PDA

View Full Version : SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO (2)



Dan Lee
03-02-2007, 07:28 PM
SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO (2)
Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN


N ói đến sức mạnh, nhiều người trong chúng ta tự nhiên sẽ nghĩ đến những chàng trai võ sĩ thân hình lực lưỡng cân đối rắn chắc, với những bắp thịt vạm vỡ, với những quả đấm thôi sơn ngàn cân có thể hạ địch thủ sát ván trong nháy mắt.


Nói đến sức mạnh, có rất nhiều người khác lại nghĩ đến những cơn bão táp, phá đổ bình địa nhà cửa, cây cối, làng mạc, phố xá hoặc những đám cháy lớn thiêu rụi cả một khu rừng rộng lớn hoặc họ lại nghĩ đến những cơn động đất kinh hoàng san bằng nhiều nhà cửa thành phố và giết hại hàng chục ngàn nhân mạng trong vài giây đồng hồ.


Nói đến sức mạnh, người ta cũng thường liên tưởng đến những cuộc tử chiến, những thế chiến đã tàn sát hàng trăm hàng ngàn sinh mạng, đã tàn phá tiêu hủy nhiều làng mạc, thành phố, nhiều quốc gia, kèm theo bao hệ lụy tinh thần và vật chất khác.


Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta quên rằng: Có một sức mạnh tinh thần vạn năng khác, khỏe hơn chàng lực sĩ, mạnh hơn các cơn bão hoặc những đám cháy, ảnh hưởng sâu nặng hơn chiến tranh, đó là Sức Mạnh Niềâm Tin Tôn Giáo. Chính Sức Mạnh Tinh Thần này đã đốn ngã bao chế độ và làm cho nhiều nhà độc tài vô thần phải khiếp sợ và bị đào thải.


VÀI NÉT VỀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TRUNG HOA.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, từ những giai đoạn phôi thai dựng nước đến những giai đoạn cứu nước với bao xương máu, có một quốc gia vĩ đại phía Bắc luôn luôn tác động đến tình hình đất nước chúng ta về mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục v. v. . Quốc gia vĩ đại ấy chính là nước Trung Hoa, hiện nay có danh hiệu là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.


Trải qua những thăng trầm của lịch sử, vào năm 939 trước khi nhà ái quốc Ngô Quyền lãnh đạo cuộc chiến đánh bại đoàn quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, dựng nền độc lập cho quê hương dân tộc, đã có giai đoạn nhân dân ta phải sống dưới sự đô hộ kìm kẹp hàng ngàn năm của quốc gia vĩ đại phương Bắc nói trên. Đến nay đất nước sống dưới chế độ cộng sản, thân phận của dân tộc vẫn chưa thoát được vòng cương tỏa của nước khổng lồ này!! Dưới sự lãnh đạo của những " đỉnh cao trí tuệ ", tuy là một quốc gia độc lập, nhưng đất nước ngày càng bị chi phối chặt chẽ hơn với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Phải chăng đó là định mệnh oan nghiệt của lịch sử!!.


Theo tài liệu Time Almanac 1999 cung cấp thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là một quốc gia rộng mênh mông với diện tích lãnh thổ 9, 596, 960 cây số vuông, lớn xấp xỉ hơn diện tích Hoa Kỳ 9, 372, 610 cây số vuông. Nhưng Trung Quốc lại là một quốc gia có mật độ dân số lớn nhất thế giới: 1 tỷ 236 triệu 914, 658 người, gấp 6 lần dân số Hoa Kỳ: 269, 816, 000 người. Đó là người ta chưa kể trên 30 triệu người Hoa định cư rải rắc trên khắp thế giới, với nhưng cơ sở thương mại giàu có và vững mạnh. Trung Quốc có 56 sắc dân nhưng người Hán vẫn chiếm đa số 92 % dân số.


