PDA

View Full Version : THƠ ĐƯỜNG....XƯỚNG HỌA.



Pages : [1] 2

phu ong
01-14-2007, 02:36 PM
Để tăng cường tính cách riêng biệt về Thơ Đường Luật,theo nhu cầu giải trí về thơ của thành viên Động Nhím.....Phú Ông xin được mạn phép tạo ra trang Thơ Đường Luật...Xướng họa ,mong những thành viên yêu thơ cùng nhau đóng góp để Động nhím có được một trang thơ Đường Luật thú vị.Phú ông cũng cố gắng sưu tập những tài liệu về luật thơ để chúng ta cùng tham khảo...hay các Bạn nào có tài liệu cũng có thể đóng góp trong mục nầy....
Chúng ta nên dùng thơ tự sáng tác và cố gắng loại bỏ những từ Hán văn và Điển tich, Điển cố hầu tạo bài thơ trở nên dễ hiểu và thực dụng hơn....đó cũng là cách để thu hút đọc giả và tác giả tham gia...Chân thành cảm ơn.
Phú Ông Jan 14 ,2007

phu ong
01-14-2007, 02:39 PM
Thơ tứ tuyệt và thơ bát cú: Theo số câu, thơ Đường Luật chia làm hai lối.

- 1.) Tứ tuyệt, mỗi bài bốn câu;
- 2.) Bát cú, mỗi bài tám câu;

Lối Đường Luật bát cú là lối chính và thông dụng nhất, vật ta hãy xét phép tắc lối ấy trước.

I. Bát Cú

Trong lối thơ Đường Luật, có năm điều này phải xét:

1.) vần; 2.) đối; 3.) luật; 4.) niêm; 5.) cách bố cục.

Vần thơ:

A) Định nghĩa: Vần (chữ nho là vận) là những tiếng thanh âm hòa hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu văn để hưởng ứng nhau.

B) Cách gieo vần:

1.) Thơ Đường: luật thường dùng vần bằng, gián-hoặc mới dùng vần trắc.

2.) Suốt bài thơ Đường Luật chỉ hiệp theo một vần, tức là theo lối độc vận.

3.) Trong một bài bát cú có năm vần gieo ở cuối câu đầu và cuối các câu chẵn.

C.) Lạc vận và cưỡng áp: Gieo vần sai hẳn, không hiệp nhau gọi là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng không được hiệp lắm gọi là cưỡng áp (đặt gượng), đều không được cả.

Phép đối trong thể thơ:

A.) Định nghĩa: Ddốo là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau.

1.) Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.

2.) Đối chữ thì vừa phải đối thanh tức là bằng đối với trắc, trắc đối với bằng; vừa phải đối loại của chữ nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một tự loại để đối với nhau (như cùng là hai chữ danh từ, hoặc động từ, v.v.)

3.) Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú: Trừ hai câu đầu và hai câu cuối, còn bốn câu giữa thì câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Luật Thơ:

A) Định nghĩa: Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.

B) Tiếng bằng và tiếng trắc: Muốn hiểu luật thơ, phải biết phân biệt tiếng bằng tiếng trắc. Bằng (chữ nho là bình) là những tiếng lúc phát ra bằng phẳng đều đều. Trắc (nghĩa đen là nghiêng, lệch) là những tiếng khi phát ra hoặc tự thấp lên cao hoặc tự cao xuống thấp.

Trong tiếng ta có 8 thanh thì có hai thanh bằng và 6 thanh trắc như sau:

Bằng: Phù bình thanh = không có dấu

Trầm bình thanh = Huyền (')
Trắc: Phù thượng thanh = Ngã (~)
Trầm thượng thanh = Hỏi (?)
Phù khứ thanh = Sắc (')
Trầm khứ thanh = Nặng (.)
Phù nhập thanh = Sắc (') *
Trầm nhập thanh = Nặng (.)*

* Riêng cho các tiếng đằng sau có phụ âm c, ch, p, t.

C.) Luật bằng và luật trắc: Thơ có thể làm theo hai luật:

1.) Luật bằng là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng;

2.) Luật trắc là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc.

D) Các luật thơ: Ngay liệt kê các luật thơ thông dụng như sau (b = tiếng bằng; t = tiếng trắc; v = tiếng vần; những chữ in lối chữ nghiêng là phải theo đúng luật; những chữ in thường thì theo đúng luật hoặc không theo đúng luật cũng được, theo cái lệ "bất luận" sẽ nói về sau):

I. LUẬT BẰNG II. LUẬT TRẮC

A. Vần bằng A. Vần bằng

1@Ngũ ngôn bát cú 1@Ngũ ngôn bát cú

I : b b t t b (v) t t t b b (v)
II. : t t t b b (v) b b t t b (v)
III : t t b b t b b b t t
IV : b b t t b (v) t t t b b (v)
V : b b b t t t t b b t
VI : t t t b b (v) b b t t b (v)
VII : t t b b t b b b t t
VIII : b b t t b (v) t t t b b (v)

2@ Thất ngôn bát cú 2@ Thất ngôn bát cú

I : b b t t t b b (v) t t b b t t b (v)
II : t t b b t t b (v) b b t t t b b (v)
III : t t b b b t t b b t t b b t
IV : b b t t t b b (v) t t b b t t b (v)
V : b b t t b b t t t b b b t t
VI : t t b b t t b (v) b b t t t b b (v)
VII : t t b b b t t (v) b b t t b b t
VIII : b b t t t b b (v) t t b b t t b (v)

B. Vần trắc B. Vần trắc

Ngũ ngôn bát cú Thất ngôn bát cú

I : b b b t t (v) t t b b b t t (v)
II : t t b b t (v) b b t t b b t (v)
III : t t t b b b b t t t b b
IV : b b b t t (v) t t b b b t t (v)
V : b b t t b t t b b t t b
VI : t t b b t (v) b b t t b b t (v)
VII : t t t b b b b t t t b b
VIII : b b b t t (v) t t b b b t t (v)

E.) Bất luận và khổ độc: Vì sự theo đúng luật bằng trắc như trên đã định là một việc rất khó, nên có lệ bất luận (không kể), nghĩa là trong câu thơ có một vài chữ không cần phải đúng luật.

1.) Trong bài thơ ngũ ngôn thì chữ thứ nhất và thứ ba không cần đúng luật: tức nhất, tam bất luận.

2.) Trong bài thơ thất ngôn thì chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không cần đúng luật: tức là nhất, tam, ngũ bất luận.

