Log in

View Full Version : ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 [10] 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Nhím Hoàng Kim
10-05-2008, 08:55 PM
http://img516.imageshack.us/img516/551/hinhsp12zl1.jpg (http://imageshack.us)


Khi mình bố thí , tại sao mình được phước ? Tại vì lúc đó mình quên mình , mình nghĩ đến người đó , nên cái "ta" của ta rộng thêm một chút . Còn những người chiến đấu vì quốc gia , cái "ta" của họ rộng hơn chút nữa , vì bảo vệ quốc gia chứ không phải vì tham vọng , hiểu chưa ? Lòng chân thành dũng cảm bảo vệ quốc gia là khác , còn vì tham vọng làm tướng tá lại là khác . Sư Phụ nói đến những người thành tâm thương yêu quốc gia , bảo vệ quốc gia , bảo vệ đồng bào , lúc đó cái "ta" của họ càng rộng thêm . Nếu họ thành Phật , hoặc họ đi tu mà thương yêu tất cả mọi người một cách bình đẳng thì cái "ta" của họ ngày càng rộng lớn thêm . Càng thương yêu nhiều người , cái ta của mình càng rộng , biến thành không có chỗ nào mà không có mình ở đó . Tại sao ? Tại vì tư tưởng của mình có thể lan rộng khắp nơi trên vũ trụ . Một vị đã thành Phật rồi , tư tưởng của họ lan ra rất rộng lớn , nên chỗ nào họ cũng có thể hóa thân được là như vậy . Biến vũ trụ thành đồng nhất thể , thành ra chỗ nào cũng thấy ngài hiện ra được . Không phải ngài dùng thân xác này bay đi chỗ kia chỗ nọ , nhưng vì ngài với vạn vật đồng nhất thể nên trong tích tắc là ngài hóa thân được , hiểu chưa ?

Thí dụ bây giờ , mình thấy điện thoại bắt đầy khắp nơi trên các nước . Điện thoại tự nó không reo chuông , nhưng nếu có người dùng tới thì điện thoại sẽ reo lên reng reng , rồi tiếng nói từ trong máy phát ra . Thật ra tiếng nói đó là từ tổng đài , từ người nói , truyền qua tổng đài rồi phát ra trong điện thoại , hiểu không ? Cái điện thoại không là cha mẹ của mình nhưng lại có tiếng nói của cha mẹ mình .

Cũng y như vậy , Phật hóa thân cũng dùng hệ thống tương tự . Hóa thân của Phật , thật ra không phải là Phật nhưng mà là Phật , hiểu chưa ? Bây giờ khoa học tiến bộ nên làm ra điện thoại , truyền hình này kia kia nọ , ở đâu mình cũng có thể coi được . Phật cũng là một khoa học gia tiến bộ nhứt , ngài dùng bất cứ phương tiện gì cũng được mà khỏi cần tới máy móc , khỏi cần cắm điện , bắt tới bắt lui , rồi hư , rồi sửa chữa tốn kém . Khoa học gia tiến bộ nhứt là một người thành Phật , chỉ có vậy thôi .

Cũng như mình có điện thoại vì bây giờ có những khoa học gia tiến bộ , văn minh . Phật là những vị tiến bộ hơn người thường gấp mấy trăm ngàn lần vậy thôi . Họ có thể dùng không gian , dùng gió , nước , lửa hoặc bất cứ phương cách gì để biến thành dụng cụ giao thông , truyền thanh , truyền cảm , để truyền thần giao cách cảm của họ đi . Thành Phật là như vậy .

Nhưng mình nghĩ rằng thành Phật khó quá ! (Sư Phụ cười). Khó hả ? Đâu có khó gì đâu . Nếu mình không thành Phật thì ít nhất mình cũng làm con cái của Phật hoặc làm Bồ Tát , làm bạn của Phật được . Mình làm bạn , làm Bồ Tát , làm A La Hán đã có nhiều điều rất tốt rồi , khỏi cần nghĩ tới làm Phật . Nhưng từ A La Hán lên đến Bồ Tát rồi tới Phật cũng rất lẹ . Bồ Tát là cấp thấp hơn Phật một chút . Thí dụ Phật có trăm ngàn ức hóa thân , thì Bồ Tát có một vạn hóa thân hay và ba vạn thôi . Có ít hóa thân hơn , có ít quyền lực hơn Phật một chút .

Tu Pháp Quán Âm thì ít nhất mình cũng làm được A La Hán hoặc là Bồ Tát . Mặc dù thân mình không được tự tại nhưng tâm mình được tự tại .

Bây giờ Sư Phụ nói đến chuyện của người Ấn Độ . Khi người ta thấy một người lạ nào vào nhà xin ăn hoặc xin ngủ nhờ một đêm , họ đối đãi với người đó như vị Phật sống , bởi vì họ sợ gặp nhằm mấy ông tu đắc đạo . Nếu họ không giúp đỡ chu đáo thì mai mốt họ không có phước báu , còn bị Long Thần Hộ Pháp trừng phạt nữa , hiểu không ? Không phải các vị thánh đó trừng phạt , không phải vị Phật đó trừng phạt , nhưng những vị khác , như quỷ thần , thấy họ ghét . Tại sao người tu hành tới nhà không tiếp đãi nồng hậu , không cúng dường ? Thành ra ở Ấn Độ , nhiều khi những người ngoại quốc đi lang thang đó đây được . Người Âu Mỹ thích thế giới tu hành ở Ấn Độ , họ qua thăm rồi nhiều khi không có tiền bạc , họ cũng tới những nhà người Ấn Độ nghèo đó , mà những người Ấn Độ nghèo cũng cho mấy ông ngoại quốc râu ria xồm xoàm này tiền bạc hoặc thức ăn . Cho nên có một dạo chính phủ Ấn Độ không thích người ngoại quốc qua nước họ , vì họ cho rằng những người ngoại quốc lợi dụng lòng tốt của dân bản xứ ngây thơ cứ tưởng rằng người nào cũng phải đối xử như Phật sống . Rồi mấy người ngoại quốc cứ ở xứ họ hoài , nhưng đâu phải người ngoại quốc nào cũng có tiền đâu ? Cũng có người nghèo chứ .

Nhím Hoàng Kim
10-06-2008, 05:08 PM
Sư Phụ qua Mỹ thấy có nhiều người sống trong xe hơi hoặc trong cái nhà kéo ở đàng sau xe , kêu bằng caravan đó . Tiếng Mỹ mình kêu là gì ? Rờ-moọc hả , à đúng rồi . Rờ-moọc thì cũng là tiếng Pháp . Quý vị có biết cái rờ-moọc ra sao không ? Giống như cái xe nhưng không có người lái , nối vào xe hơi . Ở Mỹ hoặc ở Úc Đại Lợi nhiều khi người ta không có nhà , mua cái rờ-moọc như vậy để ở . Xe rờ-moọc cũng sang lắm , bên trong có thể mắc điện thoại , tủ lạnh , ti-vi cũng được , nhưng chỉ nho nhỏ thôi , ở tạm để lưu động cho dễ .

Ở Mỹ cũng có nhiều người không mua nổi cái rờ-moọc như vậy nữa , họ chỉ ngủ trong xe hơi thôi . Lái xe đi chỗ này , chỗ kia , đi làm về , đậu xe trên một bãi pic-nic nào đó rồi ngủ trong xe . Bãi pic-nic có nước , có toilet , rồi cứ sống như vậy . Coi bộ còn nghèo hơn người Việt Nam mình hả ? Việt Nam mình đâu có ai sống trong xe đâu , họ sống trên thuyền chứ có ai sống trong xe bao giờ (Sư Phụ cười). Mình làm thuyền nhân chứ có làm xe nhân bao giờ đâu phải không ? (Sư Phụ cười). Mình còn ngon hơn anh hùng sa mạc hả ? Mình là anh hùng biển cả (Sư Phụ cười).

Sư Phụ thiệt phục mấy người Việt Nam . Từ trước đến nay không có người nào dũng cảm như dân Việt mình . Có chiếc thuyền nhỏ xíu mà dám ngồi chật ních với nhau rồi kéo nhau ra ngoài biển lớn , thật hết sức tưởng tượng . Sư Phụ rất khâm phục . Bây giờ Sư Phụ cười , nhưng lúc đọc được tin thì Sư Phụ khóc . Lúc đó khóc dữ lắm , vì thấy tội nghiệp , thấy buồn và khâm phục . Có cho Sư Phụ đi chắc Sư Phụ cũng không dám . Sư Phụ nhát gan số một , nhát lắm .

Hồi đó còn ở nhà , được làm con cưng mà , đâu có chịu khổ bao giờ đâu . Rồi trước khi Cộng Sản qua , Sư Phụ "dọt" mất rồi . Hình như biết trước , nên Sư Phụ "dọt" trước đó hai năm . Sư Phụ có về thăm nhà một lần , rồi tháng sau Cộng Sản vô . Chậm lại là kẹt luôn . Hình như nếu chậm lại một háng hay một tuần gì đó , lâu ngày Sư Phụ cũng quên rồi . Tháng 4 năm 75 phải không ? Đúng rồi , Sư Phụ đi trước đi rồi không về được luôn .

(Có người hỏi chừng nào về lại). Thôi về làm chi . Chừng nào hết Cộng Sản , ta mới về . Mình về bây giờ , coi như mình đồng ý sao ? Không về , không thích Cộng Sản . Không phải Sư Phụ cực đoan bài bác chính phủ nào , hiểu chưa ? Chính phủ nào làm cho dân no ấm , tôn trọng quyền lợi của người dân , Sư Phụ rất cảm phục , sẵn sàng hợp tác để làm việc chung . Chính phủ nào làm dân đau khổ nhục nhã , Sư Phụ ghét , không cần biết đó là cộng sản hay tự do . Không phải Sư Phụ ghét cộng sản mà Sư Phụ ghét sự hành hạ người dân , những người dân vô tội . Từ hồi nào tới giờ , nước ta có bốn ngàn năm văn hiến , đâu có ai phải bỏ trốn ra nước ngoài đâu . Xưa nay nước mình vẫn nghèo chớ đâu phải bây giờ mới nghèo , đâu phải vì nghèo mà trốn đi ? Từ bốn , năm ngàn năm nay đâu phải người nào cũng là triệu phú đâu , nhưng đâu có ai trốn đâu ? Bây giờ mới có chuyện dân chúng bỏ xứ trốn ra nước ngoài nhiều . Thành ra chính phủ phải trả lời trách nhiệm này trước lịch sử .

Sư Phụ không biết chính quyền Hà Nội tốt như thế nào , nhưng thấy người dân khốn khổ ra ngoài , bị nhục nhã , bị đau khổ , hành hạ , hãm hiếp là Sư Phụ ghét . Sư Phụ cảm thấy không tốt , hiểu chưa ? Bây nhiêu là đủ rồi . Một nước có bốn năm ngàn năm văn hiến , trước nay không hề có ai trốn , bây giờ mới trốn thì còn chối cãi gì nữa , dùng gì mà lấp liếm được . Sư Phụ không phải là một chính trị gia , nhưng lòng nhân đạo cho mình được quyền nói những câu này , hiểu chưa ? Sư Phụ không nói chính trị , Sư Phụ không làm chính trị , nhưng Sư Phụ phát biểu trong chiều hướng nhân đạo . Thành ra Sư Phụ không về đâu . Về đó để làm gì .

Nhím Hoàng Kim
10-07-2008, 06:47 PM
Qua Đại Lục thăm một chút cho biết (Sư Phụ cười). Thấy bên đó như vậy thì ở Việt Nam còn như thế nào nữa ? Đại Lục theo chế độ cộng sản mấy chục năm rồi phải không ? Đã ổn định rồi , kể ra cũng khá rồi . Nghe nói cũng có cải cách đôi chút , Sư Phụ cũng qua coi thử cải cách như thế nào , mà cũng chưa thấy là bao nhiêu . Bên đó còn cực khổ như một trại giam , còn khủng khiếp hơn , nghe nói vậy đó , Sư Phụ chưa được vô thăm . Giờ qua Việt Nam làm gì ? Người ta đi ra , mình đi vô ?

Sư Phụ không tin lời nói , Sư Phụ chỉ nhìn hành động thôi . Người nào nói giỏi nói hay , thì người ta phải phục , phải yêu mến , phải gần gũi , chứ cứ nói giỏi nói hay mà người ta trốn mất tiêu , gặp mặt người ta cũng không dám nhìn nữa (Sư Phụ cười) thì nghe lời mấy người đó để làm chi ? Khó tin phải không ?

Trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo có nói một câu rất thâm diệu , quý vị biết là câu gì không ? "By your fruit shall you be known" có nghĩa là nhìn kết quả việc làm của anh , biết anh là người thế nào . Vậy thôi khỏi nói há ?

Sư Phụ đang nói chuyện gì , quên mất rồi . Quý vị hỏi chuyện Việt Nam làm chi để Sư Phụ quên mất (chuyện người Ấn Độ rờ-moọc). Đi xe rờ-moọc rồi sao lại về Việt Nam lẹ quá vậy ? Tại quý vị cứ lôi kéo Sư Phụ về Việt Nam hoài . Đã nói ta không thích mà cứ kéo hoài (Sư Phụ cười). Ý Sư Phụ nói là những người ngoại quốc , những người Âu Mỹ đâu phải người nào cũng giàu có đâu . Sư Phụ qua Mỹ biết có nhiều người sống trong mấy cái rờ-moọc , họ kéo xe đi để ở hoặc ở trong những xe riêng , ban ngày họ đi làm , ban tối họ về ngủ ... Thậm chí có người ngủ đường ngủ chợ .

Mai Sư Phụ về Đài Loan rồi , nán lại không được . Bây giờ có vé máy bay đổi tới đổi lui không được nữa . Mai mốt Sư Phụ qua lại . Lẽ ra Sư Phụ phải về Đài Loan rồi , nhưng hôm trước quý vị ở đây yêu cầu . Sư Phụ về rồi , nghe ông Trại Trưởng chấp thuận , Sư Phụ lật đật từ bên Mỹ bay qua đây , mười mấy tiếng đồng hồ , không biết sao ? Phải đổi giấy . Sư Phụ đi với một phái đoàn hai mươi mấy người , Sư Phụ đi đâu họ theo đó , đang ngồi đằng sau đây . Họ theo Sư Phụ đi khắp thế giới . Quý vị nhận được tin tức thì biết . Thầy trò phải đổi mua mấy chục vé máy bay khác , bỏ hết mấy vé cũ .

Lúc này là mùa Giáng Sinh , quý vị biết không ? Mua vé máy bay khó và mắc lắm , phải đổi hết và mua lại chỉ vì muốn đi thăm đồng bào hai ngày thôi . Tại sao hai ngày . Vì ở bên Mỹ họ chỉ cho visa có hai ngày . Học trò Đài Loan của Sư Phụ chỉ được phép ở đây có hai ngày thôi . Nếu muốn ở thêm phải ra ngoài rồi trở vô lại , mỗi lần chỉ được ở hai ngày mà thôi , tổng cộng bốn ngày là nhiều nhất , hiểu chưa ? Không phải ngày nào cũng đi vô đi ra như vậy . Quý vị hiểu giùm "con rùa hành chánh". Biết "con rùa hành chánh" không ?

Sư Phụ cũng biết quý vị mong , học trò của Sư Phụ mong . Sư Phụ ở các nước hoặc đi đâu về họ cũng khóc hết . Mấy người Mỹ , người Anh to lớn như vậy mà khóc như con nít (Sư Phụ cười). Thành ra người Việt Nam khóc là phải , phải không ? Đồng bào mình , mình khóc còn nhiều hơn nữa . Sư Phụ đi đâu cũng không nỡ rời . Nhưng cũng phải rời . Bây giờ quý vị rán về nhà , mai mốt có dịp thì ăn chay . Bây giờ chưa có dịp thì rán ngồi thiền , niệm Phật hoặc niệm Chúa . Không phải Sư Phụ biểu quý vị phải theo Phật hết đâu nha . Mình tin tưởng vị nào thì vị đó là cứu tinh của mình chứ Sư Phụ không kỳ thị tôn giáo , cũng đừng nghĩ Sư Phụ là Phật Giáo . Cứ nghĩ rằng Sư Phụ là đồng hương , tự do tín ngưỡng mà , phải không ?

Sư Phụ đã lên cõi trên , Sư Phụ thấy Phật Chúa cũng làm việc y như nhau thôi , không có người nào khác hết . Không có ông Phật , ông Chúa nào đứng đó cãi nhau : "Đây là học trò của tôi , đây là học trò của anh". Những vị đó còn buồn khi thấy ở dưới này mình đánh nhau vì tôn giáo . Họ nói : "Sao kỳ vậy ? Dạy họ đừng đánh nhau mà họ cứ đanh nhau !" (Sư Phụ cười).

Nhím Hoàng Kim
10-08-2008, 03:55 PM
Phật và Chúa là những tên khác nhau thôi . Cũng như người Việt Nam mình kêu là ông bác sĩ , còn ở Mỹ gọi là Doctor , hiểu chưa ? Giống y hà , tại không dịch thành ra làm mình hiểu trật . Cũng như chữ "Phật Tổ" đâu phải tiếng Việt đâu , từ chữ "buddha" dịch ra tiếng Tàu là Phật Đà , từ tiếng Tàu mình phiên âm ra tiếng Việt là Phật Tổ . Tuy khác âm nhưng cũng là một nghĩa . Còn tiếng Jésus Kitô , Kitô nghĩa là Phật , ở bên Ấn Độ , dịch ra tiếng Ấn Độ thành Phật Tổ , thành Buddha (Sư Phụ cười). Tiếng Buddha mà dịch tiếng Do Thái thì thành Kitô , hiểu chưa ?

Thành ra kẹt ở chỗ đó , nhiều người không hiểu cho rành , không học tới nguồn tới gốc , rồi ở đó phân biệt tôn giáo . Thôi bây giờ ai tin gì cũng được . Nói tôn giáo anh tốt cũng được . Không sao . Tôn giáo mình tốt nhất là phải , nhưng đừng nên công kích những tôn giáo khác . Khi nào mình thành Phật , thành Thánh , mình được lên cõi trên , thấy rõ ràng tất cả đều như nhau , chừng đó mình mới ngưng . Chưa biết được thì đừng nên công kích lẫn nhau làm sứt mẻ tình huynh đệ .

Hôm qua lẽ ra Sư Phụ cũng dạy , nghe học trò nói là hôm qua và hôm nay đi thăm đồng bào , sau đó có nhiều người muốn ăn chay , học Pháp Quán Âm với Sư Phụ . Ông Trại Trưởng cho phép 300 , 400 người ăn chay rồi Sư Phụ sẽ truyền tâm ấn cho . Nhưng sau này nghe nói hình như chưa ăn chay được phải không ? Thì thôi ráng đợi , nghe nói tháng sau thì mình ráng cầu nguyện tháng sau , Sư Phụ vô truyền cho Pháp Quán Âm , ráng tu , có chuyện gì viết thơ hỏi Sư Phụ . Lâu lâu Sư Phụ vô thăm nữa . Nếu bây giờ chưa tu được , vì mình vẫn còn ăn mặn , không sao đâu . Đây là trường hợp bắt buộc chứ không phải mình muốn , quý vị cứ tạm ngồi thiền và niệm Phật .

Bây giờ Sư Phụ chỉ quý vị cách ngồi thiền nho nhỏ được không ? Không ăn chay cũng không sao .

Trước khi đi ngủ , lúc yên lặng hoặc buổi sáng , lúc chưa ai thức giấc , mình dậy ngồi thiền . Ngồi trên giường , trên ghế , ngồi đâu cũng được . Không cần phải xếp bằng nhưng nếu ngồi được thì có vẻ ổn định hơn . Nếu không xếp bằng được , mình ngồi ghế , rồi nhắm mắt lại như lúc mình đi ngủ vậy . Đừng làm cho mắt có áp lực gì nhiều , rồi mình để tâm chú ý chỗ này (Sư Phụ chỉ giữa trán). Ở đây có con mắt thứ ba là con mắt huệ , con mắt Phật hoặc mắt Bồ Tát , thiên nhãn . Dùng con mắt này , nhìn thẳng ra đằng trước , sẽ thấy hiện ra như một màn ảnh , cứ nhìn thẳng vào màn ảnh đó . Màn ảnh này không phải như màn ảnh bên ngoài , trông giống như một cái khung ở đằng trước , nhưng mà không có khung . Sẽ có nhiều màu , khi thì xanh , khi thì đen , trắng , nhiều khi mờ mờ , đôi lúc lại trong sạch , là do tâm của mình .

Mình cứ việc ngồi hoài rồi có một ngày sẽ thấy những cảnh giới khác . Lúc đó mình có thể giao tiếp với Phật Bồ Tát . Nhưng phải hỏi trước vị này có phải toàn chân , toàn thiện , toàn mỹ không ? Ngài có phải là toàn chân , toàn thiện , toàn mỹ Đức Chúa Jésus Kitô hay không ? Phải hỏi đàng hoàng chứ không phải gặp người nào là quỳ xuống lạy , không được ? Hỏi đàng hoàng , họ không dám nói dối . Nếu không phải là họ biến đi liền . Hỏi đàng hoàng : "Anh có phải là Phật không ? Anh có phải là Đấng Jésus Kitô không ?" Không phải là họ bỏ chạy , như vậy là mình biết thực giả .

Những vị thực sự là Phật , là Chúa thì mắt của họ rất từ bi , đẹp đẽ , còn những người giả thì cặp mắt của họ đỏ đỏ , hồng hồng , xấu lắm , trán cũng thấp , nhỏ nhỏ , hẹp hẹp . Những vị thành Phật thì trán rộng hoặc có hào quang sáng suốt . Nhớ mấy điểm đó nha .

Mình ngồi như vậy cho đến khi nào bên trong yên ổn , tâm hồn mình định lại , tự nhiên mình biết được nhiều chuyện khác ; biết quá khứ vị lai , nhiều khi còn biết những cảnh trên trời dưới đất , những việc mình làm trước kia . Tại sao như thế này , tại sao như thế kia ? Càng ngày tâm hồn mình càng định , càng ít lo nghĩ , ít buồn bã , sẵn sàng chịu đựng và tự nhiên chấp nhận hoàn cảnh của mình , quý vị hiểu không ? Bởi vì lúc đó mình biết rằng thân xác này chết đi thì mình sẽ có thân xác khác , mình sẽ được hoàn lại một thân xác khác chứ không bao giờ mất cả . Do đó mình không lo , cũng như mình cởi bỏ một cái áo vậy .

Khi mình còn sống ở cõi đời này , mình làm các việc lành thì khi mình cởi cái áo này đi , mình được mặc một cái áo khác đẹp hơn . Thấy áo của Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc của các vị tiên không ? Đẹp như vậy đó . Mình sẽ được mặc một cái áo đẹp , và ở cảnh giới tốt lành hơn . Nếu ở đời này mình làm việc ác thì mai mốt mình phải mặc một cái áo xấu hơn , nhưng cũng chỉ trong một thời gian thôi , rồi mình lại đổi áo khác , không có gì kêu bằng địa ngục đời đời kiếp kiếp , chuyện này không có , chỉ là sự hăm dọa thôi .

Nhím Hoàng Kim
10-09-2008, 04:20 PM
Chắc mấy ông Thầy ngày xưa dạy học trò mà họ không nghe lời , lại cứng đầu quá , biểu làm lành thì họ làm dữ , nên mới nói : "Mày không ngoan thì tao bỏ đói cho chết luôn". Phải không ? Nói thì nói vậy thôi chứ đâu có thể bỏ đói cho chết được , hiểu không ? Làm bộ dọa vậy thôi , hiểu chưa ? Hoặc là doạ "đánh chết nha". Đâu có đánh chết đâu phải không ? Doạ là bởi vì lòng tốt muốn cho con cái mình nghe lời để trở thành người ngoan .

Cũng giống vậy , không có địa ngục đời đời , không có gì đời đời kiếp hết , trừ khi mình thành Phật , mình mới lên sống ở cõi vĩnh viễn trường tồn đó , còn tất cả những gì có hình dáng như địa ngục , thiên đàng , trái đất , đều là có thành , trụ , hoại , không , có sinh có hoại . Do đó , mình đừng sợ sa địa ngục đời đời . Khi mình bắt đầu sợ những nhân quả xấu , mình bắt đầu sám hối . Sám hối tiêu nghiệp rất nhiều , nhưng phải thành tâm sám hối . Trong kinh Phật có bài sám hối , nhiều khi mình không phải đọc theo kinh , nhưng mình tự sám hối với lòng thành tâm là đủ rồi , quý vị có hiểu không ? Nếu như mình không biết nói , mình đọc theo trong kinh . Sợ mình nói không hay hoặc không diễn đạt được ý của mình thì coi bài Sám Hối nào diễn đạt được ý mình thì đọc lên , đọc với tất cả lòng thành kính .

Trong buổi nói chuyện hôm qua , Sư Phụ có nói Phật Giáo có bài Sám Hối rất hay : "Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca , Phật A Di Đà , Thập phương chư Phật , Vô Lượng Pháp cùng Thánh hiền tăng . Đệ tử lâu đời lâu kiếp , nghiệp chướng nặng nề , tham giận kiêu căng , si mê lầm lạc . Ngày nay nhờ Phật , biết được lỗi lầm , thành tâm sám hối , thề tránh điều dữ , nguyện làm điều lành (Sư Phụ nhấn mạnh lại câu : "Thề tránh điều dữ , nguyện làm điều lành" lần nữa , và nói : "Chứ không phải sám hối rồi thôi đâu"). Mong ơn Phật gia hộ , thân không tật bệnh , tâm không phiền não , ngày ngày an vui tu tập pháp Phật nhiệm mầu".

Pháp Phật nhiệm mầu là khi nào mình học được Pháp Quán Âm , còn chưa biết thì cũng cứ hy vọng , hy vọng một ngày mình được pháp Phật nhiệm mầu , những mong ra khỏi luân hồi , hiểu chưa ? Chứ không phải sám hối rồi nói : "Phật ơi ! Cho con được tiền , được của , được đồ ăn , được vợ đẹp , con ngoan". Không phải vậy .

Sám hối là để ra khỏi luân hồi , hiểu chưa ? Phật pháp cao ở chỗ đó . Mình không còn muốn điều gì trên cõi đời giả tạm này hết là đúng nghĩa muốn tu hành . Mình còn tham ở cõi đời này thì chưa phải người tu thiệt , mình còn muốn phước báu .

Ra khỏi luân hồi rồi , phải minh tâm kiến tánh nữa để biết mình là ai . Biết mình là Phật rồi thì mới cứu độ các vị huynh trưởng là cha mẹ , anh em , thân bằng quyến thuộc và tất cả chúng sanh , cho họ thành Phật đạo mới thôi .

Đó là bài sám hối rất hay và rất cao thượng mà Sư Phụ rất thích .

Bên Thiên Chúa cũng có bài tương tự rất hay , Sư Phụ đọc để quý vị biết : "Lạy Cha chúng con ở trên Trời , chúng con nguyện danh Cha cả sáng , nước Cha trị đến . Vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời vậy , xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày và tha nợ chúng con ..." (Sư Phụ giảng : "Không phải mình cầu Phật Trời tha thứ cho mình rồi mình không tha thứ cho kẻ thù của mình"), "... như chúng con cũng tha thứ kẻ có nợ chúng con". (Sư Phụ giảng : "Nợ không phải nợ tiền , nợ bạc , nợ đủ thứ , quý vị hiểu chưa ?")

Bên Thiên Chúa kêu là Thượng Đế tối cao , mình kêu là Phật Tổ tối cao . Tiếng gọi có khác nhau nhưng nghĩa như nhau . Có nước thì kêu là President , có nước thì kêu là Tổng Thống , cũng là chủ của nước đó thôi , hiểu chưa ?

Thành ra mình muốn Phật Trời tha thứ cho mình , mình phải tha thứ cho những người khác , mới có nhân quả . Lúc mình tha thứ cho người khác tức là Phật Trời tha thứ cho mình , mà do nhân quả , quý vị hiểu chưa ? Cũng như mình trồng hạt cam xuống thì được trái cam , chứ được gì nữa ?

"Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con . Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ". Sa chước cám dỗ là sao ? Mình cầu Trời khẩn Phật bảo vệ cho mình , vì con người mình yếu đuối , thấy sự cám dỗ cầm lòng không đậu . Đâu phải người nào sinh ra cũng là người tội lỗi đâu , tại hoàn cảnh đưa đẩy , phải không ?