Trên căn bản lý thuyết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là một trong bốn nước cộng sản còn sót lại trên thế giới: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba, nhưng ba tôn giáo lớn Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo vẫn có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống người dân Trung Hoa, mà chủ thuyết cộng sản không thể nào phá vỡ được!! Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh với 12 triệu dân là một trong những thủ đô có mật độ dân cư lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng quốc gia năm 1996 là 3, 39 tỷ tỷ mỹ kim, chia quân bình cho mỗi người dân là 2, 800 mỹ kim. Theo nhận định của nhiều nhà bình luận thời cuộc thì trong thế kỷ 21 tới, sự lớn mạnh về dân số, quân sự, kinh tế của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có thể sẽ là một mối đe dọa cho tương lai thế giới mà ngay từ bây giờ các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã nhìn thấy xuất hiện những dấu hiệu báo trước.


Tuy Trung Quốc là một quốc gia láng giềng của Việt Nam, nhưng chúng ta biết rất ít về tình hình Giáo Hội Công Giáo đất nước này. Những tài liệu chúng tôi trình bày dưới đây được trích trong Tuần báo Newsweek, phát hành ngày 29 tháng 6, 1998, số đặc biệt nhan đề " The New China - A Special Report" (Tân Quốc Gia Trung Quốc - Phúc Trình Đặc Biệt) nhân dịp Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân thăm viếng Hoa Kỳ.


Viết về Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa, nhà viết sử có thể khởi đầu từ cái chết tất tưởi nhưng rất anh hùng của Thánh Phanxicô Xavie (1506 - 1552) trên đảo Tân Châu, ngoài khơi lãnh thổ Hồng Kông bấy giờ. Sau khi đã đến Nhật bản và thiết lập Giáo Hội Công Giáo tại đây trong thời gian 2 năm, Thánh Phanxicô ước mong được đến truyền giáo trên lục địa nước Tàu vĩ đại. Ngài nhờ một người Tàu đưa Ngài với một Thày giảng đến đảo Tân Châu rồi từ đây tìm cách đặt chân vào Trung Quốc. Chẳng may Ngài bị "chú ba" lừa đảo bỏ rơi, lại bị sốt rét rừng nặng, Thánh Phanxicô chết tất tưởi, ngồi tựa lưng gốc cây, mắt hướng nhìn về nước Trung Hoa vĩ đại!! Ngài qua đời ngày 2 tháng 12 năm 1552, hưởng thọ 46 tuổi, được coi như nhà truyền giáo đầu tiên khai sáng Lịch sử Giáo hội Công Giáo Trung Quốc.


Năm 1583, Cha Matêô Ricci, Dòng Tên, nối tiếp vết chân Thánh Phanxicô. Ngài khởi đầu rao giảng Tin Mừng cho giới Nho Sĩ, được coi như giới trí thức lãnh đạo quần chúng. Những viên đá khá vững chắc được thiết lập và việc Truyền giáo đang tiến triển thì vua Khang Hy ra sắc chỉ cấm đạo! Năm 1860, nhờ sự can thiệp của Tây Phương, Hiệp Ước Tiêntsin ra đời và người công giáo Trung quốc một phần nào được sống trong tự do tôn giáo.


Một niên hiệu đáng ghi nhớ đối với lịch sử truyền giáo tại quốc gia này: Năm 1926, Tòa Thánh tôn phong 6 vị Giám Mục Trung Hoa tại Vatican. Và năm 1940, Giáo Hội Công giáo Trung Hoa có tất cả 23 vị Giám mục. Năm 1939, sau khi Bộ Truyền Giáo bãi bỏ sắc lệnh cấm tế tự theo phong tục người Trung Hoa thì Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa ngày càng phát triển mạnh.


Thống kê năm 1949 cho biết: Thời đó Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa đã có 3, 500, 000 giáo dân, tỷ lệ 0, 5 % dân số, với 20 Tổng Giám Mục, 79 Giám Mục, 45 Giáo phận Tông Tòa và 5, 800 linh mục, trong đó có 3, 100 linh mục ngoại quốc. Nhiều nhà quan sát cho rằng thời điểm này số giáo dân từ năm 1949 đã tăng lên gấp đôi.


