướng nhất , giải thoát nhất . Thượng Đế cái gì cũng không nhận lời , cái gì cũng không nói , chúng ta hiểu có Thượng Đế hay không , nhưng biết chắc có một vị Sư Phụ như Thượng Đế , như một vị Phật tại thế , chỉ cần chúng ta giao thông với vị minh sư , họ sẽ dẫn dắt chúng ta giải thoát , cái điểm này rất quan trọng , nếu chúng ta quên mất cái điểm đó , tu hành sẽ khó khăn hơn .

Bởi vì chúng ta khó nhận được ai là Phật ? Ai là Bồ Tát ? Chúng ta tự cho mình là thông minh , biết rất nhiều việc , chỉ cần nương vào sức mình là đủ rồi . Đúng ! Chúng ta có lực lượng , cái gì chúng ta cũng có , nhưng trước khi còn chưa phát triển cái lực lượng này , nên nhờ một vị đã phát triễn cái lực lượng này để giúp chúng ta .

Trẻ thơ khi chưa biết đi , cũng cần có cha mẹ dẫn dắt đi , một người dẫn một bên , hay là một người nắm hai tay của nó đi từng bước từng bước từng bước một , rồi dần dần tự nó sẽ biết đi , nhưng lúc đó nó vẫn còn phải nhờ ba má dắt nó đi , bởi vì nó chỉ có thể đi một đoạn ngắn , không thành vấn đề , nhưng nếu muốn đi đường trường , cần phải có ba má bồng bế nó đi , nếu như quý vị dẫn con nít đi coi hát , dẫn nó đi chơi , đi chưa đầy nữa đường nó đã mệt rồi đòi ẵm , không bồng lên không chịu đi , cho nên quý vị phải ẵm nó , hay là dùng xe đạp , xe gắng máy , xe tắc xi để chở nó đi .

Nhím Hoàng Kim
01-02-2008, 03:44 PM
Người mới tu hành cũng thế , nếu như không có lòng tôn kính , không có lòng khiêm tốn , tu hành tiến bộ rất chậm , rất đau khổ , rất có nhiều chướng ngại , đó đều là do chúng ta tự chận sự tu hành của chúng ta . Có lúc Sư Phụ thấy tình trạng này , muốn giúp đỡ , nhưng chúng ta tự đóng cửa lại , không muốn nói chuyện , cũng không muốn nghe , không để cho Sư Phụ đến nắm tay , như vậy Sư Phụ cũng khó giúp , nói không xong chỉ còn cách để tự nó một mình học bài của mình . Khi chúng ta học Anh văn , gần gũi thầy nhiều , sau này mới có thể nói tiếng Anh . Chỉ mới có học tiếng Anh đã khó như vậy rồi , muốn thành Phật làm sao mà không cần nhờ vào sức của Phật ? Chỉ cần sức của mình thì làm sao thấy được Phật của mình ?

Sư Phụ bây giờ đang nói về Phật , tán thán Phật , chứ không phải Sư Phụ nói Sư Phụ là Phật , Sư Phụ không có nói như vậy . Nhưng nếu như có thứ Phật sống đó , chúng ta nhất định phải kính thương vì vị Phật đó đối với mình có ích . Từ ngày đầu giảng kinh cho đến bây giờ , Sư Phụ chỉ giới thiệu Phật , giới thiệu Pháp Môn Quán Âm , giới thiệu cái lực lượng lớn của tạo hóa , cái lực lượng nguyên bản , những thứ này là do Sư Phụ học từ trong sách , có một số là thể nghiệm riêng của Sư Phụ , có một số là học từ thầy của Sư Phụ . Bây giờ Sư Phụ đem những thứ này nói cho quý vị nghe không phải để cho quý vị tôn kính con người này , tốt nhất quý vị nên tìm Phật của quý vị .

Nhưng mà nếu như muốn tìm Phật của mình , trước tiên nên biết bắt đầu từ con đường nào , nếu như quý vị muốn biết đường Sư Phụ có thể nói cho quý vị hay . Bởi vì có một số người nôn nao muốn biết con đường đó , đã hỏi nhiều lần rồi , nếu như quý vị đã cố gắng nghe kinh một tuần lễ , nếu như quý vị muốn biết đường thì ghi tên ngay hôm nay . Nhưng nhất định phải thành tâm , thật lòng cầu đạo , thật muốn giải thoát , chứ không phải háo kỳ , bởi vì Phật Bồ Tát biết được cái tâm của chúng ta , nếu như chúng ta không có lòng thành tức là phỉ báng Phật Bồ Tát , cũng là tự phỉ báng chúng ta . Nếu như chúng ta đã nghe kinh nhiều lần rồi , hiểu được cái pháp môn này và cũng biết được Sư Phụ dạy cái gì , thì bây giờ có thể ghi tên .

VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , trứng là mặn hay là chay ?

ĐÁP : Trứng không phải là chay , người mới tu hành , nếu như ăn chay không được , cho ăn một hai quả nhưng sau đó phải dứt bỏ ngay , bởi vì nó có ảnh hưởng đến sự tu hành , bởi vì trứng có từ trong bụng động vật mà ra , không có trứng thì không có gà , cho nên trứng gà cũng coi như là động vật . Vốn nó đã có sanh mạng trong đó , tuy nói rằng có trứng không thụ tinh , nhưng nó cũng có một nửa của sinh mạng , bởi vì không có cái giao phối của đực và cái thì không có gà , chỉ có một cái cá thể , không thể nào sanh gà con . Cho nên mới nói trứng mà chưa có thụ tinh , chỉ và chưa đủ nhân duyên mà thôi , không thể nói nó không có sinh mạng .

VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , lúc niệm chú nên nghe tiếng hay là nên nghĩ cái nội dung của Phạm văn ?

ĐÁP : Sai rồi . Cái đó không phải là Pháp Môn Quán Âm , người hỏi câu này tu pháp môn gì Sư Phụ không biết được , nhưng cái pháp môn Sư Phụ dạy không phải là niệm chú , nghe âm thanh cũng không phải là thứ âm thanh của bên ngoài , hễ mà theo đuổi bề ngoài , đều không có ích gì , nghe tiếng niệm chú cũng không có ích . Nhưng mà quý vị muốn làm gì thì làm , cái pháp môn Sư Phụ dạy là một thứ pháp môn khác .

VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , nếu như con tu hành cấp bực đạt đến Thế Giới Thứ Ba , nhưng con chết sớm hơn Sư Phụ , Sư Phụ có thể kéo con lên hay không ?

ĐÁP : Kéo lên chứ ! Sư Phụ không phải là cái xác thân này , hiện giờ đã có Sư Phụ tại Thế Giới Thứ Ba rồi , sao phải đợi đến chết rồi Sư Phụ mới đến đó ? Bởi vì Sư Phụ đã chờ sẵn ở đó rồi , lẽ đương nhiên sẽ kéo lên (mọi người cười) . Không phải Sư Phụ chết rồi mới đem học trò lên , nếu không quý vị không dám chết , Sư Phụ ngày mai phải đi tự vận cho lẹ (mọi người cười) thì quý vị mới cảm thấy an toàn . Học trò của Sư Phụ có người đã tám mươi tuổi , như vậy chẳng lẽ không cảm thấy an toàn để vãng sanh ?

Sư Phụ không phải dùng cái xác thân này đem quý vị lên . Ở cái thế giới này mới cần có thể xác , Thế Giới Thứ Nhất thì dùng cái thân của cõi thứ nhất , Thế Giới Thư Hai thì dùng cái thân khác , thế giới nào cũng có Sư Phụ ở đó , hóa thân của Sư Phụ ở bên trong còn đẹp đẽ hơn cái thân của Sư Phụ bên ngoài .

Nhím Hoàng Kim
01-03-2008, 09:55 PM
VẤN : Nếu như Sư Phụ qua đời sớm , Sư Phụ có chờ chúng con ở bên trên hay không ? (Mọi người cười)

ĐÁP : Hiện giờ đã chờ rồi , sao phải đợi đến qua đời mới chờ ? Bây giờ quý vị có thể đi thế giới nào cũng có thể gặp Sư Phụ tại đó , có như vậy không ? (Vị ấy đáp : Có). Vậy thì sao lại hỏi câu hỏi dại như thế ? (Mọi người cười). (Vị ấy đáp : con chỉ hỏi dùm mọi người). Sư Phụ biết , nhưng đừng có làm như vậy , vì đây là chuyện của bên trong , hỏi như vậy mọi người đều biết Sư Phụ là ai rồi , như vậy Sư Phụ hổ thẹn lắm .

VẤN : Thông thường chúng ta không có đặc biệt chú ý những thứ gì , nhưng tọa thiền khoảng mười mấy phút hoặc hai mươi mấy phút , những thứ đó đều chạy vào , xin hỏi vì sao ?

ĐÁP : Bởi vì trước kia ngươi có quan hệ với thứ đó , bây giờ họ đến hỏi thăm , chuyên tâm một chút là được rồi , tâm loạn lắm mới như vậy . Thí dụ trong phòng này không có người ở , thì sẽ không có người chạy vào , nếu như trong phòng có người , thì không có ai dám vào ăn trộm . Lúc tọa thiền tâm không tịnh , cũng sẽ có nhiều vật chạy vào , tu hành nhiều rồi thì không thành vấn đề , phải thường tham gia thiền thất .

VẤN : Con có đọc nhiều quyển sách có ghi chép là , có người theo phương pháp của một số đại pháp sư , như cách niệm Phật của Ấn Quang Đại Sư đời Mãn Thanh , cũng có thể vãng sinh Tịnh Độ , có thật như vậy không ?

ĐÁP : Ngươi có dám khẳng định như vậy không ? (Con không biết rõ). Không có đơn giản như vậy . Cái Thế Giới Thứ Nhất là chỗ của A Tu La , ở đó đâu đâu cũng là cảnh giới Tây Phương Cực Lạc , nếu như chúng ta không biết được cái thế giới Cực Lạc chính thật , rất dễ bị ma gạt , thật ra chúng ta chỉ đi đến Thế Giới Thứ Nhất mà thôi , khỏi có nói đến Thế Giới Thứ Hai hay Thứ Ba . Cho dù là đến được Thế Giới Thứ Nhất , thấy được những cảnh đẹp ở đó , sẽ làm cho chúng ta tưởng lầm đó là Thế Giới Cực Lạc .

Nhưng mà niệm danh hiệu Phật A Di Đà cũng được , có nhiều người đến hỏi câu hỏi , Sư Phụ thấy trình độ của họ nếu như chưa thể tu pháp môn tối cao thì cũng bảo họ niệm Phật A Di Đà , chứ không phải chỉ có Ấn Quang Đại Sư dạy người niệm Phật mà thôi , Ấn Quang Đại Sư cũng có tu các pháp môn khác , nhưng Ngài không có đi nhiều nơi truyền pháp , cho nên người ngoài không biết mà thôi , nếu như Ngài chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật , thì làm gì mà phải trốn trong núi Phổ Đà tu hành mười năm ? Tại sao không ở nhà niệm Phật ? Mà nhất định phải đến núi Phổ Đà niệm Phật ? Ngài cũng rất siêng năng tọa thiền .

Hòa Thượng Quảng Khâm còn phải khổ tu nhiều năm như vậy mới có thể đạt đến cái cấp bậc của Ngài , Sư Phụ không biết cái đẳng cấp của Ngài là gì nhưng tối thiểu cũng là đắc quả A La Hán . Còn các lực lượng khác thì Sư Phụ không muốn nói , rất có thể Ngài được quả vị cao hơn A La Hán . Chính Ngài cũng phải tu hành khổ cực như vậy mới có thể đến Tịnh độ , còn một người tại gia niệm vài ngày Phật hiệu , làm sao có thể thành Phật ?

Chúng tôi tu Pháp Môn Quán Âm , trong số đệ tử người tại gia nhiều hơn xuất gia , lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , cũng có rất nhiều đệ tử tại gia , trong Kinh Lăng Nghiêm , có hai mươi lăm vị Bồ Tát kể cái thể nghiệm tu hành của họ , trong đó phần đông đều là thể nghiệm của người tại gia , không phải của người xuất gia . Sư Phụ bảo họ niệm Phật , là bởi vì họ không muốn tu Pháp Môn Quán Âm , cho nên mới bảo họ niệm Phật còn tốt hơn là không niệm , ít nhất cũng có thể làm cho tâm thần yên tịnh một chút , nhưng không có cứu cánh , không có thể thành Phật , không thể đi Tây Phương .

Nhím Hoàng Kim
01-04-2008, 04:32 PM
VẤN : Trong Thánh Kinh có nói đến con người mới ra đời đã có cái nguyên tội , thưa có phải chỉ cái nhân quả đời trước của chúng ta hay không ?

ĐÁP : Đúng ! Ngoài cái nhân quả đời trước của chúng ta ra , còn có cộng nghiệp , tội của tổ tông cũng là cộng nghiệp , chúng ta sống chung với cha mẹ , họ nấu cơm cho chúng ta ăn , đó cũng là cái cộng nghiệp cho chúng ta , nếu như tổ tiên của chúng ta làm những việc không có đạo đức , chúng ta hưởng cái tài sản để lại cũng phải gánh một mớ tội của tổ tông , ý nghĩa của nguyên tội và cộng nghiệp hay là nguyên nghiệp đều như nhau .

VẤN : Sư Phụ có thể giải thích ý nghĩa của "Giới Bát Quan Trai" ?

ĐÁP : Ý của nó tức là để cho quý vị nghỉ ngơi một ngày , bởi vì quý vị mỗi ngày đều không trì giới , trì giới Bát Quan Trai nên đồng thời phối hợp tu Pháp Môn Quán Âm mới có ý nghĩa . Thí dụ chúng tôi tổ chức thiền thất hay là thiền tam , ý nghĩa của nó là để cho học trò của Sư Phụ bảy hay là ba ngày này , bỏ qua một bên những gì trên thế giới , vợ , con , chồng , điện thoại , thân nhân , bạn bè , làm ăn , đều bỏ qua một bên , lên núi chuyên tâm tọa thiền với Sư Phụ vài ngày , chỉ có học trò của Sư Phụ mới có thể tham gia , trong giai đoạn này mới đúng thật là trì giới Bát Quan Trai .

Bởi vì miệng không nói , tai không nghe thị phi , mắt không ngó đồ bậy bạ , cho nên những ngày đó mới chính thực là trì giới rõ ràng , lúc đó là tự nhiên trì giới , bởi vì cộng tu với nhau không có cái thị phi cũng không có lời nói , không có tranh luận , cho nên lúc đó là tự nhiên trì giới , tự nhiên niệm Phật , niệm kinh . Bởi vì tối đến Sư Phụ sẽ giảng kinh , đó tức là giờ quý vị niệm kinh "sống" . Buổi sáng Sư Phụ sẽ chỉ điểm quý vị làm sao tu hành , xem quý vị tu hành coi có chỗ nào cần phải chỉ dẫn , Sư Phụ nói ngay tại đó , hay là mời mọi người tự mình nói , như vậy mới chính thực là tu giới Bát Quan Trai .

Nhưng bởi vì minh sư vãng sanh , không có người truyền pháp , chỉ đọc kinh điển mà thôi , thấy người ta tổ chức thiền tam (Bế quan ba ngày), miệng không nói chuyện , chỉ nghe kinh , niệm Phật , tưởng rằng thiền tam chỉ là như thế thôi . Bởi vì thiếu minh sư chỉ dẫn , cho nên không có hiểu ý của nó ở trong đó . Nhưng mà nếu như có thể trì giới Bát Quan Trai , nghỉ một ngày cũng tốt , nhưng phước báu không lớn , chỉ có một chút nhân thiên phước báu , nhưng không có công đức gì , chỉ để cho tâm mình an nhàn một chút , phiền não giảm đi một chút , bởi vì cả ngày chỉ nhớ Phật , không nhớ thế giới , cũng không có nói chuyện với người khác , ít tạo thị phi , nhưng không cách nào mở trí huệ , không thể khai ngộ . Cho nên giới Bát Quan Trai tuy là tốt , nhưng không có cái công đức đặc biệt nào .

VẤN : Thưa Sư Phụ , con có đọc qua một quyển sách kể là có một vị bác sĩ người Anh đến Ấn Độ , gặp được một vị Sư Phụ dẫn ông đến một cái động đen tối để tu hành , ông ta gặp một người trong động , thân mình biết phát ánh sáng , người đó tự xưng là Ma Ha Ca Diếp , xin hỏi đó có phải thật hay là không ?

ĐÁP : Sư Phụ không biết được , Sư Phụ phải đích thân thấy mới biết được , đối với việc này Sư Phụ không có hứng thú . Có người khi tu hành rồi cũng phát ra ánh sáng , đệ tử của Sư Phụ cũng có người phát ra ánh sáng , cần chi phải đến Hy Mã Lạp Sơn vào cái động đen tối để nhìn người ta phát ra ánh sáng ? Ở đây đã có người phát ra ánh sáng , quý vị không thấy được mà thôi , khỏi cần đi đến hang núi . Ở Đài Bắc náo nhiệt này , đã có người phát ra ánh sáng cho quý vị xem , họ mới theo Sư Phụ học có hơn một năm , có nhiều người chỉ mới theo học có một háng , hai tháng mà thôi , cũng biết phát ra ánh sáng , không phải chỉ có Ma Ha Ca Diếp mới phát ra ánh sáng . Không cần phải tu lâu như vậy , từ đời Phật Thích Ca Mâu Ni tu đến giờ , trãi qua hơn 2500 năm mới có thể phát ra một tí ánh sáng , nếu như vậy mọi người thôi khỏi tu luôn .

Sư Phụ không hiểu người đó ở trong động làm gì , sao không ra ngoài độ chúng sinh ? Chúng sinh khổ như vậy , ông ta lại ở trong đó phát ra một chút ánh sáng (mọi người cười) , Phật đó thôi khỏi cần , ở đây lạy Phật sống của quý vị còn có ích hơn , ở hội trường giảng kinh này , trong hàng đệ tử của Sư Phụ , có vài người cũng biết phát ra ánh sáng . Cho nên đừng có theo đuổi chuyện đó là thật hay giả , như vậy không có ích gì . Sư Phụ không hiểu ông bác sĩ đó gặp người nào , bởi vì có người họ chọc chơi , họ sẽ nói là người đại tu hành thời xưa , nhưng Sư Phụ nghĩ nếu thật là Ma Ha Ca Diếp thì nên làm chuyện vĩ đại hơn , không phải chỉ ở trong động tối phát ra một chút ánh sáng mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
01-05-2008, 03:24 PM
VẤN : Nếu như có một Thượng Đế tối cao đã cai quản chúng ta , thì chúng ta không cách nào cải biến , có phải vậy không ?

ĐÁP : Không đúng , chúng ta cũng sẽ cải biến , bởi vì chúng ta có cái "ý chí tự do", chúng ta biết tốt , biết xấu , nếu không , chúng ta không cần tu hành ? Như hôm qua Sư Phụ nói chuyện cây tre , chúng ta có thể trèo lên , chúng ta có thể trèo xuống , cũng có thể rơi xuống . Đương nhiên có Thượng Đế hay là Phật tối cao , nhưng chúng ta cũng có cải biến , nếu như không có cái thứ tối cao Nguyên Bản thì chúng ta từ đâu ra ? Nhưng mà không có cái thứ này , trên thực tế cũng không sao , chỉ cần chúng ta trở thành con người vĩ đại là được rồi , có Thượng Đế hay không sau này nói sau .

Hiện giờ điều quan trọng nhất là chúng ta nên tự mình biến đổi , để cho chúng ta trở thành một con người hoàn mỹ trên thế giới Ta Bà này , hiểu rõ toàn vũ trụ , có thể như lai như khứ , nếu như có người muốn trở thành như chúng ta vậy , chúng ta có thể đem họ đi , đó mới là mục đích của chúng ta . Đừng có lo đến chuyện có Thượng Đế hay không , nó không có liên quan gì đến chúng ta , bây giờ nếu có Thượng Đế cũng không có ích gì cho chúng ta , bởi vì chúng ta lạy Ngài , Ngài không nghe , nếu như Ngài nghe được thì thế giới này đâu có khổ đau như vậy ? Bởi vì không ai muốn khổ , họ đều ngày ngày cầu Thượng Đế giúp đỡ , nhưng Thượng Đế không có giúp đỡ , chỉ có chân sư giúp đỡ mà thôi , bất cứ chuyện gì chân sư cũng phản ứng mau hơn , Thượng Đế chậm chạp lắm , Ngài hình như điếc , không có tu Pháp Môn Quán Âm (mọi người cười).

Cho nên đừng có lo , có Phật tối cao hay không , những thứ đó đều không quan trọng , chúng ta chỉ lo chuyện của chúng ta , chúng ta muốn trở thành con người tốt , trở thành chúng sinh vĩ đại , thần thông tự tại , có lực lượng , muốn đi thì đi , muốn cứu ai thì cứu , như vậy đối với chúng ta mới có ý nghĩa . Bởi vì chúng ta nhìn thấy nhiều người bị đau khổ , nhưng lại không có cách nào giúp đỡ , cho nên chúng ta muốn biến thành một đại chúng sinh có lực lượng , có thể giúp đỡ những người đau khổ ấy , đó chính là cái mục đích của chúng ta , chứ còn Thượng Đế , hay là Hạ Đế , chúng ta không cần phải lo tới .

Nhím Hoàng Kim
01-06-2008, 10:38 AM
Khái Quát Trong Tam Giới

Ngày 11-3-1987
Taipei


Hôm nay , chúng ta nói đến một cảnh giới khác , những người tu về Pháp Môn Quán Âm sẽ biết được có bao nhiêu cảnh giới . Nếu là những tình trạng tương đối tiểu tiết thì Sư Phụ sẽ không nói được , nơi đây chúng ta chỉ nói sơ qua về một số tình trạng mà thôi . Chúng ta hay cho rằng xử dụng đầu óc của phàm phu hay lời nói của phàm phu thì có thể tu được , để đạt được những cảnh giới cao nhất . Tuy nhiên nếu có một người nào đó tu hành vượt qua khỏi Tam Giới , thậm chí so với Tam Giới còn cao hơn nữa , người ấy sẽ thấy rằng con đường tu hành thật là trùng trùng hầm bẫy . Nếu như chúng ta không có lực lượng của các vị hướng đạo hoặc đại sư phụ bảo vệ chúng ta , trên con đường đi rất dễ bị ma kéo chúng ta đi . Vừa mới tu hành đến được Thế Giới Thứ Nhất , còn Thế Giới Thứ Hai chưa được ghé qua thì đã bị kéo đi mất rồi . Thế Giới Thứ Nhất là nơi của A Tu La , vào ngày thứ nhất Sư Phụ đã giảng qua rồi , hôm nay sẽ nói cảnh giới cao hơn A Tu La .

A Tu La thuộc về Thế Giới Thứ Nhất , ta sẽ đụng phải những gì khi tu hành đến Thế Giới Thứ Hai ? Đương nhiên là sẽ gặp phải chúng sinh của thế này . Chúng sinh của Thế Giới Thứ Hai tương đối lương thiện , không muốn đánh nhau . Không giống chúng sinh của thế giới A tu La , nhưng họ cũng biết dối người , tại sao họ lại dối người như vậy ? Ngoại trừ những bậc đại tu hành đại khai ngộ , hơn nữa tín đồ của các tôn giáo , bất luận tín ngưỡng của họ thuộc về tôn giáo hay tôn phái nào , đều rất sùng bái những "Tiểu Thiên Đế" trong Tam Giới này (Thiên Đế và Thượng Đế không giống nhau , Thượng Đế là đại diện cho lực lượng tối cao , theo Phật Giáo ý là chỉ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

Các vị Thiên Đế trong Tam Giới này không phải là những vị ở cảnh giới cao nhất . Thiên Đế có rất nhiều đẳng cấp . Hơn tám mươi phần trăm các tôn giáo đều sùng bái các Thiên Đế với đẳng cấp thấp , vì thế nếu chúng ta tín ngưỡng tôn giáo , nhưng nếu không có minh sư truyền pháp , thì cao nhất chúng ta chỉ đến được Thế Giới Thứ Hai mà thôi . Qua được thế giới của A Tu La không phải là đơn giản , cho nên nhất định sẽ bị đứng lại , tại sao vậy ? Vì sau khi chết đi , con đường đạo vẫn còn rất dài , nếu chúng ta không có vị hướng đạo , chúng ta sẽ không biết lối nào đưa ta ra khỏi Tam Giới ấy . Là những kẻ phàm phu sinh sống ở cõi Ta Bà , hoàn cảnh tương đối khổ đau , thế giới đầy u ám . Nếu chúng ta đến được Thế Giới Thứ Nhất , chúng ta sẽ cảm thấy rất sung sướng không có gì nghi ngờ nữa . Ở mỗi thế giới đều có giáo chủ tối cao . Nếu chúng ta không đụng phải bộ hạ của ông ấy mà lại gặp vị giáo chủ tối cao , gặp phải vị Thiên Đế này , chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng , tất cả những cá tính của chúng ta , tư tưởng cùng những phương thức sinh hoạt sẽ cải biến vô cùng mãnh liệt , cải biến đến tận gốc rễ . Sư cải biến đó chúng ta không thể nào tưởng tượng được . Lực lượng của chúng ta sẽ tăng trưởng rất mau chóng , trí huệ của chúng ta sẽ mở ra tức khắc . Vì thế chúng ta có thể cho rằng đây là cảnh giới cao nhất , lúc ấy chúng ta sẽ không còn tưởng tượng rằng còn có một cảnh giới nào cao hơn .

Chẳng hạn như trên cái thế giới này , có rất nhiều người không tin tưởng bất kỳ một tôn giáo nào . Họ không tin tưởng có Thượng Đế , họ không tin tưởng có Thế Giới Tây Phương Cực Lạc , không tin tưởng Phật Giáo hoặc bất cứ một tôn giáo nào . họ cho rằng cái thế giới này là sau cùng nhất , sau khi chết là chẳng còn gì cả .

Cũng giống như vậy , có người khi đến Thế Giới Thứ Nhất gặp phải vị giáo chủ của thế giới này , họ cho rằng họ đã tìm thấy được cái mục đích cứu cánh tối cao của vũ trụ . Có khi vị giáo chủ này kêu người ấy trở về truyền pháp , trở thành một giáo chủ hay sáng lập một tôn phái mới . Người ấy nghĩ rằng mình là Thiên sứ , hoặc là sứ giả của Thượng Đế , tuyệt đối cho rằng không có gì sai trái cả , bởi vì người ấy không nhận biết được một cảnh giới nào khác nữa . Chúng sinh của Thế Giới Thứ Nhất tuổi thọ rất lâu , thậm chí có người sống đến trăm ngàn vạn năm . Trước khi họ chết , họ cho rằng cảnh giới ấy là trường sanh bất lão .

Nhím Hoàng Kim
01-13-2008, 03:26 PM
Nếu có người cố gắng tu hành hoặc có được pháp môn tốt , đồng thời cũng có một vị thầy trình độ tu hành đã đạt được đẳng cấp của Thế Giới Thứ Hai , vị thầy này cao nhất cũng chỉ có thể đưa học trò lên đến Thế Giới Thứ Hai mà thôi . Khi đến được Thế Giới Thứ Hai , người ấy có được Túc mạng thông . Biết được quá khứ , vị lai của chính mình và quá khứ , hiện tại , vị lai của người khác đều biết được cả .

Ở Thế Giới Thứ Hai có một thứ tựa như là thư viện . Trong thư viện này , bất cứ tài liệu sinh hoạt của người nào , lịch sử đời sống , tuổi thọ bao lâu , đã luân hồi bao nhiêu lần , luân hồi lần thứ nhất đã làm người gì ? Làm những công việc gì ? Điều gì tốt ? Điều gì xấu ? Ở tại quốc gia nào ? Sống được bao lâu ? Luân hồi lần thứ ba , lần thứ tư , lần thứ năm ... của bất cứ người nào , mỗi một lần đều ghi lại rất rõ ràng . Sinh hoạt trong quá khứ , hiện tại đều ghi ra cả . Vị lai cũng ghi ra luôn . Nhưng tình trạng của quá khứ và hiện tại không sửa đổi được , nhưng chúng ta có thể sửa đổi vị lai . Cho nên có người đi đến được Thế Giới Thứ Hai , biết được đời sống của họ có gì không đúng , họ có thể tự mình thay đổi .

Chẳng hạn như có người tu hành một pháp môn nào đó , không cần ăn chay , vì có rất nhiều vị thầy không đòi hỏi học trò phải ăn chay . Những ai ăn thịt , cao nhất chỉ có thể đến được Thế Giới Thứ Hai . Đến khi người ấy nhận thấy với một cuộc sống như vậy và thấy được sự quan hệ của luật nhân quả đó , họ sẽ lập tức ăn chay ngay . Bởi vì ở nơi này toàn bộ nhân quả họ đều biết cả . Họ hiểu rằng dù ăn một chút thịt sẽ có những hậu quả rất đáng sợ hay những hình phạt đang chờ đợi họ , cho nên dù không ai nhắc nhở , họ cũng tự động thay đổi .

Thế Giới Thứ Hai là cảnh giới của nhân quả . Ở nơi ấy mọi thứ quan hệ về nhân quả đều biết được cả . Quá khứ , hiện tại , vị lai đều hiểu rõ . Trong những người học sinh của Sư Phụ , cũng có một hai người hoàn mặn , vốn đã hứa với Sư Phụ ăn chay , sau đó chịu không nổi , đi ra ngoài ăn thịt , vừa mới ngồi thiền thì đã thấy mình đi đến đâu . Dù chỉ ăn một cái trứng , cảnh huống cũng đã rất đáng sợ , nếu như ăn mà không biết , lỡ ăn mặn , tương đối không quan hệ nhiều , tuy cũng có nhân quả , nhưng không phải ghê gớm lắm . Còn nếu như thấy rõ ràng mà vẫn còn cố ý , thì hình phạt sẽ vô cùng lợi hại .

Có một học trò , chỉ ăn một quả trứng , hôm nay người ấy không ở đây , dù có ở đây Sư Phụ cũng không nói tên ra , người ấy sẽ tự biết . Lúc Sư Phụ đang ở Nghi Lan , vị ấy thấy trong mình không được khoẻ cho nên đi coi bác sĩ , bác sĩ bảo : "Phải ăn trứng mới khoẻ được". Người học trò ấy lúc thường rất nghe lời Sư Phụ , nhưng vì Sư Phụ không có ở đó nên mới nghe lời bác sĩ (mọi người cười). Vị bác sĩ nói : "Anh cần phải ăn trứng". Người học trò cầm quả trứng nghĩ tới nghĩ lui rất lâu , không biết phải nên ăn không ? Cuối cùng thì quyết định ăn . Đêm hôm ấy thì bị quỉ kéo xuống và xử phạt rất nặng , người ấy cầu cứu Sư Phụ , nếu không người ấy không thể nào thoát được . Ngoại trừ Sư Phụ , không ai có thể cứu được vị ấy , và cũng không ai có thể giúp vị ấy tìm lại được tự do .

Vì vậy Sư Phụ phải đi cứu , nguyên do vì cứu một học trò này , Sư Phụ trong lúc thuyết pháp tại Nghi Lan , thiếu chút nữa phải chết mất . Vốn là Sư Phụ chuẩn bị giảng kinh , giảng chưa được một ngày thì không tài nào giảng tiếp được nữa , chút xíu nữa thì qua đời rồi . Thực ra Sư Phụ vừa mệt vừa đau , phần lớn thì giờ phải nằm trên giường , như người chết vậy , cơm ăn không vô , cũng không làm được chuyện gì .

Người ấy đã đem rất nhiều phiền phức đến cho Sư Phụ rồi , vậy mà khi Sư Phụ trở về Đài Bắc thuyết pháp , người ấy vội đến , trong lúc Sư Phụ đang nghỉ ngơi , đánh thức Sư Phụ dậy . Tại sao vậy ? Bởi vì muốn sám hối . Lúc Sư Phụ giảng thì đem phiền hà tới , lúc Sư Phụ đi nghỉ ngơi thì lại đến sám hối , hại Sư Phụ muốn nghỉ ngơi cũng không được . Chuyện đã xảy ra như vậy , lúc đầu tại sao lại ăn trứng ? Lúc phạm giới đem phiền muộn đến cho Sư Phụ . Cho nên quý vị không nên phạm giới , đừng nghĩ rằng chỉ ăn một chút trứng thì không sao , quan hệ thật ra lớn vô cùng .

Nhím Hoàng Kim
01-17-2008, 08:38 PM
Nếu chúng ta muốn mau sớm thoát khỏi thế giới Ta Bà này , muốn sớm thành Phật để cứu độ chính mình , cho người thân và cho chúng sinh . Nhất định phải trì giới cho minh bạch . Không nên nói rằng người tu hành thì không chấp buộc , phải "chấp buộc" mới được . Bởi vì mọi quốc gia đều có pháp luật của nó . Quốc tịch của Sư Phụ là Anh Quốc , nhưng khi đến Đài Loan thì phải tôn trọng pháp luật của Đài Loan . Sư Phụ không thể nói rằng vì không biết pháp luật của Đài Loan cho nên không cần tôn trọng .

Chẳng hạn như ở Anh Quốc người ta lái xe phía bên tay trái , nếu Sư Phụ đến Đài Loan cũng giữ lái xe bên tay trái , nói cho cùng như vậy ai là người thiệt hại ? Không phải nói rằng không biết pháp luật thì không quan hệ gì , chỉ cần lái xe bên tay trái thì đã gây ra phiền phức rồi . Bởi vì mọi người đều giữ bên tay phải , tuy Sư Phụ có quốc tịch Anh Quốc , nhưng vì ở nơi đây Sư Phụ phải lái xe bên tay mặt . Nếu như chúng ta nghĩ rằng chúng ta vốn là Phật , cho nên làm điều gì cũng không có quan hệ , vậy thì sai rồi . Khi chúng ta sống ở thế giới của Phật , đương nhiên chẳng có vấn đề gì , nhưng khi chúng ta đến thế giới Ta Bà này , cần phải tôn trọng pháp luật của thế giới Ta Bà . Nếu không chúng ta không thể nào đi được .

Chẳng hạn như Sư Phụ vốn là ở Anh Quốc , làm việc tại Anh Quốc , tôn trọng luật pháp Anh Quốc , nên không có vấn đề gì . Nhưng khi Sư Phụ sống ở Đài Loan , nếu không tôn trọng pháp luật của Đài Loan , phạm tội rất nhiều , Sư Phụ cũng không cách nào trở lại Anh Quốc được , rất có thể Sư Phụ sẽ bị nhốt lại , thậm chí có thể bị xử bắn , lúc ấy dù có quốc tịch Anh Quốc cũng chẳng làm gì được .

Cho nên nếu chúng ta muốn ra khỏi Tam Giới , thì cần phải tu giới tịnh huệ . Hôm qua Sư Phụ nói đến Lục Tổ Huệ Năng , Ngài là thiền sư đời thứ sáu kể từ khi thiền tông được truyền đến Trung Hoa . Lúc ấy Ngài vẫn còn chưa thị độ , nhưng Ngài đã nhận lãnh y bát ra đi . Ngài ở cùng với những người ăn thịt , nhưng cũng không dám ăn thịt , chỉ ăn rau cải mà thôi . Những người ấy mới hỏi Ngài : "Tại sao không ăn thịt ?" Ngài nói : "Bởi vì đau bụng , bụng không được tốt , cảm thấy khó chịu , sợ ăn thịt sẽ không tiêu". Trong những tình cảnh khó khăn , Ngài cũng không dám ăn thịt . Chỉ có nói rằng vì bụng đau nên không ăn thịt được . Ngay cả Lục Tổ Huệ Năng Ngài cũng chưa dám nói "không chấp buộc" , chúng ta là những người gì mà dám cho rằng mình không nên chấp buộc ? Chắc có lẽ vì cảnh giới cao quá , nên mới "rớt xuống" cái thế giới Ta Bà này để nghỉ ngơi .

Có một số người tu thiền nhưng thường hay cho rằng tu thiền không nên chấp buộc , điều này không đúng , cần phải "chấp buộc" mới có thể đạt được tự tại . Thật ra cũng chẳng có gì là chấp buộc , con người vốn không được ăn thịt của chúng sinh , cái luật lệ này rất tự nhiên , vì chúng ta không hiểu rõ nên mới cho rằng ăn thịt không có gì quan hệ . Sau khi hiểu rõ rồi chúng ta sẽ vô cùng sợ hãi , một chút cũng không dám phạm giới , không dám nói dối . Nếu chúng ta muốn tu hành thì việc tu giới định huệ vô cùng quan trọng , cần phải giữ cho tinh khiết , quý vị đã hiểu rõ chưa ? Bây giờ có còn muốn ăn kem lạnh nữa không ? Ăn kem lạnh thì không sao , có loại kem không có trứng , nhưng nhớ đừng ăn bánh trứng gà .

Nhím Hoàng Kim
01-20-2008, 08:11 AM
Chúng sinh ở Thế Giới Thứ Hai , lực lượng của họ còn cao hơn lực lượng của chúng sinh ở Thế Giới thứ Nhất . Nếu chúng ta muốn vượt qua chúng sinh của Thế Giới Thứ Hai , để đến một cảnh giới cao hơn , họ sẽ đến làm phiền chúng ta , so với chúng sinh của A Tu La còn rắc rối hơn nhiều . Khi Sư Phụ ở núi Hy Mã Lạp Sơn tu hành , Sư Phụ ở cùng với một người bị ma ám , cô ấy thức dậy vào khoảng bốn năm giờ . Sư Phụ cũng phải thức dậy vào giờ này để cùng với cô ấy niệm Phật . Cô ấy niệm đủ loại tiếng , kể cả tiếng đồ , re , mi , fa , sol cũng có . Những tiếng niệm ấy âm vang rất khủng bố , đôi khi cô ấy cũng hát lên , có khi tiếng kêu như chó sủa , những âm thanh ấy thật là "dễ nghe" (mọi người cười). Lúc ấy không cần luyện Pháp Môn Quán Âm , bên ngoài cũng có âm nhạc rồi (mọi người cười). Lúc ấy cô bị ma ám , không phải loại ma nhỏ , mà là ma của Thế Giới Thứ Hai , tuy chúng ta gọi người trời hay thiên thần , nhưng họ cũng là ma , chúng sinh nội trong Tam Giới đều là ma .

Nếu chúng ta ví vũ trụ như một thân cây trúc , một nửa bên trên là dương còn một nửa bên dưới là âm . Tam Giới thuộc về nửa bên dưới . Nói theo Đạo Giáo , họ gọi là âm dương . Dương là phần trên , âm là phần dưới . Thế Giới Thứ Hai thuộc về bộ phận âm . Vì thế chúng ta vẫn còn gọi là ma , chỉ có công việc của họ ở nơi tương đối thấp . Chẳng hạn như bộ ngoại giao , người ở đây phụ thuộc về phần liên hệ với quốc tế , công việc tương đối nhẹ nhàng . Còn những người ở sở cảnh sát chuyên môn bắt phạm nhân . tính chất công việc của họ là bắt người , chưởi mắng người , bắt người nhốt vào lao tù , quản giáo tù nhân , chẳng qua đó là công việc của họ . Cần phải có những người làm công việc này , nếu không xã hội sẽ không an ninh .

Cũng giống như vậy , cần phải có những loại ma , để có thể khống chế được những chúng sinh không cao thượng . Đẳng cấp của họ phải ở những cảnh giới ấy , cho nên mới cần những người ở cảnh giới này quản lý họ . Người bạn bị ma ám của Sư Phụ vốn tu hành rất cần mẫn , nhưng khi cô ấy tu đến đẳng cấp đó đã bị họ bắt , bị họ đặt một cái trần nhà trên đầu , nên không thể nào trèo qua được . Chúng ta tu về Pháp Môn Quán Âm , tuyệt đối không có vấn đề gì . Nhưng cô ấy ngày trước đã tu qua những pháp môn rất kỳ cục , cho đến khi gặp được thầy của Sư Phụ thì tình trạng bị ma ám của cô ấy đã rất nghiêm trọng . Vì cô ấy tu một mình tương đối ít lực lượng , nên thầy của Sư Phụ mới gởi Sư Phụ đến nơi ấy giúp cô ấy trị bệnh .

Mỗi ngày nghe cô gái bị ma ám hát , Sư Phụ rợn cả da gà bởi vì cô ấy "hát" hay quá (mọi người cười). Có khi cô ấy cũng nổi cơn thịnh nộ , một mình giận lên vô cớ ; Sư Phụ không có làm gì , cô ấy cũng chửi , cô ấy nói : "Cô muốn hại tôi , cô muốn giết tôi , tại sao cô bóp đầu tôi đau như vậy ?" Sư Phụ nói : "Đâu có , chúng ta ở nơi này niệm Phật , tôi đâu có thần thông , tôi ngồi ở đây , cô ngồi ở đó , làm sao tôi có thể bóp đầu cô , tôi cũng đâu có ở không". Tuy nhiên cô ấy cũng không tin , bởi vì cô ấy đang bị ma ám , ma muốn cô ấy nghĩ như vậy , giận như vậy và chỉ nghĩ đến điều sai lầm .

Cô ấy có một chút phép Tha tâm thông , có khi cũng có chút Thiên nhãn thông , đó là những phép thuật của Thế Giới thứ Hai . Ngày trước cô ấy tu hành đã chọn lầm đường , tu theo một số bàng môn tà đạo , mục đích của tu hành không chính đáng , tu hành chỉ muốn được thần thông . Vì gieo cái nhân như thế , nên mới gặt cái quả như vậy . Tu hành đến một thời gian , đến một thế giới nào đó , thì chúng sanh của thế giới ấy sẽ đòi trả giá , họ nói : "Bởi vì ngày trước ngươi đã dùng tiền của ta , bây giờ phải thanh toán nợ nần , mới được tiếp tục đi qua". Nếu chúng ta chỉ thiếu họ một trăm đồng , đến khi trả thì phải trả một ngàn , một vạn đồng . Luật pháp của thế giới nhân quả và thế giới Ta Bà rất giống nhau , khi chúng ta mượn của ai một trăm đồng , thì không phải chỉ trả một trăm đồng mà thôi , mượn một trăm có khi trả một ngàn .

Cái luật pháp nhân quả rất có hại , nó không cần biết mục đích của chúng ta là tốt hay xấu , mỗi một vật đều giống như một khối tuyết cầu , càng kết càng nhiều , cuối cùng thì sự khác biệt so với lúc đầu rất lớn . Ví dụ như chúng ta chỉ thiếu ngân hàng có một vạn đồng , nếu không có tiền trả , lợi tức càng lúc càng nhiều , rồi đột nhiên trở thành thiếu rất nhiều , không còn cách nào trả nổi .

Luật nhân quả trong Tam Giới cũng giống như vậy . Nếu quý vị trồng hạt giống của cây liễu đình , năm sau sẽ sanh ra rất nhiều liễu đình . Cũng vậy , nếu trồng hạt giống của thuốc độc dù rất nhỏ , về sau cũng thu gặt rất nhiều thuốc độc . Vì thế chúng ta ở đây , trồng nhân tốt sẽ gặt được quả lành , trồng nhân xấu sẽ gặt được quả dữ . Không kể tốt xấu mọi thứ đều tăng gia gấp đôi , biến thành rất nhiều , rất nhiều . Điều tốt đương nhiên không có vấn đề gì , nhưng nếu là điều xấu , chúng ta sẽ không còn được cơ hội ra đi . Cái luật nhân quả này vô cùng nghiêm khắc .

Nhím Hoàng Kim
01-21-2008, 03:33 PM
Luật nhân quả trong Tam Giới rất tinh tế , một điểm , một giọt , một phân , một hào đều không thiếu . Có khi vì quá tinh tế , không cần biết chúng ta làm điều gì , nó lập tức ghi lại , tích lũy lại rất nhiều , vì vậy cái luật pháp này rất là tinh vi .

Ví dụ chúng ta cho một người nào đó một đồng , sau khi bố thí , vì cao hứng , chúng ta đi nói cho người khác nghe , nói rằng hôm qua tôi bố thí cho người đó một đồng . Ngay lúc đó một đồng bố thí của chúng ta không còn nữa , bởi vì chúng ta đã nói cho người khác nghe rồi . Dựa theo luật nhân quả , hành động bố thí của chúng ta không còn nữa . Ngày mai lại cao hứng nói cho người khác nghe nữa , nói rằng hôm trước tôi có cho người đó một đồng . Lúc này thật ra ta đã thiếu người đó một đồng rồi , nếu như ngày mốt lại nói cho người khác nghe nữa , ta sẽ thiếu người ấy thành hai đồng . Chúng ta cho người ấy một đồng , nay vì nói hai , ba lần , biến thành thiếu người ấy hai đồng , càng nói sẽ càng phiền phức , càng nói càng thiếu thêm .

Cho nên khi chúng ta bố thí trong thế giới này , cần phải nhận chân , nếu không sẽ rất nguy hiểm . Nếu sau khi bố thí , mà nghĩ đến sự bố thí của mình , thì thật ra chúng ta tự tìm phiền não . Bởi vì khi chúng ta nghĩ đến bố thí , thì chúng ta phải trở lại để hưởng thụ cái phước báu mà chúng ta đã bố thí , không muốn cũng không được , nhất định phải trở lại . Nếu như quý vị tu hành rất tốt , có thể vượt qua khỏi Tam Giới , nhưng bởi vì bố thí cho một người hai ba đồng và trong lúc bố thí lại nghĩ đến cái "ta" , thì cũng phải trở lại hưởng thụ hai , ba đồng ấy thì mới có thể đi được . Luật pháp của nhân quả rõ ràng là như vậy .

Trong Kinh Kim Cang , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có khuyên chúng ta trong lúc bố thí không nên nghĩ đến hình tướng , đừng cho rằng "ta" đang bố thí , thì đó mới thật là bố thí . Vì Phật biết rằng , lúc bố thí , nếu chúng ta có chút quan niệm về bố thí , thì chúng ta sẽ tiếp tục luân hồi . Vì vậy vượt qua Tam Giới không phải dễ dàng , nếu không có người hướng đạo , không có minh sư , chúng ta vô phương rời khỏi . Bất luận chúng ta làm điều gì cũng đều sai , không có cái gì đúng hết .

Trong Kinh Địa Tạng Vương có nói là Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát lên Thiên Đàng cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mở Pháp Hội , Ngài nói với Phật Thích Ca rằng : "Tôi thấy tất cả chúng sinh , mỗi một suy tư đều tạo nghiệp chướng". (Địa Tạng Kinh Lợi Ích Tồn Vong Phẩm thứ bảy , Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát Phật ngôn : "Thế tôn , Ngã quán thị điểm phu chúng sanh , cử tâm động niệm , vô phi thị tội").Ý của Sư Phụ cũng giống như ý của Ngài vậy , chúng ta làm điều gì cũng sai cả , không có một thứ gì là không làm sai . Cho nên nếu không có đại lực lượng của sư phụ , không có lực lượng của Phật bảo trợ chúng ta , dẫn chúng ta đi lên thì bất cứ chúng sinh nào cũng có thể níu kéo chúng ta , xẻo thịt chúng ta , bẻ tay chúng ta , hoặc lấy quần áo của chúng ta , bởi vì chúng ta đã thiếu nó quá nhiều , thiếu từ đời đời kiếp kiếp . Khi chúng ta làm một điều gì sai đương nhiên bị thiếu , cho dù vô ý làm sai cũng thiếu luôn , luật nhân quả sẽ đều chép ghi lại và ta trở thành tội phạm .

Vì thế nếu một người không có sư phụ , hoặc chỉ có một vị sư phụ với đẳng cấp không cao lắm , thì cao lắm người ấy chỉ tu đến Thế Giới Thứ Hai , cao nhất thì gặp được vị giáo chủ của Thế Giới thứ Hai , cũng là Thiên Đế của Thế Giới thứ Hai . Sau khi gặp được vị Thiên Đế , thì toàn bộ cuộc sống đều biến đổi , thay đổi tận cội rễ về tư tưởng , lý tưởng , sự suy nghĩ cho đến sự thông minh và trí huệ cũng thay đổi luôn . Lúc bây giờ sự hiểu biết , suy tư không còn giống như xưa nữa . Người ấy sẽ cảm thấy mình có rất nhiều lực lượng và trí huệ . Đến lúc này vị giáo chủ của Thế Giới Thứ Hai đến nói với người ấy rằng : "Bây giờ ngươi có thể trở về để độ chúng sinh rồi". Người ấy tin tưởng rằng giờ đây mình đã là một vị Phật vĩ đại , đã dắc đạo .

Nhím Hoàng Kim
01-25-2008, 05:22 PM
Người ấy không có một chút ý nghĩ là ngoài cái Thế Giới Thứ Hai còn có nhiều cảnh giới cao hơn , còn có chúng sinh mà lực lượng còn cao hơn vị Thiên Đế này . Người ấy vô phương tưởng tượng , cũng không còn suy nghĩ và đến một chút hoài nghi cũng không còn . Cho nên khi người ấy trở lại và bảo mọi người rằng , vị Thiên Đế nọ là Thượng Đế , tên của vị ấy là gì gì đó , trong vũ trụ Ngài là đại biểu cao cả nhất . Người ấy không có nói láo và cũng không có cố ý dối gạt người , vì thật ra người ấy cũng không biết . Chỉ có các vị Bồ Tát chân chánh , Phật chân chánh , hoặc các vị thánh chân chánh như Ngài Lão Tử của Trung Hoa mới có thể biết được còn có những cảnh giới cao hơn .

Chúng ta thường xưng tụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại , bởi vì Ngài là đại thánh nhân , là người đại khai ngộ , Ngài là Phật và trình độ của Phật là cao nhất , Ngài hiểu rõ ràng toàn bộ vũ trụ . Phật là vị đã vượt ra xa Tam Giới . Còn ở trong Tam Giới , ngay cả Thế Giới Thứ Tư cũng chưa phải là Phật , chỉ là Bồ Tát mà thôi . Chỉ có những vị Phật đã lên những cảnh giới cao cả mới có thể thật sự thấu hiểu , bất luận là Thế Giới thứ Nhất , Thứ Hai , Thứ Ba , Thứ Tư , Thứ Năm , Thứ Sáu đều hiểu rõ ràng ; thế giới nào có vị giáo chủ nào , các Ngài đều rõ cả . Chỉ có những vị như thế mới có thể dắt người lên đến cảnh giới cao nhất . Nếu không chúng ta sẽ mãi mãi luân hồi trong Tam Giới và mỗi lần lên đều cho rằng đó là cảnh giới cao nhất .

Trong kinh A Hàm , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đề cập đến những cảnh giới khác nhau . Ngài nói rất rõ ràng , những lời Ngài nói không khác biệt gì những lời Sư Phụ giảng hôm nay . Trong kinh A Hàm , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có kể rằng , có một vị sư về Yoga tu hành đã rất cao , trong một thoáng vị ấy đã có thể đến cảnh giới của Phạm Thiên . Địa vị của Phạm Thiên là cao nhất trong Tam Giới của chúng ta , là Thiên Đế của Thế Giới Thứ Ba . Vị sư Yoga trong một thoáng đến Phạm Thiên , mới hỏi Phạm Thiên rằng : "Trong vũ trụ này ai là người cao nhất ?" Phạm Thiên không đáp . Vị sư ấy hỏi lần nữa , Phạm Thiên vẫn không đáp . Vị sư lại hỏi , Phạm thiên trả lời : "Ta tạo ra cái Thế Giới này , cái thế giới này chưa được tồn tại , thì ta đã tồn tại rồi". Sau khi Ngài trả lời xong , vị sư Yoga vẫn rán hỏi ép : "Tôi không muốn hỏi điều đó , tôi chỉ muốn hỏi Ngài , trong vũ trụ này ai là người cao nhất ?" Vị Phạm Thiên cảm thấy không tiện trả lời và không trả lời .

Bởi vì lúc ấy bộ hạ , đồ đệ và cung nữ của Phạm Thiên đang ở đó nên không tiện trả lời thẳng . Phạm Thiên mới kéo vị sư Yoga đến một góc và bảo vị sư Yoga đừng có hỏi điều này , và hỏi vị sư Yoga tại sao ông ấy muốn biết . Vị sư Yoga nói rằng ông có hỏi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng Ngài cũng không tiện nói ra và bảo ông đi hỏi Phạm Thiên . Đến lúc này Phạm Thiên mới nói : "Nếu ông đã gặp Phật Thích Ca Mâu Ni rồi , ông còn lại hỏi gì nữa , Ngài là cao nhất , cao hơn tất cả Thiên Đế".

Hôm qua Sư Phụ có nói minh sư mới là cao nhất . Thượng Đế không là gì cả , khi chúng ta đau khổ , Thượng Đế không đoái hoài đến , khi chúng ta giàu có , Ngài cũng không ngó ngàng tới . Chúng ta sanh tử luân hồi Ngài cũng không quan tâm . Bổn phận của Ngài là tạo hóa , nuôi dưỡng vạn vật , Ngài không để ý đến chúng ta có đau khổ hay không . Nhưng thầy thì nghĩ đến , chúng ta xưng tụng vị thầy cao cả nhất là Phật . Phật lo lắng cho chúng ta , Ngài dẫn chúng ta đến bến bờ tự do , bởi vì Phật ở ngoài vòng luật pháp , Thượng Đế không thể hỏi Ngài đều gì hết . Tuy nhiên chúng ta không thể cho rằng Phật cao hơn Thượng Đế , hay Thượng Đế cao hơn Phật . Trong cảnh giới ấy , không còn vấn đề ai cao hơn ai nữa , không còn sự tranh luận so sánh nữa .

Nhím Hoàng Kim
01-26-2008, 12:14 PM
Phật là Phật , Phật ở một cảnh giới khác . Còn Thượng Đế , ví dụ như có Thượng Đế hoặc một vị Tạo Hóa , thì đó là một cảnh giới khác hẳn . Thượng Đế hoặc cái gọi là Tạo Hóa , trong cảnh giới ấy có luân hồi , sanh , tử , đục , trong , âm , dương ... tồn tại những trạng thái có tính cách tương đối đó , không còn những thứ sinh , lão , bệnh , tử , không còn đục , trong , sanh , diệt , tăng , giảm . Cảnh giới của Phật là không sanh , không diệt , không đục , không trong , không tăng , không giảm . Chúng ta tôn xưng Phật là Minh Sư , nếu chúng ta nói rằng Phật cao hơn Thượng Đế , điều này cũng không phải là khoa trương lắm . Bởi vì Thượng Đế không thể dẫn dắt con người đến bờ giải thoát . Thượng Đế để cho con người không ngưng luân hồi trong cái cảnh giới thành , trụ , hoại , không , còn Phật đưa con người ra khỏi cái vòng ấy và đạt được sự giải thoát cứu cánh . Chính vì vậy mà vị Phạm Thiên mới nói với sư Yoga rằng : "Người ông gặp đó là cao nhất rồi , ông không đi hỏi Ngài còn đến hỏi tôi làm gì ? Ngài cao hơn tôi".

Vị Yoga ấy đã tu hành đến cảnh giới của Phạm Thiên , quả thật là hiếm có . Đại đa số các vị sư Yoga chỉ đạt được đến Thế Giới Thứ Nhất mà thôi , họ cho rằng đó là mục đích cao cả nhất , rất ít người tu hành đến được Thế Giới Thứ Hai . Cho dù có người tu luyện đến Thế Giới Thứ Ba , nhưng nếu người ấy không có minh sư dẫn dắt , thì người ấy không thể nào vượt ra Tam Giới . Nếu có những vị minh sư như vậy , thì họ đều dạy Pháp Môn Quán Âm . Trong Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo có nói Pháp Môn Quán Âm là pháp môn tối cao nhất . Điều này Sư Phụ đã giảng qua rồi , Sư Phụ sẽ không giảng lại để khỏi đi lạc đề quá . Nếu quý vị muốn hiểu rõ có thể đọc trong kinh sách .

Hôm qua Sư Phụ có đề cập đến quan điểm của người Ấn Độ địa vị của Minh sư cao hơn Thượng Đế . Họ không thờ phụng những vị Phật gỗ hay Phật đá trong gia đình của họ . Họ chỉ treo ảnh của các vị Sư Phụ hay Sư Ông , mỗi ngày họ đem một ít hoa để cúng dường . Tuy nhiên pháp môn của chúng ta không cổ động dâng hoa , dâng hương , hay dâng một vật gì đó để cúng dường . Nhưng Sư Phụ không có cách nào bảo quý vị đừng cúng dường , ngày mai người khác đến , lại bảo người ấy là đừng cúng dường , ngày mốt lại người khác đến . Bây giờ thì Sư Phụ không muốn nói nữa . Kêu quý vị đừng có đảnh lễ , hôm nay dạy cho người này , ngày mai lại có kẻ khác đến đảnh lễ .

Sư Phụ không thể mỗi ngày chỉ dạy một thứ giống nhau . Cho nên đến bây giờ đến bây giờ thì Sư Phụ đình công rồi , không muốn nói nữa ...

Con người làm việc trên cái thế giới này quả thật khổ cực và thật gắng sức . Lúc nãy khi chúng tôi bước vào , Sư Phụ thấy ở dưới lầu có một tiệm bánh , họ đang làm những loại bánh kem cho buổi sáng , những loại bánh ấy dường như là đồ mặn , chúng ta ăn không được . Sư Phụ nhìn thấy họ rất cực khổ , mỗi lần đến đều thấy họ lăng xăng qua lại , dáng vẻ rất là cực nhọc . Sư Phụ thấy những món thức ăn nhỏ đó không đáng giá bao nhiêu , lợi nhuận của họ chắc là không cao lắm , vậy mà phải chịu khổ đến thế . Có những lúc còn phải lo không đủ tiền dùng , không đủ cơm ăn , không đủ áo mặc . Thậm chí có người còn bị phá sản , nợ nần người ta rất nhiều . Thật rất là tội nghiệp . Chỉ vì một miếng cơm , một chút đồ dùng , một vài mảnh áo , mà phải khổ đến như vậy . Chúng tôi là những người tu hành , tuy không có tiền , nhưng đồ ăn không bao giờ hết . Sư Phụ không hiểu tại sao tất cả quý vị không đi xuất gia ? (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
03-08-2008, 05:46 PM
Sư Phụ không hiểu cái đạo lý này , tại sao khổ cực kiếm tiền như vậy mà lo không đủ dùng ? Chúng tôi đâu có khổ như vậy , mỗi ngày tuy cũng phải làm việc và ngồi thiền , nhưng không phải cực nhọc như người tại gia . Chúng tôi làm việc , ngồi thiền đều là vì muốn giúp đỡ chúng sanh . Chúng tôi không đi hóa duyên , không đăng báo , cũng không cầu người bố thí và cũng không đi thọ bát . Nhưng đồ dùng vẫn dùng không hết . Chỉ cần ba , bốn bộ đồ là đủ rồi , thật ra đối với chúng tôi đó cũng là nhiều lắm rồi . Cơm ăn không hết , không cần thiết phải có nhiều đồ như vậy . Bởi vì chúng tôi là những người tu hành , rất dễ dàng cảm thấy đầy đủ . Ở những nơi nhà trọ , không có chùa chiền của mình cũng cảm thấy đầy đủ , có gì dùng nấy , những người dễ cảm thấy mãn túc là những người giàu có nhất .

Trước khi Sư Phụ xuất gia , cũng rất lo lắng vì không quen thọ bát , cũng không quen cầu cạnh người , không biết có đủ tiền dùng sau khi xuất gia hay không ? Tuy lo sợ nhưng người xuất gia cần phải can đảm , không có tiền thì thôi , nếu có bị đói chết thì sớm về cõi Tây Phương . Ngược lại điều lo lắng ấy , bây giờ đồ vật dùng không hết . Có những người bận bịu từ sáng đến tối , bận đến nổi không có thời giờ ăn cơm , đi ngủ , nhưng tiền kiếm được vẫn không đủ dùng . Nhìn thấy họ thật tội nghiệp , nhưng không thể nào thay đổi quan niệm của họ được . Chúng ta càng muốn bắt một con vật gì , càng bắt không được nó , cũng như bắt hình bóng của chính mình vậy . Ví dụ như chúng ta rất ưa thích một người và theo đuổi sát một bên , ngược lại người ấy lại sợ bỏ chạy đi . Nếu chúng ta cứ để mặc người ấy , có thể người ấy sẽ tự mình trở lại . Vì vậy ngày mai quý vị thử xem , đừng để ý đến chuyện ăn uống vui chơi , nó sẽ tự mình chạy đến . Đừng nên lo lắng lắm , tạo hóa tạo ra rất nhiều đồ vật , mỗi một vật đều được tạo hóa chăm sóc . Cỏ cây không đi kiếm tiền , nó cũng có thể trưởng thành , cũng có thể nở hoa kết trái . Động vật không có người chăm sóc , nó cũng sinh sôi nảy nở rất nhiều . Cá ở đại dương , không được người chăm nom , nó cũng không phải đi làm (mọi người cười) nhưng nó cũng sinh trưởng đến nhiều như thế . Toàn thế giới với bốn tỷ miệng ăn , mỗi ngày đều bắt rất nhiều cá , ai lo cho những loại cá ấy ? Kết cuộc nó cũng không có vấn đề gì . Địa vị của con người chúng ta trong vũ trụ là cao cả nhất , nếu cho rằng có Thượng Đế , làm sao Ngài có thể không chăm sóc chúng ta ?

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 09:26 AM
Giả sử như chúng ta xuất gia là vì muốn thân khẩu ý được thanh tịnh . Đem thân khẩu ý hoàn toàn cúng dường Thượng Đế , cúng dường Phật , cúng dường Tam Bảo . Nếu chúng ta tin tưởng Thượng Đế , Thượng Đế sẽ chăm sóc chúng ta , nếu chúng ta tin tưởng Phật , Phật sẽ chăm sóc chúng ta , quý vị có đồng ý không ? (Đại chúng đáp : "Đồng ý"). Nếu như vậy toàn thể quý vị đi xuất gia được rồi (Mọi người cười). Khi xuất gia quý vị sẽ được để mọi thứ ở lại , không còn lo lắng một điều gì nữa , lập tức quý vị sẽ có được đủ thứ đồ dùng , nhưng quý vị đừng vì những điều ấy mà xuất gia .

Khi Sư Phụ chưa xuất gia , có tiền trong quỹ tiết kiệm , còn có tiền hưu trí , vì Sư Phụ làm việc cho chính phủ Đức nên có tiền hưu trí , có bảo hiểm , phúc lợi xã hội , bảo hiểm bệnh hoạn ... Làm việc cho chính phủ rất tốt , được nhiều thứ bảo hiểm . Nếu Sư Phụ nán ở lại làm việc thêm một , hai năm nữa , ít nhất cũng để dành một ít tiền dưỡng lão , muốn làm gì cũng đủ dùng , hay nếu như trước khi Sư Phụ xuất gia , thu xếp đâu vào đó , cũng có thể đem một ít tiền đi .

Nhưng lúc ấy Sư Phụ không tính toán gì cả . Nói đi là đi , tham thêm tiền để làm gì ? Xuất gia đâu có cần tiền , cho nên lúc ấy Sư Phụ mới ra đi . Nếu như còn rán đợi một , hai năm hay là một , hai tháng , không biết chuyện gì sẽ xảy ra , rất có thể có vài công chuyện sẽ xảy ra , ngăn trở con đường đi của Sư Phụ cũng không chừng . Mỗi ngày đều có nhiều chuyện phát sinh ra , công việc của chúng ta ngày hôm nay còn lo không xuể , làm sao biết được chuyện của ngày mai ? Làm sao có thể biết được ngày mai ? Cho nên Sư Phụ mới quyết định : "Thôi được rồi , muốn đi thì đi". Sư Phụ tự trách mình , đã xuất gia còn tham tiền để làm gì ?

Lúc ấy Sư Phụ không có bao nhiêu tiền trong túi , đại khái chỉ có hai , ba ngàn Mỹ kim . Sau khi mua vé máy bay đi Ấn Độ , thì còn lại chẳng bao nhiêu , nhưng Sư Phụ vẫn cứ đi . Chỉ đem theo hai , ba bộ quần áo và một cái túi ngủ , ngoài ra chẳng còn gì nữa . Một ít tiền còn dư lại sau khi mua vé máy bay , sau đó lại mua vé máy bay đi Đài Loan , không còn tiền nữa . May mắn lúc ấy Sư Phụ liên lạc được với hội Phật Giáo , mới hỏi họ , họ chỉ cho Sư Phụ đến trú ngụ tại một ngôi chùa , nếu không , một người cũng không quen biết , có thể từ từ chết đói ở Đài Loan rồi (Mọi người cười).

Thật ra ngày thứ nhất khi đến Đài Loan , Sư Phụ đã nói rõ cho Hội Phật Giáo rồi , nhưng dường như họ không hiểu nên cho Sư Phụ đến khách sạn tá túc . Sư Phụ thấy khách sạn đó mà lo lắng ; lo là vì không đủ tiền trả , nhưng Sư Phụ cảm thấy ngại ngùng không nói . Sư Phụ hỏi : "Cái phòng ngủ này có đắc lắm không ?" Họ nói : "Không sao , không đắt chút nào , các vị sư ở ngoại quốc đến đều ở tại đây". Nhưng họ không biết cái vị pháp sư ngoại quốc này ra làm sao (Mọi người cười). Các vị pháp sư đến Đài Loan đều được tiền hô hậu ủng , có rất nhiều đồ đệ đến đó để tiếp ứng , nhiều đồ đệ để phục vụ . Lúc ấy Sư Phụ đến không có ai chở , muốn đi đến đâu cũng không có ai dẫn hoặc đưa đi , không ai biết Sư Phụ là ai , cho nên Sư Phụ rất lo , lo không có tiền để trang trải .

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 09:31 AM
Sư Phụ nói với các vị ở hội Phật Giáo : "Tôi không muốn ở phòng ngủ , tôi là người xuất gia nên không quen ở phòng ngủ , quý vị có thể đưa tôi đến một ngôi chùa nào không ?" họ nói : " Cô cứ tạm ở đây vài hôm rồi hãy tính , (mọi người cười) cô mới đến nên không thể tìm chùa ngay được , chúng tôi đang lo về công việc thọ giới , cô ở đây vài hôm , một tuần lễ sau sẽ tính". Sư Phụ nghe xong , tim chút nữa muốn rớt ra (mọi người cười). Sư Phụ không thể nói Sư Phụ không có tiền , bởi vì lúc ấy họ nhìn thấy quần áo Sư Phụ rất sạch sẽ , vừa mới xuất gia quần áo đương nhiên rất tươm tất , và lại rất mới nên nhìn vào rất dễ coi .

Người Đài Loan họ rất thích pháp sư , những người của khách sạn đều cho rằng Sư Phụ là đại pháp sư bởi vì Sư Phụ là người của Hội Phật Giáo gởi đến . Họ rất tôn trọng Sư Phụ , đều gọi Sư Phụ là đại pháp sư , họ không biết rằng vị đại pháp sư này rất ít tiền (Mọi người cười). Vừa mới bước vào Sư Phụ liền hỏi : "Ở một ngày bao nhiêu tiền ?" Họ nói : "Rất rẻ , đừng nôn nóng , rất là rẻ". Họ không biết đối với Sư Phụ bao nhiêu mới rẻ (Mọi người cười). Sư Phụ hỏi tiếp họ cũng không trả lời . Sư Phụ đi hỏi những người phục vụ : "Anh có biết căn phòng tôi thuê bao nhiêu tiền không ?" Họ nói : "Ngài lên trên ấy mà đọc , trong phòng có ghi rõ". Sư Phụ đi lên , quả thật trong phòng có một tờ giá biểu , trên ấy ghi bảy trăm năm chục đồng tiền Đài Loan . Chao ôi , vừa xít xoa (Mọi người cười). Đợi đến ngày hôm sau Sư Phụ lén trốn đi , ở Đài Loan không ai biết Sư Phụ không có tiền .

Ngày thứ hai người của Hội Phật Giáo đến hỏi Sư Phụ : "Ở được không ?" Sư Phụ nói : "Tôi không muốn ở căn phòng này , ông có thể vui lòng mau đưa tôi đến nơi khác được không ? Bất cứ ngôi chùa nào cũng được". Ông ấy nói : "Được rồi , tôi mới vừa nghĩ ra , gần đây có một cái giảng đường , tôi đưa cô đến đó ở được không ?" Đương nhiên Sư Phụ nói được (Mọi người cười).

Cho nên Sư Phụ xuất gia là rất mạo hiểm , nói đi là đi , không có chuẩn bị gì cả , tiền cũng không . Lúc đến Đài Loan một người cũng không quen , làm sao mà dám đến ? Không biết nghe Sư Phụ nói vậy , quý vị có cảm thấy sợ không ? Lúc ấy Sư Phụ một chút cũng không sợ , bởi vì Sư Phụ biết , nếu chúng ta có đủ dũng cảm , có thể xã bỏ các thứ thực , y , thú , hành , thì các vị Phật Bồ Tát sẽ đến săn sóc chúng ta , rất có thể họ thử thách chúng ta đến giây phút cuối cùng , thậm chí đến lúc hơi thở cuối cùng cũng không có , họ mới cho chúng ta dưỡng khí , nhưng các Phật Bồ Tát sẽ giúp đỡ chúng ta . Trước khi Sư Phụ xuất gia , đã từng có qua kinh nghiệm đói hai ba ngày , nên sau khi xuất gia không sợ chết đói . Nếu như đói một , hai tuần lễ , Sư Phụ cũng không chết .

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 09:36 AM
Ở Ấn Độ có rất nhiều pháp sư , có khi họ đi suốt cả một hai tuần lễ , không có ai cho họ ăn gì cả , họ cũng không sao . Đây là sự thật , Sư Phụ hỏi họ : "Như vậy làm sao sống được ?" Họ nói : "Đói thì đi tìm cải dại ăn , khát thì uống nước sông Hằng ". Có những người không tìm được cải dại ăn , mỗi ngày đói thì lấy nước sông Hằng uống , uống cho thật no , rồi lại đi ngồi thiền tiếp (Mọi người cười). Nơi họ ở nhìn vào là biết ngay không có tiền . Bởi vì nơi ấy chỉ là những sơn động nhỏ do chính tay họ đào , họ ngồi thiền ở trong ấy , cho nên khi đói cũng không có ai đến cúng dường , chỉ có uống nước sông Hằng mà thôi .

Sư Phụ nghĩ cuộc sống của họ quả thật kỳ diệu , cho nên khi đến Đài Loan không sợ điều gì cả , bởi vì nếu không có ai đến cúng dường thì cũng không có quan hệ gì , Sư Phụ có thể đi tìm một dòng sông , đương nhiên không phải sông Hằng , nhưng nước sông nào cũng uống được , nương dựa vào dòng sông ấy , Sư Phụ cũng có thể tu hành , ngồi thiền (Mọi người cười). Nhưng mãi đến bây giờ chưa bị chết đói qua .

Nhớ lại lúc xưa Sư Phụ ở nước Pháp , lúc ấy Sư Phụ là học sinh , chạy đôn chạy đáo nơi này nơi kia , có ba ngày tưởng chút chết đói rồi , bởi vì tìm chưa được việc làm . Tiền ở bên Anh gởi qua chưa kịp , tiền trên thân thì đã dùng hết rồi . Sư Phụ không biết vật giá sinh hoạt ở Ba Lê cao như vậy , ở Anh Quốc vật giá tương đối thấp hơn . Ba Lê là một trong những thành phố có vật giá sinh hoạt cao nhất thế giới . Lúc ấy Sư Phụ vừa mới đến Ba Lê , đường xá không biết , đi đến nơi nào cũng dùng Taxi , cho nên dùng rất nhiều tiền . Những người lái Taxi ở Ba Lê nhiều khi cũng gạt người , rõ ràng là căn nhà ở nơi đó , họ cho Sư Phụ vòng qua quanh lại , khi cảm thấy đủ rồi , cảm thấy hơi vô vị , thì mới lên đường chính , kết quả thì một chút thì đến rồi , nhưng đã gạt Sư Phụ rất nhiều tiền , Sư Phụ cũng không biết sao nói , dù sao đi nữa cũng là người ngoại quốc , không thể tùy tiện nổi nóng , tranh cãi cũng không hơn họ .

Lục Tổ Huệ Năng vốn là một người tiều phu , ngẫu nhiên có một ngày nghe người ta niệm Kinh Kim Cang thì đột nhiên khai ngộ . Về sau liền quyết định đi tu hành để giải thoát , chuẩn bị đi tìm Ngũ Tổ . Lúc ấy nhà Ngài rất nghèo , lại là con một , cần phải phụng dưỡng mẹ già , nhưng Ngài muốn xuất gia quá , phải làm sao đây ? Đúng lúc ấy có người đem đến cho Ngài một số tiền , như vậy cuộc sống của người mẹ già không còn là vấn đề nữa , Ngài có thể an tâm ra đi .

Cho nên nếu chúng ta thành tâm thành ý vì muốn thành Phật và vì lợi ích của chúng sinh mà xuất gia , chúng ta sẽ được giúp đỡ của Chư Phật Bồ Tát . Nhưng phải chân thành mới được , bởi vì Phật Bồ Tát hiểu tâm chúng ta hơn chính chúng ta . Chúng ta có thể dối chính mình , dối sư phụ , nhưng không thể nào dối được chư Phật Bồ Tát . Nên chúng ta cần phải thành tâm thành ý , được vậy chúng ta làm việc gì cũng sẽ thành công . Có một quả tim đơn thuần , có một mục đích đơn thuần , làm việc gì cũng đều có người giúp đỡ , không phải lo lắng điều gì .

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 09:46 AM
Cho nên chúng tôi dùng không có bao nhiêu , mỗi tháng nhiều nhất là ba , bốn trăm đồng tiền điện phí . Cũng không nói chuyện với ai nhiều nên cũng tiết kiệm được tiền điện thoại . Mọi người sinh sống với nhau , nếu như có tổ chức tốt , không cần phải dùng nhiều tiền như thế . Ở trên núi chúng tôi kể cả luôn tiền dầu , mỗi tháng dường như hai , ba ngàn tiền Đài Loan là đủ rồi . Chiếc xe "sang tên lần thứ 5" đôi khi sài tiền rất nhiều (mọi người cười), thường phải đem đi sửa chữa , nếu không đi giảng kinh thì có thể tiết kiệm hơn nữa . Bởi vì gạo ở Đài Loan rất rẻ , nấu qua loa thì được rồi . Những người xuất gia ăn không nhiều , Sư Phụ rất kinh ngạc , thanh niên đáng lẽ phải ăn nhiều , nhưng cái sức ăn của họ rất ít , nên Sư Phụ tương đối để dành được tiền , nếu không Sư Phụ đã bị phá sản rồi (Mọi người cười).

Vì vậy xuất gia không có gì là vấn đề , xuất gia là vượt qua nhân quả , vượt qua Tam Giới . Nhưng xuất gia cần phải có pháp môn tốt mới có thể giải thoát được . Hòa Thượng Quảng Khâm từng nói : "Nếu xuất gia , nhưng không có pháp môn tốt , không có Sư Phụ hoặc đúng công tu luyện , thì thật tội nghiệp , không có kết quả gì". Sư Phụ cũng đồng ý với cái nhìn của Ngài , có rất nhiều người , cái lý tưởng xuất gia của họ rất cao , mục đích cũng rất đơn thuần , cũng vì chưa đủ phước báu nên chưa gặp được Sư Phụ tốt , chưa gặp được pháp môn tốt . Rất có thể trong kiếp này , cuộc sống của họ rất đơn thuần , không tạo nghiệp chướng gì , nhưng vì nghiệp chướng trước của họ không thể tiêu trừ , nên đẳng cấp không thể tăng cao , trí huệ không mở được , sống qua cuộc đời cũng không nghĩa lý gì , rất có thể tu hành đến Thế Giới Thứ Nhất hay Thế Giới Thứ Hai , sau khi lìa đời ở lại trên ấy hưởng thụ một thời gian rồi lại rớt xuống nữa , không được giải thoát cứu cánh , cũng rất là đau lòng .

Lúc Sư Phụ chưa xuất gia , có đi qua rất nhiều chùa chiền , cùng với rất nhiều pháp sư học hỏi , nhưng không mãn ý . Sư Phụ suy nghĩ nếu xuất gia chỉ có như vậy , Sư Phụ không xuất gia . Mỗi ngày ngoại trừ tụng niệm buổi sáng và buổi tối , cả ngày chỉ nói những chuyện nhảm nhí của cuộc sống , nấu rất nhiều những thức ăn ngon , họ cho rằng ăn chay không đủ dinh dưỡng , nên ăn nhiều một chút , nấu những món ăn đầy hương sắc vậy mới nuốt vô , ăn nhiều thì sức khoẻ mới khang kiện . Xuất gia rồi mà còn lo đến nhưng công việc ấy , lo không đủ dinh dưỡng , người tu hành mà còn để ý đến những điều này , đến bao giờ mới được tự tại ?

Ăn gì cũng được , đừng lo đến nó , thân thể tự nhiên biết cách săn sóc chính nó , ăn cơm đủ dinh dưỡng thì được rồi , nếu như tu hành giỏi , không cần phải ăn nhiều . Mỗi ngày Hòa Thương Quãng Khâm cũng không ăn gì nhiều , nhiều nhất chỉ ăn một trái dừa , khi Ngài ở trên núi tu hành không có dừa Ngài không ăn gì cả , có khỉ đem một ít dừa đến cúng dường Ngài , chỉ có một ít thôi , vì trên núi không có nhiều dừa . Điều muốn nói ở đây là đối với Ngài ăn uống không cần thiết .

Giả sử như chúng ta không tu hành nhiều , chúng ta sẽ ăn rất nhiều , bởi vì rảnh rỗi nên mới nghĩ đến chuyện ăn uống . Nếu như tâm của chúng ta không đạt nơi cảnh giói cao , đương nhiên để nó ở nơi cảnh giới thấp . Cũng như leo lên cây trúc , nếu không trèo lên , tự nhiên sẽ bị tuột xuống . Chỉ có hai con đường để chọn : đi lên hay đi xuống . Nếu để cái tâm ở đây (Sư Phụ chỉ vào bụng), đương nhiên sẽ nghĩ đến chuyện ăn uống , bởi vì cảm thấy vô vị mà ! Người bình thường , nếu không có việc gì làm , họ sẽ nghĩ đến những việc không tốt , hoặc đi làm những điều xấu .

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 09:50 AM
Vì thế những người tu hành không cảm thấy đói lắm , họ (những người xuất gia) mỗi ngày ngồi thiền bảy , tám tiếng ở trên núi , cho nên không thấy đói . Nếu chúng ta thật sự muốn tu hành , không để ý đến vấn đề ăn uống , nếu một ngày không có thức ăn , cũng không có vấn đề gì . Chúng ta là những người tu Pháp Môn Quán Âm , nếu có một ngày chúng ta cảm thấy rất là vô vị , nghĩ rằng từ nay không còn muốn ăn bất cứ một thứ gì , cũng không quan hệ gì . Sư Phụ bảo đảm quý vị sẽ không chết đói . Nhưng đừng vội như vậy , mỗi ngày giảm đi một ít thức ăn , thì sẽ không có gì nguy hiểm .

Thật ra cũng không có gì là nguy hiểm , chỉ có thân thể cảm thấy hơi khó chịu . Do đó không thích ăn thì đừng ăn , tuyệt đối không có vấn đề gì . Nếu có một ngày thế giới xảy ra chiến tranh , thực phẩm rất khó tìm , quý vị , những người tu Pháp Môn Quán Âm đừng lo sợ , uống nước là đủ rồi , thậm chí không có nước , cũng không chết . Đây không phải là thần thông , chỉ là chuyện tự nhiên mà thôi , không phải cố ý , không làm điều gì đặc biệt . Không ăn cũng không sao , đó không phải là thần thông , cũng không phải là một cách tu hành của pháp môn này .

Bởi vì những người tu Pháp Môn Quán Âm , nếu như tu hành rất chăm chỉ , rất đầy đủ , họ cái gì cũng có , không cần phải đi tìm nữa , thân thể sẽ tự lo liệu , mới đầu còn cảm thấy hơi đói , nhưng qua một thời gian thì cảm giác ấy không còn nữa . Tu hành Pháp Môn Quán Âm về sau nếu không có cơm ăn cũng không chết đói , không có áo quần mặc cũng không chết lạnh . Cho nên tu Pháp Môn Quán Âm , bất luận trên phương diện thế giới hay phương diện giải thoát , đều rất an toàn . Chủ yếu là chúng ta không phải tự mình cố ý làm ra , thật sự lâm vào hoàn cảnh khẩn cấp , sẽ có lực lượng của Sư Phụ đến giúp đỡ , miễn sao thời điểm vãng sanh của quý vị chưa đến . Ngay đến lúc quý vị ngã xuống sắp chết , Sư Phụ sẽ đến kéo quý vị đi , lúc ấy quý vị sẽ biết được Sư Phụ là ai , Sư Phụ đã giúp quý vị ra sao .

Nhưng cần phải "chân thật tu hành", mới có được lực lượng bảo hộ , cho nên tu về Pháp Môn Quán Âm rất an toàn . Nếu thật sự có một ngày xảy ra chiến tranh , hãy nhớ đến những lời của Sư Phụ giảng hôm nay , đừng nên khủng hoảng , chỉ cần nghe những lời chỉ dạy của Sư Phụ , người nào thật tâm tu hành , nhất định sẽ có lực lượng bảo hộ của Sư Phụ .

Những lời giảng hôm nay đều là những việc xảy ra trong Tam Giới , những gì ngoài Tam Giới không thể nói được , cũng không nên nói ra ở đây , về sau quý vị rất có thể có cơ hội nghe . Sư Phụ vốn không nên nói đến những chuyện ăn uống ở đây , những chuyện ăn hay không ăn chỉ nói với học trò thôi , hôm nay có lẽ vì cao hứng nên nói ra , quý vị nên quên chuyện này đi , kể như quý vị chưa bao giờ nghe qua , có được không ? Những điều gì vừa mới vào óc của quý vị nên rửa đi .

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 09:56 AM
Ngày xưa có một vị vua mời một người ra làm quốc sư , nghe xong người ấy lập tức đi đến bờ sông rửa tai , quý vị có biết là ai không ? Sư Phụ quên mất tên rồi , đây là câu chuyện cổ của Trung Quốc (Ghi chú : Hứa Do). Khi vị ấy nghe quốc vương kêu ông đi làm đại quan , lập tức đi đến bờ sông rửa tai , bởi vì đã lỡ nghe rồi , cho nên phải đi rửa tai thôi .

Ông ấy có một người bạn là mục đồng , lúc ấy cũng đang thả bò ở bờ sông , thấy ông ta đang rửa tai , người bạn mục đồng mới hỏi ông : "Tại sao ông lại rửa tai lâu như vậy ?" Ông ấy nói : "Bởi vì vừa rồi quốc vương kêu tôi đi làm đại quan , cho nên tôi mới đem tai rửa cho sạch sẽ , không để cho nó nhiễm vào đầu óc của tôi". Người bạn mục đồng nghe xong lập tức kéo bò lên bờ trên uống nước . Vị đang rửa tai này mới hỏi : "Tại sao anh lại kéo bò lên bờ trên uống nước ?" Vị mục đồng mới trả lời : "Anh rửa tai của anh trong nước này , tôi không muốn con bò của tôi uống nhằm nước đó". Vị mục đồng còn chửi thêm : "Tại sao anh còn đi ngao du mọi nơi , để cho người ta biết anh là người có trí huệ , coi lại lòng của anh vẫn còn dính dấp tới vấn đề danh lợi".

Hôm nay Sư Phụ giảng nhiều quá , nhiều người như vậy đã biết Sư Phụ biết dạy Pháp Môn Quán Âm , còn biết nếu học Pháp môn Quán Âm , không ăn cũng không sao . Quý vị không nên ra ngoài nói cho nhiều người nghe , nếu mọi người đều vì việc ăn này mà đến kiếm Sư Phụ , như vậy thì không tốt lắm (Mọi người cười).

Vấn : Trong kinh Phật có nói , Thiên Đế là hóa thân của Phật Bồ Tát , nếu chúng ta tu hành , họ cũng có thể đến giúp chúng ta , tại sao Sư Phụ lại nói họ là ma ?

Đáp : Sư Phụ vừa mới nói qua , họ cũng không phải là ma , đó chỉ là công việc của họ , cho nên nói ma mà cũng không phải là ma . Có một ngày Sư Phụ ở nơi nào đó giảng kinh , Sư Phụ có nói rằng chúng sinh là Phật , ma cũng là Phật . Mấy ngày trước Sư Phụ cũng có nói qua , mỗi một thế giới đều có giáo chủ của thế giới ấy , nếu chúng ta biết họ , họ sẽ giúp chúng ta mở cửa để chúng ta qua .

Thí dụ nói rằng Phật A Di Đà ở cảnh giới cao nhất , bởi vì quý vị chỉ niệm danh hiệu Phật A di Đà mà thôi , không biết giáo chủ ở những cảnh giới thấp hơn , đương nhiên họ sẽ không để cho quý vị qua để lên đến những cảnh giới cao hơn . Cho nên Sư Phụ dạy người ta niệm Phật khác với người khác dạy . Sư Phụ không phải chỉ niệm Phật A Di Đà mà thôi , mà dạy người ta niệm từ những cảnh giới dưới niệm lên , hôm ấy đã giảng rất rõ , có lẽ ngày hôm ấy quý vị không có ở đó , cần phải niệm từ dưới lên mới hữu ích . Vì trong kinh điển không có nói đến , nên quý vị không biết . Điều này cần phải có vị thừa kế truyền xuống , từ Sư Phụ truyền xuống mới có thể biết được , trong kinh điển không có những danh từ này .

Nhím Hoàng Kim
03-09-2008, 10:04 AM
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát

Ngày 26-10-1986
Taipei


Muốn cầu đạo thì đừng nên nghĩ rằng chỉ làm người lương thiện , làm việc nhiều công ích cho xã hội , bố thí tài vật , hay là đi nhiều nơi vái lạy , cúng dường chùa chiền ... là có thể đắc "đạo". Thực tế khác hẳn , bởi vì đạo là đạo , đạo nghĩa là gì ? Là "con đường", cho nên không thể dùng ngôn ngữ mà có thể nói ra , cũng không thể dùng bất cứ vật gì để đổi lấy hay là trang hoàng để có thể biến thành "đạo"; cái "đạo" này , vốn đã có sẵn , đã tồn tại , nếu như chúng ta muốn đến con đường này , thì phải mở cửa ra ngoài , rồi mới có thể lên "đường", không phải ngồi trong nhà là có thể tìm được con đường .

Thí dụ bây giờ chúng ta muốn đến một ngôi chùa nào đó , thì trước hết phải đi ra khỏi cửa nhà này , có phải không ? Con đường đến chùa đã có sẵn rồi , bây giờ muốn đến đó , điều thứ nhất là tìm đường , nếu chúng ta không biết đường thì nên hỏi hay là tìm người đã đến chùa đó , họ có thể dẫn chúng ta đến đó , có phải vậy không ? Nếu như chúng ta không rành đường , cũng không đi tìm đường , mỗi ngày chỉ làm người tốt , đến chùa lễ bái , bố thí tiền cho người nghèo , quyên tiền để cất chùa , làm như vậy có thể tìm được cái mục tiêu không ? Không tìm ra được , bởi vì nó cũng như con đường mà chúng ta đi đến chùa , con đường và việc làm của chúng ta hoàn toàn không có quan hệ .

Cũng như vậy , chúng ta muốn "cầu đạo", muốn thành "Phật", trước tiên phải tìm được đạo , cho nên Lão Tử nói "Đạo khả đạo phi thường đạo", bởi vì cái "đạo" này , hồi giờ đã có rồi , đã trọn vẹn đẹp đẽ rồi , không cần chúng ta cố ý đi trang điểm nó , bởi vì nó là một con đường tự nhiên . Muốn trở về con đường đó , không cần phải làm những gì đặc biệt , thông thường chúng ta làm con người đạo đức là lẽ dĩ nhiên , chứ không phải vì cầu đạo , mới làm người tốt , làm việc đạo đức , đó chỉ là cái trách nhiệm căn bản làm người mà chúng ta cần phải và nên làm . Bắt đầu từ tiểu học , chúng ta đã học qua rất nhiều qui phạm đạo đức , thí dụ nên giúp kẻ nghèo , phải hòa thuận với láng giềng , phải có hiếu với cha mẹ ...

Sư Phụ còn nhớ hồi còn học tiểu học đã học qua , nếu như thấy một người mù hay một người già băng qua đường , liền tức khắc dẫn họ băng qua đường , điều đó có nghĩa là gì ? Tức là dạy chúng ta nên có lòng từ bi bác ái . Việt Nam có câu "Viễn thân bất như lân cận". Câu đó ý nói chúng ta đối với người lân cận nên hiền hòa , phải giúp đỡ lẫn nhau , họ cần gì , chúng ta giúp đó , sau này ta có cần gì , họ cũng đến giúp mình ; đây là chuyện rất tự nhiên , nó không có liên quan gì đến "đắc đạo". Nếu như chúng ta thấy có người rất nghèo , rất đói , tự nhiên chúng ta sẽ cho họ thức ăn , phần đông người đều làm như vậy .

Bởi vì đó là cái quan hệ căn bản giữa con người , thấy người ta gặp hoạn nạn , đau khổ hơn chúng ta , tự nhiên chúng ta sinh ra tâm từ bi , sẽ đi giúp đỡ , nhiều người không có tu hành cũng làm như vậy , không biết chừng người ta còn làm tốt hơn mình làm , họ không dùng "tâm ngã chấp" đi làm việc thiện , họ không có nghĩ mình đang làm việc tốt , họ chỉ làm với một phản ứng tự nhiên . Cũng như tay của ta bị phỏng , bị cắt , thì tự nhiên phải thoa thuốc lên , băng vết thương , bởi vì chúng ta phải giữ gìn hai cánh tay , ngày mai mới có thể tiếp tục làm việc , cho nên tay chúng ta đau , tự nhiên chúng ta sẽ chăm lo kỹ lưỡng .

Cũng như vậy , thấy người lân cận hay là đồng bào của mình có khó khăn , chúng ta cũng tự nhiên đến giúp họ , đó vốn là chuyện rất tự nhiên , không thể cho rằng mình làm như vậy sau này Thượng Đế thấy ta làm người tốt sẽ đem ta lên trời , trở về cái quê cũ của linh hồn , không có đâu , không có việc đó . Thượng Đế hay là cái "đạo" này , hay là cái "Phật tâm" này , nó rất trung lập , nó không màng mình làm tốt hay xấu , nó là nó , nếu như mình muốn tìm nó , thì phải đi con đường "chính", có thể đến chỗ của nó , con đường này không biết đến người tốt , người xấu , ai muốn đi thì cứ đi .

Nhím Hoàng Kim
03-11-2008, 03:44 PM
Thí dụ như ngoài đường , ai cũng đi được phải không ? Người uống rượu , người ăn trộm cũng có thể đi được , người tốt người xấu cũng có thể đi trên con đường đó , con đường nó không cần biết ai tốt , ai xấu ; nhưng nếu muốn lên núi thì phải đi đúng đường . Cho nên chúng ta không thể ỷ vào những công đức nhỏ này rồi nghĩ rằng mình có thể thành đạo , không có chuyện đó .

Những người có lòng thành muốn "tìm đạo", thường là những người tốt , thí dụ chúng ta đọc chuyện của người tu hành , có thể biết được rằng họ đều là những người có đạo đức .

Mấy trăm năm trước , ở Việt Nam có một vị vua rất nhân từ và thương dân ; đối với người dân , ngài là một vị vua tốt nhất , ngài đối đãi với người nào cũng có lòng thương , bởi vì ngài là một con người như vậy . Ngài thường ra thành để coi xét nước nhà của mình .

Có một ngày ngài đang đi , thấy bên đường có một người rất nghèo mới qua đời , toàn thân không có y phục , nằm trần truồng bên lề đường , vị quốc vương thấy vậy , đau lòng đến rơi lệ , ngài liền cởi y phục của mình đắp lên thân người nghèo đó . Y phục của quốc vương vốn rất quý báu , nhưng bởi vì lúc đó ngài không nghĩ đến mình là quốc vương , và cũng không có nghĩ đến người này đã chết rồi , nếu như đem áo quí này mà đắp lên người chết uổng phí biết bao ? Ngài không có nghĩ nhiều như vậy , mà hoàn toàn bộc phát từ trong tâm hồn , thấy người ta quá khổ , mình có gì liền cho họ , đó mới đúng là bố thí Bát Nhã Ba La Mật .

Quý vị có biết bố thí Bát Nhã Ba La Mật là gì không ? Vì sao cái thái độ đó mới đúng là bố thí ? Bởi vì bố thí mà không nghĩ đến "ta" đang bố thí , và cũng không nghĩ đến bố thí , như vậy có đúng hay không ? Hay là có ích lợi gì với chúng ta không ? Hay là nó bộc phát từ nội tâm của con người ? Cho nên bố thí Bát Nhã Ba La Mật , đúng mới là cái bố thí hoàn mỹ . Còn không một mặt mình cho đồ người ta , một mặt chờ đợi phước báu đến , bố thí như vậy không có ích gì , phước báu của nó rất nhỏ không đủ dinh dưỡng .

Lúc Sư Phụ còn nhỏ , Sư Phụ phạm rất nhiều tội , Sư Phụ ăn cắp tiền của cha mẹ và đồ ăn cho người nghèo , bởi vì lúc đó còn nhỏ , không biết làm như vậy đúng hay sai . Thật ra nếu như có tiền , chúng ta có thể bố thí , nhưng không nên đi ăn cắp tiền , hay là đồ của người ta mà đi bố thí , nhưng bởi vì còn nhỏ không biết chuyện , thấy người ăn xin đến nhà rất tội . Đôi khi vì người ăn xin quá nhiều , cha mẹ của Sư Phụ cũng làm lơ , hay là cha mẹ của Sư Phụ quá bận , không còn thì giờ để lo , lúc đó Sư Phụ lén lén ăn cắp một ít tiền , hay là thức ăn để cho họ .

Một đứa bé thấy người ta nghèo khổ liền nghĩ đến giúp đỡ họ , nó không có nghĩ đến nếu như cha mẹ nó không đồng ý , không được lấy tiền . Thời đó những nhà hàng xóm bên cạnh , cũng có nhiều người nghèo không có tiền , Sư Phụ thường ăn cắp cơm và thức ăn đem cho họ ăn , lúc đó Sư Phụ cũng không có nghĩ đến cái gì , nhưng bây giờ nghĩ lại , hình như không nên làm như vậy . Nhưng mà nếu như cha mẹ của Sư Phụ bây giờ biết được , họ cũng không có nghĩ Sư Phụ là một đứa bé xấu .

Nhím Hoàng Kim
03-12-2008, 03:15 PM
Sư Phụ chỉ thuận tiện kể chuyện thời bé thơ của Sư Phụ . Bây giờ nói trở lại câu chuyện của vị quốc vương này . Vị quốc vương này rất có lòng từ bi , sau này ngài đi xuất gia , lúc ngài còn trẻ , khoảng hai mươi mấy tuổi , đã nghĩ đến chuyện xuất gia , muốn học Phật lý , muốn tu hành thành Phật . Có một ngày , ngài lén bỏ đi , khi đó ngài đã là quốc vương rồi , có người ép ngài kết hôn , ngài vốn không muốn kết hôn , nhưng trong triều có một vị quan lớn , ông ta là khai quốc công thần , là một vị nguyên lão của vua cha còn lại , ông ta nhận lệnh của vua trước , phải lo cho vị quốc vương trẻ này , cho nên thái độ cũng hơi ngạo mạng một chút , ông ta ép vị quốc vương này làm nhiều việc trái lòng .

Có một ngày ông ta lại ép vị quốc vương có lòng tốt này kết hôn với đứa con gái một người thân của ông , quốc vương không chịu , lúc đó Ngài đã quyết lòng xuất gia , ngài không muốn ngôi vàng nữa , lén trốn khỏi vương cung đến một cái núi , bái một vị thiền sư nổi tiếng để xuất gia , nhưng mới xuất gia có vài tháng các quan thần trong triều đều chạy lên núi , tìm đến chỗ ngài xuất gia mời ngài về cung . Nhưng Ngài không chịu , lúc đó vị nguyên lão nói : "Được rồi , nếu như quốc vương không muốn về cung thì quốc vương ở đâu , triều đình sẽ dời đến nơi đó".

Lúc đó sư phụ của vị quốc vương cũng không còn cách nào hơn , còn vị quốc vương cũng không biết đối xử như thế nào ? Vị sư phụ mới bảo Ngài : "Thôi được rồi , con về đi , ở nhà cũng có thể tu hành , chỉ cần đừng quên là đủ rồi , nếu muốn hỏi đạo thì đến gặp thầy , từ từ tu hành , có thì giờ thì đến thăm , nếu như có nhiều thì giờ có thể bỏ chánh sự qua một bên , đến bế quan một thời gian , như vậy cũng có thể tu hành , đợi khi nào truyền ngôi cho con rồi , mới trở về đây thường trú". Sau này vị quốc vương già rồi , truyền ngôi cho hoàng tử , rồi xuất gia , trở thành một vị đại tu hành , trí huệ và cấp bực rất cao , và sau cùng ngộ đạo .

Vị quốc vương này ở Việt Nam , là một vị quốc vương được dân ưa thích nhất , lúc ngài còn làm vua , bất cứ làm việc gì cũng rất minh bạch rõ ràng , cho nên quốc thái dân an , ngài một bên tu hành một bên lo quốc sự . Tu hành sẽ đủ trí huệ , ngài dùng trí huệ đó để thống lãnh quốc gia , cho nên không có làm điều gì sai lầm . Khi ngài còn làm vua , lúc đó là thời đại vàng son của Việt Nam , bất luận văn học , chính trị , nông nghiệp , đều phát triễn rất tốt , Phật Giáo trong thời kỳ đó cũng rất huy hoàng , còn những tôn giáo khác cũng rất tự do , không có bị áp bức .

Trong thời kỳ ngài còn làm vua , số dân phạm tội rất ít , giàu và nghèo cũng không có cách xa gì lắm , bởi vì ngài thường đi tuần khắp nơi , xem xét coi dân chúng cần những gì , ngài đúng là một vị minh quân . Nhưng cha của ngài không phải là một người tin Phật , cũng không có lòng từ bi , bác ái như ngài . Cha của ngài có là Phật tử hay không điều đó không có gì quan trọng , chỉ cần ngài thành tâm tu hành , cũng trở thành người đại tu hành như thường .

Cha mẹ của Sư Phụ là tín đồ của Thiên Chúa Giáo , không có liên quan gì đến Phật Giáo , nhưng đối với cha mẹ Sư Phụ , Giê Su Ki Tô chỉ là đại diện cho một cái tên mà thôi . Họ không có lo đến chuyện của tôn giáo , cha của Sư Phụ là một người tốt , thuộc về thứ người tầm thường lương thiện mà thôi , chứ không nhất định phải tin cái gì , hay là con người muốn theo đuổi chân lý ; mẹ của Sư Phụ cũng không có lòng bố thí gì , cho dù vậy Sư Phụ cũng có thể trở thành tỳ kheo ni của Phật Giáo , cũng rất thích đi cầu đạo .

Cho nên Sư Phụ nói cho quý vị hay , cái bối cảnh của cá nhân nó không có liên quan gì đến cái cấp bậc của chúng ta , chủ yếu là đời trước có tu hành , cho nên bây giờ mới có thể tìm được "đạo", có thể gặp thầy giỏi , có pháp môn tốt , việc này nó không có quan hệ gì với cái phước báu của cha mẹ . Nếu như chúng ta có đủ lòng thương , lòng từ bi , lòng bác ái , đó là riêng của chúng ta , nó không có quan hệ gì đến cha mẹ . Sư Phụ nói cho quý vị những đạo lý này , là để cho quý vị đừng có nghĩ rằng mình sinh trưởng trong gia đình không có phước báu , hay là trog cái gia đình không tin Phật , hay là trong cái gia đình hoàn toàn không có tín ngưỡng tôn giáo mà không có lòng tin .

Nhím Hoàng Kim
03-13-2008, 03:54 PM
Có người hỏi Sư Phụ trước kia họ chưa từng biết đến Phật Giáo , cũng chẳng biết gì về sự tu hành , như vậy có thể tu hành được không ? Có thể đạt được quả vị hay không ? Sư Phụ đáp được , bởi vì nó không có quan hệ gì đến quá khứ , hiện tại , vị lai , chỉ cần bây giờ quyết định muốn học Phật , muốn tu hành , muốn thành đạo , thì có thể tức khắc tu hành , không có quan hệ gì đến bối cảnh của chúng ta .

Cho nên hồi nãy Sư Phụ đã nói , chúng ta cầu đạo , chuyện đó nó không có quan hệ gì đến bố thí , hay là đạo đức của chúng ta , nhưng mà cũng không thể nói nó hoàn toàn không có quan hệ gì , bởi vì con người có tâm đạo , nhất định là con người lương thiện . Hồi nãy Sư Phụ kể chuyện của vị quốc vương đó , ngài từ bi bác ái như vậy , sau đó lại cố gắng tu hành , cho nên cũng tu hành thành đạo , chuyện đó nó có quan hệ đến sự tu hành của đời trước . Nhưng nếu như trong quá khứ chúng ta không có đạo đức tốt hay là không có làm việc đạo đức , chúng ta cũng có thể bắt đầu từ đây tránh dữ làm lành , nhưng mà làm như vậy vẫn chưa đủ cho việc tu hành .

Trên thế giới này , chúng ta vốn nên làm một người tốt , bởi vì làm người tốt , thì cha mẹ , bạn bè và người hành xóm đều ưa thích , nếu như họ vui mừng , chúng ta cũng vui theo , có phải không ? Chúng ta không cách nào ở chỗ tràn đầy hờn giận , người ngoài phản đối mình , như vậy chúng ta rất khó tu hành . Cho nên chúng ta phải hành thiện , tận lực bố thí , trì giới , nhẫn nhục , những thứ đó đều giúp ích cho sự tu hành của chúng ta , nhưng không phải chỉ nhờ vào sự bố thí , trì giới , nhẫn nhục ... là đủ rồi ; còn chưa đủ đâu , bởi vì trong Kinh Kim Cang nói rất rõ ràng , phải tu cả lục độ : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định và trí huệ . Ý nói , nếu chúng ta chỉ tu ngũ độ kia vẫn còn chưa đủ , còn phải có thiền định .

Thiền định là gì ? Khi chúng ta tọa thiền , tâm lặng , đầu óc chúng ta không nghĩ bậy bạ , chúng ta có một chỗ , có thể an định cái tâm của chúng ta , cột nó lại thì nó không chạy bậy , cái ảnh hưởng bên ngoài cũng không có thể quấy nhiễu chúng ta , như vậy là "thiền định", chúng ta giao thông với cái bản lai diện mục của chúng ta , chúng ta giao thông với cái Phật tâm của chúng ta , cái bản lai diện mục này , hay là Phật tâm , hay là Thiên Quốc , lực lượng của Thượng Đế , của "Đạo", bản thân nó có cái lực lượng rất lớn , bất cứ cái gì cũng đều có thể giải quyết , phước báu gì cũng có .

Cho nên chúng ta giao thông với cái lực lượng này rồi , chúng ta không cần làm phước báu , cũng có phước báu , chúng ta không cần miễn cưỡng đi làm việc thiện , cũng tự nhiên biến thành con người có đạo đức , bởi vì đó là cái lực lượng của tự nhiên , nó sẽ cải biến chúng ta , tịnh hóa cái bên trong của chúng ta , để cho chúng ta trở thành một con người tốt . Ngoài sự biến chuyển ở bên trong của chúng ta , nó còn chăm lo cái tình trạng bên ngoài của chúng ta . Thí dụ chúng ta gặp khó khăn nào đó , nó sẽ giúp đỡ chúng ta . Vì sao ? Bởi vì cái trí huệ này là "Bát Nhã Ba La Mật", cái Phật tâm này là đại trí huệ , đại lực lượng , chúng ta nhờ cậy vào cái sức lực lớn này , thì sẽ không còn khó khăn nữa .

Ngược lại , nếu chúng ta nhờ cậy vào cái tình trạng bên ngoài , theo đuổi danh lợi , sắc tài ... những thứ này vốn rất vô thường , hôm nay có tiền , ngày mai không biết chừng không còn một xu , hôm nay có danh vọng , rất có thể ngày mai bị người phỉ báng , hãm hại , mất đi địa vị . Chúng ta đều biết thời quá khứ , trong một ngày nước nhà bị xâm chiếm , những người giàu có , thông thường cũng sống trong cái dối trá , thì cái địa vị và tài sản đã có ngày nay , ngày mai nhất định sẽ còn tồn tại không ?

Nhưng mà nếu như chúng ta giao thông với Bát Nhã Ba La Mật , giao thông với cái đại trí huệ , đại lực lượng , chúng ta vĩnh viễn không còn sợ sẽ bị mất đi cái gì , bởi vì cái lực lượng lớn này không có cải biến , vĩnh viễn tồn tại , ngày ngày như nhau , đều rất từ bi bác ái , rất nhu hòa , đều giúp đỡ chúng ta , nó cũng như người bạn tốt nhất trên thế gian này , còn tin cậy hơn là người bạn tốt nhất trên thế gian này , bạn bè không chừng ngày mai sẽ phản bội ta , chống đối chúng ta , nhưng cái lực lượng này , cái Phật lực này , hay còn gọi là cái Bát Nhã Ba La Mật này , nó không bao giờ phản bội lại chúng ta , nó vĩnh viễn là bạn tốt nhất của chúng ta .

Nhím Hoàng Kim
03-14-2008, 03:23 PM
Cho nên Chúa Giê Su Ki Tô có nói : "Trước tiên nên đi tìm cái Thiên Quốc trong mình , rồi sau đó vật gì cũng đến với chúng ta ". Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng nói : "Phật tại tâm". Nếu như Phật ở tại chùa , Ngài sẽ nói Phật ở trong chùa , nếu như chúng ta đến chùa bái lạy , hay nên làm những gì thuộc bên ngoài , Ngài sẽ nói nên bố thí cho nhiều mới có thể tìm Phật tại tâm , hay là nên đến chùa bái lạy mới có thể tìm Phật tại tâm , có phải như vậy không ? Nhưng Ngài không có nói như vậy , Ngài chỉ nói "Phật ở trong tâm".

Phật ở trong tâm là ý nghĩa gì ? Tức là nên tìm Phật ở trong tâm của chúng ta . Tâm là gì ? Là một chỗ thuộc về cá nhân của chúng ta , tâm của chúng ta rất là bí ẩn , người ngoài không sao biết được , cũng không hiểu được , đây là một chỗ rất thần bí , rất cá nhân , cái chỗ này tức là chỗ của Phật ở . Cho nên Chúa Giê Su Ki Tô cũng nói cái đạo lý giống như vậy : "Thiên Quốc không phải từ trong đạo đức mà tìm ra được , không phải từ đạo đức mà ra , nhưng mà Thiên Quốc đã ở trong đó ".

Hai vị đại sư đều nói cái đạo lý như nhau , Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Phật tâm" , Chúa Giê Su Ki Tô nói "Thiên Quốc" , đâu có gì khác nhau ? Chỉ có văn tự không như nhau mà thôi , nhưng ý của nó hoàn toàn như nhau . Cái tranh luận nổi lên giữa tôn giáo , đều tại vì chúng ta không hiểu cái nghĩa của các vị đại sư , chúng ta đem cái giáo lý vô cùng khoan dung , vô hạn của họ , biến thành cái tư kiến chật hẹp có hạn , cho nên chúng ta đem Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo biến thành cái tôn giáo rất có hạn , giữa tôn giáo sanh khởi tranh chấp , đó là bởi vì hoàn toàn không hiểu cái giáo lý của các vị đại sư mà ra .

Bởi như vậy Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng cảnh cáo chúng ta : "Tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật ". Ngài đã đánh thức chúng ta nên chú ý , nhưng chúng ta vẫn không hiểu biết . Chúa Giê Su Ki Tô cũng đã cảnh cáo chúng ta , Ngài nói : "Không phải các ngươi mỗi ngày nói con đảnh lễ Ngài , con tôn kính Ngài , con tôn kính Thiên Chúa , như vậy sẽ được đắc đạo , sẽ tìm được Thiên Đường ". Ý nghĩa của Ngài nói và ý của Phật nói , hoàn toàn như nhau .

"Hiểu biết Phật" là chỉ cái gì ? Hiểu biết Phật tức là phải tìm cái Phật tánh này , tìm coi Phật tánh này ở đâu . Phật là Buddha , theo ý nghĩa của Phạn ngữ là khai ngộ hay là hào quang , cho nên chúng ta thấy Phật Thích Ca Mâu Ni có hào quang , trong hình vẽ nào có Ngài cũng đều có hào quang ; Chúa Giê Su Ki Tô và rất nhiều vị đại tu hành cũng đều phát ra hào quang , cái hào quang này không phải người nào cũng thấy được , chỉ có người tu hành cao đẳng mới có thể thấy được . Cho nên nếu chúng ta muốn tìm cái Phật này , muốn hiểu biết cái Phật này , thì trước hết phải thành Phật , tìm Phật trước , học Phật , rồi sau này biến thành Phật , nếu như không thành Phật , làm sao hiểu Phật ?

Cho nên chúng ta nói , lúc còn chưa nuôi trẻ thơ , không thể biết lòng của cha mẹ . Hiểu biết Phật cái ý của nó cũng gần như vậy , chưa có thành Phật , không thể hiểu biết Phật . Cho nên ý của Phật Thích Ca Mâu Ni là chúng ta nên tự thành Phật , không nên chỉ thành Phật bằng cách lễ bái Phật mà thôi , bởi vì tin Phật mà không hiểu biết Phật , như vậy làm sao mà tin Phật ? Với cái tình trạng không hiểu Phật , bất cứ tin gì cũng là mê tín , bởi vì không hiểu biết thì biến thành mê tín . "Mê" cũng tại vì không hiểu biết mà ra , cho nên muốn hiểu biết Phật , trước hết cần phải thành Phật , phải cầu đạo , cần phải đắc "đạo" , ngoài ra không còn phương pháp nào khác .

Lão Tử nói : "Khi mà có đạo , thì cái gì cũng có , bởi vì dần dần mất đi cái "Đạo" này , cho nên mới lần lần biến thành đức , rồi sau đó lại sinh ra nhân , nghĩa , lễ , trí , tín , các thứ đạo đức của xã hội . "Đạo" vốn là cao siêu hơn tất cả phạm vi của đạo đức , cho nên phải tìm cái đạo này , sau đó đạo đức gì chúng ta cũng đều có . Bởi vì mất cái "đạo" , cho nên mới cần cái "nhân tạo" để chế ra nhiều cái đạo đức xã hội ; nếu như có thể hiểu thật sự cái "đạo" , đắc thật cái "đạo" , thì không cần cái đạo đức nhân tạo này . (Chương thứ 18 : "Hữu đạo phế , hữu nhân nghĩa , trí huệ xuất , hữu đai ngụy ").

Nhím Hoàng Kim
03-15-2008, 11:19 AM
Cũng như chúng ta tìm được Phật tánh , thành Phật rồi không phải cố ý đi hành lục độ (Lục độ gồm có : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , trí huệ), tự nhiên biết làm , bởi vì lúc đó tự chúng ta biến thành đại lực lượng , chúng ta muốn bố thí cái gì , liền làm được ngay , không phải một hai chén cơm , hay là một hai bộ quần áo , mà là bố thí đại phước báu , con người nếu như có phước báu , tự nhiên sẽ có cơm ăn , có quần áo mặc , cho nên chúng ta nói , người giàu có rất nhiều phước báu , nếu như chúng ta thành Phật rồi , chúng ta có thể bố thí phước báu vô tận , như vậy còn hơn bố thí cơm , áo quần , các loại vật chất , cái lực lượng càng lớn thì càng có ích , cho nên cần phải thành Phật .

Bởi vì có thứ tôn giáo hay là tông phái , cứ khuyến khích người ta bố thí , bố thí rồi về nhà lạy Phật , tưởng rằng như vậy là đủ rồi , làm sao đủ được ? Lạy Phật đâu có thể thành Phật . Lạy Phật cũng được , nhưng cần phải biết rõ , tại sao lạy Phật . Lạy Phật là để biểu thị chúng ta tôn kính giáo chủ , không có Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có Phật Giáo , chúng ta cũng không có cái cơ hội để hiểu biết một chút "Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp", để phát tâm tu hành , cho nên chúng ta muốn đảnh lễ Ngài , cảm tạ Ngài .

Chứ không phải đảnh lễ Ngài rồi muốn cầu một trăm cái nguyện vọng , nhiều người khi lạy Phật thì trong miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật , Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật , Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát , xin cho con cái này , cho con được cái nọ , lạy Phật như vậy không có được , Phật không có cho những thứ đó , bởi vì Ngài có cho chúng ta cái gì cũng không có ích . Nếu Ngài cho tiền , ngày mai lại hết , nếu như Ngài cho chúng ta giàu có , không biết chừng đời sống sung túc lại hại cho chúng ta biến thành kiêu ngạo , làm càng nhiều chuyện xấu , tạo nghiệp chướng càng lớn , nhiều người giàu có , nhưng họ lại sống một cuộc sống không có ý nghĩa gì cả , có tiền cũng có rất nhiều phiền phức .

Cho nên tuy rằng Ấn Độ là quốc gia nghèo , nhưng cũng là chỗ đẳng cấp cao , tất cả các vị đại sư , đều từ Ấn Độ đến , hay là đến Ấn Độ học pháp , hay là có quan hệ với cách tu hành của Ấn Độ . Bởi vì đời đời kiếp kiếp Ấn Độ là thánh địa . Chúa Giê Su Ki Tô trong thời gian từ mười ba tuổi đến ba mươi tuổi cũng ẩn dật tại Hy Mã Lạp Sơn ở Ấn Độ để tu hành , cùng tu học với nhiều vị đại sư . Phật Thích Ca Mâu Ni là người Ấn Độ , một trong những người thầy của Sư Phụ cũng là người Ấn Độ , nhiều vị pháp sư có danh tiếng đều là người Ấn Độ hay người Đông Phương .

Ấn Độ là nơi có rất nhiều chỗ tu hành , thánh địa nổi tiếng đời đời kiếp kiếp , nhưng Ấn Độ lại là một nước nghèo , không có giàu như các nước khác ; những nước giàu như nước Mỹ , Đức , Pháp ... chưa có nghe là có vị minh sư chân chính vĩ đại nào , cho dù có đi nữa , cũng chỉ là đẳng cấp thấp , không có cao như Phật Thích Ca Mâu Ni , cũng không có hay như Chúa Giê Su . Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su đều là người Đông Phương , Đông Phương vốn nghèo hơn Tây Phương , nhưng Đông Phương có xuất hiện nhiều đại tư tưởng gia , người đại khai ngộ , như Phật Thích Ca Mâu Ni , Chúa Giê Su , Bồ Đề Đạt Ma , Huệ Năng , Bách Trượng , Khổng , Lão ... người Tây Phương chỉ lo kiếm tiền mà thôi , nhưng có nhiều tiền có ích gì ?

Nếu như bố thí là phương pháp cứu cánh giải thoát , Phật Thích Ca Mâu Ni đã không khuyên con là La Hầu La xuất gia . Lúc đó La Hầu La chỉ có chín tuổi , chuẩn bị kế vị vua , bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni bỏ ngôi vua rồi , con của Ngài trở thành quốc vương , nhưng khi con của Phật Thích Ca Mâu Ni đến hỏi Ngài cái di sản của nó ở đâu , La Hầu La hỏi Phật : "Ngài là cha của con , cái di sản mà con sẽ được thừa kế nằm ở đâu ? Bây giờ con muốn cái di sản đó . Vì theo thường lệ là người cha sẽ để lại một mớ tài sản cho con , có phải không ?" Lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Được rồi , con đi theo ta , sau này sẽ tìm được cái di sản của con". Chúa Giê Su cũng có nói qua những lời tương tự , có người hỏi Ngài : "Đại Sư Phụ , có người nói Ngài là quốc vương , vậy vương quốc của Ngài ở đâu ?" Giê Su đáp : "Đất nước của tôi không phải ở đây , đất nước của tôi là ở tại Thiên Quốc".

Nhím Hoàng Kim
03-17-2008, 05:26 PM
Bởi vì tất cả những gì trên cõi Ta Bà này đều là vô thường không có ích gì , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su Ki Tô không có khuyến khích người ta phải giữ lấy cái tài sản trên thế giới này . Các Ngài chỉ khuyến khích chúng ta tìm cái bảo tàng của Thiên Quốc , của Niết Bàn ở bên trong mình , cái đó mới là cái tài phú vĩnh viễn . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên con của Ngài xuất gia làm hòa thượng , bởi vì Ngài biết xuất gia rồi con của Ngài sẽ tìm được cái tài phú lớn nhất , sống cuộc đời vui sướng nhất . Nếu không Phật Thích Ca Mâu Ni , một con người đại giác ngộ như vậy , sao lại khuyên một đứa nhỏ xuất gia ? Chẳng lẽ Ngài muốn hại nó sao ?

La Hầu La vốn là con của một vị vua , ở trong cung có thể hưởng tận cái vinh hoa phú quý của thế gian , muốn gì có đó , Phật cần gì phải khuyên nó xuất gia khổ tu ? Bởi vì thời đó sinh hoạt của người xuất gia không có thoải mái như bây giờ , ngày ngày cuốc bộ , Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài , đi rất nhiều chỗ thuyết pháp , đều là cuốc bộ , chỉ có hai ba bộ đồ để thay mà thôi , có lẽ ngủ bên đường , hay là tùy chỗ nào cũng được , không có một chỗ ấn định êm ấm nào hết . Xuất gia đã khổ như vậy tại sao còn khuyên La Hầu La xuất gia ? Chẳng lẽ Ngài không thương đứa con này , có ý muốn để cho nó nếm mùi đau khổ của đời sống ? Không phải đâu , bởi vì muốn để cho nó sau này có thể tìm được cái phú lớn nhất , tìm được chỗ tối cao , vui sướng nhất , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới khuyên nó xuất gia .

Nếu như bố thí là pháp môn tối cao , phương pháp tối cao , có thể tìm được Phật tâm , có thể thành Phật , Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ bảo nó , nên về nhà làm một vị quốc vương , lấy cái tài phú của nước nhà , dùng cái địa vị và quyền lợi tối cao để đem lại lợi ích cho chúng sinh , dùng tiền của vua đi bố thí kẻ nghèo , lo cho trăm họ . Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni không có nói như vậy , mà còn bảo đứa con duy nhất của Ngài làm hòa thượng , biến thành một vị khất sĩ , không khác gì hơn một vị ăn xin , cầm bát đi khắp nơi . Cho nên từ trong kinh điển chúng ta có thể hiểu biết , chỉ có bố thí chưa có đủ , cũng không có thể tìm được Niết Bàn .

Lạy Phật có phước báu gì ? Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , lúc đó lạy Phật có phước báu , bởi vì lạy "Phật tại thế", Ngài là một vị Thiên nhân Đại sư khai ngộ , lạy Ngài , Ngài sẽ chia cho chúng ta một chút phước báu của Ngài , cho nên lúc đó lạy Phật có phước báu . Nhưng Sư Phụ phải nói thật cho quý vị rõ , lạy Phật gỗ không có phước báu , Phật gỗ làm sao ban phước báu cho chúng ta ? Có người mới nghe Sư Phụ nói đừng bố thí , đừng có lạy Phật , liền cho là ngoại đạo , ngoại đạo là cái gì ? Hoàn toàn không hiểu biết "đạo" là gì , làm sao có thể quá dễ dàng buộc cáo người ta là ngoại đạo hay nội đạo ?

Bởi vì không rành kinh điển , không hiểu rõ ý nghĩa , không hiểu biết cái "Thậm thâm vị diệu pháp" của Phật Thích Ca Mâu Ni , cho nên người ta mới mở miệng nói là đã sai rồi , thì còn nói gì đến cái ngoại đạo , hay nội đạo ? Thật ra không có ngoại đạo , cũng không có nội đạo , tất cả đều là "đạo", nếu như tìm được cái "đạo" này rồi , bất cứ người nào , Thiên Chúa Giáo , Phật Giáo , Nho Giáo , Đạo Giáo ... đều là nội đạo . Bởi vì cái "đạo" này chỉ có một cái mà thôi , cho nên bất luận tín ngưỡng tôn giáo nào , nếu tìm được cái "đạo" thì chúng ta là nội đạo , tìm không được thì chúng ta là ngoại đạo .

Cho nên Sư Phụ đã nói , muốn tìm ra cái "đạo" này , nó không có quan hệ gì đến hành thiện bố thí của chúng ta , cũng không quan hệ gì đến lạy Phật , khi chưa tìm được cái "đạo" này , chúng ta có lạy gì , làm cái gì đều không có giúp ích nhiều , sau khi tìm được đạo rồi , lúc đó chúng ta lạy Phật sẽ có nhiều thêm một chút phước báu , bởi vì lúc đó hiểu biết lạy Phật là gì , lạy Phật ở đâu , làm sao lạy Phật mới có phước báu .

Nhím Hoàng Kim
03-17-2008, 05:48 PM
Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , chúng ta lạy Ngài sẽ có rất nhiều phước báu , nhưng sau khi Phật lìa thế gian này rồi , chúng ta nên tìm những Phật khác để lạy , nếu chúng ta muốn lạy Phật , thấy được những vị Phật đúng thật là người đại khai ngộ , chúng ta có thể lạy , còn không thì có thể lạy Phật tâm của chúng ta , nhưng mà cần phải tìm được cái Phật tâm này rồi mới có thể lạy , nếu còn chưa tìm được cái Phật tâm mà nói rằng , tôi lạy Phật tâm của tôi , đó cũng là nói dối , Phật tâm ở đâu cũng không hiểu , còn lạy cái gì đây ?

Ở Ấn Độ có cái truyền thống , nếu như chúng ta tôn kính người nào , chúng ta có thể đảnh lễ họ , cái truyền thống đó truyền đến Trung Hoa , biến thành lạy Phật , vốn là lễ bái "con người tại thế" này , chứ không phải lạy cái tượng điêu khắc , hình dáng của họ . Nên trong Kinh Kim Cang Phật nói rất rõ ràng : "Nhược dĩ sắc kiến ngã , dĩ âm thanh cầu ngã , thị nhân hành tà đạo , bất năng kiến Như Lai".

Chúng ta đừng có dựa vào những chuyện bên ngoài , phải nhờ tự mình , nhưng trước nhất cần phải tìm được cái "Bản Lai Diện Mục" của mình , sau đó mới nương vào cái đại lực lượng của "Phật tâm", cái đại lực lượng của "Bản Lai Diện Mục", hay là "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề" của vũ trụ này , tìm được cái "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác" rồi , chúng ta có thể lạy . Lúc đó chúng ta làm cái gì cũng là nội đạo , nếu như còn chưa tìm được cái "đạo này", chúng ta đều là ngoại đạo , hay là làm cái công đức gì , trở thành pháp sư nào đều vẫn còn là ngoại đạo .

Cái chân lý này , cái A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này , nếu như có nói cho đến ngày mai đi nữa cũng nói không hết , nếu như Sư Phụ không giúp cho quý vị cái A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà chỉ dùng ngôn ngữ để giải thích thì không cách nào nói cho hết được , cho nên nói đến đây có thể kết thúc rồi , nếu như quý vị muốn tìm được cái bản lai diện mục , Sư Phụ sẽ bày cho quý vị làm sao đi tìm . Sư Phụ không phải là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , nhưng Sư Phụ có thể bày cho quý vị ở đâu có cài này , quý vị có thể tự mình đi tìm , rất đơn giản và mau , cho nên chúng ta có thể tự xưng nó là "Pháp Môn Đốn Ngộ".

Nhưng mà tìm được rồi , cần phải cẩn thận , bởi vì đời đời kiếp kiếp chúng ta bị thành kiến của chính chúng ta bó buộc , cho nên sau khi khai ngộ , không biết chừng còn chưa biết . Sư Phụ đã nói qua mấy lần , có người sau khi vãng sanh rồi , vẫn chưa biết mình đã vãng sanh , vẫn còn ở nhà chạy đi chạy lại làm phiền cho người nhà , muốn nói chuyện với người nhà , nhưng không có người nào nghe được , cũng không có người nào thấy được , người chết thất vọng , bực bội , cũng rất đau khổ , bởi vì người chết không biết mình đã biến thành ma , người thường không thể thấy được . Có người khi chết , không có cái cảm giác mãnh liệt , chỉ giống như ngủ một giấc tỉnh dậy , hay là nó tự nhiên như từ dưới lầu đi lên lầu , họ không biết mình đã chết , còn đi làm phiền người khác .

Cho nên chúng ta từng nghe nói có nhiều ma quỉ , chọc ghẹo người ta , bởi vì nó rất tức giận , sao vợ mình không nghe lời mình , rờ đầu vợ , vợ không có cảm ứng , còn đem đàn ông về muốn làm bậy , cho nên nó rất tức giận . Chúng ta cũng biết , có nhiều gia đình thường có ma xuất hiện , nửa đêm có tiếng ồn ào , tiếng giận hờn , đa số người đều nói , chỗ đó có ma chướng , thật như vậy , không phải không có , bởi vì có nhiều linh hồn nó không biết được nó đã chết rồi .

Tình trạng khai ngộ cũng như vậy , nó rất nhu hòa , không phải như bị điện giật hay cảm giác toàn thân chấn động . Cho nên khai ngộ rồi , rất có thể vẫn còn chưa biết , cho nên chúng ta nghe nói thời xưa có người khai ngộ rồi , còn đi tìm đại sư ấn chứng , là ý đó . Nhưng mà khi khai ngộ , ít nhiều cũng có chút ấn tượng , nhất định có thể thấy được một chút ít cái gì , có một chút ấn chứng , nhưng đó là chuyện rất nhu hòa . Cho nên nếu như quý vị kỳ vọng cái đại khai ngộ như điện giật vậy thì không có . Sau khi khai ngộ , cũng nên cẩn thận , phải tiếp tục tu hành , càng tu hành càng hiểu biết chúng ta đã khai ngộ .

Nhím Hoàng Kim
03-17-2008, 05:56 PM
Cũng như cái tình trạng của người chết đã đề cập từ trước , người chết đó lần lần hiểu biết mình đã lìa cái thế giới này , đã trở thành một vong hồn , không còn quan hệ gì với vợ nữa , cho dù cái vong hồn đó nó rất bực bội , không có chịu như vậy , nhưng nó vẫn phải từ từ xa lìa , chờ thời gian đến , nó sẽ tái luân hồi , tìm cái thân khác để đầu thai .

Người khai ngộ cũng như vậy , dù cho có tin hay không , khai ngộ rồi tức là khai ngộ , không còn cách nào không khai ngộ nữa , cho nên phải từ từ tu hành đến khi nào chúng ta có thể tiêu hóa cái tình trạng "khai ngộ" này , và phát triển cái trí huệ của chúng ta , cho đến hoàn toàn khai ngộ . Đến lúc đó tự nhiên sẽ hiểu biết , lời nói của Sư Phụ là đúng , "Ta chính thật đã khai ngộ rồi".

Cái khai ngộ chính , không phải để cho người ta coi , hay là bán cho người khác , cho nên không có cách nào dùng ngôn ngữ để nói ra , nhưng có thể hiểu biết , đó là bởi vì cảm giác được cái biến đổi bên trong của chúng ta , trí huệ của chúng ta mở rồi , nội tâm an định hơn , càng lúc càng an định , càng lúc càng vui tươi , bất cứ làm việc gì , đều nhẹ nhàng không có chấp trước lắm , nếu như vậy chúng ta có thể biết được mình đã khai ngộ rồi .

Khai ngộ rồi , cái linh thể của chúng ta có thể chạy đến cõi Phật , gặp Phật , lúc đó có thể đảnh lễ Phật . Lạy Phật tại cõi Phật , mới đúng thật là lạy Phật , đến lúc đó quý vị có muốn lạy Phật bao nhiêu lạy , Sư Phụ cũng không có ngăn cản quý vị . Nhưng không phải lạy ở đây , ở đây không có thấy được Phật thật , lạy cái gì chứ ? Nhưng mà sao khi khai ngộ , cũng không phải nói rằng có thể hiểu biết toàn cái vũ trụ , hay là toàn cái trí huệ đều hiện ra hết , trí huệ vốn đã có rồi , không phải đợi đến khai ngộ rồi mới có trí huệ , nhưng chúng ta cần phải từ từ đi phát giác nó , phát triển nó .

Ví dụ như hiện giờ trên mình Sư Phụ mặc rất nhiều áo quần , lúc đi tắm cần phải cởi từng bộ áo ra , rồi mới có thể tắm được . Cũng như vậy , khai ngộ rồi cũng không phải lập tức có thể hiểu biết toàn diện của chân lý , cho dù là Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phải tu hành mấy năm , Chúa Giê Su Ki Tô cũng vậy .

"Khai ngộ" với "đắc đạo" khác nhau , "khai ngộ" nó còn cách rất xa với "chứng ngộ", Sư Phụ chỉ giúp cho quý vị khai ngộ , nếu như quý vị muốn "chứng ngộ đắc đạo", vẫn còn thời gian rất dài , phải tiếp tục tu hành không ngừng , thường lại nghe Sư Phụ giảng kinh , chỗ nào không hiểu , nên lại hỏi Sư Phụ một lần nữa , rồi sau đó tự mình tu hành , tự mình giải quyết , trải qua khoảng thời gian từ ba tháng tới sáu tháng tự mình có thể cảm giác , sẽ có rất nhiều cải biến , có rất nhiều kết quả tốt . Muốn cải biến bên trong không nhất định phải chờ rất lâu .

Hôm nay sau khi truyền tâm ấn , quý vị sẽ có thể nghiệm liền , có một chút ấn chứng , chứng minh tự chúng ta đã có bước đầu của khai ngộ , nếu không chúng ta không thể biết được . Nếu như không có ấn chứng , làm sao tin rằng pháp môn này là thật hay là giả ? Có ảnh hưởng không ? Cho nên mới nói , truyền tâm ấn , nên có ấn chứng liền , ấn chứng một chút rồi , mới tiếp tục tu phát triển từ từ , càng phát triển càng nhiều , càng phát triển càng lớn , như vậy là "tâm ấn". Truyền tâm ấn là lấy tâm truyền tâm , không có thể dùng ngôn ngữ (Lúc truyền tâm ấn không có dùng ngôn ngữ), mà là dùng lực lượng để truyền . Cho nên quý vị có thể cảm giác được , có thể biết được , thấy được , nghe được , ngửi được , nếu như dùng ngôn ngữ để truyền thì cũng như dùng "miệng" mô tả miếng bánh vậy , miếng bánh được nói bằng miệng , sẽ không phải là miếng bánh thật để ăn .

Ý nghĩa của đốn ngộ , là lập tức chặt đứt , chặt đứt cái gì ? Không phải chặt đứt cái thân thể của chúng ta , mà là chặt đứt cái sợi dây luân hồi sanh tử , cho nên sau khi được truyền tâm ấn rồi , không còn luân hồi sanh tử nữa , không còn kiếp sau , kiếp này là kiếp cuối cùng , bởi đó mà gọi là "đốn ngộ", đốn ngộ là tức khắc khai ngộ , tức khắc chặt đứt giây chuyền luân hồi sanh tử . Nhưng quý vị nghe Sư Phụ nói đốn ngộ , cũng đừng kỳ vọng cái cảm giác khai ngộ mãnh liệt , ngộ vốn đã có sẵn , nhưng bởi vì châm dứt cái luân hồi sinh tử , cho nên mới xưng là "khai ngộ".

Nhím Hoàng Kim
03-18-2008, 04:49 PM
Lạy Phật Không Thể Thành Phật

Ngày 14-9-1987
Trung Tâm Tịnh Tọa Vô Lượng Quang


Tu hành thật ra có pháp truyền , nhưng sau khi truyền pháp quý vị có thể tiếp thụ được không ? Có thể nuôi dưỡng cho nó lớn không ? Có thể xử dụng cái kho tàng của quý vị không ? Đó mới thật là cái vấn đề . Từ xưa , các vị đại sư truyền pháp rất thận trọng , phải quan sát trước , xem xét thử người này có thể tiếp nhận được pháp môn không ? Nếu tiếp được họ mới truyền cho , nếu không sẽ bị đuổi đi .

Tuy nhiên đời này được gọi là thời mạt pháp , cho nên các đại sư có phần dễ dãi , khoan dung hơn , nên bất cứ người nào đến cầu xin , họ cũng đều truyền cho . Riêng Sư Phụ nhận thấy điều này , truyền pháp cho một người không có gì sai cả , người ấy cũng nhận được phước báu , tuy nhiên có những người không thành tâm họ chịu không nổi , ra ngoài nói điều càn quấy , pháp môn chưa học được gì , đã ra ngoài nói với người khác , cùng với họ bàn về pháp môn của Sư Phụ , nói pháp môn này là ngoại đạo hay là nội đạo , cái thể nghiệm này có thật không hay là giả ?

Thật hay giả , chính họ cũng không biết , các pháp sư khác cũng không biết trả lời sao . Bởi vì cái thể nghiệm của mỗi pháp môn khác nhau , mỗi đẳng cấp cũng không giống nhau , thể nghiệm của cá nhân cũng khác nhau , những pháp sư chưa đạt được khai ngộ , nói cho họ nghe họ cũng không hiểu , còn những người gọi là pháp sư đã khai ngộ , bởi vì học những pháp môn khác cũng không thể nào giải quyết được vấn đề của những kẻ loạn ngôn này . Thật ra mà nói chúng sanh rất khó độ , không phải là các đại sư không muốn truyền pháp cho chúng sinh , nhưng vì truyền pháp cho họ cũng không có công dụng nhiều , cũng như đem châu báu cho trẻ nhỏ , chúng nó sẽ đem châu báu này đánh đổi lấy bánh kẹo thôi .

Lúc Sư Phụ còn nhỏ , được mẹ cho rất nhiều đồ quý giá , Sư Phụ đem những thứ này bán đi , trẻ con khi đem đồ quý bán đi thì rất rẻ , rồi lấy tiền để mua thức ăn cho các bạn ăn . Đối với Sư Phụ , đem thức ăn cho người ta ăn còn tốt hơn là giữ châu báu , nhưng đối với mẹ của Sư Phụ , châu báu rất quan trọng và rất có giá trị . Lúc ấy Việt Nam đang có chiến tranh , nên giữ một ít để phòng thân , để lỡ khi xẩy ra chuyện gì , tìm không được cha mẹ thì đem những đồ vật này bán đi để tự cứu lấy mình . Nhưng lúc ấy Sư Phụ chẳng cần chú ý đến điều này , hầu hết những trẻ con khác cũng vậy , nếu cho chúng những đồ vật quý giá , chúng sẽ đem đi bán và mua bánh kẹo .

Tất cả các chúng sinh đều là Phật , tuy nhiên nói cho họ nghe điều này , họ cũng không tin . Một số lớn người ta thích đi lạy những ông Phật gỗ , cầu Phật vị lai , hoặc Đức Phật Di Lặc hay những vị Phật quá khứ . Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập niết bàn hơn hai ngàn năm về trước , nhưng chúng sinh thích cầu khẩn , còn các vị Phật chưa thành họ cũng thích chờ đợi , còn những vị Phật hiện tại họ không muốn tưởng đến , Phật của chính mình họ cũng chẳng muốn tin , cho nên rất kà phiền .

Bởi vì cái ngã chấp của chúng sinh rất lớn , học được điều gì cũng ghi lại vào đầu , nghĩ rằng điều gì mình nghĩ cũng là đúng nhất , khi một người nói không giống đạo lý của họ , họ liền không tin . Đại đa số người đều cho rằng niệm Phật , niệm Phật , niệm Phật là tốt nhất . Nếu như có một người nào bảo rằng niệm Phật là không đúng , làm sao họ có thể tin được . Họ sẽ nghi ngờ và sẽ hạch hỏi rằng tại sao người ấy không nói cùng một giáo lý của đại chúng .

Nhím Hoàng Kim
03-18-2008, 04:52 PM
Còn như Sư Phụ muốn quý vị được thành Phật , làm sao mà chỉ nói những điều chúng sinh muốn nghe thôi . Một số lớn các tu sĩ muốn quý vị lạy Phật , còn Sư Phụ bảo quý vị phải thành Phật , làm sao mà giống nhau được . Nếu như phải nói cùng một thứ , Sư Phụ có thể lên núi đóng cửa , một mình tu hành , giữ gìn sức khoẻ và phát triển cái nguyên khí của mình hoặc là đi du lịch khắp thế giới , khỏi phải hao tốn lực lượng của Sư Phụ .

Cổ võ quý vị niệm Phật là lãng phí đi thời giờ của chính Sư Phụ và cũng lãng phí đi thời giờ quý giá của chúng sinh . Thân thể con người của chúng sinh rất là quý báu , Sư Phụ không muốn phí phạm thêm thời giờ của chúng sinh , kêu quý vị đi lạy các vị Phật bên ngoài , các vị Phật vị lai , các vị Phật quá khứ , thì các vị Phật này đối với chúng ta chẳng có quan hệ gì . Các Ngài thành Phật , chúng ta cũng có thể thành Phật , lạy các vị Phật ấy có ích lợi gì không ? Nếu như đời đời kiếp kiếp chúng ta chỉ muốn là những bệnh nhân , thì chúng ta có thể ngày ngày đi tìm bác sĩ . Còn như chúng ta muốn trở thành bác sĩ , thì chúng ta đi đến các y học viện để học y khoa ; ta không thể đi lạy các vị ấy hoặc ngày ngày đi thăm các vị ấy , nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành bác sĩ .

Chúng ta đi tìm bác sĩ , bởi vì chúng ta có bịnh ; nhưng khi chúng ta không có bịnh , chúng ta muốn trở thành bác sĩ . Nếu như Sư Phụ là thầy dạy người ta thành bác sĩ , thì tại sao Sư Phụ lại bảo họ đi tìm bác sĩ để coi bệnh cho họ ? Sư Phụ phải dạy họ thành bác sĩ , sau đó có thể săn sóc cho chính mình , cho gia đình mình và cho người khác .

Nguyên do niệm Phật là không muốn thành Phật , nguyên do của lạy Phật là không tin vị Phật của mình . Tự mình nghĩ rằng ta là kẻ phàm phu , nghiệp chướng của ta rất nặng nề , ta rất là yếu đuối , không phải như Phật Thích Ca Mâu Ni có thiện căn hoàn mỹ đến thế , không phải như Đức Phật Di Lặc có nhiều phước báu như vậy , ta không thể tu hành , tất cả điều ấy đều do cái "ta" mà ra , ta là ai ?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một người rất bình thường , từ lúc Ngài sinh ra cho đến năm ba mươi tuổi , trong khoảng thời gian này Ngài chẳng làm gì đặc biệt cả . Ngài hưởng những lạc thú của thế gian : ăn , uống , nô đùa , vui chơi . Sau đó Ngài đi ra ngoài nhìn thấy được những thống khổ của chúng sinh Ngài mới thức tỉnh và quyết tâm tu hành , muốn thoát khỏi vòng , sinh , lão , bệnh , tử . Trong khoảng thời gian ba mươi năm đó , Ngài chẳng khác nào là một người vô dụng . So với Ngài chúng ta còn cố gắng hơn nhiều , buổi sáng chúng ta đi làm hoặc đi học , buổi tối chúng ta còn phụ giúp cho gia đình . Phật Thích Ca Mâu ni chẳng làm gì cả , Ngài cũng thành Phật , chúng ta tốt đến thế sao không thể thành Phật được ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , Ngài là cổ Phật , Ngài không có gì đặc biệt lắm .

Bây giờ nói đến các vị Phật vị lai , Phật Di Lặc tiếng Phạn gọi là MAITREIYA , ý nói "tấm lòng thương" (loving buddha). Trong kinh điển , chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói , Ngài là Phật Di Lặc tu hành với nhau rất lâu , như Di Lặc Bồ Tát rất thích hưởng thụ những thức ăn ngon , thích những nơi giàu có và cùng những người này làm bạn , ngày ngày cùng với những người bạn giàu có này ăn những thức ăn ngon , mặc những quần áo đẹp , tu hành không chịu gian khổ , nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới thành Phật sớm hơn .

Quý vị cũng thấy , hai vị Phật này có gì đặc biệt đâu . Phật Thích Ca Mâu Ni trước năm ba mươi tuổi chẳng làm một điều gì ích nước lợi dân cả , chỉ biết hưởng thụ thế gian mà thôi . Phụ vương Ngài rất thích thấy Ngài được hưởng thụ , Ngài có rất nhiều vương phi , cung tần , mỹ nữ , Ngài chẳng làm điều gì tốt cả , chẳng biết bố thí , trì giới , cũng chẳng biết ngồi thiền . Giới , định , huệ Ngài chẳng có gì cả , nhưng rồi cũng thành Phật . Đó là vì Ngài đã là Phật rồi .

Nhím Hoàng Kim
03-18-2008, 04:54 PM
Phật Di Lặc cũng chẳng làm điều gì hay , sau khi xuất gia Ngài chỉ thích những nơi giàu có , chỉ muốn hưởng thụ thế giới , nhưng Ngài cũng có thể thành Phật , mỗi ngày đều được chúng ta tôn kính . Các Ngài như vậy đều trở thành Phật , còn chúng ta sao lại cho mình là phàm phu ? Phàm phu cái gì ? Tại sao không thể thành Phật ? Cho nên Sư Phụ nói , các vị nên thành Phật ...

Sư Phụ nói như vậy không phải là hủy báng Phật . Phật không thể tệ như vậy . Hóa thân của các Ngài hiện ra để sinh sống như vậy , để cổ võ chúng sinh tu hành , các Ngài thật ra đã là Phật , giống như chúng ta vậy , nhưng vì họ cần phải hóa thân ra như thế thôi . Bởi vì nếu như các Ngài sinh ra đã vô cùng hoàn mỹ , tức khắc thành Phật , thần thông tự tại , thì chúng ta sẽ không còn lòng tin này nữa để kỳ vọng tu hành trở thành Phật .

Bởi vì chúng ta sợ hãi , thoạt nhìn các Ngài đã thấy rất xuất chúng , vừa mới sinh ra thì các Ngài đã vô cùng vĩ đại . Từ nhỏ đến lớn đã vô cùng xuất chúng , làm sao chúng ta có thể so sánh với các Ngài , làm sao thành Phật ? Chướng ngại của chúng ta nhiều quá , cũng không giỏi như họ . Nhưng Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng , quý vị cần phải thông suốt . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không hơn gì chúng ta . Phật Di Lặc cũng không có gì đặc biệt . Các Ngài đã thành Phật , đương nhiên chúng ta cũng có thể thành Phật .

Vì vậy Sư Phụ không muốn nói điều gì lạ , cũng không muốn nói nhiều điều như ý của đại chúng , Sư Phụ chỉ muốn nói với quý vị nên thành Phật , phải kỳ vọng vào cái mục đích cao cả này , không nên chỉ khẩn cầu những ước mơ nhỏ bé như : "Tôi xin lạy Phật để cầu phước báu , lạy Phật để lúc về nơi Tây Phương , Phật giúp cho tôi tu hành". Tự họ lúc tại thế không muốn tu hành , thử hỏi đi Tây Phương làm sao mà tu hành ? Nơi ấy vô cùng sảng khoái , có cần gì mà phải tu hành . Nơi thế giới chúng ta đây mới có nhiều đau khổ , chúng sinh có rất nhiều khổ đau , phiền não . Chính chúng ta cũng có nhiều phiền não , đau khổ , nếu không phát tâm tu hành , nhìn chúng sinh thống khổ cũng không động chút từ bi tâm , không muốn cứu độ họ thì làm sao đến Tây Phương tu hành được .

Một người nếu họ khổ cực làm việc , họ sẽ kiếm được nhiều tiền , gửi ở ngân hàng , cất một căn nhà đồ sộ . Cho nên chúng ta cũng nên một mình đi kiếm tiền , lạy Phật để làm gì ? Chỉ làm tiêu hao niềm tin của chúng ta . Chúng ta cũng như họ vậy , cũng có mắt , mũi , đôi tay , đôi chân . Chúng ta cũng như họ vậy , cũng có thể kiếm tiền . Không nên ngày ngày đi sùng bái người ấy mà quên đi chính mình phải kiếm tiền ...

Sư Phụ không muốn truyền những pháp môn yếu kém đến chúng sinh . Người là cao quý nhất ; so với Thiên Sứ , Phạm Thiên càng cao quý hơn , tại sao lại kêu người đi lễ bái thần quỉ . Tự mình là Phật Bồ Tát , nếu không hiểu được đạo lý này thì nên đi tìm một vị thầy giáo , một vị pháp sư , hoặc là một vị thiện trí thức , xin họ nói cho ta biết , Phật của ta ở đâu ? Hỏi thử các vị ấy có biết không ? Nếu họ không biết thì đi hỏi các vị pháp sư khác , nếu các vị này còn chưa biết , thì đi hỏi các vị pháp sư thứ ba , thứ tư ... thứ một trăm ... cho đến một ngày quý vị gặp được một người bảo rằng tôi biết Phật của quý vị ở đâu , tôi có thể giúp quý vị tìm ra .

Đối với các vị Phật hiện tại cũng không nên lễ bái , họ chẳng qua là một người hướng đạo , chúng ta chỉ cầu pháp thôi , không đảnh lễ hoặc sùng bái họ . Phật tánh của chúng ta và của họ hoàn toàn giống nhau , chỉ có một điều không giống là họ đã tìm ra , còn chúng ta thì đang tìm kiếm . Vì vậy chúng ta đến hỏi họ để nhờ chỉ cho chúng ta làm thế nào để tìm ra Phật tánh của chính mình , chỉ có vậy thôi . Đảnh lễ họ cũng chẳng có ích gì , cũng không nên đảnh lễ với bất cứ ai , ngay cả Phật hiện tại cũng không nên . Vậy thì tại sao phải đảnh lễ ... tại sao yếu ớt quá vậy , tại sao mà không có chút tự tin nào ?

Nhím Hoàng Kim
03-19-2008, 04:01 PM
Cho nên Sự Phụ mới nói Sư Phụ không thích những pháp môn làm cho người ta yếu đuối , cũng không thích những pháp môn "nhị nguyên", cái pháp môn phân biệt giữa chúng sinh và Phật .

Ta là Phật , Phật là ta , truy nguyên không có gì khác biệt . Nếu chưa biết được lý lẽ này thì nên tiếp tục tìm , tiếp tục học , nên suy nghĩ , ngồi thiền , bất luận làm điều gì cũng cần phải hiểu rõ rằng "Ta là Phật". Những pháp môn khác đều là ở bên ngoài , ở ngoài cửa , nếu như ngày ngày chúng ta chỉ đứng trước cửa mà kêu thì không cách nào vào được . Sư Phụ không thể nói dối quý vị , cũng không thể nói chuyện hoang đường , quý vị đã lãng phí thời gian để niệm Phật , quý vị chính là Phật , điều này mới thật là đứng đắn .

Sư Phụ không thể kêu quý vị lạy bất cứ một vị Phật nào , các vị Phật ấy đâu có liên hệ gì với chúng ta ? Nếu như lạy Phật có được quan hệ với Phật thì người ta đã lạy rất nhiều Phật rồi mà sao chúng sinh vẫn còn gặp nhiều thống khổ vậy ? Tại sao chúng ta vẫn còn phải luân hồi sanh tử ? Khi Phật Thích Ca Mâu ni còn tại thế , có rất nhiều người lạy Ngài , nhưng cũng có người rơi xuống địa ngục ngay trước mặt Ngài và sống ở dưới địa ngục ấy . Quý vị đã nghe qua câu chuyện này chưa ? Kinh điển có ghi chép chuyện này gặp đức Phật tại thế còn rơi xuống địa ngục , chỉ vì mình không chịu tu hành .

Chúng ta không thể chỉ dựa vào lực lượng của Phật , nơi địa ngục cũng có Địa Tạng Vương Bồ Tát , ngày ngày dạy dỗ chúng sanh nơi địa ngục , mỗi ngày "gặp" được Địa Tạng Vương Bồ Tát , nhưng vẫn phải ở nơi ấy thụ cực hình . Vậy khi chúng ta lạy các vị Bồ Tát gỗ thì làm sao mà thoát được . Giả thử nếu lạy Quán Thế Âm Bồ Tát , niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì các nỗi thống khổ được tiêu trừ , sao vẫn còn nhiều người khổ đau đến thế ? Thế giới vẫn còn nhiều hỗn loạn vậy ? Bởi vì đó không phải là pháp môn cứu cánh , chỉ vì phước báu của trời và người , phước báu này chỉ là thoáng chốc , về sau không còn nữa . Chúng ta phải tự mình tu hành , tự mình thành Phật , nếu không sanh lão bệnh tử sẽ mãi mãi tồn tại trong chúng ta , không được giải thoát hoàn toàn , không được thoát ly sinh tử .

Nếu chúng ta chỉ khẩn cầu Phật , hoặc đảnh lễ Mười Phương Tam Thế Phật , hoặc chỉ đảnh lễ trước mặt đức Phật , cũng chẳng có ích lợi gì lắm , vẫn không được giải thoát sau cùng . Thậm chí khi cùng chung sống với Phật cũng chẳng khá hơn . Tôn giả A Nan ngày ngày ở bên Phật , ở gần Phật nhất , nghe Phật giảng kinh nhiều nhất , tuy vậy vẫn không khai ngộ , đến khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn , không còn ai bảo vệ , săn sóc , nâng niu . A Nan bị Ma Ha Ca Diếp đuổi đi , đến lúc ấy mới nghĩ đến chuyện tu hành và ngồi thiền , Ngài chỉ ngồi thiền một đêm thì khai ngộ .

Ngày trước thì ỷ lại vào Phật , ngày ngày ở bên Phật , không chịu tu hành . Tôn giả A Nan ở gần Phật nhất , thông minh nhất , nhớ và biết nhiều chuyện nhất , tuy vậy Ngài vẫn không được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền y bát để kế nghiệp Ngài . Bởi vì lúc ấy Ngài chưa đủ lực lượng , chưa đủ khai ngộ , cho nên đức Phật đã truyền cho Ma Ha Ca Diếp kế tục pháp thống . Vì vậy quý vị nên nhớ rằng , lạy Phật không có ích lợi nhiều , ngay cả sống cùng với Phật cũng không thể thành Phật . Huống chi lạy một vị Phật gỗ thì làm sao có ích lợi gì ?

Nếu Sư Phụ đi đến các chùa chiền nói về đạo lý này , họ sẽ bảo rằng Sư Phụ là ngoại đạo , không được nói những điều như vậy . Vì vậy không phải ở nơi nào cũng giảng được điều này . Thật ra cũng không nên nói gì , nói ra sẽ gây ra phiền hà . Nhưng chân lý và sự thật không thể không nói . Nói ra thì phải nói sự thật , không được dối người , không được lãng phí thời giờ của chúng sinh . Dù cho chúng sinh không tiếp nhận được cái giáo lý này thì đó là một chuyện khác , đại đa số chúng sinh không chấp nhận được cái sự thật này .

Nhím Hoàng Kim
03-19-2008, 04:05 PM
Vì vậy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện , cũng không cứu độ được bao nhiêu chúng sinh . Dân số nước Ân Độ rất đông , mà chỉ cứu được có mấy vạn người . Khi Chúa Giê Su Ki Tô xuất hiện , chỉ hoằng pháp được hơn ba năm thì bị người ta giết chết . Lão Tử đến cũng không cứu được bao nhiêu , không còn ai nghe lời Ngài nói nữa , trước khi bế quan Ngài viết quyển "Đạo Đức Kinh".

Hình dáng bên ngoài của chúng sinh tuy không giống nhau nhưng lực lượng nội tại lại tương đồng . Lực lượng này là lực lượng của vũ trụ , một thứ lực lượng vĩnh viễn được tồn tại . Đó là Phật tính của chúng ta , cái "Bản lai diện mục" của chúng ta , cái "lực lượng" của tạo hóa , hay cũng được gọi là "đạo". Cái "đạo" vĩnh viễn tồn tại này nếu chúng ta được thông kết với nó , nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu trừ và chúng ta sẽ được hồi hướng về nhất nguyên . Đó là lý do vì sao mà sau khi được truyền Tâm Ấn , nghiệp chướng được tiêu trừ . Ví dụ cái ly này chỉ có một ít nước , nếu như bỏ thuốc độc vào chúng ta sẽ không uống được . Nếu đem ly nước độc này đổ vô giòng sông lớn , như sông Hằng chẳng hạn , thì một chút thuốc độc này chẳng có tác dụng gì , mọi người vẫn uống được như thường . Nước trong ly này được biến thành nước của dòng sông cái , nước này không còn chất độc nữa . Vì nước trong giòng sông mênh mông này sẽ rửa được mọi thứ và biến nó thành tinh khiết .

Có thể nói ra quý vị không tin , tại Ấn Độ giòng sông Hằng vô cùng linh cảm . Đối với người Ấn Độ , đó là giòng sông thánh , tại vì sao ? Vì bất cứ một vật gì khi rơi vào cũng không ảnh hưởng gì đến sông Hằng nầy , đời đời kiếp kiếp vẫn sạch trong . Rất nhiều rác rưới , và nước tiểu cũng đều đổ vào đó , tính chất của nước vẫn thuần khiết . Khoa học cũng chẳng biết giải thích làm sao , tại sao mà nó trong sạch như vậy ? Họ cho rằng có lẽ vì nước sông mạnh quá cho nên vi khuẩn không thể nào sống nổi . Nhưng Sư Phụ cư ngụ tại nước Đức đã bảy năm , nước sông thường hay đóng băng , nhiệt độ so với sông Hằng còn lạnh hơn , nhưng nước vẫn rất dơ phải dùng đến rất nhiều hóa chất để làm cho nước trong sạch trở lại .

Sư Phụ khi ở Mỹ cũng thấy như vậy , nước cũng rất lạnh , nhưng cũng phải dùng rất nhiều hóa chất để khử trùng và lọc nước , nếu không thì nước không thể nào dùng được . Sư Phụ ngụ tại Anh quốc , nước Pháp tình trạng cũng giống như vậy . Tại các nước Áo , ý , Tây Ban Nha có rất nhiều sông ngòi , có những giòng sông lạnh như cắt da , nhưng không thể nào sạch như nước sông Hằng , nếu so với nước của các giòng sông trên thế giới , rất là khác xa nhau . Sư Phụ sẽ nói cho quý vị nghe tại sao không giống .

Ấn Độ là thánh địa , bao nhiêu đời kiếp qua có rất nhiều vị tu hành , các Ngài ở nơi sông Hằng tắm rửa , tuy thân thể của họ không được sạch sẽ nhưng lực lượng của họ rất tinh khiết , lực lượng của họ rất là vĩ đại , cho nên khi họ tắm giặt cũng như họ đã gia trì vào nước của nơi này , các vi khuẩn độc không thể sống nổi , cho nên nước ở nơi đây mới mãi mãi trong sạch như vậy . Điều này do chính thân Sư Phụ thể nghiệm . Nếu như chúng ta nhìn thấy các vị tu hành , hay những người dân thường tắm giặt ở miền thượng du sông Hằng , chúng ta lại uống nước ở hạ du , thì chúng ta cảm thấy rất mất vệ sinh . Nhưng nếu chúng ta đem nước này phân tích bằng những dụng cụ y khoa , quý vị sẽ thấy một chút ô uế cũng không có .

Sư Phụ có trú ngụ tại Ấn Độ , nơi đây nhiều kiếp qua có rất nhiều vị tu hành rất nổi danh . Hai bên bờ của giòng sông Hằng mỗi ngày đều có người ngồi thiền trên bãi cát . Nơi đó rất nổi tiếng , Phật Thích Ca Mâu Ni đã có đến nơi này , người tu hành nên đến nơi này . Sư Phụ lưu lại nơi này hai tháng , ở gần vùng hạ lưu . Ở trên khúc thượng lưu , có một thôn xóm dành cho những người bệnh phong cùi ở , dĩ nhiên những đồ phế thải đều đổ vào sông Hằng , tuy nhiên nước vẫn rất trong sạch .

Nhím Hoàng Kim
03-20-2008, 04:09 PM
Người dân Ấn Độ không phải là người rất vệ sinh ; nước của họ không giống như Mỹ Quốc , có những phòng vệ sinh hiện đại , các đại tiểu tiện đều đổ ra ngoài , tuy nhiên dòng sông Hằng vẫn rất trong xanh , không có một chút vi khuẩn . Nếu chúng ta đựng vào bình những loại nước thường thì một hai tháng sẽ biến chất , có mùi hôi , thậm chí có khi sinh ra vi trùng . Nhưng nếu đựng nước sông Hằng vào bình ấy , mười năm nước cũng không thay đổi , tính chất của nước vẫn sạch sẽ như mới ngày đầu tiên đựng nước trong bình . Điều này rất là huyền diệu , chúng ta không thể dùng trí thức của khoa học để giải thích hiện tượng này . Sư Phụ ngày ngày uống nước ấy , vừa tắm rửa vừa uống , đến bây giờ vẫn còn sống mà cũng chẳng có bệnh hoạn gì .

Mới đây có người đệ tử ép Sư Phụ đi khám sức khoẻ , các bác sĩ kiếm không ra một thứ bệnh nào , bởi vì Sư Phụ đâu có bệnh gì đâu . Người tu hành rất ít sanh bệnh , hơn nữa pháp môn của Sư Phụ trị được bá bệnh . Tuy nhiên rất ít người tin , vì không tu hành nên không có những thể nghiệm này .

Có một thứ lực lượng cũng như nước của sông Hằng vậy , chúng ta gọi đó là Phật lực , lực lượng của Thượng Đế , Tạo Hóa , hay là "Đạo" đều được cả . Cái lực lượng ấy nếu chúng ta thông kết được với nó , chúng ta sẽ biến thành cái lực lượng đó , sẽ trở nên vĩ đại , không bị những ngoại lực ảnh hưởng . Nghiệp chướng của đời đời kiếp kiếp đều được tiêu trừ . Chúng ta không thể vì chưa tìm được cái lực lượng đó mà phủ nhận đi sự tồn tại của nó .

Không phải nơi nào cxung có nước của sông Hằng . Ở nơi đây chúng ta phri uống nước không được sạch , nước sông ở đây rất dơ , muốn uống phải lược và khử độc , cho nên chúng ta rất khó mà tin nước sông Hằng sạch như vậy . Bất cứ thứ gì đổ vào trong dòng sông ấy đều được nó rửa sạch cả .

Sự tồn tại của sông Hằng không thể chối cãi , cũng không thể nghi ngờ cái lực lượng rửa sạch của nó , vì Sư Phụ đã từng đi qua cho nên mới biết . Nếu như ở đây có một trăm người bảo Sư Phụ rằng điều đó là bịa đặt , Sư Phụ sẽ không tin , bởi vì đích thân Sư Phụ thể nghiệm được điều này . Sư Phụ đã biết qua sông Hằng , đã uống nước sông Hằng , Sư Phụ tin tưởng hoàn toàn vào lực lượng của nó . Bởi vì Sư Phụ đã cùng với nó thông kết qua .

Khi chúng ta chưa tìm được một thứ lực lượng có thể đốt được nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp , có lẽ chúng ta khó mà tin cái lực lượng này có thật . Khi chúng ta chưa tìm được một vị minh sư có thể giúp chúng ta đốt sạch những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp , có lẽ chúng ta khó mà tin có vị minh sư ấy . Hoặc giả như chúng ta chưa biết được có một thứ pháp môn có thể tức khắc khai ngộ , chúng ta khó mà tin có loại pháp môn này .

Tuy tìm chưa được , chúng ta không nên cho rằng không có pháp môn đó , cũng không có vị minh sư như vậy . Bởi vì tất cả các pháp môn khác đều là "nội đạo", cho nên đạo của Sư Phụ rất là "ngoại". Phải ở bên ngoài cái đạo của họ , mới tìm được cái "đạo" này . Bởi vì nếu đi cùng với họ một đường , ta có thể đi về đâu ? Sư Phụ cũng không biết . Sư Phụ không thích đi con đường nội đạo của họ (Mọi người cười). Nếu họ cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo cũng không sao . Sư Phụ đi đường ngoài cho nó rõ ràng (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
03-21-2008, 05:06 PM
VẤN : Vừa rồi Sư Phụ có nói niệm Phật là đem cái lòng của chúng ta ỷ dựa vào thân của Phật , mà không dựa vào bản thân của mình , nhưng theo tôi hiểu biết về niệm Phật là một thứ khắc tâm , niệm và chỉ niệm mà thôi , để làm giảm đi cái tạp loạn trong "tâm" của mình và làm cho "tâm" được thống nhất , rồi từ cái "nhất" để đi đến cái cảnh giới không còn niệm nữa . còn một điểm nữa là Sư Phụ cho rằng chúng sinh có thể đốn ngộ đến tự tánh , một niệm là có thể thấy được tánh , nhưng đầu óc của một số chúng sinh rất tạp loạn , cho nên định lực và trí huệ không thể nhất thời có đầy đủ được . Pháp môn của Sư Phụ rất tốt , nhưng có vài điều lúc này không tiếp nhận được , xin Sư Phụ chỉ giúp .

ĐÁP : Câu hỏi thứ nhất đúng mà không đúng , vấn đề là sẽ làm gì sau khi khống chế được cái tâm của mình . Sau khi tâm đã định vẫn phải đi tìm Phật tánh . Khi tâm đã được khống chế , ý niệm không còn nữa , điều này cũng có thể cho rằng đã được thành Phật . Lúc ý niệm không còn , chẳng khác nào như một cục đá , đó chẳng qua là giai đoạn sơ bộ A B C mà thôi . Tâm đã định rồi vẫn phải tiếp tục tu hành . Cho nên trong Kinh A Di Đà , Phật Thích Ca Mâu Ni có nói , đến Tây Phương rồi có thể từ từ học thành Phật , không phải đến được nơi ấy thì đã là Phật .

Còn câu hỏi thứ hai , Sư Phụ có biện pháp để giúp họ , không phải Sư Phụ bảo họ đi tìm , mà chính Sư Phụ dẫn họ đi , Sư Phụ láy xe , đường xa xôi lắm , nếu như dựa vào lực lượng của , nếu như dựa vào lực lượng của chính họ mà đi thì không thể nào đi được . Vì vậy cho nên mới cần thầy dạy , vị thầy sẽ dùng lực lượng của mình mà truyền cho họ , giúp cho cái tâm của họ được định lại . Tâm mỗi ngày mỗi định , một bên định tâm một bên tu hành . Nếu không có thầy cũng chỉ là vô dụng mà thôi .

Tại sao cần phải có thầy ? Pháp môn của Sư Phụ không phải chỉ nói lên kiến tánh thành Phật , kiến tánh đơn giản như vậy sao ? Phải dùng lực lượng gì để giúp cho họ ổn định được cái đầu óc đầy hỗn tạp của họ , rồi phải rửa sạch đi cái nghiệp chướng đời đời của họ . Sau đó họ mới có thể kiến tánh thành Phật được . Lúc này chỉ cần một khoảnh khắc thì có thể làm được . Làm tất cả cùng một lúc , không phải kéo dài thời gian , phương pháp ngộ từ từ thì chậm quá , dùng một cái khắn nhỏ để mà lau thì chậm lắm , Sư Phụ trực tiếp bỏ vào sông rửa cho mau hơn .

Cho nên trước cần phải có lực lượng của thầy giúp đỡ , sau đó họ có thể tự mình mà đi , không phải ngày ngày dựa vào cái lực lượng của Sư Phụ , mà khi họ đã trưởng thành rắn chắc , thì họ có thể tự mình mà đi . Cũng như những đứa bé vừa mới tập đi , làm sao một mình có thể đi được . Trước dẫn nó đi , huấn luyện nó , nắm lấy tay dạy nó đi từng bước , từng bước một , khi lớn lên thì tự nó có thể đi một mình . Pháp Môn của Sư Phụ bao gồm rất nhiều phương diện , một bên rửa sạch nghiệp chướng , một bên định tạp niệm , một bên khai trí huệ , một bên giúp cho đệ tử được tiến bộ , ngày ngày đều chiếu cố , không phải dùng cái thân thể này mà là dùng cái hóa thân .

Sau khi được truyền tâm ấn , mỗi đệ tử đều có hóa thân của Sư Phụ chăm sóc , coi chúng trở thành bao lớn ? Có những nghiệp chướng gì ? Ngày ngày giúp mở đường . Chúng sinh không thể nào tự mình đi được , cho nên cần phải có pháp sư chỉ dạy , một pháp sư chân chánh . Một minh sư khi chưa khai ngộ thì cũng chằng giúp đỡ gì được nhiều . Không phải ngươi nào cạo đầu cũng đều là minh sư . Một vị minh sư chân chánh cần phải có hóa thân , có thể dùng hóa thân đi khắp mọi nơi , chăm sóc đệ tử của họ . Nếu không có hóa thân , người ấy không thể chiếu cố được nhiều người .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 08:46 AM
VẤN : Cái pháp thân mà Sư Phụ vừa mới nói , trong kinh Phật có ghi rằng tất cả chúng sinh đều có pháp thân , báo thân và hóa thân . Những người tu hành chân chánh có thể diện kiến được bản tính của pháp thân . Tuy chúng sinh không phải không có pháp thân , nhưng vì nghiệp lực trói buộc không thể tự tại , có phải thế không ?

ĐÁP : Pháp thân có thể ngàn ức hóa thân , có thể dùng hóa thân của Phật . Cho nên mới nói Phật Thích Ca Mâu Ni có ngàn vạn ức hóa thân . Mỗi người đều có thể có pháp thân , tuy nhiên họ không thể dùng cái pháp thân này để biến thành nhiều hóa thân nên cũng không làm được gì . Cũng như chúng ta nói mỗi người đều là Phật , nhưng họ không dùng được Phật của họ . Dùng pháp thân sẽ biến hóa được nhiều sự việc , dùng pháp thân sẽ biến được nhiều hình dáng , biến thành ngàn vạn ức hóa thân . Những người bình thường chúng ta đều có pháp thân , nhưng không biến hóa được gì , bởi vì không biết làm thế nào để xử dụng nó .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:26 PM
VẤN : Lạy Phật , niệm Phật mục đích cũng là những phương tiện của pháp môn để cứu độ chúng sinh . Như vậy , lạy Phật , niệm Phật có được giúp đỡ gì không ? Có phải niệm Phật chỉ có thể định tâm mà không phải thành Phật ?

ĐÁP : Lạy Phật , niệm Phật đều được giúp đỡ , niệm A B C cũng được giúp đỡ . Nhưng đó mới chỉ là ý của quý vị mà thôi , còn có một cảnh giới là không mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý ; nơi ấy quý vị chưa có đến được . Nếu quý vị niệm Phật , niệm đến nhất tâm bất loạn , thì "ý" của quý vị được định , "tâm" của quý vị được định . Tâm tức là ý , ý tức là tâm , ý và tâm giống nhau . Cho nên chúng ta nói , tâm của tôi rất loạn , điều này muốn nói ý của tôi rất loạn , rất nhiều tạp niệm . Sau khi niệm Phật , quý vị chỉ có thể định được ý của quý vị mà thôi . Nhưng còn có cảnh giới không mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý nữa , ngay cả ý cũng không có . Nơi này nếu chỉ dựa vào khắc tâm niệm Phật thì không thể nào đến được , cần phải có pháp môn cao hơn . Quý vị muốn đến nơi ấy , mà chỉ niệm Phật thì sẽ không đủ lực lượng . Học với Sư Phụ sẽ đến được nơi ấy . Bởi vì nơi ấy là không mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý , cho nên không thể dùng ý mà tu được . Nơi ấy phải không có ý mới tu được .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2008, 12:28 PM
VẤN : Mục đích của đời người là gì ?

ĐÁP : Là mưu tìm sự an lạc tự tại , nghĩa là tìm sự giải thoát , không phải trở lại cái vòng luân hồi sanh lão bệnh tử , để tâm linh được tịnh hóa , lúc nào cũng được an vui tự tại . Chỉ có dựa vào sự tu hành và cùng với minh sư học hỏi mới là cách duy nhất để được giải thoát sự luân hồi . Nếu một mình tu tập lấy , sẽ không có nguồn năng lực ấy , hoặc không đủ năng lực , sẽ lãng phí rất nhiều thời giờ , cũng vô phương đạt một thành tựu nào , hoặc là thành tựu cũng chỉ rất nhỏ . Có được một vị minh sư ở một bên chỉ dạy , hướng dẫn chúng ta lên đường thì rất mau chóng .