Nhím Hoàng Kim
10-10-2008, 02:40 PM
Thí dụ người Việt Nam đang ở yên ổn trong nước mình , nghèo giàu gì cũng được . Tự nhiên bị áp bức quá , mình mới ra nước ngoài phải không ? Chứ có ai muốn đi để chịu những cảnh như thế này , phải không ?

Hồi xưa , khi chưa đi tu , Sư Phụ có một bài thơ đăng lên báo Độc Lập (Sư Phụ cười) nói về hoàn cảnh của người Việt Nam , chắc không có thì giờ đọc cho quý vị nghe . Đọc hả ? Bây giờ đang nói kinh mà lại đọc thơ . Thơ phải ngâm chứ đọc không hay (có người yêu cầu). Bây giờ đi tu rồi , ngâm thơ kỳ quá . Thôi để giảng kinh xong chút nữa nếu còn thì giờ Sư Phụ sẽ đọc bài thơ ấy cho nghe .

"Và tha nợ chúng con , xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ". Nếu mình không cầu nguyện xin sự bảo vệ của một vị thần , thánh , Phật Trời thì mình dễ dàng bị cám dỗ lắm .

Thí dụ , có một ngày nào , anh em ngồi nói chuyện với nhau , rồi chén chú chén anh một chút hoặc nói chuyện hơi lớn tiếng một chút , rồi tức mình , nhiều khi sanh ấu đả . Đánh nhau nửa ngày rồi , mai sinh thù hằn thêm , cứ vậy tăng hoài , dồn ép và biến thành hai người thù . Thật ra nếu chưa có gì , thì chưa có hai phe .

Như trong trại Việt Nam , Sư Phụ nghe nói có nhiều điều không hay xẩy ra . Sư Phụ đi coi mấy trại đó thấy những điều không hay này là do hoàn cảnh mà ra . Thí dụ trại mà không được tự do ra ngoài , họ ở trong nhà còn tệ hơn chỗ mình đang ở đây nữa , dơ dáy bùn lầy nước đọng , tệ hơn chợ cá Sàigòn nữa . Con nít con nôi ở chung , nước thì lềnh bềnh . Sư Phụ đi vô đó mà giầy dép ướt hết , vì nước nổi lềnh bềnh trên sàn nhà . Chỗ đó cầu cống bị nghẹt , đông người quá nên bị nghẹt . Lại ở chật chội , một căn nhà nhỏ , có cái phòng nhỏ xíu mà 3 , 4 giường , đụng tới đụng lui . Con gái con trai cứ nằm ổn ển ra đó thì phải sinh ra những tệ đoan , quý vị hiểu không ? Sinh ra rồi sợ . Thí dụ mình cầm lòng không đậu rồi sợ , sợ rồi phải cầu cứu những người khác hợp bè với nhau , cho mạnh để bảo vệ mình , hiểu không ? Rồi bè này đánh với bè kia , càng ngày càng tệ . Cũng không phải người thanh niên hay người thiếu nữ kia là những người không có giáo dục , không có nhân phẩm . Sư Phụ nghĩ rằng hoàn cảnh ấy đã tạo ra con người như vậy . Thành ra Sư Phụ thấy tội nghiệp hết sức , một chút nữa Sư Phụ đến trại đó .

Hôm trước có mấy người học trò của Sư Phụ vô thăm trại đó , họ cũng xin hình , có phát sách của Sư Phụ cho họ coi . Có in mấy ngàn cuốn , phát cho mỗi gia đình một cuốn hay sao đó . Mai mốt họ sẽ phát cho quý vị .

Hôm qua đem hết bánh trái , đồ đạc vô . Từ từ học trò Sư Phụ sẽ ra vô hoài , quý vị cần gì thì cho họ biết , rồi Sư Phụ sẽ gởi đem vô . Tiền của quý vị đó là tiền của Sư Phụ không sao hết . Sư Phụ gởi qua cho họ xài hoặc nhiều khi họ bán quần bán áo của Sư Phụ . Quần áo của Sư Phụ đắc giá lắm à . Học trò nhiều khi thích mua vật dụng của Sư Phụ để làm kỷ niệm . Rồi Sư Phụ lấy tiền đi giúp người , ngon lành lắm . Mai mốt Sư Phụ vô thăm chắc không có quần áo mặc (Sư Phụ cười), thành ra nhiều khi Sư Phụ mặc áo mới (Sư Phụ cười) là tại áo cũ họ lấy bán mất rồi ...

Hóa phép ? Phép này đâu phải để cho người phàm thấy , mình phải làm trong bí mật , "thiên cơ bất khả lậu", hiểu không ? Giúp cho những người cần thiết trong lúc cần thiết mà thôi , không được hoang phí , không được khoe khoang , loè loẹt cho mấy người cùng thấy . Không phải vậy , không bao giờ được như vậy ! Những người làm như vậy không phải là người tu đạo chân chính , chỉ là loè thiên hạ .

"Lại giữ chúng con cho khỏi sa trước cám dỗ và chữa chúng con ra khỏi sự dữ . A-Men".

Sự dữ là gì ? Là những kiêu căng , nghiệp chướng . Những nhân quả xấu đó , khi mình làm dữ , làm xấu thì biến thành những quả xấu , đó gọi là sự dữ . Bên Thiên Chúa Giáo mình cũng lạy Chúa để được cứu giúp cho qua cơn hoạn nạn . Như vậy mình cảm thấy hai tôn giáo gần gũi nhau phải không ? Là anh em hết .

Nhím Hoàng Kim
10-11-2008, 07:09 PM
Khi nào mình sám hối thì những nghiệp chướng đó tiêu được rất nhiều , chứ không phải là không tiêu trừ . Nhưng còn những nghiệp chướng rất vi tế mà không thể dùng trí tưởng tượng của mình hoặc những lời nói phàm phu , ý tưởng phàm phu của mình mà tiêu trừ được , phải nhờ tới những vị Bồ Tát hóa thân , những vị Phật giáng trần , dùng công đức vô lượng vô biên của họ rửa sạch . Cho nên Phật mới nói rằng : "Gặp Phật rất khó , gặp được thì thoát ly sanh tử luân hồi". Nhiều khi chỉ nhìn con mắt thôi là cũng đủ thoát ly rồi .

Những người thành Phật có quyền lực lớn như vậy , nên chúng sanh rất thương quý , kính mến họ , hiểu chưa ? Nếu tầm thường như những người khác thì đâu có gì đáng giá . Nhưng tại sao người đệ tử gặp Phật rồi còn phải tự tu nữa ? Tự tu là để thành Phật , nếu không chỉ là nhờ Phật cứu thôi , quý vị hiểu chưa ? Mình thành Phật thì mình có thể cứu nhiều người khác nữa , có lợi hơn hiểu chưa ? Mình tu một mình tức là mình làm một nghề nghiệp nhỏ , kêu là tiểu thừa . Mình tu thành Phật , thành Bồ Tát mình cứu những người khác thì kêu là đại thừa .

Thành ra có hai cách tu . Nếu mình thấy nghiệp chướng nặng nề , thí dụ như mình ăn chay không được , tu hành không được , ngồi thiền cũng không xong , thì đi kiếm mấy vị nào tu hành lớn , mình dòm họ một chút (Sư Phụ cười), mình cung kính họ một chút , tin tưởng họ một chút , cầu nguyện họ cứu độ . Đó là gặp Phật , gặp Thánh . Như Chúa Jésus Kitô , khi Ngài bị đóng đinh sắp chết mà còn cứu thêm một người nữa . Có một người ăn trộm bị đóng đinh bên cạnh Ngài , họ cầu Chúa cứu giúp , Chúa nói : "Không sao , một chút nữa ta sẽ đem con lên nước trời . Chờ một chút thôi". Nếu có lòng tin thì Ngài cứu liền .

Cũng như vậy , ngày xưa Đức Phật đi đâu , người nào gặp được ngài hoặc những vị tu hành đắc đạo là có những điều lợi như vậy đó .

Thôi rán dòm đỡ Sư Phụ một chút đi . Mai mốt đi rồi lại nhớ , muốn kiếm để nhìn mà không được . Người trên thế giới muốn nhìn Sư Phụ một chút cũng khó lắm . Có người phải đi mấy trăm ngàn dặm , mua vé máy bay mắc tiền lắm mới nhìn Sư Phụ được một chút .

Quý vị đây mặc dầu có nạn , nhưng lại có phước . Sư Phụ vô thăm mấy lần rồi , được nhìn Sư Phụ mấy tiếng đồng hồ mà lại được ngồi sát một bên nữa . Ở Đài Loan muốn ngồi sát vậy cũng không được , vì khi Sư Phụ giảng kinh là đông người lắm , mấy ngàn người . Nhiều khi không có chỗ ngồi trong nhà , họ ngồi cửa sổ , leo lên tường dán mắt vô dòm hoặc leo lên cây , bắt viễn vọng kính nhìn vô . Tại hết chỗ , trên lầu dưới nhà chật ních người ngồi . Thành ra người Việt Nam tuy có nạn nhưng mà có phước , được Sư Phụ thương hoài , vô thăm hoài , rồi được cưng nữa (Sư Phụ cười). Chớ người Đài Loan muốn gặp Sư Phụ lắm , mấy người giàu có , làm quan lớn gặp Sư Phụ càng khó hơn .

Có phước chứ , đồng hương mà . Tại Sư Phụ ăn cơm Việt Nam , nói tiếng Việt Nam , ở nước Việt Nam mười mấy năm , ân nghĩa nhiều quá . Dầu sao mình cũng phải nhớ ơn nghĩa đó chớ . Ăn cơm Việt Nam mới lớn lên tới bây giờ , ăn cơm Việt Nam mới học hành tới bây giờ , mới có thông minh . Rồi có người Việt Nam đạo đức dạy dỗ bây giờ mới thành người có đạo đức , không trở thành người mất dạy . Ân nghĩa này cũng như trời cao đất rộng , nên gặp người Việt Nam là phải cưng .

Nhím Hoàng Kim
10-12-2008, 07:39 AM
Thành Phật là một chuyện trên trời dưới đất , còn ân nghĩa của đồng bào , của quốc gia , của cha mẹ , của bạn bè là chuyện thực tế mà tất cả mọi người đều phải mang trong lòng . Người Phật tử gọi là Tứ trọng ân , bốn cái ân lớn ấy mà Phật , vua và tất cả mọi người đều phải gánh chịu , phải nhớ ơn .

Thôi bây giờ Sư Phụ nói tạm tới đây được rồi , quý vị có muốn hỏi gì không ? Hỏi về đạo hoặc yêu cầu Sư Phụ làm điều gì thì nói . Để chút nữa hết giờ , họ bắt Sư Phụ đi ra .

Có người hỏi : "Sư Phụ có giúp người tỵ nạn không ?"

Điều này thì Sư Phụ có làm , làm trong âm thầm . Sư Phụ dùng phương cách khác , không phải đi biểu tình như quý vị , làm một cách vô hình , hiểu chưa ?

Quý vị tới đây có đỡ hơn bên kia không ? Nước uống nhiều hơn phải không ? Cũng thế à ? Bên này nước nhiều hơn , bên này mới mà . Họ xây cái đập nước ở một bên . Thoải mái hơn . Ở bên này không khí tốt hơn bên đó nữa . Trời ơi , trại gì mà lớn quá ? Có đổ xi măng nữa ? Giống như phi trường vậy ? Chắc tốn nhiều tiền lắm ?

Thoát khỏi trại tù hả ? Điều này phải đợi thêm một thời gian nữa (Sư Phụ cười), hành chánh hơi lâu . Lúc này các nước đều để ý đến chuyện này , họ đang vận động . Người Việt Nam hải ngoại cũng lo lắm và cũng tìm cách giúp đỡ , kiếm cách bảo lãnh được bao nhiêu hay bấy nhiêu . Nhưng cái số nhiều khi phải gặp khó khăn , khó khăn bên ngoài và bên trong nữa . Có chứ không phải không có .

Bữa nay , có một người Việt Nam theo Sư Phụ qua đây coi có bảo lãnh được gì không . Vì muốn theo Sư Phụ và cũng muốn lo cho người Việt Nam nữa . Ở bên Mỹ Sư Phụ có nói chuyện với mấy người học trò Việt Nam là vấn đề người Việt Nam ở Hồng Kông rất khẩn cấp . Thành ra những học trò Việt Nam của Sư Phụ đều biết chuyện này , ngoài ra những người không phải học trò cũng biết nữa , hiểu không ?

Sư Phụ đi giảng kinh cũng nói cho những người đến nghe kinh biết tình trạng của đồng bào ở HongKong . Sư Phụ nói ở HongKong rất là khổ .

Mấy người cứ hỏi Sư Phụ tại sao không về Việt Nam thuyết pháp ? Sư Phụ nói về đó làm sao mà thuyết giảng . Cứ đòi Sư Phụ về Việt Nam hoài . Sư Phụ nói trước nhất Sư Phụ phải lo cho những người tỵ nạn ở nước ngoài đã , trong nước dù sao cũng là quê hương mình . Bây giờ Sư Phụ về cũng chẳng lo được gì .

Sư Phụ nói những người ở nước ngoài , đã ra khỏi nước , nhiều khi còn đau khổ hơn những người ở trong nước . Vì nhiều khi bị ám ảnh bởi những kỷ niệm đau lòng mà sống không nổi . Đó cũng là điều quan trọng , chứ đâu phải cứ bo bo về Việt Nam , phải không ? Việt Nam thì có người Việt Nam trong nước lo rồi , dù sao cũng ở quê hương của mình phải không ? Đi lại tự do (Sư Phụ cười). Ở đây những người Việt Nam rất khổ sở . Sư Phụ nói vậy có người cũng hiểu Sư Phụ , cũng khuyến khích những người Việt Nam ráng tìm cách cứu giúp đồng bào mình , chứ đừng có được tự do rồi quên mất người khác . Hiện nay họ cũng đang tìm cách , cũng đăng báo này kia kia nọ , coi có ai bảo lãnh được người nào hay không . Nhưng việc bảo lãnh còn phải được chính phủ chấp thuận mới được , quý vị hiểu không ? Mình là dân , họ là người cầm quyền đôi khi quên mất lúc chưa nắm quyền đã hứa hẹn gì .

Nhím Hoàng Kim
10-12-2008, 08:53 PM
Đi thăm hả ? Sư Phụ biết . Nãy giờ Sư Phụ đã nói rồi . Ở ngoài cũng lo lắng lắm , hình như nghiệp của quý vị là như vậy , biết đâu . Ở ngoài không ở , lại vô đây ở ? Thôi kệ , bây giờ rán ngồi thiền một chút , ngồi như hồi nãy Sư Phụ dạy đó , cho tâm trí mình được tự do một chút . Thân mình đã không được tự do rồi , thì phải lo cho tâm mình .

Ở đời này , nếu không được tự do thì cũng rất khổ . Nhưng còn lo cho đời sau nữa , quý vị hiểu không ? Nhiều khi đời này mình không được tự do , nhưng đời sau mình được tự do , còn sướng hơn là đời này được tự do mà đời sau không được tự do . Những người mà quý vị thấy được tự do hoặc cầm quyền mà hống hách hoặc hành hạ người khác đó , mai mốt họ đi đâu trong mấy chục năm , mấy trăm năm , mấy ngàn năm , quý vị biết không ?

Thành ra đừng lo . Thí dụ bây giờ mình không được tự do trong một ít năm hay ít chục năm . Nhưng mai mốt biết đâu thời gian qua rồi , nghiệp chướng tiêu trừ , mình lại sung sướng hơn nhiều . Mình lợi dụng thời gian ngồi trong trại này để huấn luyện lòng nhẫn nại của mình . Mình tu tâm dưỡng tánh của mình , mình làm cho cái ta của mình nhỏ bớt lại . Ở trong trại không thể nào hống hách được , phải không ? Mình muốn hống hách cũng không được , mình huấn luyện cái ta của mình , tự nhiên càng ngày càng khiêm nhường . Mình chấp nhận rồi tự nhiên nghiệp chướng mình tiêu đi , tương lai sẽ sáng lạn , quý vị hiểu không ? Tất cả đều do tâm tạo , không có người nào giàu ba họ , mà không có ai nào khó ba đời . Mình phải hy vọng , mình phải nhẫn nại , tin tưởng mãnh liệt vào tương lai , quý vị hiểu không ? Đừng để cho bất cứ một điều gì làm mình bi quan , phải lạc quan mới được .

Mỗi ngày phải cầu nguyện trong tâm tư của mình , cầu Trời Phật giúp đỡ mình . Quý vị có thấy người nào nổi tiếng trên thế giới hoặc những người hùng của đất nước nào , mà cuộc đời họ được sung sướng từ nhỏ đến lớn đâu phải không ? Thử thách rất nhiều , cam go cũng lắm mới thành Phật , thành vĩ nhân , người hùng của thời đại .

Thí dụ một ông Phật gỗ thôi , đừng nói ông Phật thiệt . Ông Phật gỗ từ đâu mà ra ? Từ đâu mà mình lạy lục , kính bái vị đó ? Phải chăng từ một cây gỗ thường , nằm trong rừng rậm , không ai biết đến tên tuổi , chịu nắng mưa , gió bão lâu lắm , mấy chục năm trường , gỗ mới cứng lại , lớn mạnh lên . Rồi người ta đẵn về , phơi nắng , phơi mưa , phơi gió , rồi ngâm nước lâu lắm , bềnh bồng ở chốn bùn lầy nước động mãi mới mới được đem lên . Rồi đục , cưa , xẻ , khoát , chùi , mài , dũa , đau đớn bao nhiêu . Nếu cây gỗ có linh hồn , chắc sẽ la hét dữ lắm . Rốt cuộc mới thành ông Phật . Rồi mình mới đem để lên cao thật cao , thắp đèn sáng choang , bông trái đủ thứ , đốt hương trầm , trổ nhạc cúng dường ; rồi mọi người quỳ lạy , tại sao vậy ? Chịu qua bao gian khổ mới được ngồi trên đó chứ bộ .

Vì vậy , đôi khi mình thấy khổ đừng nên nghĩ là khổ , mình phải nghĩ rằng trời đất huấn luyện cho mình . Biết đâu kiếp này mình được huấn luyện như vậy , kiếp sau mình thành ông gì .

Quý vị có nhớ những anh hùng , thí dụ như Hàn Tín . Hồi xưa ông ấy đâu có nổi tiếng , nhưng ông bị mấy thằng lớn con bắt chui qua trôn . Hàn Tín là người có sức mạnh , có can đảm , có trí huệ nhưng vì ngài thấy đánh nhau vô ích , trong hai người thế nào cũng có một người bị thương hoặc gây thù hận , nên ngài nhịn nhục cúi đầu chui qua trôn của họ . Sau này Hàn Tín làm bá chủ cả một nước , thấy không ? Tới bây giờ còn nổi tiếng , quý vị thấy không ?

Có người nào giàu ba họ , khó ba đời đâu ? Hồi nãy Sư Phụ nói rằng hồi nhỏ Sư Phụ bị cưng , nhưng cũng không phải vậy đâu . Lúc Sư Phụ còn nhỏ , Sư Phụ đã làm việc rất cực khổ , không phải nhà nghèo khó mà tại Sư Phụ không thích ăn thịt ăn cá , ăn uống đạm bạc lắm , thành ra không lớn được , thấy không ? Hồi nhỏ cha mẹ cho ăn thịt nhưng không chịu ăn , ăn chút xíu nước canh , ăn rau muống thôi , ăn thịt ăn cá là muốn mửa ra , hiểu không ? Vì ăn không nổi nên cứ tránh , tránh rồi người ốm nhom vậy đó . Ngày xưa có người làm công cho mình . Dù vậy , Sư Phụ cũng đi gánh nước , lượm củi này kia kia nọ , theo mấy người đó đi làm chung , chứ Sư Phụ không ngồi đó sai họ làm . Từ nhỏ đã giúp đỡ cha mẹ , giúp đỡ những người khác . Có ông chú là thiếu tá quân y , coi sóc một quân y viện , nhiều khi quân lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương nhiều lắm , mà quân y viện không đủ người . Hồi đó Sư Phụ mới mười mấy tuổi , cũng vô rửa ráy cho những người bị thương , rồi chích thuốc . Nhỏ xíu , lùn lùn vậy mà cũng khiêng băng ca thật lớn . Mấy người lính lớn con lắm , Sư Phụ khiêng một đầu , còn đầu kia có một chú nhỏ nữa . Hai người nhỏ nhỏ khiêng ra trực thăng đặng người ta chở đi nơi khác . Nhiều khi bệnh nặng quá ở đó không thể chữa được , chỉ băng bó tạm , chích thuốc qua loa rồi dời đi chỗ khác .

Nhím Hoàng Kim
10-13-2008, 07:11 PM
Khi Sư Phụ đi tìm đạo cũng cực khổ lắm chứ . Một mình thân gái dặm trường , bận ba bộ đồ bằng vải , đi lên Hy Mã Lạp Sơn lạnh lẽo . Đâu có xi măng gì để ngồi , ở trên đó ngồi trên nền nhà bằng đất , nhà cửa cũng ọp ẹp theo kiểu Việt Nam nhà nghèo đó , hiểu không ? Nền đất ướt át vậy , ngủ đỡ qua đêm lại đi nữa . Đi tìm thầy cực khổ lắm , nên Sư Phụ mới truyền pháp này dễ dàng . Sư Phụ nghĩ nếu người nào cũng leo núi như vậy chắc không tu nổi , chắc xuống địa ngục hết , hiểu không ? Thành ra bây giờ ai xin thọ pháp là Sư Phụ truyền liền , không bắt ép , không thử thách , không khảo nghiệm , không thử sức chịu đựng . Sư Phụ nghĩ thời mạt pháp mà bắt người ta cực khổ quá hoặc học mấy chục năm rồi mới truyền pháp thì ai làm nổi , hiểu không ? Thành ra Sư Phụ truyền pháp vô điều kiện , cũng không thử thách gì nhiều . Như vậy cũng có lợi mà cũng có hại . Có lợi là những người thành tâm học được , nhưng có người thấy dễ dàng quá nên họ không có tôn trọng đó , hiểu chưa ? Nhưng cũng không dễ đâu , phải ăn chay trường mới được , rồi mỗi ngày phải ngồi thiền hai , ba tiếng .

Ông Trại Trưởng mới nói với Sư Phụ , học trò của Sư Phụ ở Đài Loan , người phụ trách vấn đề tỵ nạn , rằng ông ấy hứa là một tháng nữa , bắt đầu tháng Giêng này , quý vị nào muốn ăn chay thì ghi tên , chắc ghi với Sư Phụ hoặc Sư Phụ nói với ông Trại Trưởng , rồi mình ăn chay , ăn chay trường đó . Ăn chay trường thì mình tu khác , còn ăn mặn thì mình tu khác .

Ăn mặn mà mình tu cao , sợ bị phản ứng . Cũng như mình còn nhỏ mà cho ăn đồ bổ nhiều thì kẹt , thí dụ con nít đâu có biết uống sâm , nhung . Cũng như khi mình có bệnh , ông bác sĩ bảo mình không được uống rượu , hút thuốc , mà mình cứ uống rượu hút thuốc , thì sẽ bị phản ứng của thuốc , làm mình kẹt . Thành ra còn ăn mặn thì Sư Phụ dạy cách khác cho phù hợp , cách mà Sự Phụ chỉ hồi nãy đó .

Ngồi nhắm mắt lại , dùng mắt trí huệ nhìn thẳng về phía trước , không thấy không sao , cứ việc nhìn hoài , có ngày sẽ thấy , gọi là mở mắt . Nếu mở không mau thì tưởng tới Sư Phụ một chút , cầu nguyện Sư Phụ đỡ . Nếu tin rằng Sư Phụ có thể giúp được thì cầu , điều này không bắt buộc . Chắc Sư Phụ cũng cầu dùm với Phật , kêu Phật lại mở cửa dùm , rồi tự nhiên mình thấy những cảnh giới khác , tâm hồn mình sẽ khoan khoái hơn một chút . Mặc dầu mình bị nhốt trong cảnh này , cõi này , nhưng Phật tánh của mình không ai nhốt được , quý vị hiểu chưa ? Phật tánh của mình rất mênh mông , đi khắp mọi nơi , tại mình không mở cửa cho Phật tánh của mình ra ngoài mà thôi . Lúc truyền tâm ấn thì Sư Phụ mở giúp dùm , nhưng phải ăn chay trường mới được .

Còn những người chưa trường chay được thì ngồi niệm Phật , như Sư Phụ nói hồi nãy , hiểu không ? Niệm Nam Mô A Di Đà Phật , niệm chậm chậm , cứ hai , ba phút niệm một lần , đừng niệm hoài làm mình chú ý đến niệm Phật mà quên chú ý đến đằng trước này . Điều quan trọng là mình dùng mắt huệ của mình chú ý thẳng đằng trước , rồi hiện ra cảnh gì mình cũng đừng nên chấp nhất , đừng nên cầu cạnh , hiểu không ? Thấy gì thì nhìn đó , nếu có chuyện gì nữa thì hỏi sau .

... À quên , lúc Sư Phụ đi giảng kinh , người Việt Nam có gởi tặng quý vị ba ngàn mấy trăm đồng . Để chút nữa Sư Phụ đưa cho anh đại diện , hay đưa cho ông Trại Trưởng , để Noel họ mua thêm quà cho quý vị . Hôm qua Sư Phụ có mang theo 20,000 Mỹ kim , tính đem vô phân cho hai trại để Noel làm gì đó . Quý vị ở trại bên kia nói họ không ăn Noel , để tiền đó Sư Phụ làm nhà chơi cho mấy em nhỏ . Còn bên này thì sao ? Nếu không chịu , Sư Phụ đưa 10,000 bên này , 10,000 bên kia . Bên này không có con nít hả ? Bây giờ đưa 10,000 cho quý vị để ăn Noel hay để xây nhà cho con nít ? Người nào muốn xây nhà chơi cho con nít đâu , giơ tay Sư Phụ coi ? À , vậy là đa số rồi , mấy người không có con nít kẹt quá hả ?

Hai chục ngàn đó cũng chưa đủ để xây chỗ chơi cho con nít , chắc Sư Phụ phải bù thêm , nhưng không sao . Noel này Sư Phụ sẽ trích ra một ít khác . Còn ba ngàn mấy trăm đồng VN gởi tặng quý vị , Sự Phụ sẽ đưa cho ông Trại Trưởng phải không ? Đưa cho ổng mua đồ Noel phải không ? Sư Phụ còn phải cho tiền học trò Sư Phụ để mua bánh kẹo , đồ chơi cho mấy em nhỏ , cho quý vị chơi Noel vui một chút . Sư Phụ rất tiếc Noel Sư Phụ không lại được , Sư Phụ chỉ gởi học trò và bánh kẹo đến , của ít lòng nhiều , một miếng khi đói bằng một gói khi no . Quý vị đừng trách Sư Phụ nha . Sư Phụ xa Đài Loan bốn , năm tháng rồi , họ khóc dữ lắm , bây giờ không về là họ chết (Sư Phụ cười). Đài Loan nghĩ rằng Sư Phụ là người của Đài Loan , quý vị hiểu không ? Vì từ Đài Loan mà Sư Phụ nổi tiếng , được Đài Loan nuôi dưỡng , đi đâu cũng đệ tử Đài Loan theo giúp đỡ , tiền bạc cũng từ Đài Loan phát xuất ra , quý vị hiểu không ? Họ nghĩ rằng Sư Phụ là người của Đài Loan , thành ra đi lâu không về là không được , họ khóc lóc như con mất cha mẹ vậy . Thành ra Sư Phụ phải về vui Noel chung với họ .

Mai mốt Sư Phụ gởi người tu Việt Nam vô (Sư Phụ hỏi thăm người tỵ nạn , bài đóa sen trắng kết thúc buổi lễ).

Nhím Hoàng Kim
10-14-2008, 03:59 PM
5
SƯ PHỤ CẮT BĂNG KHÁNH THÀNH TẠI
TRẠI TỴ NẠN HỒNG KÔNG

Sư Phụ Thanh Hải giảng tại Trại Tỵ Nạn Hồng Kông

Ngày 29 tháng 4 năm 1990

Hôm nay , ông Newton , ông Mayer , các vị cảnh sát , những nhân viên làm việc tại đây cũng như chính phủ Hồng Kông , có lòng độ lượng cho phép Sư Phụ đến thăm quý vị một lần nữa . Sư Phụ rất lấy làm cảm động . Sư Phụ không phải đến đây vì muốn cắt băng khánh thành , nhưng là để có dịp thăm đồng bào . Sư Phụ rất vui mừng .

Ông Trưởng trại , Newton , ông Mayer cũng như mấy người làm việc ở đây nói là Sư Phụ vô thăm quý vị khi Sư Phụ về rồi , trong lòng quý vị được an ổn một chút . Trại mình có vẻ hòa bình một chút , có thật vậy không ?

Người Việt Nam mình vốn ưa chuộng hòa bình , suốt 4,000 năm lập quốc , mình không thường đi chiếm nước nào . Chỉ một lần mình đánh Chiêm Thành , bởi họ khiêu chiến với mình trước , mình phải tự vệ . Sau này nước mạnh thì lẽ dĩ nhiên là thách thức nước yếu rồi . Có một lần đó thôi , còn không lần nào mình đi chiếm bất cứ nước nào hết . Nước nào cũng qua đánh nước mình . 1,000 năm bị nước Tàu đánh , 100 năm bị Pháp đánh , rồi Nhật ... mình đâu đánh ai đâu . Vì ưa chuộng hòa bình nên mới thành dân tỵ nạn . Khổ ở chỗ đó . Nếu mình không ưa chuộng hòa bình thì mình ở nhà đánh giặc rồi , hiểu chưa ? Đánh với cộng sản . Tại người mình không có lòng hiếu chiến , nên mới chạy ra ngoài , rồi lang thang ở xứ người và bị người ta hiểu lầm .

Nhưng Sư Phụ thấy chính phủ Hồng Kông đối với mình tương đối tốt . Thí dụ đổi lại trường hợp mình là Hồng Kông , có cái đảo chút xíu vậy , rồi bỗng nhiên có mấy chục ngàn người đổ xô tới . Đảo Hồng Kông này không bằng hòn đảo Côn Lôn của mình phải không ? Nước Việt Nam mình coi vậy mà rộng lớn , cả Hồng Kông cũng không bằng một thị xã của mình . Nay đột nhiên có mấy chục ngàn người Việt Nam sang , họ cũng khổ , cũng mệt . Người ta không quen , không biết cách đối đãi với dân tỵ nạn cho nên đôi khi có những sơ sót . Nếu có , mình cũng nên thông cảm bỏ qua .

Sư Phụ mong rằng một ngày nào đó nước Việt Nam mình thanh bình trở lại , giàu có trở lại . Nước mình đâu phải nghèo , mỏ gì cũng có hết , mỏ đồng , mỏ thiếc , mỏ vàng . Mỏ vàng thì bị người Pháp đào lên hết rồi . Nhưng mai mốt sẽ có trở lại . Mình về đào mỏ trở lại . Nước mình còn rất nhiều quặng mỏ uranium , còn quý hơn vàng , những mỏ này lớn lắm . Nhưng vì nước mình chiến tranh suốt mấy chục năm rồi , không có thì giờ đi đào , không có hoàn cảnh thuận lợi và an ổn để cho phép người ngoại quốc vô khai thác . Kêu bằng mình hợp tác với người ngoại quốc , họ có máy móc tối tân khai phá tài nguyên quốc gia . Còn đang có chiến tranh làm sao mà đào ? Đang khai thác , trên đầu họ thả bom cái đùng thì sao ? Thành ra mình làm không được .

Nhưng bây giờ hết chiến tranh rồi , cộng sản nghèo quá , họ không khai thác gì cả , cho nên sống trên mỏ vàng mà chết đói . Tại vì mình không hợp tác với nhau , mỗi người có một lý tưởng riêng . Cộng sản nghĩ họ tốt , còn người quốc gia mình vì không hiếu chiến , không thích đánh nhau với anh em , nên mới chịu cảnh như ngày hôm nay . Nhưng Sư Phụ nghĩ rằng theo thuyết Nhân Quả của nhà Phật thì "không có ai giàu ba họ , không có ai khó ba đời", quý vị còn nhớ không ? Không một quốc gia nào có chiến tranh hoài hoài , hoặc nghèo khó mãi mãi . Có lên thì có xuống , có âm thì có dương là như vậy .

Bây giờ nghe nói nước Việt Nam có hơi cởi mở chút ít rồi . Báo chí nói rằng những người cộng sản hình như , hình như thôi , hơi nhận thức được chế độ của họ khiến đồng bào không phục , làm nước nhà mỗi ngày một lụn bại , cho nên họ bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát , bắt đầu cho người ngoại quốc ra vô kinh doanh . Nếu có người ngoại quốc vô nhiều , những mỏ quặng của mình có thể khai thác .

Việt Nam mình giàu nhứt thế giới đó hiểu chưa ? Cho nên chúng ta phải hy vọng sẽ có một ngày huy hoàng . Nếu mình là người Phật giáo , mình hãy cầu nguyện với Phật gia hộ cho mình qua khỏi những ngày khốn cùng , qua khỏi những lúc kêu bằng gặp nạn , hiểu chưa ? Trong một đời người không phải lúc nào cũng bằng phẳng như vậy , phải không ? Lúc nước mình chưa có chiến tranh thì cũng vậy thôi . Có nhiều vị ở đây vào lúc chưa có chiến tranh , rất là giàu có , làm quan lớn , làm quan nhỏ , cái gì cũng có , hét một cái là ra lửa , thở một hơi là ra khói , phải không ? Nhưng bây giờ lâm vào cảnh chim lồng cá chậu , mới ra nông nỗi này , chớ sự thật mình không phải là một người đi ăn mày cơm áo của người khác .

Nhím Hoàng Kim
10-15-2008, 03:09 PM
Nhân quả ở đời là vậy . Đức Phật đã nói nhân quả khó mà cải sửa , định mệnh khó thay , trừ khi mình tu một phép thượng thừa nào đó , mình mới thay đổi được . Thay đổi là thế nào ? Thí dụ mình tu thành Phật hoặc tu một pháp nào rất cao của một vị Phật truyền cho mình , mình sẽ không còn luân hồi trở lại làm người và sống ở thế giới này nữa . Mình làm tiên , làm Phật hay làm Trời , sống ở những cảnh giới khác tốt hơn , đẹp hơn , muốn gì có nấy . Mình nghĩ gì tự nhiên nó sẽ bay tới liền . Mình muốn căn nhà lớn , sẽ có căn nhà lớn . Mình muốn có tiền là có tiền ; muốn quần áo có quần áo ; muốn có ăn là có ăn . Ở những cảnh giới đó không có tranh chấp , không có dành giựt .

Tại sao cảnh giới của mình lại có chiến tranh ? Bởi người giàu thì giàu quá , không chia bớt cho người nghèo . Còn người nghèo lại không có cơ hội làm giàu , đã nghèo lại còn nghèo thêm . Rồi giàu không thương nghèo , nghèo ghét giàu . Có nhiều quá mà không chia bớt cho tôi , mai mốt tôi kiếm cách lấy lại , phải vậy không ? Do đó mới sanh đủ chuyện . Người cộng sản cũng vậy thôi . Họ nghĩ rằng mấy người giàu sung sướng quá , không chia cho mấy người nghèo , họ mới nổi máu "anh hùng rơm", hiểu chưa ? Người Việt Nam mình kêu là "anh hùng rơm" vì thường hay cháy bậy phải không ? Họ nghĩ rằng mình phải tổ chức một chính phủ cộng sản như vầy như vầy , đem hết tiền dồn lại một đống , rồi phân phát cho mỗi người một ít . Tiếc rằng điều họ nghĩ thì rất tốt , nhưng khi thực hành lại khó .

Bây giờ "năm người mười ý", đâu phải nói là làm được liền . Rồi chính những người cộng sản đó cũng tham như ai vậy thôi . Thấy tiền nhiều quá , mắt đổ hào quang , hiểu chưa ? Tiền đổ dồn một đống rồi , thay vì phát cho mọi người , lại phát cho mình xài , tiện hơn và lẹ hơn . Phát cho người ta lâu quá , nhiều quá sợ không đủ , phát cho mình xài đủ thôi . Giáo lý nhà Phật thì không như cộng sản nghĩ , hiểu chưa ? Theo Phật giáo thì đó là đi ăn cắp , ăn cướp tiền hoặc cưỡng bách người giàu cho người nghèo . Phải tự mình đi phát cho người nghèo mới đúng . Người ta giàu cũng là do mồ hôi nước mắt , hoặc do sự thông minh của người ta tạo ra , mình không được quyền cưỡng bách người ta . Mình chỉ được quyền dùng những lời lẽ êm dịu , những đạo lý cao siêu , cảm hóa người khác ; rồi họ tự động cho , như vậy mới đúng . Còn cộng sản thì cưỡng bách nên sai . Sai vì làm cho nhân tình uất ức mà không làm gì được . Khi mình ép buộc ai làm điều gì , người ta chắc sẽ khó chịu . Thứ đến là dồn tiền vào một nơi rồi không có cách nào phân phát ra cho kịp . Thí dụ dưới chính sách cộng sản , thịt cá gì đều dồn lại một nơi phải không ? Nếu nhiều quá , phân phối không kịp , thịt cá thúi ùm , rồi chuột bọ đến ngậm nhấm hết , thành ra dân tình mới đói , hiểu chưa ?

Không phải họ không có lòng tốt , ý của họ thì tốt nhưng đem ra thực hành lại trật . Lý thuyết và thực hành rất khác nhau . Cho nên lý thuyết Phật giáo và lý thuyết cộng sản không thể nào hòa hợp với nhau được . Phật giáo là tự mình phát tâm tu hành , phát tâm từ bi , ai cần gì mình cho . Còn cộng sản là ăn cắp , cưỡng bách người ta . Cưỡng bách rồi làm cũng không xong . Tưởng mình làm hay hơn người khác , nhưng kết quả còn tệ hại hơn . Cho nên không một nước cộng sản nào trên thế giới có thể ăn nên làm ra nổi . Họ không biết rằng lý thuyết và thực hành khác xa nhau một trời một vực .

Nhiều người nói lý thuyết cộng sản hơi giống lý thuyết Phật giáo . Giống chỗ nào đâu ? Làm sao giống được ? Phật giáo của mình là đúng nhân từ , hiểu chưa ? Tự nhiên mình làm gương cho người khác chớ không cưỡng bách . Còn những người cộng sản nhiều khi nghĩ rằng họ làm vậy là tốt cho dân , nhưng sự thật không phải vậy . Họ thu tiền về nhiều , rồi thấy tiền cũng động lòng tham nhũng , phải không ? Bằng chứng là báo chí cộng sản ngày nào cũng đăng tin những người tham nhũng , phải không ? Thanh lọc hàng ngũ gì đó , hạ bệ ông này , ông kia .

Dùng lực lượng phàm phu làm sao cải hóa con người được . Chỉ khi nào dùng trí huệ của Phật mới được mà thôi . Khiến cho người ta hiểu rõ tại sao phải làm như vậy , còn cưỡng bách người ta là không được . Nhưng nước Việt Nam sẽ có một ngày hòa bình , một ngày thật gần đây . Quý vị đừng nên thất vọng . Mỗi ngày mình tin tưởng rằng có Đấng Tối Cao , Thượng Đế Tối Cao hoặc Phật Tổ Tối Cao lúc nào cũng coi sóc thế giới nầy cho đừng quá tệ hại , cho được quân bình một chút , êm dịu một chút , hiểu chưa ? Những chuyện gì nhỏ nhặt Sư Phụ giúp đỡ quý vị , quý vị đừng cám ơn . Đó cũng là mình tự giúp mình thôi . Tại vì tất cả đều đồng một thể . Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên tất cả chúng sanh đều là Phật . Cúng dường quý vị là cúng dường Phật , cúng dường Sư Phụ , không có gì phải cám ơn hay quan trọng hóa vấn đề .

Nhím Hoàng Kim
10-16-2008, 06:24 PM
Bữa nay được mời qua cắt băng , Sư Phụ cảm thấy hơi thẹn thùng . Người ta làm long trọng quá . Cũng đâu phải tiền của Sư Phụ hết đâu . Sư Phụ cũng có làm việc , cũng có kiếm tiền , nhưng cũng có nhiều người khác đóng góp , in những lời giảng của Sư Phụ thành sách bán ra mới có . Cho nên Sư Phụ cảm thấy thẹn thùng vì nghĩ rằng chuyện này cũng như rửa tay vậy thôi . Khi rửa tay mình đâu cảm thấy quan trọng gì đâu mà phải làm cho long trọng .

Sư Phụ nghĩ rằng người Hồng Kông , Mr. Newton , Mr Mayer hay những nhân viên cảnh sát ở đây hoặc những cơ quan thiện nguyện quốc tế họ tranh đấu dữ dội lắm mới làm ra được cái nhà chơi cho trẻ em . Khi mình qua đây thì thân phận của mình cũng như thân phận của một phạm nhân , có ai muốn làm nhà chơi cho mình nữa , hiểu chưa ? Cho nên Sư Phụ nghĩ rằng đây là công lao của những người nhiệt tâm , nhiệt trí đó , của Mr. Newton , Mr. Mayer và những người ở đây có lòng độ lượng , có nhiệt tâm và thương mình thiệt tình .

Lẽ dĩ nhiên lúc làm việc với nhau sẽ có những xung đột , do ngôn ngữ bất đồng , nhưng Sư Phụ nghĩ rằng ông trại trưởng , trại phó , những nhân viên và các cơ quan từ thiện đều có lòng thương mình . Tuy tình thương đó khó diễn đạt được nhưng trong lòng họ thực sự lo lắng cho mình . Trong hoàn cảnh gấp rút như vầy , họ có giúp đỡ mình chút nào thì hay chút nấy . "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" phải không ? Người Việt Nam rất trọng ơn nghĩa , rất trọng hòa bình và sự công bằng , công lý . Nhưng vì hoàn cảnh và cộng nghiệp của đất nước mình bắt buộc mình phải như vậy . Có lẽ tại hồi xưa đánh nhau sao đó , nhiều khi mình cũng bất đắc dĩ phải đánh nhau thì thế nào cũng phải giết người , phải không ? Phải giam cầm người khác . Có lẽ vì vậy bây giờ mình phải trả một chút nghiệp quả đó . Nhưng mình đừng nên thất vọng . "Không có ai giàu ba họ", cũng "không có ai khó ba đời". Lúc nào nhân quả của mình dứt rồi , thế nào mình cũng được sung sướng hạnh phúc khác . Cho nên , mỗi ngày quý vị nên cầu nguyện và đừng bao giờ để mất niềm tin . Lòng thành của mình thế nào cũng cảm động tới Trời Đất , hiểu chưa ?

Quý vị có biết chuyện ông Mạnh Tử không ? Ngày xưa ở Trung Quốc có một người hiếu tử tên là Mạnh Tử . Cha mẹ già rồi , một ngày mùa đông lại muốn ăn canh măng . Canh măng vào mùa đông làm sao có được ? Măng đâu có mọc vào mùa đông . Mùa đông tại Trung Quốc tuyết rơi dầy lắm . Ông Mạnh Tử mới ra ngoài đó ôm cây tre khóc mà nói : "Làm ơn sanh ra một cây măng cho ba má tui ăn . Ba má tui già rồi , không biết sống chết ngày nào ; nếu không ăn được bát canh măng , sợ chết không nhắm mắt". Cứ vậy mà ông khóc làm cây tre cảm động sanh ra hai ba bụp măng non .

Cho nên đừng nghĩ rằng Đất Trời phụ lòng tốt của loài người . "Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn" nghĩa là Trời Đất không bao giờ phụ lòng của người tốt , người biết ân nghĩa , người biết nhân , nghĩa , lễ , trí , tín , người biết đạo đức , biết kính Trời , kính Phật . Không bao giờ Trời Phật lãng quên mình , chỉ sợ lòng mình không thành , bị hoàn cảnh không tốt đẹp áp bức khiến mình quên mất đạo tâm của mình . Hiểu không ? Lúc đó mình giận , mình sân si lên mà quên mất cám ơn Trời Phật cho mình cái thân mệnh này và cho mình một hoàn cảnh tốt hơn nhiều người khác .

Sư Phụ biết rằng hoàn cảnh của những người Việt Nam tỵ nạn Hồng Kông rất là phức tạp , rất là khốn khổ , nhưng vẫn còn tốt hơn những người đang lênh đênh ngoài biển , hoặc ở những trại tỵ nạn khác . Thí dụ ở Thái Lan , có nhiều trại chỉ phát một ngày một chén cơm với một tuần 4 cục muối , phải để dành ăn dần . Đây cô nầy đây , đâu ra đây , ra đây . Cô nầy mới theo Sư Phụ xuất gia được mấy bữa thôi , là người tỵ nạn sống tại Mỹ . Trước khi qua Mỹ cô ở trại tỵ nạn Thái Lan . Nơi đó , trời mưa đâu có nhà như vầy mà đụt mưa . Phải nước ngập tới đây không ? Khổ như vậy đó , quý vị hiểu chưa ? Cho nên mình đã tới Hồng Kông rồi , chính phủ xứ nầy cũng tốt với mình , cho mình ăn uống cũng đỡ hơn những trại khác nhiều . Dĩ nhiên là không có những món ăn hợp với mình , nhưng đã trót làm thân tỵ nạn , làm sao được đầy đủ như ở nhà mình được , quý vị hiểu chưa ? Đừng nên nhìn cái xấu mà nhìn vào lòng tốt của họ mà mình biết ơn .

Nhím Hoàng Kim
10-17-2008, 08:16 PM
Người Việt Nam mình là người rất biết ơn , biết nghĩa . Sư Phụ không cầu mong gì hơn là có một ngày đất nước Việt Nam mình hòa bình . Nhìn thấy sự thật , nhìn được lòng ước mong của dân chúng và khai mở quốc gia mình thành một nước phú cường như những quốc gia khác trên thế giới . Lúc đó mình sẽ nở mày nở mặt với mọi người , mình không cần phải làm dân tỵ nạn mà mình sẽ tự lực cánh sinh . Người Việt Nam rất thông minh và nước Việt Nam đầy dẫy những tài nguyên .

Quý vị có đi vô miền Nam , có dừa , măng cụt , vú sữa , chôm chôm , sầu riêng , mít , ổi , xoài , thơm ... Lúc Sư Phụ còn đi học , có một chiếc xe Honda , mỗi tuần xuống Bình Dương , leo lên cây tự hái lấy ăn . Mình tự đi hái lấy đó , trả một đồng hay hai đồng thôi , rồi trèo lên hái ăn chết thôi . Ăn rồi còn đem về một mớ . Hái được bao nhiêu đem về bấy nhiêu . Ăn chết bỏ mà có mấy đồng bạc thôi .

Nước Việt Nam mình không thiếu một món gì , món nào cũng ngon và thơm rất mực . Miền Nam thì hơi trù phú hơn miền Bắc . Tại đó có dòng sông Mê-Kông nhiều phù sa , nên đất đai rất phì nhiêu , trồng gì cũng ra rất là phong phú , ăn không hết . Gạo phải xuất cảng , trái cây cũng xuất cảng . Gạo Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới , quý vị có biết không ? Gạo Tám thơm , gạo Nàng Hương , nổi tiếng nhất thế giới đó . Nước Việt Nam mình đâu phải đồ bỏ . Nước mình là mỏ vàng nhưng vì hoàn cảnh , không biết đánh nhau , không có lòng hung ác . Hễ dữ một chút là đánh cộng sản tiêu rồi .

Sư Phụ cũng không phải nói người cộng sản họ tệ ác , tại họ hiểu lầm , hiểu chưa ? Họ không tiến đoán được tương lai . Nhưng người tu theo Phật Giáo , những người tu hành cao họ biết . Còn những người phàm phu đó không thể nào tránh được sự ham đua danh lợi , hiểu chưa ? Ban đầu thì muốn ích quốc lợi dân , muốn cho người nghèo khó được đầy đủ ấm no . Sau nầy lên cầm quyền rồi , làm tướng rồi , làm vua rồi , chỉ biết lo cho mình thôi , tại vì lòng tham danh lợi không thể rửa sạch . Cho nên những người phàm phu đó khó mà tin cậy được , bất cứ người nào cũng vậy . Lên làm lớn hay bị kẹt ở chỗ này . Nhiều khi có một mình thì thanh liêm , nhưng có bà con dòng họ xen vào hiểu không ? Vì muốn nở mặt nở mày , muốn lấy le với người khác , họ xúi mình làm bậy , làm bạ ; rồi ăn hối lộ . Càng thâu càng kẹt , càng kẹt thì càng mở không ra , để rồi biến thành những người cầm quyền xấu . Cho nên chỉ có con đường duy nhất là tu tâm , kiểm soát cái tâm của mình đừng để cho tham lam lấn lướt , thì làm con người nào ở đâu cũng tốt cả . Mình làm vua làm tướng mà không có tâm tốt , không có lòng từ bi , không thanh liêm , không biết lo lắng cho những người khác thì cũng khó , thì chính phủ nào cũng vậy thôi .

Cho nên mình thấy rằng người cộng sản họ hiểu lầm nên họ làm sai . Hy vọng những người trong nước của mình sẽ có một ngày họ sáng trở lại . Thường con người làm sai thế nào cũng có ngày tự họ biết , hiểu chưa ? Mặc dầu người ta không nói , mình cũng tự xấu hổ . Hơn nữa , người Việt Nam mình có 4,000 năm văn hiến , thấm nhuần giáo lý của Phật Giáo , thấm nhuần giáo lý đạo đức muôn đời . Cho nên những người cộng sản họ chỉ hiểu lầm một thời gian thôi , mai mốt thế nào họ cũng bừng tỉnh trở lại . Có một ngày nào đó , họ đọc sách thánh hiền hoặc là những chuyện cổ của Việt Nam , họ nhớ tưởng lại những vị minh quân , những vị vua đã từng trị quốc an dân , thế nào họ cũng xấu hổ , cũng sẽ thức tỉnh trở lại .

Nghe nói bây giờ ở Việt Nam không còn kiểm soát gắt gao như hồi xưa nữa . Lúc trước , mình muốn đi một bước là phải có giấy thông hành , phải không ? Từ quận bên này qua quận bên kia cũng phải có giấy thông hành , phải không ? Trước đây mấy tuần , có một vị đệ tử của Sư Phụ về Việt Nam nói bây giờ không còn như vậy nữa . Tại sao vậy ? Bởi cộng sản họ cũng sợ rồi . Sợ mình làm cách mạng , dân chúng ra ngoài , mất mặt hết . Nếu cộng sản tốt , tại sao người dân phải trốn đi , phải không ? Có ai muốn rời bỏ quê hương của mình làm gì . Người Việt Nam mình rất trọng tổ tông . mồ mả không ai chăm sóc , làm sao bỏ đi cho được . Nhưng tại cộng sản quá ác , quá tệ , người ta mới đi . Đi như vậy quốc tế họ biết hết rồi mất mặt , nên bây giờ không dám kiểm soát người dân quá lố nữa . Như vậy có nghĩa là mình có hy vọng .

Nhím Hoàng Kim
10-18-2008, 04:13 PM
Nếu mai mốt nước nhà thanh bình rồi , quý vị về không ? Về chứ hả ? Về ăn dưa , an sầu riêng , chớ bỏ đó cho ai cũng uổng đi . Nước Việt Nam mình món ăn gì cũng ngon ? Thiệt tình vậy . Có ra ngoài mới biết điều này . Bây giờ học trò của Sư Phụ đem tới cúng dường nhiều thứ lắm , mà Sư Phụ đâu ăn được gì đâu . Đâu bằng trái cây Việt Nam , vừa ở trên cây hái xuống ăn liền mới ngon . Còn ở đây chở từ bên đó qua , vượt mấy chục ngàn cây số , rồi ép rồi dú , ăn vô không có mùi vị giống như ở Việt Nam , phải không ?

Ở Việt Nam trồng xoài ra cây xoài , trồng mít ra cây mít . Bên nầy , cây mít ra cây xoài , cây xoài thành cây mít , ăn không có mùi vị gì cả . Vì vậy mình nên cầu nguyện cho quốc gia sớm thanh bình , mình trở về dùng các thổ sản của nước mình , mình trồng rau , trồng trái mình hái mình ăn , chia với gia đình mình , mỗi người ăn một chút , thật đầm ấm , thật tình người . Có muốn ra ngoài làm thân nô lệ đâu . Đâu phải vì tiền , vì bạc mà mình đi . Mình muốn tự do làm ăn , muốn tự do tư tưởng , muốn tự do đi lại không ai kiểm soát chứ không phải vì tiền bạc .

Người Việt Nam mình lúc trước cũng có nghèo chớ đâu phải bây giờ mới nghèo đâu . Lúc nước non thanh bình cũng có người nghèo vậy , nghèo mạt rệp đi chớ , nhưng có ai bỏ nước mà đi đâu . Cho nên nhất định không phải vì nghèo mà đi . Sư Phụ khẳng định như vậy . Không phải người Việt Nam tham tiền mà vì yêu tự do nên mới ra đi . Sư Phụ bảo chứng như vậy , có phải không ? (Mọi người đáp : "Phải").

Nhưng quốc tế đôi khi họ không hiểu rõ mình . Mình cũng không nên trách người ta . Họ không ở vào hoàn cảnh như mình , làm sao họ biết được , phải không ? Người Việt Nam mình có câu : "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", mình có thể đem áp dụng vào trường hợp của người Việt Nam cũng vậy . Có làm thân tỵ nạn mới biết cảnh khổ này . Còn người ta giàu có , sung sướng , đi lại tự do , người ta chưa nếm mùi cộng sản , người ta đâu biết . Vậy cũng đừng nên trách họ , hiểu chưa ?

Mình sám hối nghiệp chướng của mình , mình cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho mình được tai qua nạn khỏi , sớm thoát khỏi cái nhân quả đau khổ nầy . Một ngày nào đó quê hương thanh bình trở lại , mình sẽ về . Nếu mình không về được , con cái mình sẽ về . Không bao giờ nước Việt Nam mình chìm đắm lâu hết . Sống mấy ngàn năm rồi , vẫn tiếp tục sống thêm , không có chuyện mất nước , không có chuyện biến thành cộng sản hoài hoài được .

Quý vị cũng đã biết , bây giờ tất cả các nước cộng sản trên thế giới đều từ từ xụp đổ hết . Chỉ còn ông cộng sản Việt Nam với Tàu là hơi cứng đầu một chút . Không biết họ ăn cái gì mà cứng đầu như vậy . Đi học của người ta mà làm như vậy đó . Đâu phải tự nhiên mình nghĩ ra chính sách cộng sản đâu ; đi ăn cắp của Karl Max , của Lénine , của Tàu , của Tây , của Nga rồi về ôm cứng ngắc vậy đó . Phải chi của mình thì không nói làm chi .

Cho nên , những người có sáng kiến , họ thức tỉnh mau lắm , phải không ? Còn những người đi bắt chước mới là khó thức tỉnh , sợ mất mặt . Vì bắt chước người ta rồi về nhà hô hào là điều này hay lắm , bây giờ nói không hay làm sao nói được , thành ra kẹt . Nhưng không sao , kẹt cũng không lâu đâu , thế nào họ cũng thức tỉnh . Người Việt Nam có tới 4,000 năm văn hiến , thông minh lắm . Thế nào rồi cũng đổ , có điều sớm hay muộn thôi . Bây giờ thì đang đổ lần lần , biến dạng từ từ .

Nhím Hoàng Kim
10-19-2008, 04:27 PM
Sư Phụ hy vọng có một ngày chế độ cộng sản sẽ hoàn toàn xụp đổ luôn . Người Việt Nam mình ở Hồng Kông sẽ chạy bộ về Việt Nam hết , không cần có người đem tàu tới chở mình đi mà mình tự bơi về . Nước mình thì mình về ở , phải vậy không ? Ai muốn ở đây làm gì ? Nhưng đã lỡ qua đây và ở trong này , thì cũng ráng nhẫn nại sống cho qua ngày , đợi thời cơ . Ở đây ông trại trưởng , trại phó , Mr. Newton , Mr. Mayor và những người làm việc nơi đây ưu đãi mình , họ cũng nghĩ đến mình nhiều lắm .

