PDA

View Full Version : Hồ Hoài Anh - người đem… rác vào âm nhạc



kiephantinh
05-03-2007, 04:39 AM
Những bài hát mang nội dung xã hội lên án nạn cờ bạc, ma tuý, số phận của những trẻ em lang thang cơ nhỡ... đều từng có trong thơ, trong nhạc. Nhưng đem rác thành đề tài âm nhạc thì có lẽ mới chỉ có nhạc sĩ trẻ Hồ Hoài Anh làm.



Với Hồ Hoài Anh việc sáng tác ca khúc theo đơn ’’đặt hàng’’ từ dự án 3R-Hà Nội là một thách thức. Ngay cả việc mượn ’’đạo cụ’’ để tạo âm thanh lạ tạo cho bài hát thêm sinh động cũng là cả một vấn đề.



Anh kể: ’’Tôi mất 3 đêm lang thang trên phố mới gặp được một chị lao công dọn vệ sinh để mượn được chiếc chổi quét rác, xẻng quét rác và kẻng xe rác. Trước đó, mấy chị lao công mà tôi gặp - họ nhất định không cho mượn. Với họ các vật dụng trên có thể nói quý như... vàng’’.



Vì các dụng cụ mượn được lỉnh kỉnh nên Hồ Hoài Anh phải chọn thời điểm là đêm để thu. Anh đã phải nhờ một người bạn ngồi trên phòng thu, rồi thòng micro xuống đường và chính Hồ Hoài Anh lúc đó nhập vai là ’’anh lao công’’ quét rác, gõ kẻng... ’’Rất may là không phải thu lại nhiều lần. Nếu không, hàng xóm họ tỉnh giấc biết mình gây ra tiếng động mạnh về đêm thì cũng... gay’’.



Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh khẳng định bài hát thành công cũng nhờ vào giọng hát của Lưu Hương Giang. ’’Chính cô ấy đã làm ’’rác’’ trở thành một thứ gì đó... ấn tượng và đáng nhớ’’ - Hồ Hoài Anh nói. Với riêng Lưu Hương Giang thì bài hát về rác thật sự đáng nhớ với cô. ’’Ca khúc thu khoá sổ năm cũ, lại vào ban đêm sau nhiều ngày chạy sô nên khi thu xong Giang đã bị mất giọng hoàn toàn’’ - Lưu Hương Giang tiết lộ.



Có thể nói ’Những ngôi sao 3R Hà Nội’’ là một bài hát tuyên truyền nhưng với những giai điệu trong trẻo, sôi động cùng giọng ca trẻ trung đầy chất alternative của Lưu Hương Giang đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên vì tính hiện đại của nó.



Điều đáng mừng là nó đang trở thành sản phẩm ’’lạ’’ để các bạn trẻ cài làm nhạc chuông điện thoại. Hơn thế, với các em nhỏ thì cứ đến giờ quảng cáo rất hào hứng hát theo các giai điệu: ’’Hãy phân loại rác vì đó là tài nguyên quý giá...’’.



3R-HN là dự án góp phần xây dựng xã hội bền vững tại Hà Nội thông qua những hành vi thân thiện với môi trường, trong đó có việc phân loại rác tại nguồn.

kiephantinh
05-03-2007, 04:40 AM
Gương mặt baby, nói năng nhỏ nhẹ, giọng hát trong sáng nhưng giàu xúc cảm. Bằng Cường bắt đầu chinh phục sân khấu ca nhạc Sài Gòn với xuất thân là một ca sỹ đến từ… Hà Nội.



Qua một người bạn, tôi đến gặp Bằng Cường tại một quá café trên đường Hàng Bông, Hà Nội, đúng dịp Cường bay ra dự đám cưới anh trai - người đóng vai “mạnh thường quân” trong những ngày đầu Cường bước chân vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Và chúng tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng những câu chuyện về gia đình của Bằng Cường.



- Nghe nói cả nhà Cường đều có gien làm nghệ thuật?



Vâng. Ông của Cường là NSƯT cải lương Thanh An, mẹ là NSƯT cải lương Hồng Thái, bố là hoạ sỹ Đỗ Thanh Châu… chính vì vậy mà Cường được thừa hưởng gien nghệ thuật của gia đình từ nhỏ, và trong giọng hát của Cường cũng có chút ít âm hưởng “dân gian”.



- Ông và mẹ đều là nghệ sỹ cải lương, nhưng Cường lại đi hát nhạc nhẹ. Có phải Cường sợ bộ môn nghệ thuật truyền thống này không đủ sống, không được nổi tiếng như nhạc nhẹ?



Cường không sợ nghèo và không sợ mình bị “chìm” nếu đi hát cải lương theo gia đình. Nhà mình làm nghệ thuật truyền thống, không giàu nhưng cũng khá thoải mái về kinh tế, nói chung đủ sống mà không phải kêu ca. Cường theo nhạc nhẹ chỉ bởi giọng Cường không phù hợp với cải lương, và nhạc nhẹ luôn cuốn hút cường, Cường chỉ thấy được là chính mình khi đứng trên các sân khấu ca nhạc.