Nhưng một bất hạnh lớn đã xảy đến không những cho nhân dân Trung Quốc mà cả Giáo Hội Công Giáo cũng bị ảnh hưởng vô cùng tai hại: Cũng năm 1949, chủ thuyết vô thần cộng sản lan tràn như vũ bão!! Năm 1950, theo sáng kiến của Thủ tướng Chu Ấn Lai, Giáo Hội Công Giáo Quốc Doanh được thành lập với ba nguyên tắc: Tự trị, tự chủ và tự quản, cắt đứt mọi liên hệ với Tòa Thánh Vatican! Các linh mục thừa sai ngoại quốc bị trục xuất!. Nhiều Giám mục, linh mục, giáo dân bản xứ bị bắt đi tù cải tạo! Mọi cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội của Giáo Hội bị quốc hữu hóa! Năm 1951, nhà nước Trung cộng chính thức thành lập hệ thống Giáo Hội Công giáo Quốc Doanh đặt dưới quyền điều hành của Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước!!. .


Năm 1954, Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII ban hành Tông Thư "Ad Sinarum Gentes" lên án thuyết " ba tự trị" của Giáo Hội Công Giáo Quốc Doanh. Để đối phó lại, nhà nước Trung cộng tự quyết định chọn các giám mục theo lối đầu phiếu và ban quyền cho các giám mục quốc doanh tự phong cho nhau không cần sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng và Vatican, với mục đích thâm độc dần dần với thời gian sẽ trở thành một Giáo Hội Tự trị hay một thứ Giáo Hội riêng, một thứ ly giáo!! Nhưng phần đông giáo dân không nhìn nhận Giáo Hội tự trị! Họ xa lánh và tẩy chay Giáo hội Quốc doanh! Trong 59 năm (1949 - 1999) sống dưới chế độ cộng sản, người giáo dân trung kiên với Tòa Thánh mà người ta gọi là "Giáo Hội Thầm Lặng" hay "Giáo Hội Hầm Trú" tưởng chừng như bị nghiền nát nhưng trái lại càng lớn mạnh!!


Hiện nay Giáo Hội thầm lặng vẫn trung thành với Tòa Thánh có khoảng trên 10 triệu giáo dân. Hoàn cảnh sinh sống của họ rất khó khăn vì bị đàn áp!! Nhiều nơi Giáo hội thầm lặng lại núp bóng dưới Giáo hội quốc doanh để tồn tại tránh những con mắt xoi mói của nhà cầm quyền!!


Ông Michel Marcel, một chuyên viên về vấn đề tôn giáo Trung Hoa, viết: "Có nhiều nơi, nhân viên thuộc Giáo Hội quốc doanh và hầm trú sống hòa bình và làm việc chung. Có nơi các Giám mục của cả hai Giáo hội cùng sống chung một nhà! Tàu mà! Người ta thường nói như vậy! Nhưng các Giám mục hầm trú trung thành với Vatican, tuy sống chung hòa bình, nhưng vẫn không nhìn nhận các giám mục quốc doanh là những nhà lãnh đạo chính thức!!" Và họ không ngừng kêu gọi để "chiêu hồi" các vị này trở về với Tòa Thánh Vatican.


Sau đây là chứng từ của Đức Giám Mục Tăng Trạch Khâm, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hồng Kông, viết trên tạp chí "The Tablet Eglises d'Asie", sau chuyến viếng thăm Hoa lục: "Theo kinh nghiệm của ngài trong việc đối thoại tại lục địa, không nên quá chú trọng đến ranh giới cách biệt giữa hai Giáo hội hầm trú và Giáo hội quốc doanh! Tương lai tuy còn nhiều khó khăn, nhưng thời thế có thể thay đổi trong một đêm! Vì tục ngữ Trung Hoa có câu: Người Tàu không bao giờ sợ tuyên bố điều gì trái ngược lại với điều mà họ nói hôm trước!"

Theo một tờ báo "chui" tại huyện Hà Khúc cho biết Giáo Hội Công giáo Tây Tạng đang được khai sinh với trên 5, 000 tân tòng mà phầân đông 70% là giới trẻ, do một linh mục là cha Lục Nhân Đích, một linh mục duy nhất trong vùng hướng dẫn. Sau những năm dài sống dưới chế độ cộng sản, người ta thấy phong trào tòng giáo tại Hoa lục ngày càng đông, hứa hẹn một mùa gặt bội thu cho Giáo hội.


NGHĨ VỀ SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO.

Là con người xuất hiện và sinh hoạt trên mặt đất này, ai trong chúng ta cũng muốn phát triển nhân cách hướng tới Chân Thiện Mỹ. Tận đáy tâm hồn, ai cũng có nhu cầu thúc bách cần có một đời sống tinh thần. Trừ những người mất linh tính, chối bỏ nhân cách, ai cũng muốn trang bị cho mình một Niềm Tin Tôn Giáo. Đó là điều kiện cần thiết để thể hiện nhân cách đến thành toàn. Sở dĩ con người không thể chối bỏ nhân tính mình, vì con người được Thượng Đế tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Đàng khác con người không phải chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng còn cần những gì cao thượng hơn cơm bánh. Đó là đời sống Tinh Thần của Niềm Tin Tôn Giáo.


Mục đích tối thượng của các tôn giáo là hướng thượng con người đến Chân Thiện Mỹ. Qua không gian và thời gian, trải qua bể dâu lịch sử, với những thao thức băn khoăn của kiếp người, con người luôn tìm đến Niềm Tin Tôn Giáo. Dù bao người và bao chế độ vô thần luôn tìm mọi cách bách hại tôn giáo, nhưng tự thâm tâm con người vẫn tìm kiếm Thượng Đế là nguyên nhân và cứu cánh của cuộc sống. Đó là lý do giải thích tại sao, sau khi Hoàng đế Néron La mã thời xưa và cộng sản thời nay xụp đổ, Niềm Tin Tôn Giáo không bị mai một mà trái lại, phát triển mạnh mẽ hơn trước.


Trở lại hoàn cảnh lịch sử Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc nói trên, người ta thấy mặc dầu chính quyền cộng sản Trung Hoa tìm trăm phương nghìn kế để tiêu diệt và đàn áp Giáo Hội Công Giáo với những kế hoạch tinh vi như thiết lập Giáo Hội Quốc doanh, biến những ai theo họ trở thành những phần tử ly khai, những nhóm Giáo hội tự trị, cắt đứt mọi liên hệ với Tòa Thánh Vatican thì chính những nhóm quốc doanh lại bảo trợ cho những thành viên Giáo hội thầm lặng chung sống hòa bình.


Những người cộng sản Trung quốc tưởng rằng thành lập Giáo hội Quốc doanh, trục xuất các thừa sai ngoại quốc, bắt các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đi tù cải tạo, quốc hữu hóa các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội và đặt Giáo Hội Công giáo dưới Ủy ban Tôn giáo Nhà nước là có thể tiêu diệt Niềm Tin Tôn Giáo và Giáo hội phải tan rã, nhưng sự thực đã hoàn toàn trái ngược!!


Tài liệu trong phúc trình đặc biệt của tuần báo Newsweek nói trên cho biết: Năm 1979, sau khi hiệp ước tái lập bang giao giữa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Hoa Kỳ được ký kết giữa cựu Tổng Thống Jimmy Carter và Chủ Tịch Đặng Tiểu Bình, do áp lực của nhân dân trong nước và Tây Phương, nhà nước Trung Cộng đã bó buộc phải cho mở lại 37, 000 nhà thờ, cho phép ấn hành 22 triệu bộ Kinh Thánh và từng đoàn nhà truyền giáo trước đây do Chủ tịch Mao Trạch Đông trục xuất lại được tái ngộ!! Và theo các nhà thống kê nhận định thì từ thập niên 1970 đến nay, số giáo dân Tin Lành và Công giáo Trung quốc được rửa tội đã lên tới trên 50 triệu người!! Phải chăng đó chính là Sức Mạnh của Niềm Tin Tôn Giáo!! Không một thế lực nào, không một người nào, không một chế độ nào, dù gian manh quỷ quyệt tàn ác đến đâu cũng không thể nào đàn áp được Niềm Tin Tôn Giáo của con người!!. .


"Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo không thể nào bị bóp nghẹt bởi bất cứ quyền lực nào!". Đó là một lời tuyên bố có tính lịch sử của ông George Bush ngày 19 tháng 9, 1987, lúc ông là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ trong buổi tiễn biệt Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhân dịp Ngài viếng thăm Hoa Kỳ. Trong diễn văn từ giã Đức Thánh Cha, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nói rằng: Thượng Đế vẫn tiếp tục hiện diện tại Liên Xô, sau hơn 70 năm tuyên truyền cho chủ thuyết vô thần.


Lúc đó Phó Tổng Thống George Bush kể lại cho Đức Thánh Cha mẩu chuyện nhỏ như sau: "Trong nghi lễ an táng Tổng Bí Thư Breznev tại Mascơva, một nghi lễ với nhiều binh lính và hoa tím, nhưng không có Đức Tin và Lời Chúa, tôi theo dõi bà quả phụ đang tiến tới gần quan tài để nói lời vĩnh biệt. . . Kìa, có Thượng Đế làm chứng cho tôi, bà Breznev chăm chú nhìn người chồng, rồi cúi nhẹ xuống và làm dấu thánh giá trên ngực cho người quá cố!!". Đưa ra sự kiện trên đây, ông Bush kết luận: Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người. . .


Lời phát biểu trên đây của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush có thể làm chúng ta phấn khởi. Thượng Đế vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống mỗi người chúng ta. Chính những nơi mà người ta tưởng Ngài bị gạt bỏ hoàn toàn! Chính những lúc mà chúng ta tưởng Ngài không có mặt, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động! Bởi vì Ngài không thể là Thượng Đế, nếu Ngài không yêu thương con người. . .


Chúng ta tiếp nhận sự sống từ chính Thượng Đế như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời. Thiếu ánh sáng từ mặt trời thì không thể có sự sống trên trái đất! Cũng thế, không có Thượng Đế thì chúng ta không thể có sự sống! Ngài thông ban sự sống cho chúng ta, bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài cũng yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài.


Chối bỏ Thượng Đế cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại nơi những xã hội xây dựng trên chủ thuyết vô thần là bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự chối bỏ Thượng Đế! Khi con người chối bỏ Thượng Đế, con người cũng không từ bỏ bất cứ hành động dã man nào để chà đạp con người.


Con người là hình ảnh cao quý của Thượng Đế đến nỗi Ngài đã trở thành con người và đồng hóa với con người. Và từ nay con người có thể nhận diện Ngài qua mỗi anh chị em mình. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, mạnh khỏe hay tật nguyền, bạn hữu hay thù địch: Mỗi con người là hình ảùnh của Thượng Đế. Và chỉ có xuyên qua tình yêu mà chúng ta đối xử với nhau, con người mới có thể đến với Thượng Đế. . .


Không gì buồn chán bằng sống mà không định hướng, không lý tưởng! Sống mà không biết tại sao mình sống và đời mình sẽ đi về đâu là lý do làm cho con người chán chường, ray rứt và đau khổ nhất!! Sức Mạnh lớn lao và cao quý nhất của Niềm Tin Tôn Giáo là trang bị cho con người một Hướng Đi trong cuộc sống. Mặc dâu sống giữa những khổ đau tinh thần, những bệnh hoạn tật nguyền, những thất vọng ê chề, Niềm Tin Tôn Giáo vẫn đem lại cho con người nghị lực và can đảm để vượt qua mọi thử thách để tìm thấy Niềm Vui và Ý Nghĩa trong cuộc sống.