Hồi nãy Sư Phụ có hỏi sao ở đây không trồng cây cho mát một chút . Sư Phụ cho tiền để trồng . Họ nói đào đất ở đây lên sợ nước phun lên nên không trồng cây được ; nhưng có thể trồng bông , trồng hoa trong những cái bồn lớn . Sư Phụ có nói với họ , nếu họ xin chính phủ được thì tốt , bằng không hoặc phải chờ đợi lâu quá , chờ đợi con rùa hành chánh làm việc , thì cứ điện thoại sang cho Sư Phụ . Mình trồng một chút hoa quả như vậy cho mát một chút , vậy được không ? Những thứ này chỉ là tạm bợ mà thôi . Thật ra nếu có thể giúp quý vị bay về Việt Nam thì Sư Phụ làm liền , ba cây bông này cũng là vô thường , không phải nước non của mình . Chỉ là trong lúc chờ đợi , mình tô điểm cho cuộc sống mình được êm ái thêm chút nào hay chút đó , để an ủi tinh thần của quý vị chút ít . Những cây bông này thiệt ra không đáng giá chi hết . So với những vườn cây , vườn trái ở Việt Nam , ở đây có thấm chi đâu , phải không ? Một ngày ăn hai ba bữa có thấm gì , tự mình nấu lấy mới ngon . Nhưng ở đây , ông trưởng trại là người tốt , đã xây một nhà bếp rồi , mai mốt mình có thể tự nấu ăn được . Ông còn nghĩ nên trồng những thứ rau của Việt Nam cho quý vị ăn nữa . Nhưng nói thì dễ làm mới thấy khó , hiểu chưa ? Khó là bởi còn có người trên ông ấy nữa , không phải ở đây ông ấy là vua .

Sư Phụ nghĩ rằng ông ta đã nghĩ được tới mức như vậy là cảm động lắm rồi , hiểu chưa ? Ông ta đã thông cảm với mình là mình ăn thực phẩm không ngon . Nhưng đâu phải ông ấy muốn là được . Quý vị cũng nên cám ơn ông Newton , ông Mayor hay những người làm ở đây . Mình cũng nên nghĩ đến những khó khăn của họ một chút , mà đừng gây khó khăn cho họ , họ sẽ khó lòng làm việc . Có việc gì cũng nên hợp tác với họ một chút . Mai mốt ở đây sẽ trồng bông , nếu họ không có tiền , Sư Phụ sẽ cho . Còn những trại kia , mai mốt chắc cũng làm nhà chơi cho trẻ em . Mình kiếm cách làm cho bớt cực khổ đôi chút , vậy thôi . Nhưng sự sung sướng nhất là được về Việt Nam phải không ? Mai mốt nước nhà hòa bình , mình về trồng cây trồng trái , mình ở trong căn nhà của mình , phải không ? Mình làm một căn nhà dù nhỏ ở cũng sướng nữa , nước mình mình ở , phải không ?

Sư Phụ nói để quý vị biết lúc này Sư Phụ đang ở đâu . Hồi nãy có người nói tui đen quá , phải không ? Tại sao đen , biết không ? Lúc nầy Sư Phụ bế quan ở trên núi , không muốn đi xuống hồng trần nữa , đi giảng kinh cũng không muốn đi nữa . Thấy chúng sanh khó độ quá , mình làm tới làm lui họ cũng chăng hiểu , rồi còn hiểu lầm mình nữa . Rồi ở trên núi đó , thầy trò hơn trăm người , xuất gia hết , họ cũng thích đi theo Sư Phụ , mỗi người cất một căn lều nhỏ để ở . Cái lều bằng lastic hiểu không ? Gọi là cái tent đó . Việt Nam kêu là gì ? Lều cắm trại đó , nó tròn tròn giống như nấm mồ đó . Mỗi người chui vô đó rồi đưa đầu ra hóng mát . Giống như con rùa , cái đầu ló ra , còn thân mình thì ở trong .

Nhím Hoàng Kim
10-21-2008, 08:17 PM
Sư Phụ ở lều đó cũng chịu không nổi . Ta có một căn ở trên đồi chỉ là một tấm vải vậy thôi , bốn phương không có vách tường . Ở như vậy mới dễ chịu , mới mát mẻ . Sống ngay bên giòng sông , thành ra tuy nắng nhưng mỗi ngày đi tắm được , tắm sông . Ở đó không có ai , vì đó là vùng cấm không ai được vô . Sư Phụ xin phép vô trong đó tu , sướng lắm . Tại sao sướng ? Tại vì mình được tự do , không bị quấy rầy , không ai tới nói gì mình hết . Mỗi ngày mình tắm rồi mình ăn cơm , coi kinh sách hoặc là ngủ . Thành ra có tự do . Mình ở lều mà cảm thấy sung sướng hơn những người ở cung vàng điện ngọc . Vì vậy Sư Phụ biết tâm trạng của quý vị cũng vậy .

Nếu nước mình thanh bình , về đó quý vị có một căn lều nhỏ ở cũng sung sướng nữa , có phải vậy không ? Không phải tại mình nghèo mà đi , Sư Phụ biết lòng của quý vị . Không phải muốn tiền mà đi . Đó cũng chỉ là một lý do nhỏ mà thôi . Hiểu chưa ? Ai cũng muốn kinh doanh . Kinh doanh cho có đầy đủ tiền bạc , cuộc sống được thoải mái hơn , cho con cái mình lớn không trong sự giáo dục , vợ con mình được ấm áp , mẹ cha được đầy đủ . Việc này ai cũng muốn hết . Nhưng đây không phải là vấn đề chính , phải không ? Nước nhà mà thanh bình thì ở trong căn lều nhỏ cũng cảm thấy sung sướng . Bằng chứng là Sư Phụ bây giờ ở trên cái non đó , được tự do trong một căn lều nhỏ xíu , mà vẫn cảm thấy vui vẻ hơn xuống ở chốn trần gian , nhà cửa đồ xộ .

Thôi bây giờ nắng quá rồi , Sư Phụ về nhà , cũng sắp hết giờ nữa . Sư Phụ cũng chúc quý vị được nhẫn nại mà sống trong hoàn cảnh này thêm một thời gian , Sư Phụ hy vọng rằng tương lai mình sẽ khá hơn . Quý vị rán cầu nguyện Phật Trời , ráng nhẫn nại . Mình ở trong nầy có cơ hội tu phép nhẫn hiểu chưa . Phép nhẫn là một trong sáu phép Ba La Mật của Phật đó : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , trí huệ . Mình ở đây tu nhẫn nhục không chừng sớm thành Phật .

Thôi Sư Phụ đi nhé , mai mốt gặp lại nhé . Cũng sắp hết giờ rồi .

Nhím Hoàng Kim
10-22-2008, 06:29 PM
PHẬT CHỈ ĐỘ NGƯỜI CÓ DUYÊN

Sư Phụ Thanh Hải giảng tại
Houston , Texas , U.S.A.
Ngày 28 tháng 2 năm 1991

Người Việt Nam nào cũng biết tu hành , chớ không phải đợi Sư Phụ lại mới biết . Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn , nên nhiều khi người Việt hoặc những người khác không biết chọn con đường nào tu cho phù hợp với người tại gia . Đa số người Việt và những người trên quốc gia khác đều là người tại gia . Có một pháp môn kêu bằng Pháp Môn Quán Âm mà người xuất gia , tại gia , đều có thể tu được rất dễ dàng , không mất nhiều thời giờ , tiền bạc , không phải bỏ cha mẹ , con cái ,anh em để vô rừng , vô núi , vô chùa mà tu . Cho nên trong Pháp Hội Lăng Nghiêm , lúc Đức Phật Thích Ca tập họp 25 vị Bồ Tát lại , trong đó có cả Quán Thế Âm Bồ Tát , để thảo luận về một pháp môn tốt nhất , tiện lợi nhất cho người đời ; thứ nhất là cho Ngài A Nan tu hành dễ dàng , thứ hai cho những người , lúc Phật còn tại thế , tu hành , và cho những người đời sau nữa . Mọi người đều nói về pháp tu của mình . Hai mươi lăm vị Bồ Tát tu hai mươi mấy pháp môn khác nhau và sau cùng ngài Quán Âm Bồ Tát mới nói rằng ngài tu Pháp Môn Quán Âm . Vì ngài tu Pháp Quán Âm thành Phật , thành Bồ Tát , nên người đời mới gọi ngài là Quán Âm Bồ Tát . Sau khi ngài Quán Thế Âm Bồ Tát trình Pháp Quán Âm lên Đức Phật rồi , Đức Phật chấp nhận , đồng ý rằng pháp này hay nhất , tốt nhất và thích hợp với mọi người ở mọi thời đại , nhất là thời mạt pháp . Thời mạt pháp nghĩa là thế nào ? Lúc Đức Phật đã diệt độ lâu rồi , nên chánh pháp thất truyền , thất truyền chứ không phải là không còn . Thất truyền nghĩa là đã đi tới chỗ khác , không được phát triển , không được phổ biến rộng rãi trong quần chúng , hoặc không được quần chúng thâm hiểu nhiều , kêu là thất truyền . Bây giờ cho đến thời mạt pháp , là thời khó khăn như vậy , mà Đức Phật nói rằng có thể tu được , thì những người sau này có rất nhiều hy vọng . Cũng bởi đọc kinh , thấy Đức Phật nói vậy , nên Sư Phụ mới lặn lội đi nước này nước kia , chỗ này chỗ kia , kiếm thầy này thầy kia , đặng học cho được pháp đó . Vì Đức Phật có nói rằng chính Đức Phật cũng tu pháp môn đó mới thành Phật !

Sau khi Sư Phụ tu Pháp đó rồi , thấy rằng đây không phải chuyện hoang đường , không phải chuyện một ngàn lẻ một đêm , không phải chuyện xứ Ân Độ , mà bất cứ người nào cũng tu được , già trẻ lớn bé đều tu được , và không có một tội lỗi gì mà pháp này không rửa được . Cũng như một căn phòng không có ánh sáng cả mấy ngàn năm , mà đốt lên một ngọn đèn , là cả phòng sáng liền , mấy ngàn năm bóng tối đều tiêu tan . Sau này Sư Phụ tu thêm , nghiên cứu thêm tất cả những kinh điển của những tôn giáo khác , thấy họ cũng nói giống y . Trước kia Sư Phụ chưa tu Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ không hiểu gì hết , không hiểu cả kinh Phật , đừng nói chi kinh của những tôn giáo khác . Trước kia Sư Phụ nhiều khi cũng hiểu lầm , cho rằng những tôn giáo khác không bằng Phật giáo , nhưng bây giờ Sư Phụ biết rằng không phải tôn giáo không bằng nhau , chỉ có trình độ của người tu khác nhau thôi . Mỗi người tu một đường lối khác , quan niệm khác , rồi cách nhìn khác . Người Việt Nam mình nói là nhìn qua kính màu hồng thì cuộc đời hồng , nhìn qua kính màu đen thì thấy ngoại cảnh đen . Thí dụ một người không khai ngộ , không sáng suốt , thì nhìn gì cũng không khai ngộ , không sáng suốt . Còn những người đã khai ngộ rồi thì nhìn gì cũng thông , cũng dễ hiểu , không có gì rắc rối . Sư Phụ nghĩ rằng tu hành là một việc vô cùng cực khổ , vô cùng khó khăn , vô cùng trọng đại , vô cùng kỳ diệu , vô cùng gì đó mà không thể dùng ngôn ngữ nói cho hết . Có nghĩa là người thường không thể đạt được sự tu hành , Sư Phụ nghĩ như vậy đó .

Nhưng sau này tu Pháp Môn Quán Âm rồi , thấy không phải như vậy ! Tất cả chúng sanh thật tình đều có Phật tánh , tất cả mọi người nếu muốn tu thật tình đều có thể giải thoát , đều có thể thành Phật . Bất luận người đó trước kia làm những gì tàn ác , bất luận người đó trước kia đen tối , mê muội tới mức độ nào , bất luận người đó trước kia ăn chơi trụy lạc tới đâu , khi đã hồi tâm , tin tưởng vào Pháp Môn Quán Âm , tin tưởng rằng mọi người đều có Phật tánh , và tu Pháp Quán Âm , thế nào cũng giải thoát , mà giải thoát liền , giải thoát rất lẹ . Trong một hai ngày có cảm giác khác liền , một hai tuần thấy mình tiến bộ quá nhanh , một hai tháng sau làm như mình không còn lưu luyến gì cõi đời này nữa , biết rằng tất cả đều là ảo mộng , mặc dầu mình vẫn hết sức làm bổn phận của con người , mình không bỏ tất cả để mà đi .

Nhím Hoàng Kim
10-23-2008, 06:00 PM
Quý vị nghe nói rằng Sư Phụ có ba trăm hay ba trăm mấy người đệ tử xuất gia gì đó , Sư Phụ không đếm kỹ , nhưng cỡ đó . Rồi quý vị tưởng rằng Sư Phụ đi đâu cũng biểu người ta xuất gia sao ? Không phải vậy đâu ! Những người đó muốn , họ năn nỉ , họ ép buộc Sư Phụ phải cho họ xuất gia , nhiều khi không cho họ xuất gia , họ làm Sư Phụ mệt lắm , họ nói hoài làm Sư Phụ nhức đầu . Quý vị tưởng Sư Phụ ép người ta sao ? Người ta ép Sư Phụ nhiều lắm đó ! Quý vị có biết , việc truyền tâm ấn cũng vậy , nhiều người cũng ép buộc Sư Phụ truyền tâm ấn cho họ . Sư Phụ nói thôi để từ từ đi , cô chưa ăn chay được , mai mốt ăn chay lần lần , tập hai ba tháng rồi ăn tiếp ; hoặc là nghề của cô phải sát sanh dữ quá , cô về đổi nghề đi , hoặc để từ từ coi có đổi được không , hay có muốn đổi không , quyết định đi rồi trở lại tu cũng không sao . Nhưng mà họ nhất định ép Sư Phụ , ép rồi khóc , làm đủ thứ , Sư Phụ cũng mệt lắm . Thành ra nhiều khi người ngoài không hiểu , tưởng rằng Sư Phụ ép buộc quý vị xuất gia hoặc bỏ bùa , có người nói bỏ bùa . À ! Bỏ bùa thì đi bỏ mấy người giàu , chứ bỏ mấy người tị nạn làm gì , phải không ? Nếu Sư Phụ có bùa thiệt thì đi bỏ bùa mấy ông tổng thống cho họ ngừng chiến tranh , bỏ bùa mấy ông triệu phú đặng họ đưa tiền cho Sư Phụ đi hoằng pháp , chứ bỏ bùa mấy người tị nạn , túi đã sạch hết rồi , máu cũng đã bị hút hết rồi còn xương không , bỏ bùa làm gì ! Nói vậy mà cũng nói được ! À , Việt Nam kêu là cái lưỡi không xương ! Sư Phụ là bùa "lỗ vốn". Từ ngày quen biết với người tị nạn bao nhiêu tiền cũng chạy ra hết , kêu là bùa "lỗ vốn" (Sư Phụ cười).

Cho nên người thế gian rất khó hiểu được cách làm việc của những người tu hành . Tại vì người tu hành thật tình rất hiếm . Không phải Sư Phụ nói như vậy để để tán dương những đệ tử của Sư Phụ hoặc để tán dương mình . Không phải vậy ! Thiệt đó , hiếm lắm , tu hành pháp thiệt , mình mới có tiến bộ thiệt , mới khai ngộ thiệt , mới khai ngộ một cách hoàn toàn . Còn tu những pháp khác , nhiều khi cũng có khai ngộ , nhưng khai ngộ chút đỉnh thôi , hoặc khai ngộ không viên mãn , không trọn vẹn , thành ra cách nhìn cũng không thông suốt .

Nếu tất cả các pháp đều hay , đều giỏi , thì Đức Phật Thích Ca đã không xưng tán Pháp Môn Quán Âm . Nhưng tại sao nhiều người nói rằng những người tu hành không biết Pháp Quán Âm ? Tại vì họ không biết được , số họ không được biết . Những viên kim cương , những viên ngọc quý đâu có bày biện ở ngoài chợ cho ai cũng thấy được đâu , phải không ? Chỉ người nào có đủ tiền bạc , đủ phong độ đeo những hột ngọc đó , người ta mới tìm thấy để mua chứ ! Quý vị có hiểu không ? Thí dụ ở trên đời này , mình nói chuyện kim cương thôi , đâu phải người nào cũng đeo cả bụm đâu , phải không ? Đâu phải mình đi ra ngoài thấy bà nào cũng đeo kim cương đâu ? Mặc dù phụ nữa thường rất thích kim cương , nhưng đâu phải người nào cũng đeo thứ thiệt đâu ? Nhiều khi họ đeo kim cương giả , thấy không ? Kim cương giả dễ mua , rẻ tiền , rủi có bị ăn cắp cũng không sao . Còn kim cương thiệt , thứ đẹp , thứ hoàn mỹ rất mắc tiền , những người giàu có mới mua được , đâu có lọt tới những người nghèo ở dưới kia .

Cũng vậy , đâu phải người nào cũng biết pháp môn quý báu , pháp môn kim cương của Phật đâu . Nếu vậy thì dễ quá , chùa nào cũng thành Phật rồi , cần gì phải tụng kinh , gõ mõ hoài cho mỏi miệng . Nước Ấn Độ dã thành Phật lâu rồi , nếu Pháp Môn Quán Âm dễ dàng tìm kiếm như vậy , thì ít ra nước Ấn Độ đã thành Phật rồi , hiểu không ? Lúc Đức Phật nhập diệt xong , hai mươi , ba mươi năm , hay ít nhất một trăm năm sau đó , tất cả mọi người Ấn Độ về Niết Bàn hết , đâu phải đợi cho tới bây giờ Sư Phụ nói tới nói lui hoài mà còn không hiểu nữa . Nước Ấn Độ là nước của Phật sinh ra , đời đời kiếp kiếp có nhiều vị chân tu ở Ấn Độ nổi tiếng , xứ đó kêu là đất thánh . Đừng nói tới mấy vị kia , nói tới Phật Thích Ca Mâu Ni thôi , ngài còn tại thế mà có bao nhiêu người theo đâu , hà huống chi sau này ngài nhập diệt rồi , pháp môn đó đã thất truyền đi những nơi khác rồi , làm sao pháp môn quý báu mà tất cả mọi người đều biết được ? Chuyện đó rất hợp lý . Cho nên người nào nói tại sao họ không biết mà Sư Phụ biết , chuyện đó họ tự trả lời cho họ thôi , quý vị hiểu không ? (Sư Phụ cười).

Nhím Hoàng Kim
10-25-2008, 10:07 AM
Những gì quý báu , không phải là cỏ rác ngoài đường . Thí dụ như trường hợp này đây : Sư Phụ đem pháp môn này công khai nói chuyện với quý vị , rồi sẵn sàng chỉ dạy cho quý vị phương pháp tu hành , lại miễn phí nữa ; Sư Phụ đã đến cửa của quý vị mà gõ , chứ quý vị không phải băng rừng , băng núi như hồi xưa đi tìm thầy học đạo , đeo theo túi gạo , túi tiền cực khổ như vậy , mà cũng không có bao nhiêu người đòi học đâu ? Chửi còn không hết nữa , mà Sư Phụ đâu có đòi hỏi gì ! Phải chi Sư Phụ nói : "Ờ , học với tôi , mai mốt tôi lấy tiền , hay làm gì cho tôi", hay Sư Phụ dạy quý vị làm những chuyện bậy bạ như ăn trộm , ăn cắp , lấy vợ , lấy chồng người ta , hay làm gì đó , thì quý vị chửi đã đành , không có dạy gì hư hỏng hết mà chửi . Đó , quý vị phải biết rằng không phải Phật Bồ Tát không cứu giúp chúng sanh , mà chúng sanh không chịu cho cứu giúp . Thành ra đừng hỏi Sư Phụ tại sao pháp môn này Sư Phụ nói quý giá nhất , Đức Phật nói hay nhất mà sao mấy chùa không ai biết , mấy thầy không ai biết , hoặc những người theo cao tăng này kia , không có ai biết hết . Tại họ không thèm biết chứ , không thèm tìm hiểu . Quý vị có hiểu không ? Sư Phụ đã đến trước mặt quý vị , Sư Phụ đã trình bày rõ ràng minh bạch , không lấy một đồng tiền bát gạo nào hết , mà quý vị còn từ chối ; huống chi những người ở chùa , ở cốc , ở cum gì đó , họ tự tu một mình , họ không ra ngoài , không tìm tòi kinh điển , không tìm thầy học hỏi ; họ chỉ đọc kinh thôi , đọc chú từ trong kinh điển đưa ra , đọc tới , đọc lui hoài làm sao hiểu được ? Nhiều người tự tìm tòi học hỏi ba bốn chục năm mà không gặp trúng thầy thì tìm cũng không ra . Thí dụ nhiều khi quý vị muốn đi coi thầy bói , hãy nói chuyện này cho dễ hiểu , mà kiếm không đúng ông thầy hay , bói cũng trật như thường , phải không ? Cứ chạy tới chạy lui , nghe nói ông nào là thầy bói , cũng chạy tới , mất tiền hết trơn . Nhiều khi còn phải đợi ngoài cửa thiệt lâu ông ấy mới cho thấy mặt một chút , rồi ông cầm tay lật tới lật lui , nói này nói kia , mình cũng chẳng biết gì ; về nhà mất tiền , tiền mất tật mang . Hay nhiều khi mình đi chữa bệnh cũng vậy , tìm không đúng vị danh y , bệnh cũng không khỏi , nhiều khi còn mất thêm tiền , mang thêm tật nữa , phải không ?

Thành ra đại khái là như thế này : Quý vị cũng biết rằng không phải Pháp Quán Âm hoặc pháp giải thoát là pháp dễ dàng cho mình học , chứ không phải mình không dễ dàng thành Phật . Kẹt là mình không tin mình có thể thành Phật được . Kẹt là mình không thể chấp nhận sự thành Phật một đời , mình không chịu học hỏi pháp , rồi mình cứ đứng ở ngoài nói làm gì có chuyện đó . Bánh thì không chịu ăn mà cứ nói bánh làm sao mà ngọt được , tôi coi thấy không ngọt . Coi mà sao thấy ngọt được , phải ăn chứ ! Nhất là người ta đã mời mình , mời không nữa , người ta đem tới tận nơi để mời mà mình không ăn , đó là lỗi của mình .

Hồi xưa Sư Phụ không dạy học trò một cách công khai như vậy , rồi nhiều người phản ứng , họ nói Sư Phụ không có lòng từ bi , biết hay mà không đem ra quảng bá cho chúng sanh biết , như vậy tu làm gì ! Sư Phụ nói họ đâu biết đâu mà dạy . Họ cũng không nghe , nhất định cho là phải dạy được . Rồi họ mướn rạp , mướn tuồng , đẩy Sư Phụ ra sân khấu , bắt Sư Phụ nói . Nói rồi cũng vậy thôi , dạy đại khái được mấy ngàn , mấy chục ngàn người thôi , chứ đâu có dạy cho hết cả thế giới được . Nhiều khi quý vị đến đây mấy trăm người , một lát Sư Phụ hỏi có ai muốn học không , thì mấy chục người đại khái vậy thôi . Thành ra tuy pháp môn rất dễ dàng , rất quý báu , nhưng ít người thực hành được , ít người thành Phật được là như vậy ! Vì mình thấy dễ dàng quá , mình coi thường , hoặc mình học những chuyện rắc rối quen rồi , bây giờ người nào nói chuyện dễ dàng quá , mình không ngờ được . Nhưng mình phải nghĩ lại , hồi xưa Đức Phật Thích Ca còn tại thế , ngài tu nhiều pháp môn rất phức tạp , phải không ? Nhịn ăn , nhịn mặc , bỏ gia đình , bỏ con cái , bỏ tất cả những xa xỉ , nhịn ăn tới nỗi còn có bộ xương khô , phải bò ra bờ sông uống nước . Một lần , có người cư sĩ cho ngài một bát sữa và mấy cái bánh để ăn , tự nhiên ngài thấy khoẻ lên , ngồi tu bữa đó thấy có kết quả , ngài mới tỉnh ngộ , nghĩ rằng không phải sự ép xác , hoặc những môn tu phức tạp mới đưa con người tới sự giải thoát .

Bây giờ mình cũng vậy , tu những pháp môn cực khổ quen rồi , chịu cực , chịu khổ , chịu đau , chịu đớn quen rồi , nên cái gì thấy quá dễ dàng , mình tưởng đâu không có được . Không phải như vậy ! Thí dụ hồi trước tới nay , mình có quan niệm sai lầm , rằng mình tội lỗi nhiều lắm , làm gì cũng tội hết , không bao giờ tu thành Phật được ; hoặc chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật duy nhất , còn mình không bao giờ thành Phật được . Nhưng quý vị không bao giờ tự hỏi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là gì ? Ở đâu sinh ra ? Mặc dù truyền thuyết nói rằng ngài từ trên cung trời Đao Lợi sinh ra , nhưng chính sự hiểu biết của mình , chính lịch sử ghi lại là ngài từ trong bụng mẹ sinh ra , phải không ? Mẹ của Đức Phật cũng cưu mang chín tháng , sau đó mới sinh ra Đức Phật , rồi Đức Phật cũng là một người . Ngài nói ta cũng là một người , rồi tu thành Phật , phải không ? Chính miệng Ngài nói như vậy , phải không ? Quý vị có nghe không ? Có nghe nói như vậy bao giờ không ? Có đọc kinh không ? Có chứ ! Mấy người Phật tử phải biết chuyện này chứ , không sao kêu bằng Phật tử ? Sư Phụ hỏi , không ai gật đầu , có ba bốn người thôi , nhưng phê bình Sư Phụ thì lẹ lắm , nói rằng Sư Phụ không dạy Phật pháp , không nói Phật pháp , không nói đúng Phật lý . Trong khi chính mình lại không hiểu gì hết , không biết Phật nói gì hết . Phê bình thì lẹ lắm , phê bình phải biết chứ . "Biết người biết mình , trăm trận trăm thắng" chứ đánh bậy đánh bạ , tự mình ngã xuống ! Đánh không khí là mấy người điên , đánh rồi mệt xỉu , phải không ? Có thấy mấy người say rượu , mấy người điên đánh những bóng ma , đánh bậy đánh bạ một hồi mệt quá rồi xỉu xuống . Giống như những người phê bình Sư Phụ , tự mình không hiểu gì hết , hoặc hiểu có một chút xíu , khổ vậy mới chết chứ ! Không hiểu mà không chịu học , thấy người nào dạy là chửi liền (Sư Phụ cười). Người Việt Nam cũng dễ thương ! Thế giới dễ thương như vậy đó , thành ra mới trầm luân hoài .

Nhím Hoàng Kim
10-26-2008, 02:55 PM
http://img516.imageshack.us/img516/1892/117jw8.jpg (http://imageshack.us)


Thế giới càng ngày càng đông , bao nhiêu là kinh điển , bao nhiêu là đạo lý , bao nhiêu là tông phái , mà không cứu được thế giới này , để càng ngày càng đông , là biết càng luân hồi hoài . Chúng sanh không giải thoát nên mới đông , nếu giải thoát được thì đi khỏi đây hết rồi . Thí dụ đạo Phật dở , thì ít nhứt còn đạo Thiên Chúa , những người theo đạo Thiên Chúa đi đâu ? Nhưng cũng thấy càng ngày càng đông , đánh nhau um xùm , chửi nhau um xùm . Thì thôi , người nào muốn nói gì thì nói , mình muốn tu phải tìm một pháp chắc chắn , hợp với khẩu vị của mình , hợp với sự suy nghĩ của mình , đặng mình tu , chứ ngồi đó cứ phê bình hoài , không biết tới chừng nào . Nói thiền không hay , niệm Phật không hay , mình tu thử chứ ! Thí dụ mình thích kinh điển , mình thích Phật Giáo , mình cũng thử nghiên cứu kinh điển , coi kinh điển nói gì , tu những pháp môn nào , đặng mình lần lần tu lên , chứ cứ ngồi đó nói cái này không hay , cái kia không hay mà chính mình không biết gì hết thì khổ . Một trăm năm đâu có dài . Bây giờ tất cả quý vị ở đây cũng hai , ba , bốn , năm chục tuổi rồi , phải vậy không ? (Sư Phụ cười). Sư Phụ cũng già rồi , biết đâu sống nay chết mai , thời loạn lạc , đi nước nào cũng chiến tranh hết . Hồi đó mình ở Việt Nam , chạy qua đây , bây giờ Mỹ cũng chiến tranh nữa , thấy không ? Mình đi đâu cho yên ổn ? Nếu không tu là kẹt , không tu là không có bảo đảm nào hết , không có hãng bảo hiểm nào bảo hiểm mình khỏi nghiệp chướng hết . Không có hãng bảo hiểm nào , insurance nào nói cô cho tôi một trăm ngàn , nhân quả của cô sẽ sạch hết , chỉ có hãng bảo hiểm Thanh Hải thôi ! (Mọi người vỗ tay).

Hãng bảo hiểm này không mất tiền , vậy mà không chịu mới chết chứ , kỳ thật ! Sư Phụ đã nói rồi , mình học những pháp phức tạp quen rồi , nên khi nào có người nào nói không đâu , dễ lắm , dễ lắm , mình khó tin được . Lúc Sư Phụ mới tu , Sư Phụ cũng vậy , cũng có hơi nghi nghi ngờ ngờ , làm sao mà mình phước đức dữ vậy . Mình không tin chính mình chứ không phải không tin vị thầy đó , cũng không phải không tin pháp môn , mà không tin ở chính mình . Tại sao ? Tại vì mình đã bị tẩy não nhiều rồi . Ai cũng nói mình nghiệp chướng nhiều lắm , ai cũng nói mình tu đời đời kiếp kiếp , bảy trăm sáu trăm A-Tăng-Kỳ kiếp gì đó mới thành Phật , mỗi kiếp phải làm rất nhiều điều thiện , tu những hạnh bồ tát , đại khái gì rồi mới thành Phật được .

Thành ra mình nói một đời giải thoát không ai tin , hiện đời giải thoát thật khó tin , bởi vì mình bị nhồi sọ những quan niệm sai lầm đã từ lâu . Cũng không nên trách những người không hiểu pháp môn này , hoặc những người không hiểu Sư Phụ , tại vì họ bị nhồi sọ từ lâu rồi . Thấy tội nghiệp thôi , chứ không thể trách họ được . Quý vị cũng nghe nhiều lời phỉ báng Sư Phụ không tốt , nói này , nói kia , hăm dọa đủ điều , nhưng Sư Phụ không bao giờ phản ứng . Tội nghiệp cho họ không hết , ở đó còn trách họ nữa sao ! Họ quá tội nghiệp , quá mờ mịt , không ai chỉ dạy , lâu quá không ai chỉ dạy , quên hết tánh quang minh của mình . Những người nào càng chửi nhiều , càng tội nghiệp , vì họ càng thấp , đẳng cấp của họ càng thấp . Những người chưa chửi chưa đáng sợ lắm , những người chửi là biết họ quá thấp rồi , kéo họ lên không kịp , còn trách họ nỗi gì , hiểu chưa ? Những người mà nói hiểu liền thì còn nói làm gì nữa , khoẻ quá rồi ! Còn những người nói mà không hiểu , cũng không phản đối , còn có thuốc chữa , từ từ họ sẽ hiểu . Còn những người không hiểu mà phản đối thì mới đáng tội nghiệp , không biết tới đời nào họ mới lên tới mức này . Họ còn ở xa quá !

Nhím Hoàng Kim
10-26-2008, 06:19 PM
Hồi xưa , lúc Đức Phật Thích Ca mới thành Phật , ngài lắc đầu nói thôi , không có đi độ chúng sanh đâu , đi lên Niết Bàn . Niết Bàn là gì ? Không phải là ngài chết đi nhập diệt , hoặc kiếm chỗ trên trời mà ở , không phải như vậy . Niết Bàn là một trạng thái thanh tịnh của một người không ham muốn , của một người đã đầy đủ trí huệ , đã tự mãn tất cả những gì mình mong muốn đời đời kiếp kiếp . Sự an lạc đó không thể nào dùng bút mực diễn tả , cũng không thể dùng lời lẽ mà nói được , chỉ chứng đắc được mà thôi . Nói ra thì người ta còn khó tin nữa . Như con rùa với con cá , con cá bao giờ cũng sống ở dưới nước , còn con rùa ở dưới nước được mà lên mặt đất cũng sống được . Rùa kể với con cá những gì ở trên mặt đất , con cá đâu có tin ; con cá làm gì biết được , đợi con cá biết được , thì lúc đó nó giẫy lộp độp trên mặt đất rồi . Quý vị hiểu không ?

Nhưng người không tu hành cũng vậy . Khi mình chết đi , mình mới biết được sự thật , biết đời là giả tạm , biết được khía cạnh khác của vũ trụ , nhưng đã quá muộn . Lúc đó mình giẫy dụa , mình kêu gào , mình đau khổ , mình bị định nghiệp lôi kéo đi đến những nơi mà mình không thích , để mình chịu khổ , chịu đau , chịu đớn , đặng mình thức tỉnh trở lại . Nhưng khi đã thức tỉnh rồi , phát nguyện kiếp sau sẽ tu , trả xong nợ nần , rửa sạch hết u minh rồi , trở vô bào thai rồi lại quên hết . Thành ra thân người khó đặng , nhưng nghe được chánh pháp lại còn khó hơn nữa . Tại sao ? Tại có ít người đi truyền pháp , thứ nhất ; thứ hai , mình nghe không hiểu được . Thứ ba , còn có những người chưa nghe , chưa hiểu , hoặc họ không nghe không hiểu , càng làm lung lạc niềm tin của mình nữa . Thành ra có bao nhiêu điều khó , chứ không phải Phật Bồ Tát không muốn dạy dỗ chúng sanh , hoặc không phải chánh pháp mất đi , không còn ở trên đời này nữa . Còn ! Còn ! Nhưng như những viên ngọc quý , không phải để bày bán ngoài chợ !

Những người tu hành , khi mất đi , hoặc khi họ chưa mất đi , họ đã biết được sự thật , hoặc biết được một phần của sự thật rồi . Như con rùa , mỗi ngày ở dưới nước , bò lên mặt đất rong chơi , rồi trở về nước lại , nó sống hai môi trường cùng một lúc . Quý vị hiểu không ? Cũng như người tu hành , trước khi nhập định , họ ngồi thiền đi rong chơi những nơi cao , hưởng thụ những cảnh giới an nhàn , những cảm giác rất thanh tịnh , rồi họ trở về xác phàm này , cũng như con rùa sống ở hai thế giới khác nhau vậy . Còn những người không tu thì như con cá thôi , chỉ biết nước mà không biết tới đất liền . Khác nhau là ở chỗ đó , con cá thấy con rùa cũng bơi tới bơi lui dưới nước , nó nói anh cũng như tôi , cũng bơi trong nước mà anh nói những chuyện gì trên trời dưới đất , làm gì có đất liền , nhà cửa , loài người , rồi tôi có thấy gì đâu ; nhưng mà con rùa thấy . Những người tu hành cũng vậy , họ nói những chuyện người thế gian khó hiểu , những cảnh giới chứng đắc mà người thế gian khó tin . Người thế gian không có phương tiện , không có khả năng để tham hiểu những cảnh giới của người tu đã nói ra , chỉ có bấy nhiêu đó mà hiểu lầm nhau thôi .

Nói tóm lại , thành Phật không phải là một chuyện khó , mà là một chuyện vô cùng dễ dàng . Nếu mình có lòng tin , mình muốn giải thoát thôi , đừng nói thành Phật làm chi , muốn giải thoát khỏi cuộc đời đau khổ , muốn sống những cảnh giới khác đẹp đẽ hơn , thì mình cứ việc tu Pháp Quán Âm là biết ngay , khỏi cần đứng ngoài biện tới biện lui , nói này nói kia , nói pháp nào hay , pháp nào dở , tu rồi biết liền . Sư Phụ nói tức khắc có thể khai ngộ , hiện đời có thể giải thoát là như vậy , như con rùa mỗi ngày có thể rong chơi hai cõi thế giới ; một người tu hành mà hiện đời đã giải thoát thì có thể sống trong hai cảnh giới khác nhau cùng một lúc . Quý vị hiểu không ? Nhiều khi quý vị đọc kinh điển thấy những vị Bồ Tát ngồi trong nhà , thấy cảnh giới của các đức Phật , hoặc bà hoàng hậu bị giam trong lãnh cung , cầu nguyện với Đức Phật , để bà rong chơi một hồi . Những cảnh đó , những cảnh giới đó , những sự đó có thể xảy ra cho những người bây giờ , vì con người hồi xưa và bây giờ không có gì khác nhau về trình độ tâm linh , về trình độ thông minh , về trình độ lãnh hội cả . Quý vị hiểu không ? Nếu có khác nhau , thì Sư Phụ nghĩ rằng những người bây giờ hiểu rõ hơn là những người hồi xưa , tại bây giờ tiến bộ hơn , văn minh hơn , sự truyền bá dễ dàng hơn , thông tin dễ dàng hơn . Làm sao nói mình không bằng những người xưa được ? Quý vị hiểu không ? Không phải sợ quý vị không hiểu mà sợ Sư Phụ nói tiếng Việt không rành . Dùng ngôn ngữ trần gian nói chuyện nhiều khi hơi bất tiện , thành ra Sư Phụ cứ hỏi tới hỏi lui hoài . Nếu quý vị không hiểu , quý vị có thể hỏi , lát nữa có thể hỏi lại .

Nhím Hoàng Kim
10-27-2008, 04:57 PM
Bây giờ Sư Phụ nói cách tu Quán Âm là tu như thế nào . Thí dụ bây giờ mình muốn tu , có hai cách : một là lý thuyết , một là thực hành . Lý thuyết là thế nào ? Khi quý vị muốn vô tu Pháp Quán Âm , thì trước đó Sư Phụ giảng dạy , hoặc nói đệ tử giảng cho cách tu , ngồi làm sao , tâm niệm ở chỗ nào , làm cách nào để phân biệt những cảnh thật , cảnh giả , đại khái là như vậy . Nói cho quý vị rõ ràng rồi , việc giới luật phải nghiêm túc , sau đó mới chỉ dạy bằng cách vô hình , nghĩa là quý vị ngồi đó , tự nhiên những gì xảy ra sẽ xảy ra . Đó là dùng tâm truyền tâm . Lý thuyết là để quý vị biết cách xử dụng , biết cách ngồi thôi , còn việc xử dụng không nằm trong lý thuyết , nhưng có liên quan với nhau . Thí dụ bây giờ Sư Phụ bảo quý vị cắm điện vô trong ổ điện , cắm vô ổ điện thì đèn sẽ sáng lên , quạt sẽ chạy , sẽ mát , nhưng việc cắm đó , không phải nguyên nhân tạo ra điện . Quý vị có hiểu không ? Nhiều khi mình cắm mà không có điện thì quạt sẽ không chạy , đèn sẽ không sáng , vậy nguyên nhân chánh là điện , hiểu chưa ?

Cho nên Bồ Đề Đạt Ma nói rằng : "Giáo ngoại biệt truyền , bất cần kinh điển" là như vậy . Kinh điển không phải là cốt tủy của bất cứ một tôn giáo nào , chỉ là cách chỉ dẫn để tìm cốt tủy của tôn giáo đó mà thôi . Thí dụ có hai người yêu nhau , bây giờ nói chuyện trần gian cho quý vị hiểu lẹ , vì ai cũng đều qua kinh nghiệm này , nói chuyện trời phật khó hiểu quá . Thí dụ hai người yêu nhau , ông ở bên bắc , bà ở bên nam , ông mỗi ngày viết thư cho bà , hay mỗi tuần viết thư cho bà . Thư thì nói anh nhớ em lắm này kia kia nọ , việc này quý vị viết chắc hay hơn Sư Phụ , quý vị viết tùm lum ở trong đó . Rồi bà vợ hoặc người yêu ở bên đó nhận được thư cảm thấy vô cùng hạnh phúc , phải không ? Nhiều khi ôm thư , mắt lim dim , lim dim , thích lắm . Dĩ nhiên là bức thư viết những câu làm cho bà ấy thích , mà tại người yêu của bà viết nên mới thích . Có cảm giác ở trong , có sự liên lạc ân tình ở trong , người ta mới thích , chứ một người khác cũng viết y như vậy , hoặc đọc tiểu thuyết thấy những dòng chữ y như vậy , nhiều khi còn hay hơn những lời của người tình bà ấy viết , nhưng đưa cho đọc , bà đâu có sung sướng , đâu có cảm động , đâu có rơi nước mắt gì đâu , phải không ? Nhưng người tình của bà viết , mặc dù viết không hay , bà cũng khoái , cũng thích và biết là của người yêu của mình viết . Bây giờ quý vị đã hiểu chưa ? Thí dụ người yêu của bà có chết đi , bây giờ đọc lại những bức thư đó , bà cũng không thấy như hồi xưa nữa , quý vị có hiểu không ?

Hồi xưa , ở Trung Quốc , có hai vợ chồng kia , người chồng đi lính còn người vợ ở nhà . Người vợ nhớ chồng quá , không biết làm sao , lại không biết viết thư nữa , vẽ bốn hình tượng trưng cho sự nhớ thương của mình , vẽ hình mấy con vật đó , nhưng phải biết tiếng Trung Hoa , Sư Phụ mới nói được . Sư Phụ nói đại khái thôi : Con vật nào tượng trưng cho chữ nào đó , giống giống , trại trại thôi , chứ không phải chữ đó thiệt , bả vẽ hình bốn con vật , rồi gởi người đem ra ngoài chiến trường đưa cho ông xã . Ông xã coi rồi ngồi đó lim dim mắt , cảm thấy hạnh phúc lắm . Người đồng ngũ mới phân trần : "Tôi thấy bả vẽ bốn con vật không mà làm gì anh ngồi lim dim mắt dữ vậy , lãng mạn quá vậy ?" Anh kia mới nói : "Anh không biết tại nó viết thư cho tôi". Hỏi : "Thư gì đâu mà tôi thấy chỉ có bốn con vật không hà ?" Anh ta nói : "Áy da ! Nó nói tiếng của nó , anh không hiểu được !" Quý vị có hiểu ra chưa ? Không phải văn chương hoặc lời lẽ làm cho con người sanh tình cảm , tại người viết có luồng điện của sự sống truyền vô , mình mới cảm nhận được .

Từ xưa tới nay , muốn học Phật cũng vậy , phải có một người thầy tại thế dạy cho mình , chứ không kinh điển nào dạy được hết . Cũng như muốn lấy chồng cưới vợ , thì cưới mấy người sống chứ không ai cưới mấy người đẹp hồi xưa nổi tiếng hoa hậu 45 hay 35 trước đó ; họ chết mất rồi , có đẹp cách mấy cũng dẹp , hiểu chưa ? Hoặc mình đau bụng , mình phải kiếm những ông bác sĩ thời nay , chứ Hoa Đà , Biển Thước , mấy ông nổi tiếng đó , đâu có giúp gì mình đâu ! Mặc dầu viết sách ra cả đống , nhưng mấy ổng không thể chữa trị cho mình được . Cuốn sách không chữa bệnh cho người được , phải có ông thầy có kinh nghiệm , có lòng thương , có cả sứ mệnh cứu người nữa mới được . Cho nên mình nói ông bác sĩ này mát tay là sao ? Ông ta có mệnh chữa bệnh cho người , ông có duyên với người đau khổ . Nhiều khi các bác sĩ khác cũng ra trường , nhưng chữa đâu chết đó . Có không ? Có không ? Ờ , cám ơn quý vị , tưởng đâu Sư Phụ nói bậy , mà nói bậy đâu cũng trúng . Thành ra nhiều khi có ông bác sĩ nào nổi tiếng , ai cũng tới ông bác sĩ đó , tại họ nói rằng ai tới ông bác sĩ này chữa bệnh cũng hết liền . Người nào cũng đến , mặc dầu phải chờ thật lâu , mặc dầu giá mắc , hoặc không mắc , còn tùy ông bác sĩ . Nhưng đông quá , chờ đợi cực khổ quá , người ta mới thấy được mặt ổng , muốn được cầm tới tay ông , cầm được tay ông là cảm thấy bớt liền . Nhiều khi mình bệnh nhiều lắm , phải đi bác sĩ , ông bác sĩ chỉ nhìn mặt mình là mình cảm thấy bớt liền , thấy không ? Tạm bớt liền ngay một chút , sau này ông cho thuốc thêm hoặc hỏi han thêm , mình càng bớt thêm nữa . Đó là tại sao ? Tại luồng nhân điển từ trong vị bác sĩ đó tỏa ra làm cho mình an ổn phần nào , vì những người đó có mệnh dược sư , có mệnh cứu người , cũng như mình nói người có mệnh làm thiên tử , làm vua , hoặc người có mệnh làm này , làm kia , có chứ phải không ?

Nhím Hoàng Kim
10-31-2008, 03:51 PM
Mình thành Phật , không phải mình thoát những mệnh đó , mà mình vừa làm việc này , mình vừa làm việc kia , cũng như con rùa vừa ở dưới nước , vừa ở trên cạn . Thí dụ như ông bác sĩ , bây giờ nói ông thành Phật , ông tu Pháp Môn Quán Âm rồi thành Phật , ông đâu cần phải bỏ nghề bác sĩ để thành Phật đâu , quý vị có hiểu không ? Ông làm hai nghề : nghề bác sĩ và nghề Phật . Những bác sĩ thường thì làm bác sĩ thôi , không được làm nghề Phật , phải không ? Thí dụ quý vị có nhiều người làm hai ba nghề , tại vì mình biết hai ba nghề . Hồi xưa lúc chưa đi xuất gia , ông chồng của Sư Phụ làm hai ba nghề , còn những người kia chỉ học một nghề nên biết một nghề thôi . Chuyện đó rất thường , không có gì phải nghĩ ngợi .

Cho nên những người tu hành đã khai ngộ rồi , thấy họ cũng giống như mình , nhưng họ khác mình một chút là họ có thêm tài năng , thêm trí huệ . Quý vị hiểu không ? Còn những người không tu , nhiều khi thấy coi bộ giỏi hơn những người tu , nhưng chỉ giỏi hơn vấn đề thế gian thôi , chứ không giỏi chuyện thiên đàng . Khi nào quý vị tu Pháp Môn Quán Âm , quý vị sẽ thấy những lời nói hôm nay có ý nghĩa , có ý nghĩa hơn bây giờ . Nhiều khi quý vị lật đật chạy từ sở tới đây , chưa ăn cơm , bụng đói , rồi Sư Phụ nói , quý vị cứ ngồi nghĩ bánh mì hoặc cơm , nên nghe cũng không được rành ; hoặc nhiều khi Sư Phụ nói mà quý vị chưa tu nên nghe cũng hơi khó hiểu . Nhưng quý vị tu rồi , tu Pháp Môn Quán Âm rồi , Sư Phụ khỏi nói cũng hiểu . Thường thường những người mới được truyền Tâm Ấn hỏi dữ lắm , hỏi tới một trăm lẻ tám , một ngàn lẻ một chuyện , hỏi hoài cũng không hết , nhưng qua một thời gian rồi khỏi hỏi , gặp Sư Phụ cười cười vậy thôi , không có chuyện gì để nói nữa . Đó là lúc tâm hồn mình đã bình lặng , đã khai ngộ rồi , mình không còn ham muốn gì nữa , mình biết chắc chắn rằng mình sẽ giải thoát khỏi cuộc đời này . Nhiều khi không phải là biết , mà là thấy , thấy rõ ràng trong tâm thức mình lúc mình ngồi thiền .

Cho nên quý vị thấy tại sao những học trò đi theo Sư Phụ , họ mê quá độ , người ta nói rằng mê Sư Phụ quá trời . Đâu phải mê , là tỉnh đó ! Tỉnh mới như vậy chứ ! Mê thì đâu có như vậy , mê là chạy ra riêng làm tiền , mua xe đạp , chạy theo gái đẹp , đi cờ bạc này kia , ăn chơi trong cõi đời này , vui chơi trong cõi này , chứ chạy theo Sư Phụ làm gì . Chạy theo Sư Phụ cực khổ , đâu có gì đâu : Ăn chay nằm đất , tối ngày chạy tới chạy lui hết chỗ này tới chỗ kia mệt mỏi , công cụ phải đem theo , bỏ tiền túi mà đi , ăn uống lúc được lúc không , lúc ăn ngon lúc ăn dở , đi chỗ này khí hậu lạnh , đi chỗ kia khí hậu nóng , nhiều khi thân thể cũng mệt mõi lắm chứ . Đi theo Sư Phụ đâu có gì gọi là mê , tại vì tỉnh họ mới đi . Tỉnh thức rồi , thấy cõi đời này đâu có gì hay hơn sự hoằng pháp độ chúng sanh , giúp đỡ những người khác khai ngộ , giúp đỡ tâm hồn họ càng ngày càng được thoải mái , tìm về đạo đức của tương lai .

Nhím Hoàng Kim
11-01-2008, 08:34 PM
Hôm qua , khi Sư Phụ mới đến phi trường , có một số đồng tu lại thăm Sư Phụ . Bữa đi đón về chỗ Sư Phụ ở , có một vị người nam không biết bao nhiêu tuổi , chừng hai mươi mấy , trong lúc Sư Phụ sắp đi lại chỗ khác ở - từ phi trường ra nghỉ một nơi , ăn cơm ăn nước nhà chị Cúc , chị muốn giữ Sư Phụ lại ở luôn , nhưng thấy nhà đó hơi chật , nên có nhà khác rộng hơn để tất cả những đồng tu đi theo Sư Phụ ở , máy móc đủ thứ ở chung luôn , thành ra Sư Phụ đổi từ nhà đó đi qua bên kia - chưa đi thì có cậu đó đứng khóc quá trời . Sư Phụ hỏi khóc gì vậy , cậu nói : "Thôi Sư Phụ bảo trọng nhe !" Sư Phụ nói : "Sao không chạy theo mà đứng đó nói gì vậy ?" Cậu trả lời đi theo không được . "À , thì thôi mai gặp , chứ gì mà khóc dữ vậy !" Cậu nói ngày mai cũng đi không được . Sư Phụ hỏi : "Sao đi không được ? Mắc làm gì chứ gì ?" Cậu nói mắc làm . Sư Phụ nói : "Đi làm ban ngày thì ban đêm lại thăm , còn đi làm ban đêm thì ban ngày lại thăm chứ gì mà khóc". Cậu đó nói : "Ban ngày , ban đêm gì cũng mắc làm hết , đi thăm Sư Phụ không được". Sư Phụ hỏi : "Tại sao vậy ?" Cậu nói muốn hy sinh cho gia đình đi , tại vì nếu cậu đi nữa thì gia đình không ai đi được . Tại gia đình có buôn bán gì đó , nếu cả nhà đi hết thì phải đóng tiệm . Đóng tiệm ế ẩm , không đủ xài , thí dụ vậy đó . Sư Phụ thấy cảm động quá , nói lên xe đi với Sư Phụ , ngồi đỡ thêm một hai tiếng cho đã đi . Cậu đó nói hai ngày nữa không gặp Sư Phụ , rồi Sư Phụ đi cũng không gặp được , thành ra mới khóc vậy đó chứ ! Sư Phụ nói : "Thôi , được rồi , đi lại nhà kia ngồi một chút , ăn cơm , uống nước , ăn bánh với Sư Phụ , rồi về cho đỡ tức , đỡ ấm ức". Cậu kể hồi xưa cậu cũng là cao bồi du đãng . Sư Phụ không biết cao bồi du đãng là những người làm chuyện gì , nhưng ý cậu nói hồi xưa cậu dở lắm , cái gì cũng có hết , mà bây giờ cái gì cũng không có hết , bây giờ ăn chay rồi . Mấy bữa trước có người đánh cậu , cậu cũng ngồi yên , không đánh lại ; mấy người kia lại xin lỗi , mấy người du đãng kia lại xin lỗi cậu . Sư Phụ nghe mấy chuyện này rất mừng . Tại sao ? Xã hội thêm một người tốt , thêm một người con tốt , thêm một người anh tốt , một người chị tốt , một người công dân tốt . Sư Phụ cảm thấy công việc của Sư Phụ tuy rất mệt nhọc , khó khăn , cũng như một người bơi ngược dòng vậy , nhưng có kết quả thực tế . Đừng nói chi cảnh thiên đàng , mình nói bây giờ đây , nếu bây giờ người nào cũng ăn chay , cũng ngồi thiền một , hai tiếng đồng hồ như vậy , đâu có ai đi đánh lộn , đánh lạo với nhau , đâu có ai làm chiến tranh nữa . Bất cần Sư Phụ dạy pháp đó là pháp gì , nếu người ta ăn chay , trì giới , ngồi thiền , quý vị nghĩ đó là pháp hay , hay pháp dỡ ? (Có người nói : "Pháp dỡ"). Ai nói pháp dỡ vậy ? Ai nói pháp dở , đứng dậy coi . Tại sao vậy ?

Một thính giả đứng lên và trả lời : "Người ăn chay chấp vào pháp ăn chay ..."

Sư Phụ : "Tại sao lại chấp vào việc ăn chay , vậy thì tại sao lại chấp vào việc ăn mặn ?"

Trả lời : "Đạo Phật không chay không mặn".

Sư Phụ : "Đạo Phật không chay không mặn ? Anh nói kinh nào vậy ? Nói thì phải có chứng chứ !"

Trả lời : "Kinh Kim Cang".

Sư Phụ : "Kinh Kim Cang nói làm sao ?"

Trả lời đại khái là : "Không chấp thiện , không chấp ác".

Sư Phụ : "Nhưng Đức Phật dạy phải ăn chay mới tới được cảnh giới đó . Trong kinh Lăng Nghiêm , Đức Phật nói người nào ăn mặn thì theo Ma chứ không theo Phật , anh không đọc sao ? Không chấp thiện , không chấp ác là những người đã lên cõi Phật rồi , đã tới cảnh giới Phật rồi , cảm thấy cuộc đời là ảo mộng thôi . Bây giờ mình ở trong này , người ta đánh mình , mình còn thấy đau , hiểu chưa ? Người ta giết mình , mình còn oán hận , đó không thể nói rằng không chấp thiện , không chấp ác được . Từ từ mình đi lên tới đó , chứ mình chưa lên đó được mà nói không chấp thiện , không chấp ác . Vậy giết người cũng như không giết sao ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
11-02-2008, 03:18 PM
Anh nói Sư Phụ hiểu , nhưng mà anh chưa lên được tới cảnh đó , anh chỉ lập lại lời của Phật thôi . Lập lại thì rất là hay , nhắc nhở cho người ta biết như vậy , nhưng mình phải tu lên tới đó mới được . Thí dụ bây giờ một ông giáo sư đã học hết chương trình đại học rồi , dĩ nhiên ông ta coi thường chương trình đã học qua . Ông là giáo sư rồi , không còn ngồi lại ghế nhà trường mà cộng hai với hai là bốn nữa , vì ông đã học qua chứ không phải bỏ cái đó . Bây giờ nếu có người nào bắt ông cộng , ông vẫn phải cộng hai với hai là bốn như thường , ông không thể cộng hai với hai là năm được . Nhưng ông không cần phải ngồi để học những bài đó nữa , tại ông đã thoát qua những chuyện đó rồi . Ông là giáo sư rồi , nếu có học sinh nào lại hỏi : "Tại sao ông không học gì hết vậy , tối ngày ông ra ngoài , ông có đọc sách gì đâu ? Sao ông không tới trường học như tôi ?" Ông giáo sư trả lời : "Áy da ! Học gì nữa ?" Ông đã học hết chương trình rồi , nhưng mình chưa học xong , làm sao nói mình bằng ông giáo sư được . Nói bậy là nói ngoa , lập lại lời của người khác , chứ không phải tự mình có . Thí dụ Sư Phụ nói rằng đạo Phật không chấp thiện , không chấp ác , rồi mới là giải thoát ...

Bởi vậy Sư Phụ mới nói "Ăn chay không thành Phật" trong những buổi diễn thuyết khác . Sư Phụ nói ăn chay không thể thành Phật , chỉ giúp cho mình thành Phật thôi . Thí dụ bây giờ Sư Phụ nói , bây giờ mình không nói chuyện Niết Bàn , giải thoát nữa , mà mình nói rằng mọi người ở trên đời này đều ăn chay , ngồi thiền , niệm Phật hết , thì không còn ai gây chiến tranh nữa , bớt khổ cho nhân gian , anh hiểu không ? Sư Phụ nói cảnh này , cảnh kia , chứ không phải Sư Phụ chỉ nói bấy nhiêu đó , mà anh chấp bấy nhiêu và lại nói anh không chấp ? Tại sao nói từ hồi nãy tới bây giờ mà anh chỉ chấp có bấy nhiêu vậy ? Nói đủ thứ chứ đâu có bấy nhiêu đâu ? Thôi được rồi , không cãi nhau với anh đâu , cho anh thắng đó ! (Sư Phụ cười và mọi người vỗ tay).

Ý Sư Phụ nói rằng nếu những người nào tu hành , thì dầu cho mình chưa được Niết Bàn đi nữa , mình cũng thấy thiên đàng tại thế rồi . Nếu mọi người đánh nhau , người này đánh người kia một cái , người kia đánh hai ba cái , rồi thù hận càng ngày càng chồng chất , những sự không hay càng ngày càng dồn dập thêm , nên thế giới mình mới đau khổ . Còn nếu thế giới này ai nấy đều ăn chay , ngồi thiền hết thì khỏi lên cảnh Phật làm gì ! Nói cho quý vị biết , lúc đó mình khỏi cần Phật nữa , cảnh giới mình là Phật rồi , hiểu chưa ? Ý của Sư Phụ muốn kết luận ở chỗ đó ! "Tâm tịnh quốc độ tịnh" là như vậy ! Thí dụ tất cả mọi người đều thanh tịnh với nhau , cần gì phải đi tìm cõi Phật nữa ? Cõi Phật ở chỗ đó rồi . Mình chết đi thì cũng cảnh như vậy thôi , nhưng lúc này sống ở cõi đời này mà mình tranh chấp , mình giết hại , thì lúc chết , cảnh đó cũng hiển hiện ở trước mắt hoài . Cho nên mình chạy theo những cảnh giới không tốt , mình bị đẩy vô những cảnh mà thường ngày mình bị ở trong đó , quý vị hiểu không ? Thí dụ thường ngày mình làm những chuyện gì , khi mình chết , cảnh đó cứ hiển hiện trước mắt hoài , rồi mình cứ phải nhào vô chỗ đó .

"Không chấp thiện , không chấp ác" là khi nào mình thành Phật rồi , mình không phê bình người nào nữa . Người ta chửi mình cũng như người ta khen mình mà thôi . Người ta đánh mình , mình không thấy gì sân hận . Cũng như Đức Chúa Giê Su đã thành quả vị Chúa , ngài nói ai đánh mình má trái thì mình đưa luôn má phải , đó là "không chấp thiện , không chấp ác" ! Chứ không phải "không chấp thiện , không chấp ác" là đi làm bậy . Phải hiểu cho đàng hoàng , mới hiểu có một chút rồi cãi nhau , sanh ra không hòa thuận . Nhưng Sư Phụ cũng rất mừng là anh đó nói cho Sư Phụ nghe , nhắc nhở như vậy đặng Sư Phụ giải ra thêm . Cũng có người khác nghĩ như vậy , mà không nói ra .

"Không chấp thiện , không chấp ác" có nghĩa là mình coi tất cả bình đẳng , người ta đối với mình như thế nào thì cũng như không . Lúc đó mình có xuống địa ngục cũng như ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát xuống địa ngục vậy , không cảm thấy nóng nữa , không cảm thấy bị thiêu đốt nữa , nhưng xuống để cứu người . Còn bây giờ mình xuống địa ngục là chết liền đó . Quý vị có hiểu không ? Đừng có ở đó nói "không chấp thiện , không chấp ác", tại vì mình chưa đủ công lực . Những người đã thành Phật , họ đi đâu cũng như không : họ lên thiên đàng , xuống địa ngục cũng y như ở cõi trời vậy , bởi vì công lực của họ thâm hậu rồi , tâm họ tịnh cho nên "quốc độ tịnh". Có thấy người nào thành Phật rồi đi giết người không ? Ăn mặn không ? Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới sau này cũng ăn chay mà , nên đâu có thể nói rằng tu hành không chấp mặn , không chấp chay được . Nếu không chấp mặn , không chấp chay thì đời loạn hết . Rồi tiền của mình cũng như tiền của người ta , thôi khỏi đi kiếm tiền ! Vợ người ta cũng như vợ mình , thôi khỏi đi cưới vợ . Mình đang ở trong cảnh giới này , mình phải làm theo cảnh giới này , tâm giải thoát của mình là ở bên trong , quý vị hiểu không ? Thí dụ làm tổng thống cũng phải tôn trọng luật lệ của nước này như thường ; ông tổng thống làm bậy cũng kẹt đó , cũng bị tù như thường , chứ đâu phải nói cầm cân công lý rồi muốn làm gì thì làm đâu . Đại khái như vậy đó !

Nhím Hoàng Kim
11-03-2008, 05:38 PM
LỤC ĐỘ BA-LA-MẬT

Sư Phụ Thanh Hải giảng tại
Huoston , Texas , U.S.A.
Ngày 1 tháng 3 năm 1991

Hồi đó Sư Phụ nghe nói ở Texas toàn là "cowboy", tưởng đâu Sư Phụ xuống xe sẽ thấy cao bồi , té ra thấy người Việt Nam không ! Ở Texas nhiều người Việt Nam nhiều lắm hả ? Năm , sáu chục ngàn người phải không ? Vậy đây biến thành quê hương thứ hai rồi ! Quý vị ở đây có vui không ? Nóng quá không ? Chịu nổi không ? Mùa hè nóng hả ? Mùa đông mát hả ? Lạnh không ? Mát hả ? Mát thường xuyên ?

Bữa nay làm quý vị đợi cũng mấy giờ ? Sư Phụ rất lấy làm tiếc . Học trò Texas không giống như những học trò ở tiểu bang khác , cũng thành cao bồi nên thời giờ không nhất định . Tại lần đầu tiên họ mời Sư Phụ mà , mời lâu lắm rồi ! Có người chạy tuốt lên trung tâm ở Los Angeles mời Sư Phụ ghé qua , nói Sư Phụ ghé đó chút đi . Sư Phụ nói : "Đường của nhà ngươi xa lắc xa lơ , Sư Phụ có đi ngang đâu mà ghé !" Vậy rồi cũng ghé được ! Lẽ ra muốn làm một chương trình thuyết pháp thì phải ấn định thời giờ rõ rệt , nhưng kiểu này là thời giờ cao bồi . Từ 10 giờ sáng tới 8 , 9 giờ tối , ai chịu cho nổi ? Sư Phụ nói : "Bộ quý vị mở hội chợ hả ? Người Việt Nam chạy tới chạy lui , không biết ngày nào , giờ nào hết !" Họ nói : "Thôi Sư Phụ , lỡ rồi ! Con in mấy ngàn tờ truyền đơn rồi , bây giờ đổi lại không được . Những người đã nhận , người ta đâu có nhận tiếp nữa !" Thành ra phải làm phiền quý vị kỳ này . Kỳ sau nếu mấy người đó tái phạm nữa . Sư Phụ sẽ thẳng tay la rầy giùm quý vị (Sư Phụ cười). Kỳ này thôi , đầu năm mới , quý vị cũng rộng lượng cho học trò của Sư Phụ . Họ nghĩ rằng Sư Phụ đến đây phải ở cả ngày cả đêm , mà quên rằng , Sư Phụ nhiều khi muốn ở cả ngày cả đêm , nhưng người Việt Nam , những người đến nghe kinh phải có thì giờ nhất định . 10 giờ sáng , ai mà nghe kinh ! Rồi từ 10 giờ đến tám giờ tối , ai biết giờ nào , ngày nào đâu ? Thành ra kỳ này , tổ chức không được chu đáo lắm . Thôi kệ , lỡ rồi . Quý vị tha nha ! Cám ơn ! (Mọi người vỗ tay).

Cũng còn năm mới , kính chúc quý vị nào hôm qua chưa đến , hoặc hôm qua đến rồi , chúc một lần nữa : "Quý vị vạn sự lành , vạn sự như ý . Muốn xum họp với gia đình , thì sớm xum họp , thì sớm xum họp , gia đình đoàn tụ , công việc làm ăn phát đạt , con cái ngoan ngoãn , muốn gì được nấy , và sớm tu thành Phật". (Mọi người vỗ tay).

Mấy lúc gần đây , thế giới mình rất rộn rịp . Mọi người đều rộn rịp tu hành , và có nhiều nơi cũng rộn rịp chiến tranh . Nhưng chiến tranh thì ai cũng biết rồi . Chiến tranh ít có ích lợi cho ai cả . Hôm nay Sư Phụ nói về việc tu hành rộn rịp của thế giới mình thôi .

Buổi sáng hôm nay , Sư Phụ được đài truyền thanh phỏng vấn . Không biết quý vị ở nhà có nghe không ? Chắc không bắt đài tiếng Anh ? Ở Washington D.C. đó ! Đài toàn quốc mà ? Hồi sáng , quý vị đi theo Sư Phụ có nghe không ? Ngủ hả ? Có người nào nghe không ? Thôi , không sao ! Họ hỏi Sư Phụ : "Cô nghĩ rằng làm những việc như cô làm có thể nào đoàn kết được những dân tộc trên thế giới không ? Hay chấm dứt chiến tranh không ?" Sư Phụ trả lời : "Nếu mọi người hiểu được tất cả những gì Sư Phụ nói , tin theo , và làm theo , thì được . Nhưng nếu không đoàn kết được tất cả thế giới lại với nhau , không giải quyết được chiến tranh lâu dài trên thế giới , thì ít ra chúng tôi cũng thắp lên những ngọn đuốc . Trong đêm đen dài tăm tối , có hai ngọn đuốc còn hơn là không". Họ mới hỏi Sư Phụ : "Như vậy , cô nghĩ rằng thế giới mình bây giờ đang ở giai đoạn tăm tối hay hay sắp bước qua giai đoạn khai ngộ , quang minh ?" Sư Phụ trả lời : "Tôi nghĩ rằng thế giới mình đang ở trong giai đoạn bước qua giai đoạn quang minh". Họ hỏi tiếp : "Tại sao ?" Sư Phụ nói : "Thí dụ như ông coi , tất cả thế giới nói chung , và nước Mỹ nói riêng , bây giờ đâu đâu cũng rầm rộ những phong trào tu thiền".

Không nói tu thiền , người ta tưởng Phật Giáo , nói mình tuyên bố , quảng cáo cho Phật Giáo . Nhưng cũng phải nói là tu thiền , chớ nói gì bây giờ . Meditation được người ta kêu tu thiền . Thiền không phải giống như Zen , không phải giống như thiền Việt Nam . Thiền là nói chung một cách tu hành , bao gồm cả sự ngồi thiền . Quý vị hiểu không ? Tất cả những đoàn thể có ngồi tĩnh lặng , quán nội tâm của mình , hoặc là niệm Phật , niệm chú gì đó , đều là bao qua mối thiền . Không phải thiền chỉ dành riêng cho Phật Giáo mà thôi . Không phải thiền dành riêng cho những người Việt Nam , hoặc những người học với Sư Phụ mà thôi . Mình nói gì phải cho công bình , chính đại . Chữ "thiền" đâu phải của Việt Nam , cũng không phải của Phật Giáo . Mình mượn của người ta , mượn chữ Sanscript , chữ Phạn . Sau này , mình thấy người khác làm , mình nói là ngoại đạo . Còn những chữ , câu kinh mình đọc trong sách Phật , phần nhiều là của người Ấn Độ . Quý vị không tin , quý vị qua Ấn Độ học tiếng Ấn rồi biết . Thí dụ , chữ "Án Lam" của mình niệm để tịnh thân khẩu nghiệp - trước khi quý quý vị đọc kinh , phải niệm Án Lam , nhớ không ? Đó là câu chú của Ấn Độ , của Bà La Môn giáo ! Thường thường , họ kêu là "Om Ram", nghĩa là tán thán Thượng Đế . Ram là Thượng Đế , biết không ? Nhiều khi , mình đi chùa , người mình kêu A Di Đà Phật ; qua Ấn Độ , họ kêu Ram Ram , hoặc Om Om , Ram Om Om Ram . Nhưng bây giờ , Ram từ tiếng Trung Quốc qua . Tiếng Trung Quốc không có nói chữ "r", nên Ram thành là Lam . Còn thí dụ , Hali Hali , Heri Heri , bên kia họ kêu là hari hari , như Hari Krisna vậy . Toàn mượn của người ta , mà còn nói người ta ngoại đạo hoài . Thiệt cũng khổ !

Nhím Hoàng Kim
11-04-2008, 08:42 PM
Sư Phụ nói rằng tất cả những đoàn thể trên thế giới bây giờ có khuynh hướng ngồi thiền rất nhiều . Chẳng hạn như nước Mỹ , nếu quý vị nghiên cứu những phong trào Yoga ở đây , hoặc những môi trường thiền định của người ta , sẽ thấy rất nhiều . Còn những sách , những thống kê nói về ăn chay thì vô số kể . Thậm chí , Sư Phụ qua Canada , mới ở Canada thuyết pháp qua đây , có mấy người Canada thọ tâm ấn , trong số đó có một người có nhà hàng chay . Ông ta ăn chay mấy chục năm nay rồi . Ngộ không ? Một xứ lạnh lẽo , ở một gốc của thế giới , gần Bắc cực , lạnh như vậy , mà có người ăn chay , mặt mày đẹp đẽ , phương phi cao lớn , hồng hào chứ ! Coi còn đẹp hơn mấy người Việt Nam mình ăn thịt nữa ! Ấy , xin lỗi , không phải , người Việt Nam mình đẹp nhứt thế giới ! (Sư Phụ cười). Nhưng thiệt tình là như vậy ! Người nào đi theo Sư Phụ ở Canada đều thấy hết , có thấy không ? Ông cao cao , lại ngồi cộng tu bữa mà Sư Phụ sắp đi , đến tiễn Sư Phụ đó ! Chẳng những ông ta có nhà hàng chay , mà còn ra một tờ báo khuyên người ta ăn chay nữa . Trong tờ báo , ông viết tất cả những tài liệu về ăn chay . Thấy không ? Ngon hơn Phật Giáo của mình , Phật tử của mình ! Mà ông làm như vậy từ bao nhiêu năm nay rồi ! Nhà hàng càng ngày càng mở lớn . Ông nói bây giờ sắp mở thêm một nhà hàng mới , lớn gấp mấy nhà hàng hiện tại . Thấy chưa ? Chỉ một mình thôi đó ! Cho nên phải biết rằng sự ăn chay và tu hành ngày hôm nay không còn là điều lạ lùng nữa , không có gì là thần bí nữa , không còn điều gì mà để mình phải đứng đó la lối om xòm , nói tu thế này là đúng , tu thế kia là đúng . Mình phải nghiên cứu thêm nhiều . Nhất là những người Việt Nam hôm nay đã được may mắn ra ngoại quốc , ở một xứ mà mình cho là văn minh hơn nhiều nước khác , có nhiều tài liệu để mình học hỏi , có sự tự do tín ngưỡng , có sự tự do chọn lựa , có sự tự do làm người , và rất nhiều điều kiện để mình học hỏi những điều đạo lý . Sư Phụ nghĩ rằng những người Việt Nam qua đây phải lẹ lẹ , gấp gấp hòa hợp với phong trào thăng tiến của nước này , hoặc những nước văn minh trên thế giới . Chứ bây giờ mình qua đây còn cứ ôm mớ kinh điển cũ mà mình không hiểu gì hết . Mình cứ ôm mấy cách tu hành mà mình không thấy kết quả , rồi lại công kích những người mới và phương pháp tu hành của người ta tiến bộ và có ích lợi . Cứ như vậy hoài thì làm sao ? Điều đó có hại cho mình và cho dân tộc mình .

Mai mốt những người Việt Nam ở đây , về nước phải làm gương cho những người ở Việt Nam , những người vì định mệnh , vì những điều kiện nào đó , không được ra ngoại quốc để học hỏi tự do như mình . Quý vị đừng nghĩ rằng Thượng Đế , hoặc Trời Phật đưa quý vị ra ngoại quốc để chơi , để kiếm tiền đâu ! Có lẽ có một kế hoạch nào đó trọng đại hơn như vậy , để thứ nhứt , hòa hợp nhiều dân tộc trên thế giới với nhau . Trước kia , người Việt Nam chỉ ở Việt Nam , bây giờ người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới ! Như vậy cũng vui ! Sau này , mình có bà con , anh em , cha mẹ , giòng họ , là người Úc , người Mỹ , người Tây Ban Nha , người Bồ Đào Nha , người Pháp , người Đức , người Đan Mạch , người Na Uy , tùm lum hết ! Vậy mình là bà con của tất cả các nước ! Vậy vui chứ ! Rồi mình hấp thụ được tất cả những văn minh thuần túy nhất . Nước mình có tất cả . Thấy không ? Như vậy là mình ngon chứ ! Bây giờ quý vị ở đây vừa phục vụ cha mẹ , anh em , vừa kiếm tiền để bảo đảm sinh kế của mình , nhưng cũng phải vừa tiếp tục học hỏi những gì tinh hoa của nước họ . Mai sau , nếu mình có nhớ quê hương , mình có thích về quê hương , hoặc có dịp nào đó về quê hương , mình phải làm một ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam (Mọi người vỗ tay).

Sư Phụ tuy đi đông đi tây , nhưng đã sanh ra ở Việt Nam , có nợ nần với nước đó , ăn cơm ở nước đó để mà lớn khôn , hưởng thụ nền giáo dục của nước đó mà trưởng thành . Cho nên những việc làm của Sư Phụ ngày hôm nay là để đóng góp vào nền văn minh của xứ sở và , nếu được sự tin cậy của quốc tế , thì có thể làm rạng danh chút đỉnh cho nòi giống của mình . Sư Phụ không có ý đồ gì hết ! Nếu quý vị nghĩ rằng mình muốn làm người công dân Việt Nam yêu nước thiệt tình thì phải tìm tòi học hỏi . Như những việc Sư Phụ nói ngày hôm nay , quý vị không tin cũng không sao , để từ từ học hỏi . Những gì Sư Phụ nói ngày hôm nay , hoặc trên đài truyền hình , hoặc qua báo chí sách vở của học trò Sư Phụ in ra , nếu quý vị không tin , cũng đừng vội từ chối liền , phải không ? Vì còn nhiều điều khác chứng minh đó là thật .

Cũng như hồi xưa , ông Nguyễn Trường Tộ qua Pháp , rồi về nước kể lại cho vua chúa quan viên nghe rằng : "À , nước Pháp khác với nước mình quá ! Nước thì trong tường chảy ra , đèn thì chụp ngược xuống đất , xe ở ngoài kia không cần ngựa kéo". Vua bắt chém đầu về tội khi quân ! Sao dám khinh thường triều đình ? Triều đình không biết chuyện này , sao ngài biết được ? Vậy mà giết người ta được ? Khi xưa , những vị vua quan đều nghĩ rằng Thiên Tử là con của Trời , nói gì cũng trúng hết , quan trong triều là thông minh nhất trong nước , được tuyển chọn làm quan đặng mà lãnh đạo cả một khối dân tộc . Cho nên họ không thể tưởng tượng rằng có những điều mà họ chưa biết được . Tại họ không tới nước Pháp . Nếu họ qua Pháp thì họ cũng thấy y như vậy thôi : đèn cũng ngược đầu xuống đất , nước cũng ở trong tường chảy ra - cái "robinet", vòi nước vẫn chảy ra đó . Bây giờ ai cũng biết , nhưng cách đây mấy trăm năm , vua chúa triều đình có ra ngoài cổng thành để thấy đâu mà biết ! Có đi thì cũng vô rừng nào đó săn bắn vài con nai đem về thôi , chớ đâu có đi đâu ! Dân tình ở trong nước còn không biết , hà huống chi là những việc văn minh ở nước ngoài .

Nhím Hoàng Kim
11-07-2008, 06:46 PM
Bây giờ , thế kỷ 21 rồi , nước Việt Nam đã đau khổ nhiều quá rồi , bởi mình làm những điều không lành như vậy , chớ cũng không nên trách cứ riêng gì người cộng sản , hiểu chưa ? Sư Phụ không đồng ý với người cộng sản , nhưng mình cũng phải nhận lỗi của mình . Tại sao ? Người Việt Nam mình quá thờ ơ , có nhiều người Việt Nam thờ ơ không màng tới nhân tình , không màng tới chính trị của đất nước , không màng tới những tân tiến của những nước khác . Cho nên mình mới chịu thảm cảnh ngày nay . Tuy là thảm cảnh , nhưng mình cũng có thể hy vọng đây là một bài học cho mình để thúc đẩy mình tiến trên con đường tiến hóa của vũ trụ . Nếu mình còn ở đây phỉ báng lẫn nhau , vạch áo cho người xem lưng , thì dầu Sư Phụ có đi toàn cõi thế giới , toàn vũ trụ mà xưng tán người Việt Nam đi nữa , cũng chỉ vô ích mà thôi . Dầu Sư Phụ cứu hết người Việt Nam ở các trại tị nạn ra đi nữa , mai mốt cũng vậy thôi . Quan trọng là ở quý vị , bổn phận của quý vị phải làm , bổn phận của mình phải tự học hỏi . Sư Phụ chỉ cống hiến một phương pháp học thôi . Nếu quý vị thấy hợp lý , thì cứ vô tự nhiên , không mất tiền mất bạc , không mất gì hết . Xứ này là xứ tự do , Sư Phụ không dạy những điều phương hại tới một quốc gia nào , một đoàn thể nào , hoặc phương hại tới tất cả trật tự an ninh của xã hội hoặc đạo đức của con người , thì không ai có thể và nên trách cứ Sư Phụ được .

Bây giờ trên thế giới , nước nào cũng có rất nhiều đoàn thể tập trung với nhau đặng ngồi thiền . Có rất nhiều phương pháp ngồi thiền và có rất nhiều tổ chức . Có tổ chức thâu tiền , có tổ chức không thâu tiền . Có người đi truyền bá khắp các nơi trên thế giới , có những vị thầy ở yên một chỗ để người ta biết mình tìm đến vậy thôi . Những đoàn thể , dù thâu tiền hay miễn phí , dù quảng bá trên thế giới hoặc ngồi yên một chỗ đợi những người có duyên tới , dù ngồi thiền cách nào đi nữa , cũng đã cống hiến một bầu không khí hòa bình cho thế giới này . Càng có nhiều đoàn thể như vậy , thế giới càng văn minh , càng tiến bộ , càng hòa bình . Sư Phụ chỉ là một ngọn đuốc nhỏ trong môi trường này mà thôi . Trời Phật hình như đã bắt buộc Sư Phụ phải ra làm việc này , Sư Phụ từ chối không được . Sư Phụ đã từ chối biết bao lần , nhất là trước khi ra , từ chối ba , bốn lần . Lần nào bị phát hiện ra , Sư Phụ cũng bỏ chạy mất . Sư Phụ bỏ chạy qua nước khác , cũng bị phát hiện , rồi lại bỏ chạy . Chạy tới ba bốn lần , tới lần thứ tư , Sư Phụ nói thôi , đầu hàng , phải ra nhận lãnh trách nhiệm . Không phải hồi đó Sư Phụ tránh trách nhiệm , nhưng Sư Phụ nghĩ rằng mình chưa làm được gì cho thế giới . Sau này , ra làm việc rồi , mới thấy có làm được chớ không phải không . Không muốn nói là rất nhiều , nhưng cũng có làm được chút đỉnh .

Bây giờ , những người Việt Nam ở Mỹ phải gấp gấp học hỏi theo đà tiến triển của nước Mỹ và của nhân loại , vì mình cũng lớn tuổi rồi . Những người nào qua đây cũng thập tử nhất sanh mới qua được . Nếu qua đây mà mình chỉ kiếm tiền thôi , thì uổng quá , uổng quá ! Nước Việt Nam đâu cần tiền đâu ! Nước Việt Nam mình giàu nhứt thế giới : mỏ vàng , mỏ bạc , mỏ uranium , mỏ chì , mỏ kẽm , mỏ thiếc , thiếu gì ! Từ hồi xưa , từ hồi Pháp tới bây giờ , khai khẩn nhiều , nhưng sau này , chiến tranh loạn lạc hoài , mình không đủ điều kiện khai thác tài nguyên phong phú của nước mình mà thôi . Chớ nước Việt Nam gì cũng có ! Đạo đức cũng có , hiếu thuận cũng có , văn hiến năm ngàn , bốn ngàn năm gì đó ! Mình là một trong những nước kỳ cựu nhất rên thế giới . Quý vị biết , lẽ ra mình phải là bậc đàn anh , nêu gương sáng cho thế giới mới phải . Cho nên quý vị qua đây không phải kiếm tiền để gửi về Việt Nam là đủ , nên nhớ thêm bổn phận trọng đại của mình . Nếu chưa biết thì hôm nay Sư Phụ nói cho biết . Không phải Trời Phật phóng quý vị ra tất cả các nước trên thế giới để kiếm tiền đâu ! Việt Nam đâu cần tiền ! Lúc xưa mình có chiến tranh , mình cũng chưa đói mà ! Mình đâu phải vì kinh tế mà đi . Ai cũng biết như vậy . Nước mình lúc nào cũng đầy đủ thức ăn , cây trái thiệt nhiều . Sư Phụ nhớ lúc còn đi học , có đủ thứ trái cây hết . Đi Bình Dương , Long Thành hái bao nhiêu cũng được , rất rẻ tiền . Mình tự đi hái , rất rẻ . Lúa thì xuất cảng không hết , mà lúa Việt Nam lại nổi tiếng nhất Đông Nam Á , và nổi tiếng nhất thế giới nữa . Ai cũng biết gạo mình là ngon nhất . Hồi xưa , nói chuyện ăn mặn , phải nói đến nước mắm . Nước mắm cũng nổi tiếng nhất thế giới . Cho nên Việt Nam , nếu hòa bình rồi , thì giúp đỡ cả thế giới cũng không hết . Nhưng những người Việt Nam ra hải ngoại phải học cho nhiều , đặng về mới cùng nhau làm việc , phát triển được nền văn minh và kinh tế của Việt Nam . Quý vị đừng nên quên chuyện này . Muốn phát triển , phải làm sao đây ? Muốn học cho giỏi , không phải chỉ coi sách vở mà đủ . Coi sách vở thì tốt , để mở rộng tầm kiến thức của mình , để quan niệm của mình không còn hẹp hòi nữa , mà trở nên bao dung , sáng suốt . Còn phải thực hành những điều mình học .

Nhím Hoàng Kim
11-12-2008, 06:19 PM
Bây giờ muốn học cho lẹ , cho dễ hiểu thì phải tu tập thiền quán . Trong kinh Kim Cang , Phật nói có 6 phép Ba La Mật : Bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , rồi trí huệ , phải không ?

Bố thí là gì ? Đối với cha mẹ , anh em , bà con , mình rộng rãi . Đối với người tỵ nạn , mình giúp đỡ . Đối với những người chưa biết Phật pháp , mình giảng giải cho họ nghe , nếu mình biết . Hoặc mình biết gì thì giảng điều đó . Nếu mình không biết , thì nói điều này tôi chưa biết . Không được "đánh trống lấp qua cửa sấm", kêu bằng át giọng người ta : "Anh nói như vậy là ngoại đạo". Như vậy không được , mình không nên che lấp sự vô minh của mình . Nếu mình biết thì chỉ cho người ta . Sau này , mình tu Pháp Quán Âm hoặc tu pháp môn nào đó , mình được khai ngộ sáng suốt , mình đem sự sáng suốt của mình chỉ dạy cho người khác , giúp đỡ người khác cũng sáng suốt như mình . Đó là sự bố thí . Bố thí tiền bạc , bố thí sức lực , bố thí tinh thần , và bố thí tâm linh . Đức Phật nói rằng bố thí về tâm linh là cao lớn nhất . Tuy nhiên , người ta đói chết tới nơi rồi mà mình cứ đứng đó nói chuyện tâm linh hoài , người ta nghe không vô , nên cũng phải cho người ta tiền bạc . Lúc người ta đau ốm , bệnh hoạn , người ta không có tiền hoặc lúc người ta cần những vấn đề tài chánh , vật chất , mình phải giúp đỡ người ta nữa . Trong kinh Dược Sư có kể rằng : Ngài Dược Sư , lúc còn tu hạnh Bồ Tát , ai xin gì Ngài cũng cho hết . Những chuyện vật chất là Ngài cho hết . Người thiếu thốn mùng mền , thuốc men , quần áo , cơm gạo , Ngài cho người ta ăn uống no nê , khoẻ mạnh , rồi mới đem pháp thượng thừa dạy bảo cho họ thoát sanh tử luân hồi . Chúng ta là những người được gọi là Phật tử , cũng phải làm y như vậy , nếu có thể được . Nếu mình không làm được , mình ủng hộ tinh thần cho những người làm việc tốt đó . Chớ không phải thấy người ta làm việc tốt rồi mình ghen , chỉ trích , nghi ngờ người ta , làm cho người ta lung lay tinh thần , làm cho người ta bại hoại thanh danh , công lao lý tưởng của người ta bị lung lay , sụp đổ , là tội mình nhiều lắm . Đã không làm phước , còn làm tội nữa . Sư Phụ nói "bố thí"đại khái vậy thôi . Nếu giảng một chữ "bố thí", mấy ngày cũng chưa hết . Có nhiều cách lắm . Thí dụ mình không chửi bới người ta để người ta an tâm , không sợ mình báo thù , báo hận , đó cũng là một sự bố thí . Quý vị hiểu không ? Bố thí rất nhiều , Sư Phụ nói đại khái thôi . Tiếng Việt của Sư Phụ cũng không rành lắm , tại đi 20 năm rồi , lâu lâu mới tiếp xúc với người Việt Nam một lần . Quý vị có điều chi không hiểu , một lát hỏi nhe !

Rồi trì giới , người tại gia chỉ có năm giới thôi . Dễ lắm , dễ lắm , ráng mà giữ . Trì được giới nào hay giới đó . Thứ nhứt là giới sát sanh . Mình phải ráng giữ được chừng nào hay chừng đó , tất cả những giới khác đều bao gồm trong đó . Giới sát sanh , tiếng Phạn là Ahimsa , nghĩa là không làm hại tới những người khác , chớ không phải là "sát" mà thôi , không làm hại bao gồm thân , khẩu , ý , cũng đều là không làm hại người khác . Thí dụ mình không giết con vật nào , mình không giết ai hết , nhưng mình ăn mặn , đó cũng là một cách gián tiếp sát sanh . Tại mình không ăn thì ai giết ? Trong kinh Phật có nói : "Sát gián tiếp và trực tiếp". Trực tiếp là tự mình giết , gián tiếp là vì mình mà người ta giết . Thành ra đừng chối cãi điều này . Nhiều khi trong chùa cũng có giảng rõ ràng , nhưng quý vị ít đi chùa , hoặc đi chùa chơi chơi , bận quần áo cho đẹp , không để ý nghe . Vô lạy Phật , cúng một hai đồng bạc , rồi cầu một dẫy cho không biết bao nhiêu giòng họ , bà con ba bốn đời , cúng hai ba trái cây , nhiều khi đem về nhà ăn luôn đặng cho có phước . Không biết Phật làm việc quá trời , quá đất , lấy hai ba đồng bạc của mình mà chết luôn . Nhiều khi quý vị đi chùa không hỏi pháp với quý thầy , thấy chưa ? Không chịu tới đó học hành , không học hỏi nơi quý thầy , cho quý thầy có dịp thi thố sự hiểu biết về đạo đức của quý thầy , thứ nhứt ; thứ hai , quý vị càng hỏi , quý thầy càng phải học thêm , nên quý vị cũng giúp đỡ cho quý thầy học hỏi thêm kinh điển , đặng có người hỏi , quý thầy sợ mấy người cư sĩ giỏi hơn mình . Thành ra quý vị đi chùa , nếu không tìm quý thầy mà học là quý vị vừa hại quý thầy , vừa hại mình , làm cho chùa đó tàn nữa , hiểu không ? Chùa không còn đúng nghĩa là chùa nữa . Chùa không phải là chỗ mình đến xin xỏ ân huệ . Mình đến đó để khai mở trí huệ , mình không nên lúc nào cũng cầu cạnh Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Đức Phật Tổ Như Lai ban ân huệ cho mình , mà mình phải làm một vị Quán Thế Âm Bồ Tát , tìm cách đạt ngôi vị Bồ Tát , đặng cứu khổ , cứu nạn . Chớ một mình Quán Thế Âm Bồ Tát , mà trăm ngàn , hằng hà sa số chúng sanh cầu hoài thì tội nghiệp cho Ngài quá , phải không ? Mình làm đệ tử sao không có lòng nhân ? Tội nghiệp một mình Ngài phải gánh đủ thứ : Người nước Việt , người nước Tàu , người nước Thái , người nước Ấn , người nước Sri Lanka . Người nước Phật giáo nào cũng cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , mà không ai chịu làm Quán Thế Âm Bồ Tát , không ai chịu tu hành để đạt quả vị của Ngài , gánh bớt nghiệp của Ngài , gánh bớt công việc làm của Ngài . Vậy lòng từ bi đại trượng phu của mình ở đâu ? Không lẽ tối ngày cứ ăn rồi xách giày cho Phật , rồi ôm chân Phật hoài vậy sao ? Đời đời kiếp kiếp làm nô lệ sao ? Làm nô lệ cho Phật cũng chỉ là nô lệ mà thôi , có ngon lành gì đâu ?

Nhím Hoàng Kim
11-13-2008, 06:40 PM
Cho nên quý vị đi chùa , nếu nói đi chùa thiệt , thì phải học hỏi . Đi nhà thờ thiệt thì phải ráng tìm mấy ông cha mà hỏi . Hỏi đạo , hỏi cho rành , hỏi không được thì kiếm chỗ khác hỏi . Như vậy mới là đi chùa hoặc đi nhà thờ . Chùa hoặc nhà thờ , vốn lập ra đặng người ta đến học hỏi đạo lý và ngồi thiền thanh tịnh . Vì những chỗ ngoài kia loạn động , người ta ngồi thiền không được yên tịnh . Chùa là chỗ thiền quán , trung tâm thiền mới là đúng ! Bây giờ chùa là chỗ nam thanh , nữ tú bận quần áo cho đẹp , đặng người ta thấy , người ta coi thôi . Đốt hai ba cây nhang để đó , vậy là "tôi đi chùa", rồi về . Trước khi đến và sau khi đến cũng không biết gì thêm ! Vậy đi chùa đâu có lợi gì ? Cũng chưa biết ông Phật ở trên bàn có cho mình điều mình muốn hay không nữa ? Cứ cầu đại , rồi ổng trả lời hay không , mặc kệ , cứ đi về ! Tại sao người ta chưa trả lời , lại bỏ chạy về là sao ? Vậy uổng trái cây , thiệt đó chớ ! (Mọi người vỗ tay).

Bây giờ Sư Phụ đề nghị quý vị mỗi lần tới chùa cúng Phật , đợi ông Phật gỗ mở miệng ra mới được về . Nhưng quý vị cúng là cúng vậy , trong lòng biết là ngài không có hưởng gì , nếu không chắc xỉu ! Nếu Ngài mở miệng ra ăn mấy trái táo của quý vị là quý vị xỉu , hoặc bỏ chạy , kêu : "Ma ! Ma ! Ma ! Ma nhập ! Ma nhập tượng gỗ !" Đã biết không được mà cứ cúng hoài ! Đã biết không linh mà vẫn cúng ! Thì thôi , cũng được đi , ông Phật gỗ , ổng không nói chuyện , thì phải kiếm mấy ông thầy còn sống , mấy ông tăng đó , để hỏi , cho ổng có dịp làm bổn phận của một vị thầy tu và có cơ hội học hỏi thêm . Như vậy mới kêu là đi chùa , còn không thì chùa chỉ là cách trang hoàng cho một nước mà thôi . Chớ không kêu là : "Che chở hồn dân tộc" được , không thể kêu là : "Nếp sống muôn đời của tổ tiên" được .

Tổ tông hồi xưa sống khác với mình bây giờ . Tổ tông của mình là những thiền sư . Tổ tông của Phật giáo là một vị Phật sống . Còn nếp sống của mình bây giờ đâu phải là nếp sống muôn đời của tổ tông nữa ! Cứ bây nhiêu đó mà nói hoài : "Mái chùa che chở hồn dân tộc , nếp sông muôn đời của tổ tông". Có che chở được hồn dân tộc không ? Có đem ngôi chùa từ Việt Nam qua đây che chở hồn của mình được không ? Đâu có được ! Chùa để chỗ nào là để chỗ đó ! Chiến tranh xảy ra thì chùa chiền cũng biến thành offices , những chỗ làm việc của chính phủ , còn tàn mạt hơn hồi xưa . Tại mình không học Phật một cách chánh đáng để bảo vệ truyền thống của tổ tông muôn đời của mình . Tổ tông của Phật giáo là những vị đại thiền sư . Quý vị về nhà đọc "Thiền sư Việt Nam" của Thượng Tọa Thích Thanh Từ thì quý vị biết những người Việt Nam hồi xưa tu hành như thế nào , có những nhà đại thiền sư như thế nào , có những người khai ngộ như thế nào ! Đọc lịch sử Phật Giáo , những câu chuyện Phật Giáo , biết Đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm những gì ! Đó mới kêu là nếp sống muôn đời được ! Còn bây giờ mình vừa ăn mặn , vừa uống rượu , không biết Phật giáo bao nhiêu , vô chùa không hỏi han , về chùa cũng không hỏi han gì , làm sao mình nói nếp sống muôn đời của tổ tông được ?

Sư Phụ rất buồn đã làm Phật lòng quý vị . Sư Phụ cũng muốn ráng ngày nào cũng nói quý vị tốt , quý vị giỏi , quý vị hay , quý vị thông minh , quý vị là những người Phật giáo giỏi , hay , để quý vị thương Sư Phụ . Nhưng nói như vậy cũng giống như người bán hàng ở ngoài chợ thôi , đặng cho được lòng quý khách , đặng được lợi cho mình , chớ không phải lợi cho người ta ! Hoặc lợi cho mình nhiều , mà lợi cho người ta ít , đặng bán hàng cho chạy . Cho nên nhiều người không thích Sư Phụ là vậy ! Sư Phụ cũng không trách họ , vì "trung ngôn nghịch nhĩ" - lời ngay thì trái lỗ tai . Nhưng nếu mình là người có học và có khí phách trượng phu , không bao giờ để những lời lẽ thẳng thắn đó làm bạc nhược trí huệ của mình , làm chướng ngại cho đường tiến hóa của mình . Mình phải biết rằng những lời thẳng thắn là những lời phát xuất từ những người bạn tốt , không sợ làm phật ý mình , vì quyền lợi của mình , vì tốt cho mình mà nói . Còn nói ngọt nói ngon , thì ngoài đời ai cũng làm được ! Mình có tiền là ai cũng ngọt với mình ! Thấy chưa ?

Nhím Hoàng Kim
11-14-2008, 04:42 PM
Người Việt Nam bây giờ nên hiểu rằng mình khác hơn khi mình còn ở trong nước . Nếu ra ngoài mà không chịu học những cái hay của người ta để hòa hợp với những cái hay của mình - nhưng không phải bỏ phong tục Việt Nam nha , không phải bỏ những nề nếp hay của Việt Nam - mình dung hòa thêm để làm giàu cho trình độ văn minh , vừa bảo tồn văn hóa của nước mình , vừa làm đẹp văn hóa của nước mình mà thôi . Tại sao người Việt Nam có đặc tính kêu là "stand out", tiếng Việt là gì ? À , nổi bật ! Tại sao người Việt Nam có cá tính nổi bật hơn tất cả những nước khác trên Đông Nam Á ? Tại sao ? Tại vì người Việt Nam hấp thụ được rất nhiều nền văn minh . Sư Phụ nghĩ rằng người Trung Hoa xâm chiếm nước mình là một điều rất đau thương cho dân tộc , nhưng họ cũng đem lại không ít những tinh hoa của dân tộc họ và làm giàu cho văn hóa của nước Việt Nam . Rồi những người Pháp đến Việt Nam , họ xâm chiếm nước mình một thời gian , một trăm năm hay mấy chục năm đó , cũng rất là đau khổ cho nước Việt Nam , nhưng mình cũng học được nhiều điều . Rồi những nước khác như Nhật , Nga , Mỹ , này kia kia nọ , qua .

Sư Phụ nghĩ rằng đó cũng là sự sắp đặt của Trời Phật để cho nước Việt Nam có cá tánh nổi bật . Như vậy mình phải hiểu lợi điểm của dân tộc mình mà phát triển thêm lên . Phải dùng sự thiền quán , phải dùng sự tu hành chân chính để phát triển thêm nền văn hóa của nước mình , nếu mình nói rằng mình là người yêu nước . Không phải đánh lẫn nhau hoài . Bữa nay người ta thắng mình , mai mốt mình đánh thắng họ . Đánh tới , đánh lui hoài cũng chết hết dân thôi . Bây giờ lỡ rồi thì thôi .

Mình ở nước ngoài , phải trau dồi nhân cách và sự hiểu biết của mình , mai mốt về Việt Nam sẽ có ngày dùng đến , có lẽ dùng đến một ngày rất gần . Chế độ cộng sản trên thế giới đều sụp đỗ lần lần , hầu hết rồi . Bây giờ Việt Nam còn èo èo đó , không ai ủng hộ đằng sau , chắc cũng xẹp nay mai . Có điều lâu hơn , xẹp lần lần . Việt Nam tuy là cộng sản , nhưng cũng có tính kiêu ngạo của người Việt Nam , hiểu chưa ? Đâu có thua lẹ vậy ! Thua lẹ mất mặt sao ? Từ từ chớ , từ từ rồi tôi nhận lỗi của tôi , phải không ? Thôi , mình cũng phải để lâu lâu , để cho họ êm êm rút lui . Cho nên mai mốt trở về Việt Nam , mình sẽ đem nững tinh hoa từ nước khác về làm giàu cho dân tộc của mình . Quý vị đừng quên điều quan trọng nhất , điều làm cho mình có thể mau tiến bộ nhất , lãnh hội được nền văn minh của những nước khác nhau nhất là mình phải có trí huệ . Trí huệ từ đâu đến ? Từ sự thiền định mà ra . Cho nên Đức Thích Ca Mâu Ni Phật mới nói rằng : "Bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , trí huệ" là như vậy .

Trì giới là giữ năm giới , dễ quá ! Rồi bây giờ : bố thí , trì giới , nhẫn nhục .

Không phải quý vị nói rằng người ta đánh quý vị , quý vị ráng nhịn , đó là "nhẫn nhục". Không phải , không phải ! Nhẫn nhục là mình không còn "nhẫn" nữa . Là như thế nào ? Thí dụ , người ta đánh mình , người ta chửi mình , mình không thấy là quan trọng . Đó mới kêu là nhẫn nhục . Sự nhẫn nhục này từ trong sự tu hành có trí huệ mà ra . Tu hành có trí huệ rồi , lòng nhân đạo cũng sẽ phát triển . Cho nên trong Thánh Kinh cũng nói : "Seek you first , then the kingdom of God and all other things shall be added into you - Phải tìm Thiên quốc ở trong con trước nhất , rồi tất cả những đạo đức khác , những điều khác sẽ được thêm vào". Tìm Thiên quốc , có nghĩa là tìm Niết bàn của mình , tìm Phật tánh của mình , "phản văn văn tự tánh" đó ! Tự chiếu lấy mình mà tự hiểu mình là ai . Đó là phép thiền quán chánh đẳng nhất , có hiệu quả nhất , mau nhất . Đó là phép ngồi thiền nghe tự tánh của mình . "Nghe" không phải nghe bằng lỗ tai , tạm thời nói bằng "nghe" thôi . Thật ra phải nói là quan sát tự tánh của mình , nhận biết tự tánh của mình mới đúng hơn . Nhưng vì bên trong cũng có những âm thanh , những âm nhạc , những Phật âm đó , nên mình nghĩ rằng mình "nghe", phải nói là "nghe". Nếu không , phải nói là mình nhận biết .

Nhím Hoàng Kim
11-15-2008, 04:22 PM
Lòng nhẫn nại của mình do đâu mà không có ? Bởi vì mình không có lòng thương thiệt tình , không có tình thương tuyệt đối của Chúa và của Phật . Cho nên quý vị thấy người Việt Nam mình hoặc người Phật Giáo nói rằng : "Chúa không phải là Phật" hoặc "Chúa thấp hơn Phật". Lấy đâu mà nói như vậy ? Mình đâu phải đẳng cấp như Chúa mà mình xét Chúa thấp hay không thấp ? Ít ra mình cũng bằng Chúa , mình mới nói được ! Sao mà xét bậy vậy ? Thí dụ một người bị đóng đinh , như Đức Chúa Giêsu bị đóng đinh , mà giờ phút cuối cùng còn cầu Thượng Đế tha lỗi cho những người làm mình đau khổ . Đó là ai ? Những người như vậy , phải biết họ là Bồ Tát hóa thân mới có lòng từ bi vô lượng như vậy được . Người thường như vậy , phải biết họ là Bồ Tát hóa thân mới có lòng từ bi vô lượng như vậy được . Người thường như mình làm gì mà tha thứ cho ai được , phải không ? Không chửi là may rồi , chớ làm gì có chuyện cầu Thượng Đế tha cho nó ! Thí dụ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thấy Đức Chúa làm như vậy cũng phải tán dương thôi ! Tất cả Bồ Tát mười phương thấy Đức Chúa Giê Su chỉ dạy người ta làm những điều lành , rồi chết vì đạo , chết vì bị người ta hiểu lầm , mà vẫn tha thứ cho những kẻ thù , vẫn cầu nguyện cho kẻ thù , thì Phật rước lên liền , lên làm bạn chớ ! Thế giới Tây Phương Cực Lạc thiếu và hiếm những người như vậy . Nhà cửa , lâu đài nhiều , mà trống rỗng , không ai ở .

Hôm qua , có một vị đồng tu của Sư Phụ - thế gian mình kêu là học trò của Sư Phụ - nếu nói đồng tu thì quý vị tưởng rằng là người học chung thầy , nên phải gọi là học trò . Người học trò đó nói : "Sư Phụ , bữa hôm con ngồi thiền , đi lên thế giới nào đó , thấy lâu đài đẹp quá , mà sao trống rỗng , không ai ở". Sư Phụ nói : "Ờ , tại không ai tu hết , thành ra trống . Nhà ở trên đó vừa đẹp , vừa không mất tiền , vừa sang , vừa rộng rãi , mà không ai dành , không ai chịu lên , thành ra trống chứ sao con !" Rồi Sư Phụ đùa một câu : "Đợi quý vị lên ở đó ! Nhà xây sẵn rồi !"

Sư Phụ nói rằng Đức Phật thấy Chúa làm như vậy thì Phật cũng rước lên liền , vì trên kia thiếu những người như vậy , thấy không ? Cho nên phải biết Chúa là một vị Phật , một vị Bồ Tát chứ còn đòi , còn cứu xét vấn đề gì nữa ? Phải không ? Nếu Chúa không tu thật tình , Chúa không nhận được tự tánh của mình , thiên quốc ở trong tâm của Chúa , đời nào Chúa là một người vĩ đại có thể tha thứ cho kẻ thù trong lúc mình đau đớn cùng cực nhứt , trong lúc người ta chửi bới , người ta đâm giáo , đâm gươm bên hông , rồi người ta dùng gai chông quấn trên đầu , rồi đóng đinh ? Quý vị chịu nổi không ? Quý vị đóng đinh , mà lỡ đóng vào tay chút xíu đã không chịu nổi rồi , còn nói gì đóng cả ngày , cả đêm như vậy , đứng đó mà dang tay chịu như vậy , còn cầu Thượng Đế tha thứ cho những người đó nữa , thì phải biết người ta là Phật sống , còn hỏi gì nữa ? Không ngang hàng Đức Thích Ca thì ngang hàng với ai ? Còn ngồi đó nói Đức Phật giỏi hơn Đức Chúa ?

Bây giờ , muốn đạt được lòng thương thật sự như Chúa thì phải nhận biết được TA LÀ LÒNG THƯƠNG đó ! Người ta mới nói : "GOD IS LOVE - Thượng Đế là Tình Thương , lòng Từ Bi". Cho nên mình mới xưng tán Phật là Đấng Đại Từ Bi , Chúa là Đấng Đại Bác Ái , Thượng Đế là Tình Thương Bao La . Nếu mình không biết mình có tình thương đó , mình còn xa Thượng Đế , rất xa . Nếu mình không có lòng từ bi vô cùng và thật sự đó , mình biết rằng mình còn xa Phật rất xa , rất xa . Đừng nói mình là Phật tử , hoặc Thiên Chúa Giáo . Tu hành phải biết lượng công đức của mình , phải biết đo lường sự tiến bộ của mình , không phải cứ nhắm mắt , rồi thấy ai nổi tiếng , thấy ai làm những điều hay , điều giỏi , hoặc có nhiều tín đồ , mình ngồi đó mình viết bậy , viết bạ , mình ghen . Mình nói bậy , nói bạ mà không tự xét mình đã tu tới đâu , mình làm được những gì ích lợi cho ai chưa ? Những tham , sân , si của mình , những ích kỷ , nhỏ nhen của mình , những ghen ghét bậy bạ của mình , mình đã kềm hãm được chưa ? Cứ ngồi phê bình người khác thì dễ quá , mà không chịu xét mình , uổng cho cuộc đời của mình ! Mai mốt rồi cũng xuống mồ hết . Hai , ba chục năm nữa , người chửi , người bị chửi cũng đi xuống đất hết ! Bây giờ không kịp tu , thì người chửi , người bị chửi đã khác nhau ở cõi đời này rồi ! Mai mốt lìa khỏi mảnh đất này , lìa khỏi gia đình này , còn khác nhau một trời , một vực nữa . Người tu thì lên cõi cao , trí huệ sáng suốt ; người không tu thì cứ chìm đắm trong cõi u tối này , trong cõi đời vật chất này mà thôi . Lúc làm người , lúc làm trâu , lúc làm bò , lúc làm thần , lúc làm quỷ , có bây nhiêu đó mà làm hoài ! Đóng hoài mấy vai tuồng dở ẹt !

Nhím Hoàng Kim
11-16-2008, 01:51 PM
Cho nên tại sao Đức Phật và Đức Chúa có sự nhẫn nhục mà không nhẫn nhục đó ? Quý vị đã biết , vì họ đã đạt được tình thương . Nếu mình đạt được tự tánh , Phật tánh đó , tự nhiên mình sẽ dễ dàng nhẫn nhục . Mình nhẫn nhưng không thấy mình nhẫn nữa . Đức Chúa Giê Su bị người ta đóng đinh mà không cảm thấy người ta xúc phạm tới Ngài , hoặc làm Ngài khổ sở , mà chỉ thương hại cho những người vô minh , sau này sẽ chịu quả báo , nên Ngài cầu Trời , khẩn Phật tha thứ cho những người đó . Phải biết Ngài là vô cùng không Ngã nữa , không còn cái Ngã nữa , chỉ thương người khác mà quên cả thân mình , quên cả thân mình đau đớn , khổ cực ở trên Thánh giá , mà lo mà cầu cho người khác . Những người tầm thường , họ cầu cho mình , phải không ? Cầu cho mình trước tiên chớ ! Nhưng Chúa quên luôn cả thân mình đang đau khổ , mà lo cầu cho mấy người vô minh sắp bị chìm đắm , sắp bị tội lỗi , sắp bị phán đoán . Phải biết người ta là Phật sống rồi , khỏi cần biết Chúa dạy gì ! Con người đã đạt tới trình độ bác ái vô cùng như vậy là một vị Phật sống rất là cao cấp . Bây giờ quý vị đã thấy sự tương đồng giữa Phật và Chúa chưa ? Thấy không ? Hay là chưa thấy ? (Thính giả đáp : Dạ , thấy). Cám ơn ! (Mọi người vỗ tay).

Bây giờ đến "tinh tấn". Tinh tấn nghĩa là gì ? Mình đã chọn một con đường tu , thí dụ như tu Pháp Môn Quán Âm , dù có gặp thử thách mấy đi nữa , có người nào quyến rũ mình , hoặc nói những điều xằng bậy về pháp môn của mình , về Sư Phụ của mình , mình cũng không bao giờ thối bước , không bao giờ bỏ . "Thức khuya mới biết đêm dài , ở lâu mới biết nghĩa ai thâm trầm". Nếu mình mới tu hai , ba bữa , hoặc hai , ba tuần , hai , ba tháng , cứ chạy tới , chạy lui , nói bên này hay , bên kia dở , mình đâu biết được những tinh hoa của bên nào . Nhiều người hỏi Sư Phụ : "Sư Phụ , con theo nhóm gì đó , bây giờ con muốn theo Sư Phụ , nhưng con vẫn còn muốn tiếp tục bên kia nữa , như vậy có được không ?" Sư Phụ nói : "Thời giờ đâu để làm nhiều dữ vậy ? Bên kia có bên kia , bên này có bên này . Nếu mà cô thấy bên này hay thì cô theo bên này luôn đi , nếu còn lưu luyến bên kia thì ở luôn bên kia đi . Nếu hai chân đứng hai thuyền thì lát nữa sẽ lọt xuống sông sao ? Một người làm sao lái hai chiếc xe cùng một lúc được ? Hoặc đi hai chiếc xe đạp cùng một lúc được ? Thế nào cũng lọt xuống dưới đường". Sư Phụ không níu kéo quý vị làm học trò của Sư Phụ , hoặc đi theo pháp môn này . Quý vị chọn lựa cho đàng hoàng . Pháp nào một pháp , nếu tin pháp này thì qua , nếu không tin thì cứ ở bên kia . Trình độ mình còn ở đó , thì cứ ở bên đó . Đừng chạy tới chạy lui như vậy , rút cuộc bên nào cũng không được . Thí dụ một người đang học tiểu học , nghĩ rằng họ phải lên trung học . Lên trung học rồi , họ vẫn muốn ở lớp tiểu học hoài , vì lớp tiểu học đẹp , có cây xanh bóng mát , hoặc có bàn ping pong hay , hoặc ông thầy dạy những chương trình dễ dàng hơn những ông thầy ở trung học . Những ông thầy ở trung học nghiêm khắc hơn , bắt mình học những gì mà từ xưa đến giờ mình chưa biết nên mệt quá . Ở tiểu học mình biết hết rồi nên khoẻ quá , mình cứ trở về học hoài , mình đứng hạng nhứt , đứng hạng nhứt ở tiểu học . Quý vị hiểu không ? Thì thôi , muốn học tiểu học thì ở dưới đó luôn đi , chứ chạy tới chạy lui , tiểu học cũng không xong bằng tiểu học , mà trung học cũng không được gì hết .

Nhím Hoàng Kim
11-17-2008, 04:43 PM
Sư Phụ không phải tham học trò , quý vị muốn chọn con đường nào thì chọn một đường , chọn rồi thì phải tinh tấn . Tinh tấn là bất cứ chông gai nào cũng phải vượt qua , cũng phải đi thẳng một con đường , "chó sủa mặc chó , đoàn người cứ đi" mới được . Không tìm lý do để thối bước , tìm lý do để trở lại con đường hồi xưa , thí dụ như ăn chay rồi bây giờ ăn mặn . Có nhiều người cứ hỏi Sư Phụ : "Con muốn theo Sư Phụ học và thọ tâm ấn lắm , nhưng rủi mai mốt con ăn mặn thì làm sao ?" Sư Phụ mới nói rằng anh chưa cưới vợ mà anh cứ hỏi cô vợ anh : "Anh muốn cưới em lắm nhưng rủi anh cưới em về , mai mốt anh có bồ làm sao ?" Thì thôi dẹp , chớ cưới làm gì ? (Mọi người vỗ tay).

Cứ vậy hoài mà kèo nài với Sư Phụ , làm như tu cho Sư Phụ đặng Sư Phụ mập , Sư Phụ giàu , Sư Phụ đẹp . Phải biết tu là cho mình . Chúng sanh khó độ là vậy , cứ tham luyến những gì vật chất , phù du , những gì nay còn mai mất , những gì không có ích lợi cho đời sống tâm linh vĩnh cửu của mình . Mai mốt mình mất đi , nếu không tu hành , không có đạo đức thì trình độ mình sẽ chìm đắm ghê lắm , không ai cứu mình được hết .

Tinh tấn bao gồm việc phải giúp đỡ những người khác tu theo con đường của mình nữa . Không phải tinh tấn là mình tự tu không mà thôi . Chỉ một mình lợi ích , rồi những người khác mình bỏ họ đói , họ thấp kém , thì cũng không phải là tinh tấn nữa . Tinh tấn bao gồm rất nhiều điều .

Bây giờ tới "thiền định". Thiền định là thế nào ? Quý vị ai cũng biết , ai cũng nói tôi biết thiền . Thiền là như vậy , kia kia đó đó ! Là vô chùa ngồi xếp bằng , rồi niệm : "Tôi là ai ? Tôi là ai ? Tôi là ai ?" Đó là thiền , phải không ? Hoặc là ông thầy xách cây thiết bảng , ông đánh "bốp" một cái , vậy là thiền ? Thiền bao gồm nhiều điều khác , không phải chỉ bấy nhiêu đó ! "Thiền định" là khi nào mình đã thấy được tâm của mình , mình ngồi trong tâm của mình . Đi , đứng , nằm , ngồi ở trong tâm của mình , trong Phật tánh của mình , trong Thiên quốc của mình , đó mới kêu là thiền định . Chớ không phải ngồi xếp bằng , ngồi cho ngon , cho thẳng , cho đúng cách mới là thiền định , không phải ! Khi nào mình nhận thức được cái tâm của mình , đó mới kêu là thiền định . Khi mình định được tâm của mình , lòng bác ái của mình phát triển , sự an ổn tinh thần của mình tăng thêm , lúc đó mới kêu là "Thiền". Cho nên mới nói : "Đi , đứng , nằm , ngồi đều là thiền cả". Khi nào mình đạt được cảnh giới như vậy , mới kêu là đi , đứng , nằm , ngồi đều là thiền . Không phải lúc đó nhắm mắt , hoặc ngồi xếp bằng mới gọi là thiền đâu ! Nhưng sự nhắm mắt , ngồi xếp bằng đó giúp ích cho mình , làm cho mình ngồi được tịnh . Đừng chạy chỗ này , chỗ kia , thì tập trung dễ hơn , mình nhập định dễ dàng hơn thôi . Nhưng đó là lúc đầu thôi , sau này rửa chén cũng là thiền nữa . Không phải vừa rửa chén , vừa thiền . Không phải . Trong sự rửa chén là thiền . Rửa chén cũng có thể thiền , mà sự rửa chén cũng là thiền nữa . Nhưng khi nào mình hiểu được tất cả đều là Phật pháp , mình mới có thể nói rằng rửa chén cũng là thiền , hiểu chưa ? Bây giờ mình chưa hiểu thì rửa chén là rửa chén . Rửa chén cho sạch thôi .

Nhím Hoàng Kim
11-18-2008, 09:23 PM
Có một vị đệ tử của Sư Phụ ở bên Costa Rica , bà ta mập mập , đen đen , cao cao , mặt mày cũng giống như những người đàn bà khác trên thế giới , không có gì đặc biệt , không thông minh hơn đẹp hơn , hoặc trán cao , mũi rộng , gò má cao , kiểu mà người Việt Nam nói là người đẹp . Không phải như vậy , cũng như người thường thôi , bây giờ bà làm gì cũng là thiền hết . Có một bữa bà đang rửa chén , bà thấy hóa thân Sư Phụ hiện đến , mừng quá nên làm rớt chén . Thí dụ đại khái như vậy , mình mới kêu bằng đi , đứng , nằm , ngồi cũng là thiền .

Có nhiều đệ tử của Sư Phụ , họ ngủ mà không phải ngủ . Họ ngủ mà nguyên cả đêm , thấy ánh sáng rực rỡ , hoặc thấy những cảnh giới gì đó , đặng sự chú tâm của họ không bị rơi xuống những nơi khác , hoặc không bị phân tán ra bên ngoài . Quý vị hiểu không ? (Thí dụ khi mình thấy ham muốn sự yêu đương nam nữ , vì sự chú ý của mình chạy xuống dưới , quý vị hiểu không ? Còn khi nào mình ở trên này , không ham muốn gì nữa , mình sẽ thấy Phật , mình sẽ cảm giác được tâm Phật của mình , hoặc mình sẽ thơi thới , không ham muốn những điều vật chất của thế gian . Còn khi nào mình muốn tiền , muốn bạc nhiều , muốn gái đẹp nhiều , muốn nhà lầu , xe hơi , là tại tâm thần mình chạy theo ngoại cảnh . Mình nhìn nhà , nhìn cửa , nhìn sắc đẹp của chúng sanh vô thường , và nhìn những xa hoa vật chất bên ngoài , mình mới thèm muốn). Cho nên đi , đứng , nằm , ngồi , đều là thiền , hoặc lúc nào cũng là thiền cả . Quý vị hiểu không ? Không phải ngồi xếp bằng mới là thiền đâu . Sau này , mình sống trong thiền , làm việc cũng thiền , mình thở cũng thiền , ăn cũng thiền , ngủ cũng thiền , làm việc cũng thiền , rửa chén cũng thiền , gì cũng là thiền hết ! Nhưng đệ tử chưa quen với cách khai ngộ này , nhiều khi sợ . Họ nói : "Sư Phụ ơi ! Tại sao khi con ngủ mà căn phòng lại sáng quá trời ?", và tưởng có chuyện gì . Đâu có chuyện gì đâu ! Tại vì mình quen với bóng tối , sáng quá là mình sợ . Tại tự tánh của mình phát ra . Lẽ ra suốt 24 tiếng đồng hồ phải như vậy đó , có gì mà sợ ? Thế giới này là thế giới mộng ảo , điên đảo : Đen thì nói là trắng , trắng thì nói là đen . Khi thiền rồi , lúc mình chưa quen , mình nghĩ là những điều lạ ; thật ra đó là những điều căn bản lẽ ra con người phải biết . Phải biết tự tánh của mình là quang minh , phải biết bản tánh của mình là sáng suốt .

Cho nên tu thiền rồi , theo Pháp Quán Âm , làm việc gì cũng lẹ , nghĩ gì cũng mau . Không những mình chỉ giúp ích cho mình về vấn đề tâm linh , mà còn giúp ích cho đời sống , việc làm của mình , cho tất cả xã hội và thế giới nữa , bằng khả năng làm việc hữu hiệu của mình , phải không ?

Thiền định mà không trì giới , không bố thí , không nhẫn nhục , không tinh tấn , là thiền ma . Cũng có chút đỉnh thần thông , chút đỉnh khai ngộ , nhưng không hoàn toàn khai ngộ , cũng như học tiểu học . Thành ra nhiều người hỏi Sư Phụ : "Tại sao tu mấy pháp này mà không tu mấy pháp kia ?" Mấy pháp kia cũng như tiểu học , pháp này là đại học . Những người tiểu học và trung học cũng có thể biết đọc , biết viết , biết tính toán này kia . Những người đại học , họ cũng biết đọc , biết viết , biết tính toán , nhưng trình độ đại học của họ , mình đâu biết được . Đâu phải mình chỉ dựa vào sự biết đọc , biết viết , mà khẳng định rằng đại học cũng giống như trung học , trung học cũng giống như tiểu học , cấp bậc nào cũng giống nhau đâu ? Mình vô đại học rồi , mình biết khác xa lắm chớ ! Tuy mình chưa vô đại học , nhưng thấy sinh viên đại học , mình cũng nên quan sát kỹ để biết họ khác với mình chỗ nào ? Thí dụ , có nhiều người không tin Sư Phụ nhưng sau này tiếp xúc hoài với đệ tử của Sư Phụ , thấy họ bình thường , họ thông minh , lanh lợi , họ có tánh nhẫn nhục , rồi bắt đầu tin Sư Phụ . Học trò là kết quả giáo dục của Sư Phụ , giáo lý của Sư Phụ , phải không ? Nếu học trò giỏi là biết Sư Phụ giỏi . Con cái của quý vị cũng vậy , phải không ? Người Việt Nam mình hay mắng mấy đứa nhỏ "con nhà mất dạy" là ý nói cha mẹ không có dạy . Còn những đứa trẻ ngoan ngoãn , có giáo dục , có tư cách , mình biết rằng cha mẹ chúng có dạy dỗ nghiêm khắc , dạy dỗ có phong độ đàng hoàng , mình không có gọi chúng là "con nhà mất dạy".

Nhím Hoàng Kim
11-19-2008, 06:11 PM
Cho nên trí huệ đi đôi với bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định . Tại sao phải nói là bố thí và trì giới ? Nếu trí huệ của mình , hoặc sự thông minh cùng cực của mình , mà không đi đôi với lòng từ bi , thì cũng giống ma thôi . Vì ma cũng có quyền lực , cũng có trí huệ , thông minh tới một bực nào đó , nhưng không có tình thương , khác xa với Phật Bồ Tát vừa có trí huệ , vừa có tình thương , đem trí huệ đó lẫn với tình thương đó , ban phát đúng chỗ , đúng ngày , đúng lúc , đúng giờ , đúng trường hợp . Nếu không có trí huệ , nhiều khi mình nghĩ rằng mình thương người ta , mình làm những việc tốt , nhưng lại thành xấu . Thí dụ khi mình thấy con cái hư hỏng , chơi với những bạn bè hút sách , mà mình cứ cho tiền hoài . Vì mình cưng con quá , mình thương con quá , mình bị con gạt gẫm mà không hay . Như vậy đó là tình thương mà không có trí huệ . Mình làm cho con cái càng ngày càng đọa lạc , càng hư hỏng thêm . Chẳng những hư hỏng về thân xác thôi , mà còn hư hỏng về tinh thần nữa . Làm cha mẹ không được như vậy . Làm vậy tức là mình hại con cái của mình , không làm đúng bổn phận của cha mẹ .

Ma quỷ cũng vậy , thế giới ma là như vậy . Ma là ma vương , thế giới mộng ảo . Địa vị của ma vương là làm con người mê đắm trong thế giới mộng ảo này , mê theo những chuyện vô thường , nay còn mai mất , rồi muốn gì , ma cho nấy ; muốn rượu cho rượu , muốn nữ cho nữ , muốn tiền cho tiền , muốn nhà cho nhà , muốn danh vọng cho danh vọng . Rồi vì những thứ đó mà đọa lạc , vì những thứ đó mà tinh thần băng hoại và hư hao thể xác . Cho nên kêu bằng cưng con mà làm hư con . Đó là thế giới của ma vương , dùng những thứ đó làm hư hỏng cuộc đời và tâm linh của mình ; ma vương quyến rũ con người là như vậy . Thật ra , Sư Phụ nghĩ rằng ma vương không quyến rũ , mà chỉ là cha mẹ cưng con quá sức , làm hư con cái , không biết cách dạy dỗ cho đúng đắn mà thôi . Còn Phật Bồ Tát là khác , cho con cái những gì cần thiết thôi , không phải con muốn gì cho nấy . Rồi dạy dỗ cho con nên người , dùng phương pháp nghiêm khắc , nhưng có tình thương để dạy dỗ . Đó là Phật Bồ Tát , vừa có tình thương , vừa có trí huệ . Nếu chỉ có tình thương , mà không có trí huệ , là mềm yếu . Nuông chiều , cưng quá thì hóa hư . Có trí huệ mà không có tình thương thì cũng chỉ thành ma vương thôi . Quá cứng rắn , quá khô khan , không ai chịu nổi trong lâu dài hết . Không ai có thể tiến bộ về trí huệ mà không có tình thương kèm theo .

Nói tóm lại , người Việt Nam ở hải ngoại có bổn phận nặng nề hơn những người Việt Nam ở quốc nội . Vì bây giờ ở trong nước , họ không có phương tiện để phát triển , mình ở ngoài có phương tiện , mình phải tận dụng những phương tiện sẵn có để phát huy đời sống tâm linh , tinh thần , khả năng của mình tới mức tối đa . Sau này đất nước thanh bình , hoặc Trời Phật muốn dùng mình vào những địa vị cao cả nào trong xứ sở Việt Nam , mình sẵn sàng đứng ra lãnh trách nhiệm và đóng góp thiết thực cho quốc gia của mình . Như vậy mặc dầu mình không đánh cộng sản , mình không làm chính trị , mình không chém giết ai , nhưng mình là một chiến sĩ rất yêu nước , một chiến sĩ đúng nghĩa của nó .

Sư Phụ chúc quý vị thành công . Nếu có gì muốn hỏi , thì xin quý vị đừng e ngại . Cám ơn quý vị ! (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
11-20-2008, 05:01 PM
Tu Hành và Giới Luật - Phần 1 (http://tructiepcauthongthuongde.org/audio/2005/Nov13A.1_SuPhuKhaiThi-TuHanhvaGioiLuat-1.mp3)

Tu Hành và Giới Luật - Phần vấn đáp chọn lọc 1 (http://tructiepcauthongthuongde.org/audio/2005/Nov13B.1_SuPhuKhaiThi-TuHanhvaGioiLuat-vandapchonloc1.mp3)

Tu Hành và Giới Luật - Phần vấn đáp chọn lọc 2 (http://tructiepcauthongthuongde.org/audio/2005/Nov20A.1_SuPhuKhaiThi-TuHanhvaGioiLuat-vandapchonloc2.mp3)

8

TU HÀNH VÀ GIỚI LUẬT

Sư Phụ Thanh Hải giảng tại Portland , Oregon , U.S.A

Ngày 3 tháng 3 năm 1991

Kính thưa quý vị ,

Sư Phụ rất lấy làm mừng , vì trời mưa gió , lạnh lẽo , mà quý vị cũng phát tâm đến đây nghe pháp . Chẳng những người Việt mà người Mỹ , những người Mỹ thông minh , cũng đến đây nghe pháp . Sư Phụ nghĩ rằng chúng ta có hy vọng trong tương lai , hy vọng cho thế giới , hy vọng cho nước Mỹ và hy vọng cho nước Việt Nam .

Thường thường người Việt nào cũng có khuynh hướng tu hành . Phần đông chúng ta đều có đến chùa , nhà thờ hoặc ở nhà tu theo một phương pháp , theo một tông phái nào đó . Những người Mỹ thời đại này cũng vậy . Họ cũng nghiên cứu thiền học , họ cũng nghiên cứu Phật pháp , Thánh Kinh và cũng theo một tông phái , một vị thầy nổi tiếng của thời nầy , một pháp môn nổi tiếng để họ tu .

Sư Phụ đến đây , ngoài việc các đệ tử mời thỉnh , còn có một mục đích nữa là nhắc nhở quý vị cần tinh tấn thêm trên con đường tu học , để thế giới này bớt loạn lạc , bớt bạo lực .

Tu hành có nhiều phương pháp , cũng như người tốt có nhiều giai cấp . Có người chủ trương phải ép xác , phải ăn chay , nằm đất , phải làm nầy làm nọ , phải giữ giới , phải lạy Phật theo cách này , phải lạy Phật theo cách kia thì mới chứng được đạo quả . Có người chủ trương khỏi cần gì hết , tự nhiên cũng thành đạo , và dù vậy , họ cũng đã mở ra một đường lối tu hành cho những người chưa bao giờ nghĩ đến tu hành phải để ý đến . Thí dụ tại sao Oregon có nhiều người Mỹ đến đây dự thính ? Bởi họ đã từng biết qua một vài quan niệm tu hành rồi , quý vị hiểu không ? Nếu đây là lần đầu họ nghe đến pháp sư hoặc thuyết pháp , chưa chắc đã hấp dẫn được họ . Cho nên tất cả vị thầy có công khai phá con đường tu hành , dẫn dắt nhân loại đều có công trạng hết . Nhưng mỗi vị dạy một cách khác nhau , tùy theo trình độ tu hành của người học trò đó , tùy theo mục đích của người đến học với những vị đó . Thí dụ mình gặp một vị thầy dạy mình ăn chay , dạy mình giữ giới , dạy mình tu hành nghiêm ngặt là bởi tâm mình muốn vậy . Tâm mình muốn tu hành đàng hoàng , muốn tu hành nghiêm túc , noi theo gương của những vị thầy ngày xưa , khép mình trong quy luật để tu hành , giảm bớt những ăn chơi phù phiếm . Đó là tại tâm mình muốn , tâm mình thích lý tưởng như vậy , mình nghĩ rằng lý tưởng đó cao và mình phải noi theo .

Người có sự hy sinh trong tu hành thế nào sớm muộn gì cũng gặp một vị thầy hợp với lý tưởng của mình để mình tu . Nhiều khi gặp những vị thầy đó , mình thích liền . Nghe họ nói là mình chịu liền , vì đúng với sự mong ước của mình , giống như lý tưởng của mình . Còn như mình không thích tu hành nghiêm ngặt , nhưng cũng muốn tìm hiểu về Thượng Đế , về vũ trụ , về nhân quả , về luật của thiên nhiên , luật của Trời Đất , luật tiến hóa của nhân loại . Muốn biết , nhưng mình không muốn theo những quy luật , không muốn ép xác , không muốn ăn chay ; mình chỉ muốn tu được chút nào hay chút nấy , giữ giới được chút nào hay chút đó . Mình muốn vừa làm , vừa hưởng thụ cuộc đời , vừa có thể biết thêm về sự tu hành , thế nào mình cũng gặp một vị dạy mình như vậy .

Họ cũng đem những giáo điều , có lẽ là của vị thầy hồi trước , những sự cao siêu hồi trước , dạy cho mình . Họ nói Đức Phật giảng Niết Bàn là thế nào , Đức Chúa nói Thiên Quốc ra sao , hoặc Khổng Tử nói thế nọ , Lão Tử dạy thế kia . Họ cũng đem những giáo điều cao siêu đó giảng cho mình biết , giới thiệu cho mình hay . Nhưng họ cũng sẽ nói anh muốn làm sao thì làm , muốn ăn chơi sao cũng được , buông thả cách nào cũng không sao vì Thượng Đế rất bao dung , Phật Bồ Tát không có chấp .

Sư Phụ nghĩ rằng đường lối này không phải là sai . Nhưng tại sao đa số các Minh Sư đều phải cẩn mật , phải nghiêm túc , phải giữ mình trì giới , phải ăn chay mới đạt được quả vị tối cao ? Không phải Thượng Đế giới hạn con người , hoặc Thượng Đế không bao dung , Phật Bồ Tát chấp nhất chúng sanh . Mà là chúng ta chấp nhất chúng ta , chúng ta không bao dung những lỗi lầm của chúng ta . Mặc dầu vị thầy có nói cách nào chăng nữa , e rằng mình không thể tha thứ cho mình được . Cho nên Sư Phụ nghĩ rằng hai đường lối tu hành trên , nói ra đều có vẻ hợp lý , giống nhau , sẽ đạt mục tiêu tối cao , kết quả giống nhau , cũng nói một đạo lý tương đương như nhau , chỉ khác nhau ở quy luật và sự ép mình mà thôi . Và Sư Phụ nghĩ rằng con đường có quy luật , có giới điều , ăn chay sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn , giúp mình một cách hữu hiệu hơn , mau lẹ hơn là con đường buông thả hoặc con đường không có giới luật .

Nhím Hoàng Kim
11-22-2008, 02:11 PM
Tâm phàm phu của chúng ta rất hạn hẹp . Đời đời kiếp kiếp mình đã bị nhồi sọ rằng làm việc nầy thì xấu , làm việc kia thì tốt . Nay bổng nhiên biểu mình làm việc đó không sao , e rằng mình không chấp nhận nổi , e rằng mình không tin nổi , e rằng mình sẽ không tin lời thầy mình nói . Quý vị hiểu không ? Không phải Thượng Đế là một người thiếu bao dung , không tha thứ tội cho mình . Sợ mình không tha thứ cho mình được thôi .

Sư Phụ đi đâu cũng chủ trương rằng muốn tu hành đến mức cuối cùng thì phải giữ giới , phải ăn chay , phải làm những điều hợp đạo lý của con người ở thế gian này . Dù rằng sau này mình tu hành đến cảnh giới cao , có thể nhìn thấy tất cả đều là mộng ảo , đều là hoán tưởng . Nhưng lúc mình còn ở trong mộng , còn trong hoán tưởng , mình không thể thoát ra khỏi định luật của nó , quý vị hiểu không ? Sư Phụ nói tiếng Việt quý vị có hiểu không ? Không phải sợ quý vị không hiểu mà sợ tiếng Việt của Sư Phụ không rành , và sợ chuyện của vũ trụ mà dùng ngôn ngữ thì hơi bị giới hạn .

À , bây giờ Sư phụ nói một thí dụ về con trâu . Ở Việt Nam , mũi của con trâu thường hay bị xỏ , tại sao vậy ? Tại sao mua con trâu về , người ta hay xỏ mũi trâu ? Tại con trâu cứng đầu lắm , đánh không đi , dờ không đứng , nên phải xỏ mũi nó . Bị kéo từ mũi đi , trâu bị đau nên phải theo người chủ . Thế giới này cũng vậy , nếu không trừng phạt những người làm dữ , khuyến khích những người làm lành , thì sanh mệnh , tài sản , tinh thần của người dân sẽ bị hăm dọa , bị khủng bố hoặc sẽ bị lấy mất . Cho nên luật nhân quả mới hiện hành để thế giới này có trật tự . Bây giờ mình đã ở trong thế giới này , cũng như con trâu đã bị xỏ mũi . Nếu mình không theo đường dây kéo nơi mũi , mình sẽ bị đau khổ lắm . Nếu mình có quyền lực bẻ được vòng xỏ trước mũi , mình có thể nói rằng đã được tự do . Lúc đó mình muốn làm gì cũng được . Còn như chưa , tức là mình còn sống trong thế giới này , trong tù ngục của thân thể này . Cho nên mình phải tùy cơ ứng biến .

Cũng vì vậy , tất cả các minh sư trên thế giới từ xưa tới nay đều khuyên học trò mình phải giữ gìn giới luật , phải tôn trọng trật tự an ninh trong thế giới của mình sống . Có vậy mới đạt được mục đích tối thượng của mình , mới vượt qua thế giới mình đang sống đây . Quý vị hiểu Sư Phụ nói gì không ? Hiểu hả ? Vậy là thông minh .

Nhiều người nói với Sư Phụ là đời này vô thường , đời là mộng ảo mà tại sao Sư Phụ cứ chấp chay chấp mặn , cứ chấp giới luật . Sư Phụ nói nếu nghĩ chay cũng như mặn , mặn cũng như chay thì vợ mình cũng như vợ người sao ? Vậy khỏi cần cưới hỏi phải không ? Rồi tiền của mình cũng như tiền của người ta , vậy khỏi cần đi kiếm tiền . Coi nhà băng nào có nhiều tiền , mình vô lấy . Tiền của mình mà , được không ? Ai đánh mình còn biết đau , còn giận dữ và muốn đánh lại . Trừ khi nào có người đánh mình bên phải , mình đưa luôn bên trái như Đức Chúa Jésus , chừng đó mình mới có thể nói không chấp nầy không chấp kia . Chính đức Phật , chính Đức Chúa còn ăn chay tới phút cuối cùng . Quý vị về đọc kỹ kinh Phật , kinh Thánh thế nào cũng biết điều nầy . Vậy mình không thể nói là giỏi hơn Phật , giỏi hơn Chúa để rồi không chấp chay , không chấp mặn .

Nhím Hoàng Kim
11-23-2008, 07:11 PM
Lục Tổ Huệ Năng là một vị thiền sư nổi tiếng nhứt từ xưa tới nay . Lúc tu hành Ngài vẫn ăn chay như thường , thấy không ? Sống trong rừng 16 năm , phải ở chung với những người thợ săn , vậy mà Ngài vẫn ăn chay . Có người thợ săn hỏi tại sao Ngài không ăn thịt ? Ngài nói : "Tại bụng tôi không chịu nổi thịt". Lúc đó Ngài Lục Tổ Huệ Năng đã khai ngộ rồi , đã lãnh y bát rồi . Vì muốn bảo vệ thân mệnh , muốn bảo vệ đạo pháp và đã được Ngũ Tổ , tức thầy của Ngài , ấn chứng Ngài là Vị Tổ thứ sáu ; nhưng chưa đúng thời cơ ra hoằng pháp , nên Ngài phải trốn trong rừng . Còn mình chưa khai ngộ , không thể nói chấp chay chấp mặn được . Lúc đó Ngài lại ở chung với đám thợ săn chớ đâu ở trong chùa mà phải làm gương hoặc phải giữ giới để mấy ông kia phải làm phiền , hoặc sợ thầy mình la , sợ tín đồ của Phật Giáo phê bình . Quý vị hiểu chưa ? Những người ở trong chùa mới có thể viện dẫn lý do còn ở trong chùa nên phải ăn chay . Còn Ngài Lục Tổ Huệ Năng trốn trong rừng 16 năm , ở chung với mấy người coi việc ăn thịt là một chuyện tầm thường , nhưng Ngài vẫn giữ giới ăn chay .

Từ đó mình nên biết ăn chay là một việc hữu ích vô cùng cho sự tu hành và là một điều kiện không thể thiếu sót , nếu mình muốn đạt được quả vị vi tế trong trời đất . Nếu mình chỉ muốn đạt những quả vị tầm thường , hiểu biết có giới hạn , tới một mức nào thôi , mình có thể ăn gì cũng được , uống gì cũng không sao . Nhưng nếu mình muốn thân , khẩu , ý mình càng thanh tịnh thêm để đón nhận một sự hiểu biết cao cả hơn , vi tế hơn thì mình phải tịnh hóa thân , khẩu , ý của mình . Thí dụ một ống nước , dơ sạch gì cũng được , nếu mình bắt vô trong nguồn đó thì sẽ có nước chảy ra , phải không ? Mình có nước nhưng chưa được sạch sẽ lắm . Nếu uống nhiều sẽ gây trục trặc cho thân thể . Nhưng nếu là một ống nước vô cùng sạch sẽ , thì nước từ trong nguồn chảy ra sẽ khỏi cần phải nấu , mình có thể uống được liền và không phương hại tới cơ thể .

Cũng như vậy , thân thể mình được sinh ra từ một sự thiêng liêng mầu nhiệm . Nếu mình gây chướng ngại cho thân thể , không được thanh tịnh , làm cho dơ bẩn thì nguồn sống thiêng liêng từ trong thân thể mình phát ra , để gia trì thế giới này , sẽ bị lu mờ đi một chút , u ám đi một phần , lợi ích sẽ bị giảm thiểu và đôi khi còn gây hại cho thế giới này nữa . Nếu chúng ta thật tâm muốn hiểu biết trời đất , thật tâm muốn trở thành một công cụ lợi ích cho nhân loại và thế giới , thì chúng ta phải tịnh hóa thân , khẩu , ý của mình , phải ăn chay giữ giới . Rồi những gì phát ra từ mình mới trong sạch . Nếu không , cũng như ống nước chưa được xúc sạch , mặc dầu có nước chảy ra , trông giống như những nguồn nước khác , nhưng sự trong sạch vi tế lại chưa đạt được . Cũng như quý vị nào lúc trước ăn mặn , sau này ăn chay , sẽ thấy sự khác biệt giữa chay và mặn . Còn chưa bao giờ ăn chay , cứ ăn mặn không rồi đứng đó cãi nhau thì khó có kết quả .

Sư Phụ nói việc ăn chay đây không phải là sự ép uổng mà là sự tự tâm tự ý , liễu ngộ rằng ăn chay là một chuyện bình thường , một sự cần thiết , một sự phát nguyện từ tâm mình , do ý thích của mình . Như vậy mới được . Nhưng có nhiều người ép uổng , Sư Phụ biết . Thí dụ có mấy người Việt Nam đi tỵ nạn , lúc còn ngoài biển , đói khát quá , bèn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát rằng : "Con mà vô được tới bờ , con được đi tới nước thứ ba rồi , con rán ăn chay một năm , hai năm gì đó". Mà rồi ăn chay nữa ngày cũng quên nữa .

Hôm qua lúc Sư Phụ mới đến , khoảng 12 giờ khuya , ngồi nói chuyện với các đồng tu , có một chị nói với Sư Phụ rằng lúc chưa gặp Sư Phụ , chị ta cũng có ăn chay nhưng chỉ một tháng hai ngày thôi , ngày 30 và mùng một , mà cũng khoe với các bạn và nhờ đến hai ngày này nhắc giùm kẻo chị ấy quên . Ăn chay rồi cứ đợi kim đồng hồ chỉ tới 12 giờ khuya là bắt đầu ăn mặn liền . Sau này gặp Sư Phụ rồi , đọc thêm sách của Sư Phụ , chị ấy hiểu tại sao phải ăn chay , tự nhiên thức tỉnh . Bây giờ thấy thịt không thèm thuồng mà trái lại còn sợ mùi thịt , làm cho buồn nôn , không được thoải mái . Quý vị đừng nói rằng thành Phật rồi , thấy thịt cũng như thấy chay nha . Không có đâu . Thấy cũng hơi ngán ngán . Ngán nhưng không thể trách , không làm cao , không đứng đó chửi bới người ta . Những gì mình thích thì mình thích , những gì người khác thích thì người khác thích , mình không nên có những thái độ làm cho người ta hiểu rằng mình ăn chay , làm cho người ta cảm thấy khó chịu , hiểu chưa ?