Tuy theo lệ bất luận có thể thay đổi luật mấy chữ trong câu thơ, nhưng đang trắc mà đổi ra bằng bao giờ cũng được, chứ đang bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp sự thay đổi ấy làm cho câu thơ thành ra khổ độc (khó đọc) không được. Những trường hợp ấy là:

1.) Trong bài thơ ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẵn và chữ thứ ba của các câu đang bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

2.) Trong bài thơ thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẵn và chữ thứ năm các câu lẻ đang bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

F.) Thất luật: Một câu thơ đặt sai luật nghĩa là một chữ đang bằng mà đổi ra trắc hoặc trái lại, thế thì gọi là thất luật (sao mất luật) không được.

Niêm:

A) Định nghĩa: Niêm (nghĩa đen là dính) là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ Đường Luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng trắc niêm với trắc.

B) Những câu niêm với nhau trong một bài thơ bát cú: Trong một bài thơ bát cú (xem lại biểu các luật thơ trên) những câu sau này niêm với nhau: 1 với 8. - 2 với 3. - 4 với 5. - 6 với 7. - 8 với 1.

C) Thất niêm: Khi các câu trong một bài thơ, vì sự đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định; thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền) không được.

Cách bố cục: Một bài thơ bát cú có bốn phần.

1.) Đề gồm có phá đề (câu 1) là mở bài và thừa đề (câu 2) là nối câu phá mà vào bài.

2.) Thực hoặc trạng (hai câu 3 và 4) là giải thích đầu bài cho rõ ràng.

3.) Luận hai (câu 5 và 6) là bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài.

4.) Kết (hai câu 7 và 8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại.

II. Tứ Tuyệt

Định nghĩa: Tứ là bốn, tuyệt là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài thơ bát cú mà thành.

Các cách làm thơ tứ tuyệt: Vì một bài thơ bát cú có thể ngắt nhiều cách, nên cũng có nhiều cách làm thơ tứ tuyệt.

1.) Ngắt bốn câu trên, thành ra bài thơ ba vần, hai câu trên không đối nhau, hai câu dưới đối nhau. Thí dụ:

Con Voi

(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên.)

Xông pha bốn cõi bể chông gai,
Vùng vẫy mười phương bụi cát bay.
Phép nước gọi là tơ chỉ buộc, *
Sức này nào quản búa rìu lay. *

Lê Thánh Tôn (?)

* = đối nhau.

2.) Ngắt bốn câu giữa, thành ra bài thơ 2 vần, cả bốn câu đối nhau. Thí dụ:

Khóm Gừng Tỏi

(So sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)

Lởm chởm vài hàng tỏi *
Lơ thơ mấy khóm gừng *
Vẻ chi là cảnh mọn #
Mà cũng đến tang thương #

Ôn Như hầu

*, # = đối nhau.

3.) Ngắt bốn câu dưới, thành ra bài thơ 2 vần, hai câu trên đối nhau, hai câu dưới không đối. Thí dụ:

Đề Chùa Vô Vi (So sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng ở trên)

Vắt vẻo sườn non Trạo, *
Lơ thơ mấy ngọn chùa. *
Hỏi ai là chủ đó?
Có bán tớ xin mua

Vô Danh

* = đối nhau.

4.) Ngắt 2 câu đầu và 2 câu cuối, thành ra bài thơ 3 vần, cả 4 câu không đối. Thí dụ:

Cái Pháo

(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)

Xác không, vốn những cậy tay người,
Bao nả công trình, tạch cái thôi!
Kêu lắm, lại càng tan tác lắm,
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.

Nguyễn Hữu Chỉnh

5.) Ngắt hai câu 1-2 với hai câu 5-6, thành ra bài thơ 3 vần hai câu cuối đối nhau. Thí dụ:

Con Cóc

(so sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật trắc, vần bằng ở trên)

Bác mẹ sinh ra bốn áo sồi,
Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
Tép miệng năm ba con kiến gió, *
Nghiến răng chuyển động bốn phương trời. *

Lê Thánh Tôn

phu ong
01-14-2007, 03:15 PM
Thơ Đường Việt Nam

Thơ Đường luật là thể thơ của Việt Nam theo quy tắc của "thơ luật" (luật thi) của Trung Quốc có từ thời nhà Đường.

Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường. Đến đời Trần có ông Hàn Thuyên sáng tác bằng tiếng Việt (ghi lại bằng chữ nôm). Từ đó người ta cũng gọi thơ quốc âm là thơ Hàn luật, tuy nhiên ngày nay từ này không còn thông dụng nữa. Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, người Việt rất ít làm thơ theo luật Đường. Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 3 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.


* 1 Luật
o 1.1 Luật bằng trắc
o 1.2 Luật đối
* 2 Niêm
* 3 Vần
* 4 Biến thể
o 4.1 Thất ngôn tứ tuyệt
o 4.2 Ngũ ngôn tứ tuyệt
o 4.3 Ngũ ngôn bát cú
o 4.4 Yết hậu
* 5 Liên kết ngoài
* 6 Ghi chú

Luật

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Các luật của thơ Đường là:


Luật bằng trắc

Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chứ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật vần bằng

* Thất ngôn tứ tuyệt

Câu số Vần Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương
1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi
3 T B T T Có phải duyên nhau thì thắm lại
4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

* Thất ngôn bát cú

Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương
1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mem sông
2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng
3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng
4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
5 B T B T Một duyên hai nợ âu thành phận
6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công.
7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

2. Luật vần trắc

* Thất ngôn tứ tuyệt

Câu số Vần Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc
của Trương Kế (张继 Zhang Jì) Phiên âm Hán-Việt
1 T B T B Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
2 B T B B Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
3 B T B T Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
4 T B T B Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):

Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

* Thất ngôn bát cú

Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương
1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông
2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta kkhông
3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã!
4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung
7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái,
8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Luật đối

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2

"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về sinh động vật, còn một câu diễn tả về tĩnh vật, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động vật). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

Niêm

Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

* câu 1 niêm với câu 8
* câu 2 niêm với câu 3
* câu 4 niêm với câu 5
* câu 6 niêm với câu 7

Chẳng hạn với luật vần bằng:

1. - B - T - B B
2. - T - B - T B
3. - T - B - T T
4. - B - T - B B
5. - B - T - B T
6. - T - B - T B
7. - T - B - T T
8. - B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú


Vần

Vần là những chữ có cánh phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.


Biến thể

Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là "thất ngôn bát cú" còn có các biến thể sau:

Thất ngôn tứ tuyệt

Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.

Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm

Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ví dụ: từ bài trên mà thành

Thuyền đưa khách thuận dằm
Bến cũ biệt mù tăm
Chiếc lá bay theo gió
Tình xưa ghé đến thăm


Ngũ ngôn bát cú

Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại vẫn giữ nguyên.

[sửa] Yết hậu

Yết Hậu3 (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, còn câu cuối cùng chỉ có một chữ.

Ví dụ: bài Lươn

Cứ nghĩ rằng mình ngắn,
Ai ngờ cũng dài đườn.
Thế mà còn chê trạch:
Lươn!

Vô Danh

hoaphonglan1911
01-15-2007, 04:08 AM
Để lão Lan tui nhớ lại bài "vịnh quả vú sữa" bị cuốn trôi theo động nhím xem có đúng Đường luật không nha! Bài này chưa chắc đúng Đường luật nhưng chắc sẽ đúng Xuân Hương luật:

Ưỡn ưỡn tròn tròn khéo khéo là
Sờ vào trơn nhẫy cái tay ta
Thèm thuồng quân tử khi khát nước
Mát mặt anh hùng lúc đi ca (karraoke)

phu ong
01-15-2007, 04:49 PM
Chu cha ! Bác Phong Lan lâu quá hỏng gặp !
Bác ghé đây là PO vui rồi....thôi tụi mình cố
gầy dựng chỗ nầy coi như ao nhà đi hen !
Mặc sức mà thao túng !....

Po thử họa xem sao....

Đưa đưa đẩy đẩy mau mau là
Đón khách bên sông ấy việc ta
Lỡ bước má hồng... hò lục bát
Lạc đường quân tử...hát tình ca

_____________________:p :p :p

VietTien
01-16-2007, 06:16 AM
Thấy PO & Lão Lan chơi thơ đường luật... VT củng nhào dzô góp dzui 1 bài thơ đường luật con cóc đừng cuời VT nhá ??
Chúc mọi người dzui dzẻ..

Tình chớm nỡ

Tình ai đã đến ấm êm lòng
Có phải yêu em thật đấy không
Núi biếc trên non tìm nhụy cúc
Sông xanh dzưới bể kiếm bông hồng
Yêu người trót dzạ thề em đợi
Hận kẽ truy tâm hứa chẳng mong
Cách biệt hai nơi tình vẫn thắm
Chờ ngày tái ngộ ấm căn phòng

Sóng Ngầm
01-16-2007, 10:16 PM
Sóng cũng chơi cùng cho vui nào...

Vịnh con cua

Cua gì mây mẩy mu tròn tròn
Cái yếm khum khum điểm sắc son
Quân tử thương em thì nấu mắm
Xin đừng vần vó, nó không ngon...

VietTien
01-17-2007, 12:07 AM
Em hong biết vịnh :)

phu ong
01-17-2007, 10:13 AM
Sóng cũng chơi cùng cho vui nào...

Vịnh con cua

Cua gì mây mẩy mu tròn tròn
Cái yếm khum khum điểm sắc son
Quân tử thương em thì nấu mắm
Xin đừng vần vó, nó không ngon...


Lâu ghê hỏng gặp bạn hiền nghe !
Có lẽ đây là lần đầu thử làm bài thơ loại nầy...
hỏng biết đúng hong !

VỊNH CON CHUỘT (Computer Mouse )

Chuột đây hây hẩy cỡ mu tay
Bóp bóp tha tha thấy cả mây !
Lên xuống lần mò tìm kẽ giửa
Thôi đừng nghịch nữa nó chẳng hay !

phu ong
01-17-2007, 10:46 AM
Em hong biết vịnh :)
Vịnh chắc cũng như eo...thôi à?
Nè tặng người đẹp bài thơ vừa làm sau khi nhìn được mới có
1/10 dung nhan của ai đó !Nếu thơ có dỡ thì cũng tại vì chưa
thấy 100% dung nhan đó hen....

Mãi đến hôm nay mới thấy nàng
Mặt hoa da phấn nét mơ màng
Má hồng môi mômg. chờ ai đó?
Mắt biếc ngài cong có kẽ đang?
Khi nào tim nhỏ trao lời hứa
Thì báo cho ta gửi hẹn sang
Duyên nợ xuân tình câu chúc phúc
Gởi nàng mỹ nữ chốn thảo hoang. *

* Nghe nói ở bên đó đất rộng người thưa
nên chắc người đẹp ví như lạc vào nơi
hoang sơ....

VietTien
01-18-2007, 06:38 AM
Cám ơn ai đó ngắm dzung nhan
Hạn hán sắc hương đã sắp tàn
Mặt phấn đắp dzày hòng đậy khuyết....khuyết = khuyết tật :D
Môi son thoa mỏng để che răng.....răng xấu :lol:
Mày cong vẻ xéo cây chì xám
Mắt biếc tô ngang miếng phấn xanh
Luá xấu nhờ phân nên luá tốt
Em đây nhờ lụa mới mơ màng :lol:

Coi 1/2 tả hay hơn.. coi hết tả còn ghê gớm hơn :lol:

phu ong
01-20-2007, 02:01 PM
Em đẹp Anh khen...chẳng mấy khi
Phai tàn hương sắc chớ buồn chi
Gái ngoan đâu dễ sầu cô quạnh
Quân tử khó mà oán lệ bi
Tô điểm hồng nhan phường mỹ nữ
Anh hùng nghĩa khí dạng nam nhi
Thanh cao tươi đẹp nhờ trang điểm
Tâm trí luân lưu bởi tạc ghi.

zororz
01-20-2007, 08:56 PM
Thân chào, :yea2:
Zororz xin phép được tham gia topic này nhé! :)
Cám ơn PO đã cất công hướng dẫn rất chi tiết và dễ hiểu về vần, luật, niêm của thơ Đường. :p
Quả thật với những người mới tập làm thơ Đường như Zororz thì việc nhớ tất cả mớ bòng bong niêm luật vận kia quả thực là rất khó. Vì vậy, Zororz đành chọn cách thuộc lòng một bài thơ của một tác giả nổi tiếng làm mẫu( pattern). Ví dụ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng thì dùng bài "Bước tới đèo Ngang" làm mẫu;thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng thì dùng bài "Thu Điếu" làm mẫu. Cách làm này tuy không chính thống nhưng được cái là dễ làm, dễ nhớ.:p
Còn thất ngôn bát cú vần trắc thì Zororz chưa thuộc bài nào cả, PO có thể vui lòng post một bài lên làm mẫu hay không vậy?
Xin cám ơn rất nhiều!

phu ong
01-21-2007, 01:29 PM
Chào Zororz đã tham gia trang thơ nầy....
Thật ra luật nầy là loại thơ được phổ biến thời Đường của Trung Hoa...nên có tên là Thơ Đường ! Danh thơ Việt Nam lấy cái luật đó và dùng theo lối chữ Nôm là Thất ngôn bát cú....v...v....thay đổI tùy theo số câu trong bài và số chữ trong câu.
B. Vần trắc B. Luật Trắc

Ngũ ngôn bát cú Thất ngôn bát cú

I : b b b t t (v) t t b b b t t (v)
II : t t b b t (v) b b t t b b t (v)
III : t t t b b b b t t t b b
IV : b b b t t (v) t t b b b t t (v)
V : b b t t b t t b b t t b
VI : t t b b t (v) b b t t b b t (v)
VII : t t t b b b b t t t b b
VIII : b b b t t (v) t t b b b t t (v)

E.) Bất luận và khổ độc: Vì sự theo đúng luật bằng trắc như trên đã định là một việc rất khó, nên có lệ bất luận (không kể), nghĩa là trong câu thơ có một vài chữ không cần phải đúng luật.
Zororz nói thì PO mới để ý điều nầy....PO cũng đang tìm xem có bài thơ nào thể hiện đúng như lời yêu cầu của Bạn không? NhưNg vẫn chưa tìm thấy....


Nếu căn cứ theo luật trên thì vần gieo chữ cuối là vần (t ) theo như trên có lẽ thơ Việt rất khó tìm...hoặc nếu có cũng không chỉnh.....Nhưng thơ Cổ theo nguyên bản chử Tàu thì có nhiều...nhưng mình không hiểu nghĩa !

Đây là bài thơ của Cao bá Quát do Khương hửu Dụng dịch

Trời cao sao lác đác *
Trăng sáng trong như nước*
Sân mùa kêu tỉ tê
Gió thu thổi hiu hắt *
Có người đẹp trên lầu
Tựa hiên buồn , nínbặt *
Dậy xem ,canh mấy rồi
Dạo quanh lại dừng bước *

Tác giả dịch thơ đã cố dùng Phù khứ thanh (dấu sắc ) và Trầm khứ thanh (dấu nặng ) tạo được đúng vần (t ) Nhưng lời thơ trỏ nên chát chúa và không êm....
Không sao đâu Zororz...hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều đọc giã ghé qua trang thơ nầy...hỏng chừng mình sẽ thu thập nhiều tài liệu bổ ích hơn trong kinh nghiệm thơ...phú...
Chào Zororz...Phú ông.

hoaphonglan1911
01-22-2007, 12:22 AM
Bài này nhại "Thu Điếu" của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến:

Từng không lơ lửng trời trong veo
Một chiếc lá vàng bé tẹo teo
Mây trắng bồng bềnh có mỗi tẹo
Vài nơi lay động gió may heo (gió heo may)
Một mình chờ bạn: buồn khô vắng
Quả đắng nhận vào vì muốn leo
Gặp phải tiểu nhân nó đuổi khéo
Trở về trống vắng, nơi quê nghèo.

kẹ kẹ... cố tình nhại cụ Nguyễn Khuyến nên thơ chẳng ra gì... bà con thông cảm!





THU ĐIẾU

Bài Thu Điếu có tám câu như sau :

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo


Hai câu đầu (câu khai) vẽ lên bối cảnh của toàn bài. Sách Gia Ngữ nói: “Thủy chí thanh tắc vô ngư”, nghĩa là “nước trong veo” thì không có cá, thế mà Nguyễn Khuyến, giữa trời thu lạnh lẽo, lại nhè lúc “nước trong veo” mà ngồi thuyền đi câu, thì thật là thất thế, là làm một việc khó khăn, ngược đời. Vậy, đặt tựa bài thơ là “câu cá mùa thu”, mà mới vào đầu bài đã cho thấy cái việc câu cá đó là chuyện gần như không thể đạt được thành quả, thì chẳng phải là đã vạch rõ cho ta thấy cái tình cảnh ngặt nghèo rất mực của tác giả rồi đó sao ? Nhà Nho Nguyễn Khuyến, đỗ đạt vào bậc nhất thời đó, làm quan to, nhưng trước cảnh nước mất, phải từ quan, về dạy học, nhìn ngoại nhân hoành hành, vua quan bạc nhược, chỉ biết theo Pháp cầu an, đã thấy rõ là cái hoài bão giúp dân giúp nước của mình, thật khó khăn, gần như vô vọng, chẳng khác nào cảnh “câu cá nước trong” được đề ra ngay từ câu đầu vậy.

Câu hai “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, tựu trung chỉ làm rõ thêm cái ý của câu đầu. Thuyền trong ao thì đâu phải thuyền “bé tẻo teo” đối với ao ? Thuyền bé tẻo teo đối với mặt hồ rộng lớn, đối với biển cả mênh mông, thì còn có lý, chứ cái ao tự nó đã bé, thuyền đối với ao thì có chi mà phải bảo là “bé tẻo teo” ? Vậy, thuyền đây chính là cái thân phận của Nguyễn Khuyến, và chiếc thuyền ấy thật là “bé tẻo teo” đối với cảnh vật, Đất Trời, bao la, cũng như thân phận của tác giả “be tẻo teo” đối với cái thời thế thiên nan vạn nan phủ trùm lên ông vậy.

Hai câu ba và bốn, còn được gọi là câu “thừa” (thơ Đường Luật gồm 2 câu khai, 2 câu thừa, 2 câu chuyển và 2 câu hợp, hay thâu). Hai câu “thừa” này thừa theo cái bối cảnh khó khăn vừa được phác họa trong hai câu đầu, mà đưa ra hai thái độ xử thế trước bối cảnh ấy :

“Sóng nước theo làn hơi gợn tí” tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thổi. Nhưng, mặc dù gợn sóng, trong chiều sâu, nước vẫn là nước, ao vẫn là ao, không hề lay động, không hề suy suyển. Đó chính là thái độ của bản thân mình mà tác giả muốn được người đời thông cảm : trước thời thế khó khăn, ông đã phải từ quan, đã phải ngồi yên, thậm chí có lúc đã phải vào dạy học trong Dinh của ông quan thân Pháp Hoàng Cao Khải, nhưng, những điều đó chẳng qua chỉ là những gợn sóng, theo làn gió thổi mà thôi, chứ trong thâm tâm, trong chiều sâu, ông vẫn là ông, vẫn giữ vững hào khí của người quân tử, vẫn mang nặng lòng trung thành với tổ quốc.

Ngược lại,

“Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”

là một thái độ mà Nguyễn Khuyến chối bỏ. Thật vậy, tuy cùng phản ứng trước làn gió thổi, nhưng nếu gợn sóng chỉ là một hiện tượng bề mặt, trong khi căn bản vẫn y nguyên, thì “lá vàng” hoàn toàn ngược lại. Lá vàng đã bị bứt khỏi cành cây. Nó chỉ còn biết phất phơ theo gió thổi, gió đưa về đâu thì nó về đó, để rồi rốt cuộc sẽ mục nát trên mặt đất. Từ khi lìa khỏi cành cây, “đưa vèo” theo gió, lá vàng đã không còn là một thành phần của cây nữa, khác với “sóng nước”, lúc nào cũng vẫn là nước, là thành phần của ao, của hồ, của sông, của biển. Vậy, hai câu ba, bốn, là lời tự bạch của tác giả : ta là sóng, gợn theo gió, nhưng lòng trung với “nước” vẫn không hề suy suyển, chứ chẳng phải như lá vàng kia, lìa căn bỏ cội, phải chịu hoàn toàn lệ thuộc ngọn gió, để rồi mục nát trên mặt đất mùa thu...

Câu năm và câu sáu :

Từng mây lơ lửng trời xanh ngát
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

tức hai câu “chuyển”, được dùng để đưa cái tâm trạng vừa biện bạch ở trên vào trong bối cảnh tâm lý chung của người thời đó. Ở trên nói đến gió, đến lá vàng là trình bày tâm trạng riêng tư của tác giả đối với những ép buộc của thời thế. Còn hai câu năm và sáu thì cho biết tâm trạng và thái độ của những người khác đối với tâm trạng của tác giả. Tại sao giữa muôn ngàn vạn triệu cảnh vật mùa thu mà Nguyễn Khuyến lại chọn nói đến “từng mây lơ lửng trời xanh ngắt”, với “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”, nếu không phải chỉ để nêu lên nỗi niềm cô đơn của mình, trước sự thờ ơ, nhạt nhẽo, hay rẻ khinh, chế diễu của kẻ đương thời ? (xem “ông phỗng đá") Ôi, trời xanh ngát, chỉ có một “từng mây lơ lửng”, cô đon, chẳng biết cùng ai chia sẻ cái nhìn thế sự. Rồi ngõ trúc kia , nhìn mà xem, nó cũng vắng teo, chẳng một ai thèm mang đến cái hoài bão của người Nho Sĩ nhiệt tâm nhưng thất thế. Câu chuyện “câu cá nước trong”, câu chuyện “sóng nước” với “lá vàng”, nói ra mà làm chi, mấy ai hiểu, mấy kẻ cảm thông ? Tả cảnh, nhưng trong cảnh là tình, chỉ biết có cảnh mà bỏ mặc tình thì có phải là tội cho nhà thơ lắm lắm hay không ?

Trong hai câu chót còn được gọi là thâu, hạy hợp, thật ra chỉ có câu thứ 7

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”

là thực sự “thâu tóm” tình cảnh của toàn bài mà thôi. Toàn thể sáu câu trên kết tụ trong sự đợi chờ “tựa gối ôm cần” của người câu cá, như Nguyễn Khuyến đã có lần tâm tình trong “Tự Thọ” :

Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
Thử xem Trời mãi thế này ư ?

Ta nhận xét : ông không nói “đời”, mà nói “Trời”, cái ý đã rõ. Sự thay đổi sẽ đến từ Trời, và từ điều mà nhà Nho nghĩ là tượng trưng cho “luật Trời”, tức từ cái Thời. Vì thế, đợi ở đây là đợi thời, đợi Thiên Thời. Hệ Từ của Dịch Kinh có nói :“Quân Tử đãi thời nhi động” (người quân tử đợi thời mà hành động). Thật vậy, có thời để hành động, nhưng cũng có thời phải ngồi yên, như mấy câu trích trong bài thơ của một tên thi sĩ cà chớn :

Tử Nha rung gối chờ câu động
Phù Đổng vươn vai tỏ chí cao
Tắc Hạ quy về ôn cố sử
Lam Sơn xuất trướng dựng tân trào

(Tắc Hạ là nơi rất nhiều học sĩ thời Chiến Quốc quy tụ về học hỏi trao đổi)

Vậy, chờ đợi là một cung cách xử thế của nhà Nho, và là một thái độ tích cực, có thể phần nào ví như sự đợi chờ của người câu cá, lúc nào cũng sẵn sàng ứng biến. Không chừng khi vẽ lên cảnh đợi chờ này, Nguyễn Khuyến đã nghĩ đến một ông câu lừng danh ở thời Cổ, là Khương Tử Nha, câu cá đợi thời đến rất già (80 tuổi ?) mới ra tài giúp sức lập nên nhà Chu ?

Câu cuối :

“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

đem tất cả những tình cảnh của toàn bài vừa được gồm thâu trong câu

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”

mà đặt vào trong một niềm tin, niềm tin nơi chính nghĩa, để đưa người đọc đến một kết luận đầy hy vọng. Đó là: dù cho thời thế khó khăn, dù cho người đơi thờ ơ, dù cho đã chờ “lâu chẳng được”, nhưng, thoang thoảng đâu đây nghe như có tiếng cá đớp động dưới chân bèo, tựa hồ như có dấu hiệu gì của thời cuộc chuyển biến...Hai câu đầu nêu lên một thực tế khách quan, trong khi hai câu cuối đưa đến một niềm tin chủ quan, và trong khi ta đang thấm dần vào cái khung cảnh gẩn như không có lối thoát của bài thơ, thì tác giả đã đột ngột kết thúc bằng một câu cuối đậm màu hy vọng, phủ tràn lên những bi quan của các câu trước. Bài thơ như một vở kịch, đang bế tắc thì thình lình một cái gì bất ngờ xảy đến giải quyết tất cả. Thật khéo. Và cũng thật bổ ích cho những ai đồng cảnh ngộ...

“Trong khủng hoảng, điều ta không còn hy vọng luôn xay đến”
(Edgar Morin).

NGUYỄN HOÀI VÂN
27/3/1994

phu ong
01-23-2007, 04:52 PM
Khà...khà chào hội ngộ Bác Lan....Bác tìm đâu phần luận bàn khá chí lý đó hen....Po cũng đang nghĩ về Xuân...nên cũng xin họa vui theo vận bài thơ của Bác...

ĐỐT PHÁO LẬU !
Pháo nổ đùng đùng vọng veo veo
Ngấm ngầm pháo lậu cũng hơi teo
Ngập tràn xác đỏ xua đi Chó
Đầy ắp khói đen đuổi cả Heo
Bác Tám Công an tìm tới hỏi
Cả bầy đứa chạy đứa thì leo
Bây giờ Xuân đến xem hoa pháo
Khỏi tốn tiền mua khỏi sợ nghèo....::D ::D ::D

hoaphonglan1911
01-24-2007, 12:16 AM
Kẹ kẹ... chào huynh bác Phú Ông... bài nhại của bác hay lắm, lão đệ không dám theo, đành chịu phận nghèo vậy!
Còn bài viết của tác giả Nguyễn Hoài Vân, tìm thấy trên net, đọc hay hay, nên copy vô đây.


GIÓ XUÂN
Gió xuân phố núi vọng vi veo
Một lão đồ gàn ốm tong teo
Bó gối ngồi nhìn tờ giấy đỏ
Viết gì để bán đầu năm Heo
Trúc, mai, tùng, cúc còn chưa đến
Chỉ thấy bên mình mớ dây leo
Tháng tận, ba mươi, chiều đã muộn
Thân còm, vất vả kiếp đồ nghèo

Củ_Chi
01-30-2007, 10:20 PM
Cám ơn Việt Tiên đã giúp cho ngộ cái nick.
Hihi....... lão Củ làm đại cho zui, có phạm niêm luật các lão bỏ qua nghe. Theo cái vụ niêm luật e rằng không nổi
Lâu nay mải quá, nay chào lại pà con cái nhẩy


Ông Phú (PO)đãi khao món thơ Đường
Tưởng là ngon ngọt hóa ra xương
Thôi cố tí thôi đừng "quá cố"
"Cố quá" lắm rồi chỉ thấy xương

hoaphonglan1911
01-31-2007, 01:04 AM
Cám ơn Việt Tiên đã giúp cho ngộ cái nick.
Hihi....... lão Củ làm đại cho zui, có phạm niêm luật các lão bỏ qua nghe. Theo cái vụ niêm luật e rằng không nổi
Lâu nay mải quá, nay chào lại pà con cái nhẩy


Ông Phú (PO)đãi khao món thơ Đường
Tưởng là ngon ngọt hóa ra xương
Thôi cố tí thôi đừng "quá cố"
"Cố quá" lắm rồi chỉ thấy xương

Gặp lại cố nhân rùi... khụ khụ... kẹ kẹ... bác Củ cũng đã lóp ngóp quay về được... còn mấy người khác bị cuốn đi tận đẩu tận đâu...
Nghe giang hồ đồn thổi, bác vi vu trêu ghẹo Mèo già, Duyên Hải, Lươn đồng, Chạch đồng, Sao đêm... bên 3M mãi, vậy mà lão đệ không biết bác lại viết khoẻ thế!

Bác kiếm đâu ra mấy cái xương
Chợ mu, phố rốn, chẳng sang đường
Ghẹ cua uống rượu hơi bị sướng
Về trở lại đây tìm mất phương...

phu ong
01-31-2007, 02:37 PM
Chào hội ngộ Bạn Củ chi....Động nhím sau cơn bảo lốc bây giờ bạn bè tãn lạc nhiều....Chúc bạn trở lại chơi vui vẽ ,vườn thơ ĐN đang chờ sức thơ của Củ chi....

Bác Củ ơi ời kệ cứ cương
Tui tưởng Thơ Đường dễ như "xương "
Vổ mông động trán ,sao mà khó
Nhờ bác vô đây ráp vài đường....:p :p :p

Củ_Chi
01-31-2007, 10:04 PM
Gặp lại cố nhân rùi... khụ khụ... kẹ kẹ... bác Củ cũng đã lóp ngóp quay về được... còn mấy người khác bị cuốn đi tận đẩu tận đâu...
Nghe giang hồ đồn thổi, bác vi vu trêu ghẹo Mèo già, Duyên Hải, Lươn đồng, Chạch đồng, Sao đêm... bên 3M mãi, vậy mà lão đệ không biết bác lại viết khoẻ thế!

Bác kiếm đâu ra mấy cái xương
Chợ mu, phố rốn, chẳng sang đường
Ghẹ cua uống rượu hơi bị sướng
Về trở lại đây tìm mất phương...


Lão Gàn! mấy bữa bị cánh.. 3M làm cho mệt lử; hết cả vốn. Thôi đành phải đi dạo phố suông vậy, có mấy vần củ chuối chào lão cái

Thảnh thơi đi dạo phố Hàng Khoai
Hàng quán mà sao lắm chân dai (dài)
Ngó ngó nghiêng nghiêng sang Hàng Chiếu
Dừng chân "thực khách" bở hơi tài (tai).
Ặc ăc...

Củ_Chi
01-31-2007, 10:29 PM
Chào hội ngộ Bạn Củ chi....Động nhím sau cơn bảo lốc bây giờ bạn bè tãn lạc nhiều....Chúc bạn trở lại chơi vui vẽ ,vườn thơ ĐN đang chờ sức thơ của Củ chi....

Bác Củ ơi ời kệ cứ cương
Tui tưởng Thơ Đường dễ như "xương "
Vổ mông động trán ,sao mà khó
Nhờ bác vô đây ráp vài đường....:p :p :p

Hihi..... tui toàn thơ tre chuối nghĩ sao viết vậy, các pác sài tạm nghe

Tui vốn xưa nay vẫn tự cường
Tự cường nên lại cứ thịnh dương (dương thịnh)
Món viết củ nâu nay vẫn thế
Thịt không ra thịt chẳng giống xương =)) =)) =))

hoaphonglan1911
01-31-2007, 11:12 PM
Lão Gàn! mấy bữa bị cánh.. 3M làm cho mệt lử; hết cả vốn. Thôi đành phải đi dạo phố suông vậy, có mấy vần củ chuối chào lão cái

Thảnh thơi đi dạo phố Hàng Khoai
Hàng quán mà sao lắm chân dai (dài)
Ngó ngó nghiêng nghiêng sang Hàng Chiếu
Dừng chân "thực khách" bở hơi tài (tai).
Ặc ăc...


Hê hê... cứ thấy bác Củ là thấy có "chuối", phen này lão Phú tha hồ mà dọn... kẹ kẹ...
Lão đệ viết họa với bác một bài, rồi cũng phải về quê nghỉ tết khoảng 1 tháng.
Chúc bác xuân mới thắng lợi mới nhé!



Ở đâu ra lắm hoa chân dài
Phố núi, ngõ khe, nhậu lai dai
Bác Củ muốn mời qua xơi tái
Ai ngờ nhìn một lại thành hai...

VietTien
02-02-2007, 05:19 AM
welcome back Lao Cu Chi.. VT hong thích làm thơ ĐƯờng cho lắm.. vì nhiều luật wá đi.. VT hong rành chữ lại hong rành luật nên ít khi ra tay trong phòng này hehehhe....

Chúc winh Gàn đi về we ăn tết dzui dzẻ..

zororz
02-03-2007, 04:18 AM
Thân chào,:yea2:

Lão đệ viết họa với bác một bài, rồi cũng phải về quê nghỉ tết khoảng 1 tháng.

Chào bác Phong Lan nhé! Chúc bác về quê ăn tết vui vẻ. Sang năm chúng ta lại hội ngộ trong vườn thơ này.::D
Chào bác Củ Chi! :p Zororz cũng là người mới của ĐN nên chưa được hân hạnh biết bác.
Nay ta bắt tay làm quen cũng chưa muộn phải không nào! Từ nay mong được bác chiếu cố nhiều!:lol11:
Nhân tiện đây, cũng xin có bài thơ gửi tặng bác, chỉ là vài dòng thơ con cóc thôi, mong đừng chê cười.
---------------------------------------------------------
Tay vỗ chào mừng bác Củ Chi
Đời người tao ngộ chẳng nhiều khi
Gân gà khó ngặm nhưng ngon ngọt
Đường Luật dễ làm chả thú chi!
---------------------------------------------------------
Chúc vui vẻ!:dance1:

zororz
02-03-2007, 04:38 AM
Thân chào,:yea2:


Mãi đến hôm nay mới thấy nàng
Mặt hoa da phấn nét mơ màng
Má hồng môi mômg. chờ ai đó?
Mắt biếc ngài cong có kẽ đang?
Khi nào tim nhỏ trao lời hứa
Thì báo cho ta gửi hẹn sang
Duyên nợ xuân tình câu chúc phúc
Gởi nàng mỹ nữ chốn thảo hoang. *

Zororz cũng xin hoạ lại như sau:
---------------------------------------------------------
Trông rõ dung nhan quả mặn mà
Yêu kiều tố nữ tựa Hằng Nga
Sắc đào mơn mởn tô má phấn
Màu tuyết mịn màng rạng mặt hoa
Tia nắng nhẹ vương đùa mái tóc
Gió xuân cho gửi nụ hôn xa
Rằm xuân này hỡi sao chưa tới?
Trăng khuyết hóa đầy thỏa dạ ta.
----------------------------------------------------------
Mà chủ đề của Thread này là Thơ Đường Xướng Hoạ mà kỳ thực Zororz chưa thấy PO ra đề nào cả???:roll1:
Chúc vui vẻ!:dance1:

phu ong
02-03-2007, 03:18 PM
Khà...khà...PO xin hân hạnh chào đón các bạn trở lại vườn thơ hen.....Có người đến chung vui là quý lắm rồi....các bạn đừng khách sáo mà làm cho không khí không được tự nhiên....
Đến nay PO mới có dịp chào đón Zororz đến thăm chổ nầy đó nghe....không ngần ngại đón chờ những lời thơ tuyệt tác nhé....Ồ Bạn nhắc làm PO mới nhớ....thật tình đó chỉ là cái tên đầu đề :"THƠ ĐƯỜNG...." thôi....chứ không hẳn chờ đợi bài thơ của PO làm gì !? Ai cũng có thể xướng họa....

Hôm nay cũng gần hết năm rồi...PO cũng xin mạo muội đăng bài thơ nầy cho đúng thời....

HEO THAN PHẬN
Bụng to đầu nhỏ ngủ phì phèo
Ăn tạp ngu si kiếp phải đeo
Con giáp mười hai nằm cuối sổ
Sang giàu sướng mạng đứng đầu treo
Vui mừng đâu vắng đầy mâm lợn
Lễ lộc có thừa đủ món heo
Năm mới chúc cho người phúc thọ
Tiệc tùng xin chớ dẫn tôi theo !

PO 2/3/07

phu ong
02-04-2007, 02:47 PM
HOA ĐÀO BUỒN ĐÔNG
Đọc xuôi....
Qua xuân mấy lối ngập đào tơ
Nắng nhạt khoe hương sắc hửng hờ
Lạ cảnh trời buồn sầu mãi nhớ
Tơ tình lặng lẽ bóng ai chờ
Đóa tàn hoa rụng rơi căn gió
Ơi hởi tuyết bay phủ lối mơ
Quả chứng tình ân lời hẹn hứa
Xa mờ ước mộng cảnh đông qua

Đọc ngược....
Qua đông cảnh mộng ước mờ xa
Hứa hẹn lời ân tình chứng quả
Mơ lối phủ bay tuyết hởi ơi
Gió căn rơi rụng hoa tàn đóa
Chờ ai bóng lẽ lặng tình tơ
Nhớ mãi sầu buồn trời cảnh lạ
Hờ hững sắc hương khoe nhạt nắng
Tơ đào ngập lối mấy xuân qua.

PO ....2/4/07

phu ong
02-04-2007, 07:19 PM
http://img359.imageshack.us/img359/3905/nammmmmxc5.jpg

Phú ông xin kính chúc các Bạn hửu trong Gia Đình ĐỘNG NHÍM năm mới được vui vẽ và luôn tấn tới trên con đường sự nghiệp.....PO 2/04/07

VietTien
02-06-2007, 05:44 AM
Thân chào,:yea2:


Zororz cũng xin hoạ lại như sau:
---------------------------------------------------------
Trông rõ dung nhan quả mặn mà
Yêu kiều tố nữ tựa Hằng Nga
Sắc đào mơn mởn tô má phấn
Màu tuyết mịn màng rạng mặt hoa
Tia nắng nhẹ vương đùa mái tóc
Gió xuân cho gửi nụ hôn xa
Rằm xuân này hỡi sao chưa tới?
Trăng khuyết hóa đầy thỏa dạ ta.
----------------------------------------------------------
Mà chủ đề của Thread này là Thơ Đường Xướng Hoạ mà kỳ thực Zororz chưa thấy PO ra đề nào cả???:roll1:
Chúc vui vẻ!:dance1:

Coi kỷ hao hao thiệt giống ma
Zoz nhìn bên phải ngó như là.....
Đừng cười khi thấy Cô Vô Dziệm
Chớ khóc lúc nhìn Chú Lúa Hai
Dzưới trất lắm người lường vớí xạo
Trên đời nhiều kẻ gạt rồi bai
Zoz ơi mang kiếng vào đi nhé??
Coi kỷ hong thôi bị gạt wài :p :g: :dance1:

zororz
02-06-2007, 08:10 AM
Thân chào,:yea2:
Cám ơn lời chúc Tết của PO. Zororz cũng chúc PO năm mới an khang thịnh vượng.

HEO THAN PHẬN
Bụng to đầu nhỏ ngủ phì phèo
Ăn tạp ngu si kiếp phải đeo
Con giáp mười hai nằm cuối sổ
Sang giàu sướng mạng đứng đầu treo
Vui mừng đâu vắng đầy mâm lợn
Lễ lộc có thừa đủ món heo
Năm mới chúc cho người phúc thọ
Tiệc tùng xin chớ dẫn tôi theo !

Chà! Bài thơ của PO gieo vần hóc quá, Zororz họa lại muốn điên đầu luôn!:frown1:
Thành ra xin tạm họa như sau:
------------------------------------------------------------------
HEO THAN THÂN
Người đời xỉ vả cứ kêu "heo"
Nghĩ tủi thương thân kiếp bọt bèo
Phải vướng tội danh quân háo sắc
Lại mang tiếng xấu kẻ đầu teo
Thịt xương gân mỡ dâng người hết
Tế lễ hội đình đều có theo
Nhân nghĩa vẹn tròn thanh thản sống
Mặc đời dị nghị chẳng kì kèo.
-----------------------------------------------------
Chúc vui vẻ:dance1:

phu ong
02-07-2007, 10:17 AM
DẠO XUÂN

Thềm hoa rực rở cảnh vui say
Muôn sắc muôn hương tỏa tỏa đầy
Khiêu gợi động Xuân xua vận rủi
Dịu dàng khơi Lộc đón thời may
Mọi nơi trầm bổng câu thơ họa
Khắp nẽo du dương khúc vọng hoài
Phai nhụy hương tàn lay động cánh
Lá vàng tiếc nhánh gió lùa bay.

PO 2/08/07

phu ong
02-07-2007, 12:39 PM
Thân chào,:yea2:
Cám ơn lời chúc Tết của PO. Zororz cũng chúc PO năm mới an khang thịnh vượng.

Chà! Bài thơ của PO gieo vần hóc quá, Zororz họa lại muốn điên đầu luôn!:frown1:
Thành ra xin tạm họa như sau:
------------------------------------------------------------------
HEO THAN THÂN
Người đời xỉ vả cứ kêu "heo"
Nghĩ tủi thương thân kiếp bọt bèo
Phải vướng tội danh quân háo sắc
Lại mang tiếng xấu kẻ đầu teo
Thịt xương gân mỡ dâng người hết
Tế lễ hội đình đều có theo
Nhân nghĩa vẹn tròn thanh thản sống
Mặc đời dị nghị chẳng kì kèo.
-----------------------------------------------------
Chúc vui vẻ:dance1:

Cảm ơn lời chúc của Zororz.
PO xin tiếp tục Heo Than thân hen....

Dư thừa mọi thứ để cho heo
Lúc cám thơm tho lúc táp bèo
Tội số ai gây eo bụng nở
Đọa đày phận gánh dạ tèo teo
Muôn loài kia chết thân còn gởi
Tôi thác đi rồi xác chẳng theo
Ăn hẩm ngủ vùi lây lất sống
Quên đi ngày tháng chẳng giao kèo
PO 2/07/07

phu ong
02-19-2007, 05:43 PM
XUÂN ĐÃ VỀ
Đợi mãi Xuân nay cũng đã về
Nhìn hoa rực rỡ nhớ bên tê
Nơi đây Mai tiễn bao đường vắng
Chốn ấy Đào đưa lắm nẽo quê
Gió thoảng sương mờ tìm chút ấm
Mây vờn nắng nhạt rọi bên đê
Ngại ngùng ong bướm chừng như đã
Ve vẫy hương hoa đến mãi mê...

PO 2 /19/07

phu ong
03-01-2007, 05:53 PM
TU...
Trần gian thế tục đã nhàm rồi
Trọc phú phen nầy xuống tóc thôi
Thuận trí từ bi cầu cửa Phật
Đồng tâm học đạo khẩn tu bồi
Chuông chiều gội rửa đời đen bạc
Mõ sớm quên dần vận nổi trôi
Được mất trần ai nay nhẹ gánh
Thua còn chẳng tiếc cảnh suy đồi.
PO 3/01/07

hoaphonglan1911
03-01-2007, 07:12 PM
Chúc winh Gàn đi về we ăn tết dzui dzẻ..


Gàn tết xong rồi, quay lại đây
Thấy Tiên má đỏ, Gàn mê ngay
Đường luật cứ chơi, làm phát đại
Miễn vui cho sướng, cần gì hay...

hoaphonglan1911
03-01-2007, 07:16 PM
Thân chào,:yea2:

Chào bác Phong Lan nhé! Chúc bác về quê ăn tết vui vẻ. Sang năm chúng ta lại hội ngộ trong vườn thơ này.::D



Xuân mới đã sang, vui bất tận
ZORORZ phóng khoáng gặp lại đây
Chúc mừng tuổi trẻ vui phơi phới
Xuân rượu thượng mời, say ngất ngây...

hoaphonglan1911
03-01-2007, 07:21 PM
Phú ông xin kính chúc các Bạn hửu trong Gia Đình ĐỘNG NHÍM năm mới được vui vẽ và luôn tấn tới trên con đường sự nghiệp.....PO 2/04/07


Cảm ơn lời chúc mừng của huynh bác! năm mới, cũng xin chúc huynh bác và mọi người vui như tết!

Huynh bác và ZORORZ, kẻ xướng người họa thật quá vui, lão chưa tìm được vần để cùng tham chiến, đành xin đứng xem vậy.

phu ong
03-07-2007, 07:48 AM
GÁI NHẢY
Chung vai sánh bước miệng môi kề
Má phấn màu son mắt tít mê
Nhón gót xoay mình câu bóng bẩy
Đưa chân trở bước khúc xang xề
Tơ tình lạc lẻo em nào hứ
Lưới ái khô khan thiếp chẳng trề
Trót kiếp hồng nhan đành bạc phận
Mua hương lắm gã thích cà kê

PO 3/07/07

zororz
03-09-2007, 07:59 AM
Thân chào, :yea2:

Xuân mới đã sang, vui bất tận
ZORORZ phóng khoáng gặp lại đây
Chúc mừng tuổi trẻ vui phơi phới
Xuân rượu thượng mời, say ngất ngây...

Mừng bác Phong Lan trở lại vườn thơ!:dance1: Sau chuyến du xuân , nghỉ ngơi phục hồi cả tinh thần lẫn thể lực, rất mong nhận được nhiều vần thơ hay từ bác. :)