- Từng học múa rồi lại bỏ ngang để theo nghiệp hát, đâu là lý do khiến Cường chuyển hướng như vậy?



Hồi đang học múa ở trường Đại học sân khấu điện ảnh thì mẹ Cường qua đời, đó là cú sốc lớn nhất trong đời Cường, cảm giác hụt hẫng, mất mát vô cùng lớn lao mà không gì bù đắp nổi. Hồi đó Cường suy sụp ghê gớm nhưng được bạn bà và gia đình động viên, Cường cũng đã nguôi ngoai. Một thời gian sau, Cường quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp theo lời mời của một người bạn, vì từ nhỏ Cường đã mê ca hát và đã từng tham gia hát cho đoàn Hoa phượng đỏ (Hải Phòng) nên cũng có chút ít kinh nghiệm về thanh nhạc, và Cường chính thức bắt đầu con đường ca hát chuyên nghiệp của mình khi bước chân vào Sài Gòn.



- Là một gương mặt hoàn toàn mới và có xuất phát điểm là “số không” tại Sài Gòn, chắc chắn sẽ có vô vàn khó khăn. Cường đã vượt qua những điều đó như thế nào?



Thời gian đầu vào Sài Gòn, Cường tưởng mình sẽ không thể nào chịu nổi. Đó là những tháng ngày triền miên đi xin hát ở các quán bar, nhà hàng… rồi sự kiên trì của mình cũng được đền đáp, Cường bắt đầu được các bầu sô mời hát với mức cát xê ít ỏi. Rồi sau đó là những tháng ngày mải mê chạy sô từ thành phố đến tỉnh lẻ, thậm chí có lần đi hát tỉnh cho một bầu sô đến 10 ngày, về Sài Gòn thì bị anh ta “xù” tiền cát xê, lúc đó Cường cảm thấy rất buồn và thất vọng. Nhưng mình phải chấp nhận vì là ca sỹ mới, chuyện bị người khác chèn ép, bắt nạt là chuyện bình thường. Dần dần, Cường quen với nhịp sống Sài Gòn, quen với cách làm việc nơi đây và cũng có kinh nghiệm “đối phó” để không bị bầu sô “ăn quỵt” như hồi đầu bỡ ngỡ. Bây giờ thì Cường đã là một ca sỹ trẻ được nhiều khán giả yêu mến và bầu sô tìm đến, đó là điều vui nhất của Cường.



- Bắt đầu có chỗ đứng ở Sài Gòn thì Cường cũng phát hành album luôn, đó có phải là sự chạy đua cho “bằng anh, bằng em” hay Cường đủ tự tin để giới thiệu giọng hát của mình đến đông đảo công chúng?



Thật ra trước khi vào Sài Gòn, Cường cũng có đi hát, dù ít được hát trên những sân khấu lớn. Hồi đó có tham gia nhóm 8X và hát khá thành công ca khúc Hát cho màn đêm trên sân khấu Bài hát Việt 2005 đấy. Chính vì vậy mà album đầu tay Cường lấy tên là Hát cho màn đêm, như là một kỷ niệm đẹp trong nghề hát khi lần đầu tiên được tham gia một chương trình lớn của Đài truyền hình Việt Nam.






- Hát cho màn đêm định xây dựng hình ảnh Bằng Cường với phong cách nào? Đối tượng khán giả mà Cường định nhắm đến là ai?



Cường hát nhạc của Minh Khang, Văn Phong, Bảo Chinh, Hải Nam… những nhạc sỹ có những ca khúc được nhiều bạn trẻ yêu thích, đó cũng chính là đối tượng khán giả mà Cường muốn nhắm đến. Hình ảnh mà Cường muốn xây dựng là một ca sỹ dòng nhạc Pop, nhẹ nhành, trong sáng nhưng không thiếu sự đam mê.



- Là một ca sỹ trẻ lại đến từ Hà Nội, sao Cường không chọn một công ty nào đó tại Sài Gòn để đầu quân cho “an toàn”?



Cường đã từng nhận được vài lời mời về làm ca sỹ độc quyền cho một số công ty, nhưng Cường dã khéo léo từ chối vì thật sự, Cường muốn làm một ca sỹ tự do. Nếu như là ca sỹ độc quyền, Cường sẽ phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào công ty, mà trong nghệ thuật, nếu như không được thoải mái, tự do sáng tạo thì mệt mỏi lắm, con người ta sẽ lụi tàn tài năng, và có thể mình sẽ chẳng làm được trò trống gì. Chính vì thế mà Cường luôn xác định chắc chắn cho mình con đường ca sỹ tự do, tự phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp.